Phương pháp dạy trẻ định hướng trong không gian

LÀM MẸPhương pháp nuôi dạy con cái

Xin chào các mẹ và tất cả mọi người, Bé Xuân Anh của mẹ Vân đã 5 tuổi và bé đã tham gia vào một cuộc nghiên cứu của mẹ về đề tài "khả năng định hướng không gian ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi" cùng 200 bạn khác. Lý do là các bé sắp sửa vào lớp một với rất nhiều hoạt động và môn học mới lạ, mà chuyện phân biệt phải - trái, trước sau.... là vấn đề có tính nền tảng. Mẹ Vân phát hiện ra là có 11,5% các bé chưa thành thạo chuyện đó so với trung bình, cho nên mẹ Vân bày ra vài trò chơi để các cô giáo chỉ dẫn cho các bé. Mẹ Vân nghĩ là không chỉ các cô giáo mà ông bà, ba mẹ...cũng có thể tổ chức chơi cho bé, vừa để kiểm tra xem bé có gặp lúng túng trong cái chuyện nhỏ này không, vừa để giúp bé củng cố khả năng định hướng trong không gian.Trò chơi 1: “ Ai đúng, ai sai”Phương tiện: Không cầnTiến hành: Trẻ đứng, làm theo lệnh của cô giáo hoặc người lớn:- Giơ tay trái sang phía trái, tay phải sang phía phải, hai tay ra phía trước, hai tay ra phía sau, hạ hai tay xuống.- Để tay trái lên hông trái, tay phải lên hông phải, cúi người về phía trước, ngửa người về phía sau, nghiêng người sang phải, sang trái.- Đưa chân phải sang phía phải, chụm chân lại. Giơ chân phải về phía trước, phía sau. Tương tự như vậy với chân trái.Trò chơi 2: “Thi xem ai đúng”Phương tiện: không cầnTiến hành: 2 trẻ đối diện nhau. Cô giáo ra lệnh: - Hãy chỉ tay phải [trái] của bạn đứng trước mặt cháu.- Hãy lấy tay phải của cháu đặt lên vai, sờ vào tai, sờ vào má phải [trái] của bạn đứng trước mặt- Hãy lấy tay trái của cháu đặt lên vai, sờ vào tai, sờ vào má trái [phải] của bạn đứng trước mặtTrò chơi 3: “Thi nhảy đúng ô” Phương tiện: Phấn hoặc vòngTiến hành:+ Cô vẽ 5 ô vuông [hình chữ thập], trẻ đứng vào 1 ô.+ Trẻ nhảy theo yêu cầu của cô “nhảy vào ô phía trước”, “nhảy vào ô bên trái”, “nhảy vào ô bên phải”, “ nhảy vào ô ở giữa”. Cho mỗi trẻ thực hiện 2 – 3 lần.Trò chơi 4: “Chơi giấu – tìm”Phương tiện: những đồ dùng nhỏ bất kỳ trong phòngTiến hành: Yêu cầu trẻ quan sát các đồ vật trong phòng.+ Cô giấu đi một vật, đề nghị trẻ đi tìm. Trong khi trẻ tìm kiếm, cô gợi ý bằng các từ chỉ hướng, vị trí: phía trên – phía dưới, phía trước, phía sau, ở bên phải, bên trái, ở gần, ở xa, ở giữa cái gì đó. Khi trẻ tìm được vật yêu cầu trẻ phải nói rõ tìm thấy vật ở đâu. Ví dụ: Tôi tìm thấy thỏ bông ở phía trước cái ô tô, hoặc Tôi tìm thấy bông hoa ở phía bên trái con mèo...+ Sau khi chơi vài lần, cô đổi vai để trẻ tự giấu vật và đưa ra các lời chỉ dẫn để bạn khác tìm trong không gian.Trò chơi 5: “ Ở đâu, ở đâu”Phương tiện: các đồ dùng trong nhà hay lớp họcTiến hành: Yêu cầu trẻ quan sát các đồ vật trong phòng.+ Cô giáo đưa ra câu hỏi về nơi đặt các đồ vật ở trong lớp, trẻ trả lời.+ Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc.+ Mời 1 trẻ xác định hướng, vị trí của các mối quan hệ của các bạn so với nhau [Bạn A đứng ở phía trước, phía sau; đứng ở bên phải, bên trái; đứng ở giữa; đứng gần, đứng xa bạn B, C...].+ Lần lượt thay đổi để tất cả trẻ đều được xác định hướng trong không gian của các bạn trong nhóm. Đôi lời chia sẻ cùng tất cả các mẹ và mọi người, nếu các mẹ thấy có chuyện gì không ổn hoặc muốn hỏi thêm thì cứ viết cho mẹ Vân biết nhé. Chúc vui vẻ.

