Phương pháp đánh giá đông máu năm 2024

Xét nghiệm đông máu là xét nghiệm với mục đích kiểm tra khả năng đông [cầm] máu, từ đó tầm soát các bệnh lý rối loạn đông máu, các bệnh lý về máu…

Đông máu / Cầm máu [Hemostasis] một quá trình phản ứng xảy ra sau một tổn thương mạch máu, tạo nên thay đổi tình trạng vật lý của máu. Kết quả là tạo nên một nút cầm máu tại nơi mạch máu bị tổn thương, ngăn ngừa sự mất máu ra ngoài mạch, hàn gắn vết thương và trả lại sự lưu thông cho mạch máu.

Hình ảnh phân tử của cục máu đông

Cơ chế đông – cầm máu bao gồm 3 thành phần chính là: thành mạch, tiểu cầu, các yếu tố của huyết tương, với 3 giai đoạn chính:

  1. Giai đoạn cầm máu ban đầu [Co mạch]
  2. Giai đoạn đông máu [Tiểu cầu ở lớp nội mạc tạo nút cầm máu]
  3. Giai đoạn tiêu sợi huyết [Hoạt hóa quá trình đông máu], được chia 3 thành con đường:
    1. Đông máu nội sinh
    2. Đông máu ngoại sinh
    3. Đông máu chung
      Cơ chế đông máu

Nếu không có quá trình đông máu cơ thể người sẽ tử vong sớm do mất máu, xét nghiệm đông máu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát hiện, chẩn đoán và điều trị rối loạn đông máu cho bệnh nhân.

\>>> Bạn có muốn xem thêm: Xét nghiệm công thức máu

Xét nghiệm đông – cầm máu

Xét nghiệm đông máu [xét nghiệm đông – cầm máu, xét nghiệm chức năng đông máu] là các xét nghiệm tương ứng với cầm máu kỳ đầu, đông máu huyết tương và tiêu sợi huyết…

Hiện nay, hầu như những xét nghiệm máu đông đều được tiến hành bằng máy móc tự động dưới sự giám sát của bác sĩ có chuyên môn.

Các xét nghiệm thăm dò giai đoạn cầm máu ban đầu

– Đếm số lượng tiểu cầu: Bình thường số lượng tiểu cầu trong máu tuần hoàn là 140-400 G/ L.

– Thời gian máu chảy: Thời gian máu chảy kéo dài trong trường hợp số lượng tiểu cầu giảm, thường thấy khi tiểu cầu giảm dưới 75 G/L hoặc bất thường chức năng tiểu cầu, giảm yếu tố vWF, giảm fibrinogen hoặc bệnh lý thành mạch.

Thời gian máu chảy có thể được xác định theo phương pháp Duke hoặc Ivy.

  • Theo phương pháp Duke thời gian máu chảy bình thường từ 2- 4 phút và được coi là máu chảy kéo dài khi thời gian này trên 6 phút
  • Phương pháp Ivy nhạy hơn, theo phương pháp này bình thường thời gian máu chảy là 3-8 phút.

– Nghiệm pháp co cục máu: Là kỹ thuật theo dõi hiện tượng co cục máu trong ống nghiệm được để ở bình điều nhiệt nước 37C. Bình thường cục máu sẽ co hoàn toàn, tách khỏi thành ống nghiệm sau 3 giờ.

Co cục máu không bình thường [không co hoặc co không hoàn toàn] gặp trong những trường hợp giảm số lượng hoặc bất thường về chức năng của tiểu cầu, tăng fibrinogen máu, đa hồng cầu.

– Dấu hiệu dây thắt: Dùng huyết áp kế duy trì 1 áp lực 90-100 mmHg ở cánh tay trong 5 phút, sau đó đếm số nốt xuất huyết ở phía dưới phần garo. Dấu hiệu dây thắt dương tính khi xuất hiện trên 5 nốt xuất huyết.

Nghiệm pháp dương tính trong những trường hợp giảm số lượng tiểu cầu, bất thường về chức năng tiểu cầu, bất thường cấu trúc mạch máu.

