Phòng vệ sinh thì cần chiếu sáng bao nhiêu lux năm 2024

QCVN 22:2016/BYT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động biên soạn. Cục Quản lý môi trường y tế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 22/2016/TT-BYT ngày 20 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VẾ CHIẾU SÁNG - MỨC CHO PHÉP CHIẾU SÁNG NƠI LÀM VIỆC

National Technical Regulation on Lighting - Permissible Levels of Lighting in the Workplace

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc trong nhà.

2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; các cá nhân, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động; các cá nhân, tổ chức có sử dụng lao động mà người lao động chịu ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng trong môi trường lao động.

3. Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3.1. Độ rọi hay độ chiếu sáng [illuminance]: Là độ sáng của một vật được một chùm sáng chiếu vào, đơn vị là Lux. 1 Lux là độ sáng của một vật được một nguồn sáng ở cách xa 1m có quang thông bằng 1 Lumen chiếu trên diện tích bằng 1m2.

3.2. Độ rọi duy trì [Em] [maintained illuminance]: Độ rọi trung bình trên bề mặt quy định không được nhỏ hơn giá trị này.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

1. Độ rọi duy trì tối thiểu với các loại hình công việc

Độ rọi duy trì tối thiểu với các loại hình công việc được quy định ở bảng sau:

Bảng yêu cầu về độ rọi duy trì tối thiểu cho các phòng, khu vực làm việc

Loại phòng, công việc hoặc các hoạt động

Em [Lux]

1. Khu vực chung trong nhà

Tiền sảnh

100

Phòng đợi

200

Khu vực lưu thông và hành lang

100

Cầu thang [máy, bộ], thang cuốn

150

Căng tin

150

Phòng nghỉ

100

Phòng tập thể dục

300

Phòng gửi đồ, phòng rửa mặt, phòng tắm, nhà vệ sinh

200

Phòng cho người bệnh

500

Phòng y tế

500

Phòng đặt tủ điện

200

Phòng thư báo, bảng điện

500

Nhà kho, kho lạnh

100

Khu vực đóng gói hàng gửi đi

300

Băng tải

150

Khu vực giá để hàng hóa

150

Khu vực kiểm tra

150

2. Hoạt động công nghiệp và thủ công

2.1. Công nghiệp sắt thép

Máy móc sản xuất không yêu cầu thao tác bằng tay

50

Máy móc sản xuất đôi khi yêu cầu thao tác bằng tay

150

Khu vực sản xuất thường xuyên thao tác bằng tay

200

Kho thép

50

Lò luyện

200

Máy cán, cuộn, cắt thép

300

Sàn điều khiển và bảng điều khiển

300

Thử nghiệm, đo đạc và kiểm tra

500

Đường hầm dưới sàn, băng tải, hầm chứa

50

2.2. Các lò đúc và xí nghiệp đúc kim loại

Đường hầm dưới sàn, hầm chứa

50

Sàn thao tác

100

Chuẩn bị cát

200

Gọt giũa ba via

200

Sàn làm việc khu vực lò đúc và trạm trộn

200

Xưởng làm khuôn đúc

200

Khu vực dỡ khuôn

200

Đúc máy

200

Đổ khuôn bằng tay và đúc lõi

300

Đúc khuôn dập

300

Nhà làm mẫu

500

2.3. Công nghiệp cơ khí chế tạo

Tháo khuôn phôi

200

Rèn, hàn, nguội

300

Gia công thô và chính xác trung bình: dung sai ≥ 0,1 mm

300

Gia công chính xác: dung sai

Chủ Đề