Phụ cấp lưu trú đi đà lạt là bao nhiêu năm 2024

1. Phụ cấp lưu trú là khoản tiền hỗ trợ thêm cho người đi công tác ngoài tiền lương do cơ quan, đơn vị cử người đi công tác chi trả, được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác trở về cơ quan, đơn vị [bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác].

Mức phụ cấp lưu trú để trả cho người đi công tác: 200.000 đồng/ngày.

Trường hợp đi công tác trong ngày [đi và về trong ngày] thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mức phụ cấp lưu trú theo các tiêu chí: Căn cứ theo số giờ thực tế đi công tác trong ngày, theo thời gian phải làm ngoài giờ hành chính [bao gồm cả thời gian đi trên đường], quãng đường đi công tác và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.

Theo đó, phụ cấp lưu trú được hiểu là khoản tiền hỗ trợ thêm cho người đi công tác ngoài tiền lương do cơ quan, đơn vị cử người đi công tác chi trả.

Thời gian được căn cứ để tính phụ cấp lưu trú được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác trở về cơ quan, đơn vị, bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác.

Theo Khoản 1 và Khoản 3 Điều 3 Thông tư 40/2017/TT-BTC quy định chung về chế độ công tác phí, công chức, viên chức khi đi công tác muốn được thanh toán công tác phí [trong đó có phụ cấp lưu trú] thì cần phải đáp ứng những điều kiện sau đây:

- Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao;

- Được thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử đi công tác hoặc được mời tham gia đoàn công tác;

- Có đủ các chứng từ để thanh toán theo quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BTC.

Ngoài cán bộ, công chức, viên chức thì lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ; đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi tham gia hoạt động của Hội đồng nhân dân cũng thuộc đối tượng được nhận phụ cấp lưu trú khi đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Chi tiết câu hỏi

Đoàn của tôi gồm 10 người được cơ quan cử đi công tác Đà Lạt từ ngày 27-30/7. Cơ quan ban hành kế hoạch và dự toán kinh phí đối với nội dung thanh toán chi phí lưu trú theo hình thức khoán 450.000 đồng/người/ngày x 10 người x 4 ngày = 18.000.000 đồng. Khi thanh toán, bộ phận kế toán yêu cầu cung cấp hóa đơn phòng ngủ. Trong hóa đơn ghi 3 đêm x 1.000.000 đồng/đêm, tổng hóa đơn 16.000.000 đồng. Kế toán dựa trên hóa đơn là 3 đêm, nên yêu cầu chỉ được thanh toán 450.000 đồng x 3 đêm x 10 người = 13.500.000 đồng. Đoàn công tác của tôi đi bằng ô tô bắt đầu từ 14h30, ngày 30/7 di chuyển từ Đà Lạt, về Đà Nẵng lúc 6h, ngày 31/7/2022. Do đó, trong hóa đơn khách sạn chỉ tính là 3 đêm. Tôi xin hỏi, kế toán cơ quan tôi yêu cầu chỉ được thanh toán chi phí lưu trú trong 3 đêm x 450.000 đồng/đêm/người có đúng không? Trường hợp của đoàn công tác thanh toán theo hình thức nào là đúng?

Trả lời

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị:

"Điều 7. Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác

1. Nguyên tắc thanh toán tiền thuê phòng nghỉ nơi đến công tác

  1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cơ quan, đơn vị cử đi công tác khi phát sinh việc thuê phòng nghỉ nơi đến công tác thì được thanh toán tiền thuê phòng nghỉ theo một trong hai hình thức: Thanh toán theo hình thức khoán hoặc thanh toán theo hóa đơn thực tế;

3. Thanh toán theo hóa đơn thực tế: Trong trường hợp người đi công tác không nhận thanh toán theo hình thức khoán tại Khoản 2 Điều này thì được thanh toán theo giá thuê phòng thực tế [có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật] do thủ trưởng cơ quan, đơn vị duyệt theo tiêu chuẩn phòng.

4. Không thanh toán khoản tiền khoán thuê phòng nghỉ trong thời gian đi qua đêm trên tàu hỏa, thuyền, tàu thủy, máy bay, ô tô và các phương tiện đi lại khác".

Nhu vậy, căn cứ quy định tại Điều 7 [thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác] Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính nêu trên, đề nghị ông thực hiện theo quy định hiện hành.

Hỏi:

Kính gửi Bộ Tài chính Tôi tên Lê Quang Việt hiện đang công tác tại Trung tâm DVTH khu công nghệ cao Đà Nẵng, tôi xin được hỏi về việc thanh toán chi phí lưu trú. Tôi xin trình bày như sau: Đoàn chúng tôi [10 người] được cơ quan cử đi công tác tại Đà Lạt từ ngày 27/7 đến 30/ 7/2022. Trên cơ sở Thông tư 40/2017/TT-BTC và Quy chế chi tiêu nội bộ, Cơ quan ban hành Kế hoach và dự toán kinh phí đối với nội dung thanh toán chi phí lưu trú theo hình thức khoán 450 đồng/người/ngày * 10 người * 04 ngày = 18 triệu. Tuy nhiên, Khi thanh toán bộ phận kế toán yêu cầu cung cấp hóa đơn phòng ngủ, trong hóa đơn ghi 3 đêm nhân với đơn giá 1 triệu đồng/đêm tổng hóa đơn 16 triệu. Kế toán dựa trên hóa đơn là 3 đêm, nên yêu cầu chỉ được thanh toán 450 ngàn đồng *3 đêm*10 người = 13,5 triệu. Đoàn chúng tôi đi bằng ô tô bắt đầu 14h30 ngày 30/7 di chuyển từ Đà Lạt về Đà Nẵng lúc 6h ngày 31/7/2022. Do đó, trong hóa đơn khách sạn chỉ tính là 3 đêm. Tôi xin hỏi: - Kế toán cơ quan tôi yêu cầu chỉ được thanh toán chi phí lưu trú trong 3 đêm * 450k/đồng/đêm/người là đúng chưa? - Trường hợp của chúng tôi thanh toán theo hình thức nào là đúng ạh Tôi xin chân thành cảm ơn!

14/10/2022

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị: Điều 7 Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác: 1. Nguyên tắc thanh toán tiền thuê phòng nghỉ nơi đến công tác:

  1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cơ quan, đơn vị cử đi công tác khi phát sinh việc thuê phòng nghỉ nơi đến công tác thì được thanh toán tiền thuê phòng nghỉ theo một trong hai hình thức: Thanh toán theo hình thức khoán hoặc thanh toán theo hóa đơn thực tế;

    3. Thanh toán theo hóa đơn thực tế: Trong trường hợp người đi công tác không nhận thanh toán theo hình thức khoán tại khoản 2 Điều này thì được thanh toán theo giá thuê phòng thực tế [có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật] do thủ trưởng cơ quan, đơn vị duyệt theo tiêu chuẩn phòng. 4. Không thanh toán khoản tiền khoán thuê phòng nghỉ trong thời gian đi qua đêm trên tàu hỏa, thuyền, tàu thủy, máy bay, ô tô và các phương tiện đi lại khác.

    Nhu vậy, căn cứ quy định tại Điều 7 [thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác] Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính nêu trên, đề nghị Quý độc giả thực hiện theo quy định hiện hành.

Chủ Đề