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình giáo dục ở trường mầm non. Trong quá trình đó, việc phát triển khả năng định hướng trong không gian [ĐHTKG] cho trẻ không chỉ là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà còn là nội dung dạy học quan trọng nhằm phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo. ĐHTKG là điều kiện không thể thiếu giúp mỗi người hoạt động bình thường trong cuộc sống. Chỉ có định hướng không gian đúng con người mới có thể thực hiện thành công các hoạt động khác. Còn đối với trẻ mẫu giáo, việc dạy trẻ định hướng trong không gian giúp trẻ ý thức được vị trí của cơ thể mình trong môi trường, ý thức được vị trí của các vật so với nhau và giúp trẻ có khả năng tự tổ chức, sắp đặt vị trí, phương hướng của bản thân, của các sự vật trong không gian. Hơn nữa một số thao tác trí tuệ cơ bản sẽ được hình thành ở trẻ mẫu giáo trong qua trình dạy trẻ ĐHTKG, giúp trẻ dễ dàng thực hiện các hoạt động trong trường học, cũng như giúp trẻ vận dụng chúng để giải quyết các nhiệm vụ khác nhau trong cuộc sống của mình một cách linh hoạt. Chính những kiến thức, kĩ năng trẻ nắm được qua việc học ĐHTKG sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ trong hoạt động học tập và các hoạt động khác sau này. Hiện nay ở trường mầm non, ngoài các tiết học toán, việc dạy trẻ ĐHTKG còn được tiến hành trên các hoạt động khác nhau, bằng nhiều phương pháp và phương tiện khác nhau. Trong đó hoạt động giáo dục thể chất [HĐ GDTC] được coi là phương tiện để dạy trẻ ĐHTKG. Trong HĐ GDTC trẻ cần vận dụng những kiến thức và kĩ năng định hướng không gian vào trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ vận động theo yêu cầu của giáo viên về các hướng không gian khác nhau. Chẳng hạn giáo viên yêu cầu trẻ bước sang trái, quay về phía sau hay chạy tiến về phía trước….Ngoài ra, khả năng 1 định hướng trong không gian còn giúp trẻ xác định vị trí của trẻ so với các đồ vật và so với các trẻ khác trong quá trình vận động trong không gian .Vì vậy, giáo viên có thể dựa vào các ưu thế này của HĐGDTC để lồng ghép nội dung dạy trẻ ĐHTKG. Tuy nhiên, trên thực tế giáo dục mầm non hiện nay việc dạy trẻ ĐHTKG thông qua HĐ GDTC vẫn còn hạn chế. Đa số giáo viên mầm non. chưa có ý thức và chưa biết cách tận dụng các ưu thế của hoạt động giáo dục thể chất để lồng ghép vào thực hiện nội dung dạy trẻ mẫu giáo ĐHTKG Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất” nhằm nâng cao mức độ định hướng trong không gian cho trẻ lứa tuổi này. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục này. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Qúa trình dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC. 3.3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC. 4. Giả thuyết khoa học Hiệu quả việc dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC chưa cao. Nếu xây dựng được cách thức lập kế hoạch lồng ghép nội dung dạy trẻ ĐHTKG thông qua hoạt động giáo dục thể chất kết hợp việc tổ chức cho trẻ luyện tậpĐHTKG thông qua các bài tập vận động đa dạng và hệ 2 thống trò chơi vận động thì hiệu quả của quá trình dạy trẻ định hướng trong không gian sẽ được nâng cao. 5. Phạm vi nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu việc dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua các hình thức gíáo dục thể chất như: thể dục sáng, tiết học thể dục và trò chơi vận động. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC. 6.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC. 6.2. Nghiên cứu, xây dựng một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC. 6.3. Tiến hành thực nghiệm một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC đã xây dựng. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Phân tích, tổng hợp tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm Dự giờ, quan sát hoạt động của giáo viên, của trẻ trong việc tổ chức HĐ GDTC nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài. 7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket Sử dụng phiếu điều tra đối với giáo viên mầm non nhằm mục đích điều tra thực trạng, tìm hiểu việc tổ chức HĐ GDTC nhằm dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ĐHTKG. 