Phỏng vấn xong bao lâu thì có kết quả

Phỏng vấn xin visa Mỹ vẫn được xem là “rào cản” lớn nhất của du khách Việt khi muốn nhập cảnh vào Mỹ. Vì vậy, đối với những du khách có ý định xin visa nhưng không biết buổi phỏng vấn visa Mỹ sẽ diễn ra thế nào? Phỏng vấn đi Mỹ bao lâu có kết quả? Sau khi phỏng vấn bao lâu thì nhận được visa? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

Khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin visa đi Mỹ, thì coi như công đoạn xin cấp visa của bạn đã thành công được nữa chặng đường. Tuy nhiên, bạn cần phải vượt qua kì phỏng vấn xin visa, đó mới là mấu chốt quan trọng quyết định bạn có được lãnh sự quán Mỹ cấp cho visa đi Mỹ hay không. Hãy chuẩn bị thật tốt tâm lý, khi vào phỏng vấn cứ bình tĩnh và trả lời những câu hỏi từ phía cơ quan lãnh sự quán Mỹ đưa ra.

Vậy phỏng vấn đi Mỹ bao lâu có kết quả? Chúng tôi xin trả lời là ngay khi kết thúc phỏng vấn, bạn sẽ được Lãnh sự Mỹ thông báo kết quả.

Trường hợp bạn đậu được vòng phỏng vấn visa đi Mỹ thì bạn sẽ được yêu cầu nộp lại hộ chiếu. Sau đó, hãy đợi khoảng gần 1 tuần là bạn có thể nhận được visa đi Mỹ do phía lãnh sự quán Mỹ cấp. Visa sẽ được bên lãnh sự quán gửi theo đường bưu điện tới tận nhà, dựa theo hồ sơ thông tin mà bạn đã kê khai lúc nộp hồ sơ phỏng vấn visa đi Mỹ.

Nếu bạn muốn nhận visa ngay tại lãnh sự quán Mỹ thì bạn sẽ đến đúng theo lịch hẹn mà phía lãnh sự quán Mỹ cung cấp, lịch hẹn cũng chỉ kéo dài khoảng 1 tuần kể từ khi bạn đã đậu được vòng phỏng vấn xin visa.

Ngược lại, trong trường hợp bạn bị trượt phỏng vấn, kết quả cũng sẽ được thông báo ngay sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn. Nhân viên lãnh sự sẽ trả lại hộ chiếu cho bạn, giải thích lý do bạn chưa đạt yêu cầu để đậu visa đi mỹ và gợi ý cho bạn chuẩn bị cho việc xin visa vào lần tiếp theo.

Quy trình thủ tục xin visa Mỹ

Thủ tục xin visa Mỹ bao gồm 4 bước cơ bản sau:

Bước 1: Đăng ký thông tin online và nộp phí

Bạn cần truy cập vào đường link//www.ustraveldocs.com/vn_vn/vn-niv-ds160complete.asp để điền thông tin online. Sau đó, bạn sẽ được hướng dẫn đến 1 ngân hàng được chỉ định sẵn để nộp phí xử lý đơn xin visa 160 USD.

Bước 2: Đặt lịch hẹn online

Sau khi đã nộp phí làm visa, bạn quay lại website//www.ustraveldocs.com để đăng ký tài khoản, đăng nhập và đặt lịch hẹn với Đại sứ quán.

Bước 3: Gửi hồ sơ xin visa

Khi bạn đặt lịch hẹn với Đại sứ quán, bạn sẽ được chỉ định 1 bưu điện để gửi hồ sơ xin visa Mỹ của mình đến Đại sứ quán thông qua bưu điện đó. Hãy gửi bộ hồ sơ đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu đến đúng địa chỉ trong thời gian quy định.

Ở bước này, bạn có thể sử dụng sự hỗ trợ từ các công ty dịch vụ visa, nhờ họ tư vấn về các giấy tờ cần nộp trong bộ hồ sơ để có sự chuẩn bị tốt nhất, tránh việc hồ sơ không đạt yêu cầu và bạn phải mất công làm lại hoặc thậm chí bị từ chối visa.

Bước 4: Đến Đại sứ quán phỏng vấn

Đúng ngày giờ đã hẹn với Đại sứ quán, bạn đến đây để thực hiện phỏng vấn. Hiện nay, ở Việt Nam có 2 địa chỉ tiếp nhận và xử lý yêu cầu xin cấp visa du lịch Mỹ, đó là:

  • Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội: Tầng 2, Tháp Vườn Hồng, 170 Phố Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh: Số 4 đường Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Lưu ý khi đặt lịch phỏng vấn

Đặtlịch hẹn phỏng vấn visa Mỹ rất quan trọng. Nó quyết định phần lớn sự thành công của việc xin visa Mỹ. Theo đó, nhằm tránh những rủi ro không đáng có bạn nên nắm chắc những lưu ý khibook lịch phỏng vấn visa Mỹmà chúng tôi đề cập một cách rất cụ thể dưới đây.