– Ngưng tập tiểu cầu: Là một kỹ thuật đánh giá chức năng tiểu cầu, dùng mẫu đo là huyết tương giàu tiểu cầu [phương pháp đo quang hoặc đo trở kháng] hoặc máu toàn bộ [phương pháp đo trở kháng]. Với sự có mặt của các chất kích thích gây ngưng tập được cho thêm vào mẫu xét nghiệm như ADP, collagen, thrombin, epinephrine, arachidonic acid, ristocetin… tiểu cầu được hoạt hoá và ngưng tập với nhau.

Ngưng tập tiểu cầu bị thay đổi trong nhiều bệnh rối loạn chức năng tiểu cầu bẩm sinh và mắc phải. Ví dụ như ngưng tập tiểu cầu bị giảm với chất kích tập là ristocetin ở những bệnh nhân có hội chứng Bernard Soulier [thiếu GPIb] hoặc von Willebrand; giảm ngưng tập với ADP ở những bệnh nhân dùng aspirin…

– Định lượng yếu tố vWF: Yếu tố vWF có thể được xác định về số lượng hoặc chất lượng để chẩn đoán bệnh von Willebrand, một bệnh rối loạn cầm máu do di truyền, thiếu gen tổng hợp vWF.

Những xét nghiệm thăm dò quá trình đông máu

– Thời gian đông máu: Theo dõi thời gian đông của máu toàn phần. Theo phương pháp Lee White [thời gian máu đông trong ống nghiệm ở nhiệt độ 370C] bình thường là 8- 12 phút, thời gian đông máu được coi là kéo dài khi trên 15 phút, từ 12 đến 15 phút là nghi ngờ.

– Thời gian prothrombin [PT] – Khảo sát con đường đông máu ngoại sinh:

PT chủ yếu biểu hiện hoạt tính đông máu của các yếu tố tham gia trong con đường đông máu ngoại sinh [II, V, VII, X, fibrinogen…]

Kết quả xét nghiệm có thể được thể hiện theo những cách sau:

  • Tỷ lệ % phức hệ prothrombin [PT%]: là tỷ lệ hoạt tính của phức hệ trong huyết tương cần thử so với mẫu chuẩn. Bình thường PT% nằm trong khoảng 70-140%
  • PT: tính theo thời gian đông: Bình thường: 10 – 14 giây.
  • PTr [PT rate]: là tỷ số giữa PT của bệnh nhân và PT của chứng bình thường. Giá trị của PTr ở trong khoảng 0,9-1,2.
  • Chỉ số bình thường hoá quốc tế [INR: international normalized ratio]. INR= [PTr]ISI. Trong đó ISI [international sensitive index] là chỉ số độ nhạy quốc tế của sinh phẩm thromboplastin sử dụng để làm xét nghiệm [chỉ số này được các nhà sản xuất cung cấp theo từng lô sinh phẩm]. Chỉ cố INR được dùng để theo dõi ở các bệnh nhân dùng thuốc chống đông kháng Vitamin K.

– Thời gian thromboplastin từng phần được hoạt hoá [APTT]

APTT chủ yếu biểu hiện hoạt tính đông máu của các yếu tố tham gia trong con đường đông máu nội sinh [VIII, IX, XI, XII, II, X, fibrinogen…]

Kết quả xét nghiệm có thể được thể hiện theo những cách sau:

  • APTT: tính theo thời gian đông: Bình thường: 30-40 giây.
  • APTTr [APTT rate]: là tỷ số giữa APTT của bệnh nhân và APTT của chứng bình thường. Giá trị của APTTr ở trong khoảng 0,9-1,25.

– Thời gian thrombin [TT]: đánh giá con đường đông máu chung, thăm dò tốc độ tạo thành fibrin.

Kết quả xét nghiệm có thể được thể hiện theo những cách sau:

  • TT: tính theo thời gian đông. Bình thường: 14-16 giây.
  • TTr [TT rate]: là tỷ số giữa TT của bệnh nhân và TT của chứng bình thường. Giá trị của TTr bình thường ở trong khoảng 0,85-1,15.

– Thời gian Reptilase:

Bình thường thời gian Reptilase là < 20 giây.