3 7.2.3 Phương pháp sử dụng sản phẩm hoạt động của giáo viên mầm non như Nghiên cứu các kế hoạch, giáo án, ảnh, băng hình về HĐ GDTC của trẻ 7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm sử dụng các biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC để kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết đã đưa ra. 7.2.5. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng để xử lí số liệu điều tra và thực nghiệm. 8. Những đóng góp mới của đề tài Góp phần làm phong phú thêm lí luận và thực tiễn về biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi ĐHTKG thông qua hoạt động GDTC ở trường mầm non. 9. Cấu trúc luận văn Phần mở đầu. Phần nội dung: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC. Chương 2: Xây dựng một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC. Chương 3: Thực nghiệm một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC. Phần kết luận và kiến nghị sư phạm. Tài liệu tham khảo. Phụ lục. 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ 5 – 6 TUỔI ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề Mọi sự vật, hiện tượng và bản thân đứa trẻ đều tồn tại trong không gian và thời gian. Trong không gian có những vật thể cố định với những vị trí và thuộc tính nhất định: có trên, có dưới, có trước, có sau, có gần, có xa. Như vậy không gian cũng là đối tượng của hoạt động tư duy và hoạt động thực tiễn của trẻ. Vì thế cần kịp thời phát triển khả năng ĐHTKG ở trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ thực hiện có hiệu quả các hoạt động khác trong cuộc sống. Vì vậy vấn đề dạy trẻ định hướng trong không gian đã được các nhà khoa học trên thế giới cũng như Việt Nam quan tâm nghiên cứu. * Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài về việc dạy trẻ mẫu giáo ĐHTKG Trong cuốn “Tâm lí học mẫu giáo” V.X.Mukhina đã nói tới vai trò của khả năng ĐHTKG với việc học tập của đứa trẻ ở trường phổ thông. Bà cho rằng trẻ bước vào trường phổ thông cần phải biết tri giác không gian và mối quan hệ không gian khá đầy đủ, chính xác và tỉ mỉ, vì việc học tập ở cấp 1 chủ yếu dựa trên những tài liệu khác nhau dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Trong quá trình học tập, trẻ phải tách biệt thuộc tính bản chất của sự vật. Việc định hướng chính xác trong không gian và thời gian có ý nghĩa rất quan trọng. Ngay từ ngày đầu bước chân tới trường, đứa trẻ đã nhận được những lời chỉ dẫn mà em không thể thực hiện được nếu không tính toán đến các dấu hiệu không gian của đối tượng, nếu không có những hiểu biết về phương hướng không gian. [12] 5 Nhấn mạnh vai trò của ĐHTKG trong việc lĩnh hội tri thức, B.G. Ananhiep cũng khẳng định không có hình thức hoạt động nào của trẻ trong quá trình học tập mà trong đó sự ĐHTKG không là điều kiện quan trọng để lĩnh hội các tri thức cũng như hình thành và phát triển kĩ năng, kĩ xảo và khả năng tư duy của trẻ. [16] Các tác giả như: A.A.Liublinxkaia, V.X.Mukhina… nghiên cứu đặc điểm phát triển sự định hướng trong không gian của trẻ em lứa tuổi mầm non. Các tác giả đã vạch ra những đặc điểm phát triển biểu tượng về các hướng không gian và sự định hướng không gian của trẻ ở các độ tuổi khác nhau. Họ khẳng định, ở giai đoạn đầu của lứa tuổi mẫu giáo trẻ định hướng được trong không gian trên cơ sở hệ thống cảm giác quy chiếu tức là trên chính cơ thể trẻ. Định hướng “trên chính mình” là nguồn gốc để trẻ nhỏ định hướng vị trí các vật khác so với trẻ. Dần dần trẻ biết sử dụng hệ toạ độ tự do với chuẩn là vật bất kì để định hướng trong không gian. Nhưng để định hướng “từ các vật” trẻ phải biết phân chia các hướng khác nhau [phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau, phía phải, phía trái] của vật, sử dụng nó làm vật quy chiếu để định hướng vị trí của các vật khác trong không gian.