Mỗi người muốn xin visa chỉ được đặt lịch phỏng vấn visa Mỹ1 cuộc hẹn duy nhất. Nếu nhiều hơn hai cuộc sẽ bị hủy phỏng vấn. Khi đăng ký lịch hẹn bạn nên tránh ô màu xám vì đó là những ngày bận của đại sứ quán.

Bạn cần mang theo các giấy tờ được yêu cầu khi phỏng vấn. Trường hợp quên mang, sẽ không được tham gia phỏng vấn. Các thông tin cá nhân, con số hộ chiếu cần chính xác khi điền mẫu đơn. Đối chiếu thật kỹ khi nhấn nút hoàn thành.

Điều này quan trọng đối với việc đối chiếu thông tin cung cấp visa của bạn. Nếu chỉ cần sai 1 chữ cái hoặc con số trong hộ chiếu hay chứng minh thư bạn hoàn toàn có thể bị loại khỏi cuộc phỏng vấn cấp visa sang Mỹ. Sau khi đăng ký đặt lịch phỏng vấn thành công, cần in luôn giấy xác nhận.

Kinh nghiệm trả lời khi phỏng vấn định cư Mỹ

Để trả lời phỏng vấn đi định cư Mỹ thành công, cần chú ý một số vấn đề dưới đây:

Khi được hỏi về gia đình và các mối quan hệ, bạn chỉ cần trả lời ngắn gọn nhưng đầy đủ. Lúc trả lời câu hỏi này bạn nên tránh việc kể chuyện lan man, quá dài dòng. Vì thường mỗi nhân viên lãnh sự chỉ có khoảng 3 phút cho việc phỏng vấn, họ không có nhiều thời gian để nghe bạn kể chuyện của mình. Họ hỏi về gia đình và các mối quan hệ chủ yếu để xác minh lại bạn có đủ tư cách để được cấp visa hay không thôi.

Nghe hiểu câu hỏi mới trả lời. Trong một số trường hợp nhân viên lãnh sự nói quá nhanh khiến bạn không nắm bắt kịp câu hỏi, bạn hãy đề nghị họ đọc lại câu hỏi để có thể trả lời tốt hơn. Nhân viên lãnh sự không muốn nghe một câu trả lời không đúng chủ đề với câu hỏi đặt ra.

Việc giữ tâm lý thoải mái và thái độ của bạn trong suốt buổi phỏng vấn là điều rất quan trọng. Tự tin, thoải mái nhưng phải thân thiện và lịch sự là yêu cầu cần thiết để giúp bạn có một buổi phỏng vấn thành công.

Phỏng vấn xin visa Mỹ được đánh giá là khó khăn nhất trong tất cả các quốc gia trên thế giới. Để phỏng vấn đi Mỹ thành công, bạn nên chuẩn bị kỹ càng để có thể trả lời mọi câu hỏi một cách chính xác và thuyết phục. Điều quan trọng nữa để phỏng vấn định cư Mỹ thuận lợi là nắm rõ được quy trình. Chúc bạn sẽ có một buổi phỏng vấn thành công.

Mong rằng những chia sẽ trên đã phần nào giúp bạn trả lời được câu hỏi “Phỏng vấn đi Mỹ bao lâu có kết quả?” và trang bị thêm cho mình một số kiến thức thủ thục và những lưu ý khi đi phỏng vấn xin visa Mỹ.

Nếu bạn gặp khó khăn, cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi hãy điền Form thông tin bên dưới hoặc liên hệ Ms.My: 091.746.9911 để được tư vấn tận tình. 

VivaConsulting

Các ứng viên thường xuyên mắc một sai lầm lớn sau khi dự phỏng vấn xin việc là thụ động ngồi chờ nhà tuyển dụng liên lạc để báo tin tốt hoặc không như kỳ vọng. Nhưng thực tế là việc chủ động theo dõi thông tin đúng cách có thể tối đa hoá các tác động tích cực mà bạn đã tạo ra trong suốt quá trình phỏng vấn và giúp gia tăng cơ hội được tuyển dụng.