Nếu bệnh nhân có thời gian TT kéo dài nhưng thời gian Reptilase bình thường thì có thể trong huyết tương của bệnh nhân có tăng hoạt tính của các chất kháng thrombin như heparin hoặc FDP .

– Định lượng Fibrinogen: Bình thường lượng fibrinogen huyết tương là 2 – 4 g/L.

– Định lượng từng yếu tố đông máu:

  • Các yếu tố II, V, VII, X [tham gia trong hoạt hoá đông máu ngoại sinh], các yếu tố VIII, IX, XI, XII [tham gia trong hoạt hoá đông máu nội sinh].
  • Bình thường hoạt tính của các yếu tố đông máu là 50-150%.
  • Các yếu tố II, V, VII, X giảm ở bệnh nhân có các bệnh lý ở gan; yếu tố VIII giảm ở bệnh nhân Hemophilia A; yếu tố VIII giảm ở bệnh nhân Hemophilia B; yếu tố XI giảm ở bệnh nhân Hemophilia C.

– Định lượng các yếu tố kháng đông tự nhiên AT-III, Prorein C [PC], Protein S [PS].

  • AT-III: AT-III bình thường: 80-120%.
  • PC: PC bình thường: 70-140%.
  • PS: PS bình thường: 60-140%.

Các yếu tố kháng đông tự nhiên thường giảm ở các bệnh nhân có bệnh bẩm sinh, di truyền.

Các xét nghiệm khảo sát tiêu sợi huyết

– Nghiệm pháp Von kaulla [thời gian tiêu cục Euglobulin]: hoạt tính tiêu sợi huyết được xác định bằng thời gian tan cục đông.

  • Bình thường: cục đông tan sau 3 giờ.
  • Biểu hiện tăng tan sợi huyết khi cục đông tan hoàn toàn trong vòng 1 giờ đầu. Tuỳ mức độ:
    • . Tiêu sợi huyết cấp: 0-15 phút.
    • . Tiêu sợi huyết bán cấp: 15-30 phút.
    • . Tiêu sợi huyết vừa: 30-45 phút.
    • . Tiêu sợi huyết tiềm tàng: 45-60 phút.

– Định lượng các sản phẩm thoái giáng của fibrin, fibrinogen [FDP, D-Dimer]

Bình thường:

  • FDP: < 5000 ng/L
  • D-Dimer: > 500 ng/L

– Định lượng các yếu tố tham gia trong giai đoạn tan sợi huyết: plasminogen, a2-antiplasmin, PAI-1.

Bình thường:

  • Plasminogen huyết tương: 80-120%.
  • a2-antiplasmin: 80-120%.
  • PAI-1: < 10 AU/mL [đơn vị Arbitrary].

Quy trình chỉ định xét nghiệm đông máu hợp lý

Quy trình chỉ định xét nghiệm đông máu hợp lý bao gồm:

  • Thực hiện các xét nghiệm vòng đầu: Bao gồm các xét nghiệm đánh giá con đường đông máu ngoại sinh [Thời gian prothrombin] và nội sinh [Thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa], cũng như đánh giá con đường chung [Thời gian thrombin] và số lượng tiểu cầu.
  • Phân tích và đánh giá các kết quả vòng đầu: Dựa trên các trị số là dài, bình thường hay thấp để chẩn đoán bệnh lý hoặc đưa ra chỉ định tiếp tục xét nghiệm vòng 2.
  • Thực hiện các thăm dò vòng 2: Chủ yếu nhằm để định lượng yếu tố la mã trong sơ đồ đông máu hoặc đánh giá thời gian máu chảy và một số phát hiện liên quan khác.
  • Chẩn đoán rối loạn đông máu: Xác định được loại rối loạn, mức độ rối loạn, phát hiện đặc điểm xuất huyết, bệnh lý kèm theo… Cần phải đánh giá đúng kết quả xét nghiệm đông máu cơ bản để có hướng xử lý tiếp theo phù hợp.

Chỉ định xét nghiệm đông máu hợp lý

Chỉ định xét nghiệm đông máu hợp lý sẽ cho biết chính xác tình trạng đông máu của người bệnh có hoạt động tốt hay không.