[11, 12] Tác giả A.M.Lêusia đã đi sâu nghiên cứu đặc điểm phát triển các biểu tượng về không gian và sự định hướng trong không gian của trẻ mẫu giáo. Bà cho rằng các biểu tượng không gian xuất hiện ở trẻ rất sớm và sự hình thành, phát triển của nó có sự tham gia của tất cả các cơ quan phân tích khác nhau như xúc giác, thị giác, khứu giác. Bà cũng nghiên cứu đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo về không gian, về mối quan hệ không gian của các vật “so với mình”, và “các vật so với nhau”. Bà cho rằng: để xác định vị trí các vật xung quanh, trước tiên trẻ phải định hướng được trên chính mình [lấy mình làm gốc toạ độ] sau đó mới xác định được vị trí của đối tượng.[13] 6 Những đặc điểm phát triển sự định hướng không gian của trẻ lứa tuổi mẫu giáo mà các tác giả trên đưa ra là cơ sở để các nhà tâm lí học, giáo dục học lựa chọn nội dung, phương pháp, biện pháp, hình thức dạy trẻ định hướng trong không gian. Các nhà giáo dục học quan tâm nghiên cứu nội dung dạy trẻ mẫu giáo định hướng trong không gian. Những nghiên cứu này được thể hiện trong các công trình của A.I.Xôrôkina, A.M.Lêusina… Các tác giả đều cho rằng cần dạy trẻ định hướng trên chính bản thân mình trước, trẻ phải nắm được “sơ đồ định hướng trên cơ thể mình” trước rồi mới định hướng “trên các đối tượng bên ngoài”… [13]. Các tác giả cũng xác định nội dung hình thành và phát triển khả năng định hướng không gian cho trẻ ở từng độ tuổi. Để hình thành và phát triển sự định hướng không gian cho trẻ mẫu giáo, các tác giả đều đánh giá cao vai trò của giáo viên mầm non. Theo A.I.Xôrôkina, cô giáo cần phải dựa vào kinh nghiệm, vào cuộc sống của chính trẻ để phát triển sự định hướng không gian cho trẻ, bản thân cô giáo phải sử dụng đúng các từ chỉ hướng không gian, tổ chức các hoạt động đi dạo, tham quan, tập thể dục và hoạt động định hướng xung quanh: trong lớp học, ngoài sân chơi, ngoài đường….Các giờ học chính thức cho phép thực hiện các yêu cầu của chương trình, làm hiểu sâu thêm và mở rộng các biểu tượng của trẻ về không gian. Dạy trẻ định hướng trong không gian trong tất cả các tiết học ở mọi lứa tuổi. Nhiệm vụ phát triển các biểu tượng không gian được thực hiện trên tất cả các tiết học dưới hình thức luyện tập hoặc trò chơi học tập.[8] Vào những năm 70 – 80 của thế XX, vấn đề hình thành và phát triển sự định hướng trong không gian cho trẻ mẫu giáo đã được nhiều nhà giáo dục nghiên cứu một cách sâu rộng hơn. Nhiều chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo đã đề cập đến vấn đề này sâu hơn, đặc biệt vấn đề dạy trẻ định 7 hướng không gian dược các nhà nghiên cứu xem xét dưới góc độ như một nội dung giáo dục toán học cho trẻ mẫu giáo đồng thời với những nội dung khác như hình thành biểu tượng về số lượng, kích thước, hình dạng và dạy trẻ định hướng thời gian. * Những công trình nghiên cứu về việc dạy trẻ mẫu giáo ĐHTKG của các nhà tâm lý – giáo dục ở Việt Nam. Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết nghiên cứu sự phát triển tư duy của trẻ mầm non, trong đó có khả năng định hướng trong không gian của trẻ. Bà cho rằng trí khôn của đứa trẻ biểu hiện ở chỗ trẻ biết định hướng vào không gian, thời gian và các mối quan hệ xã hội. Bà cũng khẳng định vai trò to lớn của khả năng định hướng trong không gian đối với các hoạt động của trẻ, đặc biệt là trẻ lứa tuổi mầm non. Trong cuốn “6 tuổi vào lớp 1”, tác giả Nguyễn Thị Nhất cũng khẳng định vai trò quyết định của sự định hướng trong không gian đối với việc học đọc, học viết của đứa trẻ. Bà cho rằng đứa trẻ phải định hướng được trong không gian mới có thể phân biệt được những chữ cái gần giống nhau, mới có thể đọc, viết đúng các từ. Khi chưa định hướng được trong không gian thì trẻ chưa thể tập đọc, tập viết được [18]. Các tác giả Đào Như Trang, Trần Thị Trọng, Phạm Thị Sửu, Đinh Thị Nhung, Đỗ Thị Minh Liên xác định nhiệm vụ phát triển khả năng định hướng không gian cho trẻ thuộc lĩnh vực “Hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng”. Các tác giả này nghiên cứu đặc điểm phát triển sự định hướng không gian của trẻ mẫu giáo, từ đó xây dựng nội dung, phương pháp, biện pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo định hướng trong không gian. Tác giả Trịnh Minh Loan cho rằng đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cần tiếp tục củng cố các kiến thức đã thu nhận được ở lớp dưới về sự định hướng trong không gian. Bà cũng cho rằng: “các hình thức đi