Tuy nhiên, để thực hiện đúng cách và mang lại kết quả như mong đợi lại là một nghệ thuật. Hãy cùng CareerBuilder.vn rà soát lại 3 sai lầm phổ biến nhất của ứng viên sau khi dự phỏng vấn:

1. Liên lạc với nhà tuyển dụng quá nhiều. Một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất mà ứng viên thường phạm phải chính là liên lạc một cách dồn dập, hối thúc hoặc giao tiếp khinh suất, thiếu tế nhị trong khi hỏi thăm kết quả khiến nhà tuyển dụng khó chịu. Trước khi rời khỏi cuộc phỏng vấn, hãy hỏi phỏng vấn viên rằng bạn sẽ chờ khoảng bao nhiêu lâu để được liên lạc lại hoặc công ty thường khuyến khích ứng viên theo dõi thông tin theo hình thức nào: một số nhà tuyển dụng sẽ cho số điện thoại liên lạc của họ hoặc số khác đề nghị ứng viên để lại email liên hệ. Nếu sau khoảng thời gian dự kiến, hãy tự đánh giá lại xem bạn có lỡ phạm phải sai lầm đáng tiếc nào trong buổi phỏng vấn dẫn đến việc bạn không nhận được bất cứ tin tức gì chăng. Tuy nhiên, dù có hay không, bạn vẫn có thể hỏi thăm lại kết quả phỏng vấn để biết chính xác thay vì ngồi đoán già đoán non nhưng chỉ nên liên hệ với nhà tuyển dụng một lần một tuần để thể hiện sự quan tâm một cách chuyên nghiệp

.

2. Quá tự nhiên dẫn đến xuề xoà và cẩu thả. Cũng như việc chuẩn bị trang phục khi đi phỏng vấn, hãy giữ phong thái phù hợp và chuyên nghiệp nhất có thể trong quá trình trao đổi sau phỏng vấn với nhà tuyển dụng, dù là nói hay viết. Câu cú, ngôn từ bạn dùng không cần phải quá trau chuốt hàn lâm, văn vẻ khách sáo hoặc thuyết khách như đang đấu trí kinh doanh, nhưng những thể hiện của bạn trong giai đoạn này sẽ cho nhà tuyển dụng tiềm năng nhận ra tư chất và phong cách cá nhân của bạn – điều quan trọng tác động ít nhiều đến việc bạn có được tuyển dụng hay không.

3. Thực hiện theo cách tiêu cực. Đừng để lại những tin nhắn thoại hoặc email mang nội dung tuyệt vọng, ai oán hoặc bức xúc cho nhà tuyển dụng, chẳng hạn như: “Tôi có cảm giác rằng cuộc phỏng vấn của chúng ta rất tốt đẹp. Vậy tại sao tôi chẳng nhận được chút tin tức nào hết?” Phàn nàn hoặc nói những điều tiêu cực về các nhà tuyển dụng với phỏng vấn viên có thể khiến bạn bị hiểu lầm, và cái giá phải trả là lỡ mất công việc yêu thích. Nên tập trung vào những mặt tích cực nhất về kỹ năng, kinh nghiệm của mình và làm nổi bật nó trong mắt nhà tuyển dụng. Đảm bảo là bạn đã nhấn mạnh nó trong suốt quá trình theo dõi thông tin. Hãy nhớ kỹ rằng bạn phải chia sẻ đầy đủ thông tin nhưng cần súc tích, ngắn gọn.

Để hỏi thăm kết quả phỏng vấn cần nhiều sự khéo léo. Bạn muốn chứng minh mình thực sự quan tâm đến công việc này, nhưng không bao giờ muốn lộ ra vẻ tuyệt vọng hay làm phiền nhà tuyển dụng. Nếu lần liên lạc đầu tiên chưa mang lại kết quả, hãy luyện tính kiên nhẫn chờ đợi. Dưới đây là vài lời khuyên khi bạn vận dụng các phương tiện liên lạc khác nhau:

- Qua điện thoại. Hãy đợi khoảng 7 – 10 ngày sau khi phỏng vấn rồi mới gọi điện thoại cho nhà tuyển dụng. Còn nếu phỏng vấn viên hẹn bạn thời hạn ngắn hơn thì cũng hãy đợi đến một ngày sau mốc thời gian đó mới thực hiên cuộc gọi. Ví dụ: Nhà tuyển dụng nói rằng họ sẽ đưa ra quyết định tuyển dụng vào ngày 22 của tháng, hãy đợi đến ngày 23 rồi gọi. Nếu bạn gọi vào đúng ngày nhà tuyển dụng dự kiến ra quyết định, nhiều khả năng bạn sẽ làm phiền họ.