Chỉ định xét nghiệm đông máu cho nhiều trường hợp

Đây là thông tin cần thiết và sẽ được chỉ định cho nhiều trường hợp:

– Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm đông – cầm máu để giúp đánh giá tình trạng đông máu của bệnh nhân, từ đó đưa ra quyết định có nên tiến hành mổ hay không, hoặc tiên lượng một vài tình huống cần chú ý.

– Khi cần đánh giá mức độ tiến triển của các bệnh lý về gan như xơ gan và suy giảm chức năng gan, những biểu hiện bất thường tại thận, tim, tủy, … hay một số hội chứng khác liên quan đến rối loạn đông máu.

– Giúp bác sĩ biết chính xác về sự tiến triển mức độ và rối loạn đông máu mà người bệnh đang mắc phải. Qua đó bác sĩ nhanh chóng có đầy đủ cơ sở để tiến hành điều trị kịp thời, với phác đồ phù hợp nhất cho người bệnh.

– Nhờ vào các xét nghiệm đông máu, có thể phát hiện hoặc loại trừ nguyên nhân trong trường hợp những bệnh nhân không dùng thuốc chống đông máu, nhưng lại có dấu hiệu hoặc triệu chứng của rối loạn xuất huyết [chảy máu bất thường].

Các biểu hiện chảy máu bất thường:

  • Chảy máu cam
  • Chảy máu nướu răng
  • Bầm tím không rõ nguyên do
  • Kinh nguyệt ra nhiều hoặc rong kinh
  • Tiểu tiện hoặc đại tiện ra máu
  • Viêm khớp do xuất huyết trong khớp
  • Suy giảm thị lực đột ngột

Xét nghiệm đông – cầm máu tại Phòng khám đa khoa Tâm Bình Medic

Xét nghiệm đông máu toàn bộ có thể được thực hiện ở cả người lớn hay trẻ nhỏ, trước khi mổ hay giai đoạn hậu phẫu nếu cần thiết, với nhiều mục đích khác nhau.

Chỉ định xét nghiệm đông máu hợp lý cần tuân thủ trình tự các bước với việc đánh giá kết quả xét nghiệm mang tính chuyên môn rất cao. Tìm ra nguyên nhân, thăm dò tình trạng và theo dõi diễn tiến căn bệnh, cũng như chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị chính xác là những ý nghĩa xét nghiệm đông máu mang lại.

Xét nghiệm đông máu là loại xét nghiệm phức tạp, phải được thực hiện trên máy xét nghiệm hiện đại, tiên tiến, và kết quả được đọc bởi bác sĩ có chuyên môn cao. Từ đó, các chẩn đoán và phác đồ điều trị mới chính xác, đáng tin cậy.

Vì lẽ đó, Phòng khám đa khoa Tâm Bình Medic đã trang bị máy xét nghiệm đông – cầm máu trên máy xét nghiệm đông máu Stago của Nhật với ưu điểm nhanh, độ chính xác rất cao.

Chỉ số dòng máu bao nhiêu là nguy hiểm?

Theo mức độ giảm yếu tố: Nếu yếu tố VIII dưới 30% là cơ thể bạn đang bị rối loạn đông máu, chia thành các thể sau: Nồng độ yếu tố VIII < 1% ở thể nặng. Nồng độ yếu tố VIII từ 1-5% ở thể trung bình. Nồng độ yếu tố VIII trên 5% và dưới 30% ở thể nhẹ.

Có bao nhiêu yếu tố đông cầm máu?

2. Các yếu tố đông máu trong cơ thể.

Xét nghiệm đông máu mất bao lâu?

1.1. Khi thực hiện xét nghiệm thời gian đông máu, kết quả thời gian máu đông bình thường là từ 8-12 phút.

Xét nghiệm đông cầm máu giá bao nhiêu?

Xét nghiệm APTT: 182.000 VNĐ. Xét nghiệm PT: 195.000 VNĐ. Xét nghiệm định lượng Fibrinogen: 321.000 VNĐ. Xét nghiệm D-Dimer: 512.000 VNĐ.

Chủ Đề