Khi đã kết nối qua điện thoại, hãy giới thiệu với người nghe bạn là ai, đã tham gia phỏng vấn ngày nào cho vị trí nào, sau đó hỏi xem họ có thể nói chuyện với bạn vài phút không. Hỏi xem công ty đã ra quyết định tuyển dụng cho vị trí đó chưa. Nếu chưa có kết quả, hãy giải thích rằng vạn vẫn luôn quan tâm đến vị trí này và liệu bạn có đang còn được xem xét không. Nếu bạn may mắn nằm trong nhóm tiềm năng, hãy lịch sự hỏi họ dự kiến khi nào sẽ quyết định. Nếu họ đưa ra một ngày hẹn hoặc bảo rằng chưa biết, hãy xin phép được gọi lại một hoặc hai ngày sau thời gian dự kiến hoặc trong vòng một tuần sau. Cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian để nhận cuộc gọi và chia sẻ thông tin.

Nếu không gặp được người cần gặp, hãy cố gắng nhờ người nhận cuộc gọi hỏi giúp bạn xem khi nào thì phỏng vấn viên sẽ có thời gian rỗi để dành cho bạn một cuộc gọi ngắn vài phút.

- Bằng email. Nếu hình thức này phù hợp hơn, hãy gửi thư cho nhà tuyển dụng để hỏi thăm kết quả. Thực hiện đúng theo thời gian phỏng vấn viên đã cho. Nếu phỏng vấn viên không nói rõ, bạn có thể gửi email trong vòng 7 – 10 ngày sau buổi gặp mặt. Nếu bạn không nhận được phản hồi 7 ngày sau khi gửi email, hãy thực hiện một cuộc gọi để làm rõ kết quả phỏng vấn.

Nên gửi email cho người đã phỏng vấn bạn. Bắt đầu email với kính ngữ và tên của phỏng vấn viên, ví dụ như: “Dear Mr. Danny”. Hãy ghi rõ tên họ, ngày phỏng vấn của bạn và vị trí mà bạn đã ứng tuyển nhằm giúp người nhận email nhanh chóng hình dung về bạn. Sau đó hỏi về tình trạng của vị trí tuyển dụng. Thể hiện sự quan tâm và nhiệt huyết với vị trí đó. Kết thúc email bằng các cụm từ tương tự như: “Trân trọng”.

Sức mạnh của Thư cảm ơn sau phỏng vấn

Hãy viết và gửi đi những lời cảm ơn – đây là một lựa chọn rất tốt để thúc người phỏng vấn đưa ra quyết định về công việc mà bạn quan tâm.

Hãy tìm hiểu một chút về hai phong cách thư cảm ơn – mỗi loại sẽ có cách định dạng và trình bày thông tin khác biệt nhằm mang về hiệu quả khác nhau:

- Kiểu thư cảm ơn đầu tiên thường được dùng bởi những ứng viên có kinh nghiệm chuyên môn, những người không quá yêu cầu về việc phản hồi, mục tiêu khi cảm ơn là nhằm để thể hiện sự thân thiện, thành ý hợp tác và định hướng làm việc nhóm. Thư sẽ tập trung vào những điều nổi bật từ cuộc phỏng vấn. Với định dạng này, bạn có thể nói những điều như: Tôi muốn cảm ơn bạn vì những cơ hội và sự xem xét chân thành mà công ty dành cho hồ sơ dự tuyển của tôi. Tôi rất thích và đánh giá cao những câu hỏi mà bạn đã đưa ra vì chúng giúp tôi thực sự suy nghĩ về những kinh nghiệm của mình trong quá khứ. Mong sớm nhận được hồi âm của bạn!

- Kiểu thư cảm ơn thứ hai sẽ có hiệu quả với những người tự nhận thức, muốn tìm hiểu càng nhiều càng tốt về bản thân. Họ mong muốn gửi đi một lá thư tinh tế nhấn mạnh về những phản hồi và nguyện vọng cập nhật tình trạng công việc. Nội dung đại loại có thể được trình bày như: Tôi muốn gửi lời cảm ơn một lần nữa vì bạn đã kiên nhẫn dành thời gian và cân nhắc hồ sơ của tôi – tôi biết rằng có rất nhiều ứng viên khác ứng tuyển vào vị trí này. Tôi xin phép được hỏi về phản hồi chính thức về biểu hiện cũng như mức độ phù hợp của tôi trong vị trí dự tuyển.

Quá trình từ lúc bạn bắt tay vào làm đẹp CV tìm việc cho đến khi soạn lời cảm ơn nhà tuyển dụng sau phỏng vấn là chặng đường dài, có thể gây nên sự căng thẳng và không hề dễ chịu ngay cả với những ứng viên kiên cường nhất. Nhưng hãy nhớ rằng, tất cả mọi nỗ lực và vất vả của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng một khi bạn sở hữu trong tay lời đề nghị làm việc chính thức từ công ty mà mình hằng mơ ước.

Chúc bạn luôn duy trì được nguồn năng lượng tích cực để tự tin và bền bỉ phấn đấu vì công việc mơ ước nhé!

Nguồn hình: Freepik

Video liên quan

Chủ Đề