dạo, đi thăm, trò chơi 8 vận động, tập thể dục có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khả năng định hướng trong không gian của trẻ” [22]. Tác giả Đinh Thị Nhung thì cho rằng cần dựa vào đặc điểm nhận thức, nội dung chương trình và quá trình phát triển sự định hướng trong không gian của trẻ, giáo viên sẽ lựa chọn phương pháp hướng dẫn phù hợp với từng lứa tuổi. Đối với trẻ 5 – 6 tuổi thì ngoài các tiết học toán, giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên luyện tập định hướng trong không gian thông qua các hoạt động của trẻ và các tiết học khác ở trường mầm non. Cô giáo cần cho trẻ thực hiện các bài tập xác định vị trí các đối tượng trong mặt phẳng, trên các bức tranh dưới dạng câu đố hoặc trò chơi [15]. Theo tác giả Đỗ Thị Minh Liên thì khi dạy trẻ định hướng trong không gian, giáo viên cần tăng cường sử dụng các hoạt động khác của trẻ trong trường mầm non như hoạt động vui chơi, hoạt động thể dục…vào quá trình dạy trẻ ĐHTKG. Trong các hoat động này trẻ sẽ vận dụng những kiến thức, kĩ năng ĐHTKG để giải quyết các nhiệm vụ chơi, nhiệm vụ vận động của mình. Giáo viên cũng cần cho trẻ được thực hành ĐHTKG bằng hệ thống bài luyện tập, trò chơi phong phú, phức tạp dần. Ngoài ra cần dạy trẻ phản ánh bằng lời nói vị trí của các vật so với bản thân trẻ, so với người khác, so với các đồ vật khác [9]. Ngoài ra, một số tác giả cũng đề cập đến khả năng định hướng trong không gian của trẻ mẫu giáo như tác giả Nguyễn Thị Kế nghiên cứu một số biểu hiện tri giác không gian của trẻ mẫu giáo 3 – 6 tuổi. Trong đó tác giả nghiên cứu và đưa ra những đặc điểm phát triển ĐHKG của trẻ mẫu giáo ở cả 3 độ tuổi. Đây chính là cơ sở để dựa vào đó chúng ta đưa ra các biện pháp dạy trẻ ĐHTKG cho phù hợp [8]. Tác giả Trần Thị Thuý Nga nghiên cứu khả năng ĐHTKG của trẻ trong phạm vi tiết dạy thể dục và đã xây dựng một số biện pháp phát triển khả 9 năng ĐHTKG cho trẻ 5 – 6 tuổi như: sử dụng dụng cụ dạy học một cách đa dạng, tích cực sử dụng ngôn ngữ trong quá trình dạy vận động cho trẻ… [17]. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân lại đi sâu nghiên cứu về khả năng ĐHTKG của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, từ đó đưa ra hệ thống bài tập rèn luyện nhằm củng cố, nâng cao khả năng ĐHKG cho trẻ [30]. Trong nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Thị Như Ngọc đã nghiên cứu những biện pháp nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong qúa trình dạy trẻ ĐHTKG. Theo tác giả dạy trẻ ĐHTKG là một nội dung khó vì vậy các giáo viên cần có những biện pháp phù hợp để phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ khi học nội dung này [16]. Tác giả Lưu Ngọc Sơn nghiên cứu kĩ năng thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển biểu tượng về không gian cho trẻ mẫu giáo lớn. Theo tác giả để việc phát triển biểu tượng về không gian cho trẻ có hiệu quả, người giáo viên mầm non cần phải có kĩ năng thiết kế trò chơi học tập cho trẻ. Tác giả đã đề xuất một số kĩ năng cần thiết để thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển biểu tượng về không gian cho trẻ MGL [23]. Có nhiều nghiên cứu về sự phát triển khả năng định hướng không gian của trẻ. Tuy nhiên vấn đề sử dụng HĐ GDTC của trẻ trong trường mầm non – một hoạt động rất quan trọng và diễn ra thường xuyên trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ vào việc dạy trẻ mẫu giáo ĐHTKG vẫn chưa được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt việc đưa các biện pháp cụ thể để dạy trẻ mẫu giáo ĐHTKG trong HĐ GDTC hầu như chưa có sự nghiên cứu một cách hệ thống. Vì vậy trong luận văn này chúng tôi nghiên cứu “Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC”. 10 1.2. Cơ sở lí luận của một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ĐHTKH thông qua HĐ GDTC 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản  Không gian Theo từ điển Tiếng Việt, khái niệm “không gian” có 2 nghĩa sau: Thứ nhất: là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất [cùng với thời gian] trong đó các vật thể có độ dài và độ lớn khác nhau, cái nọ ở cách cái kia [vật chất vận động trong không gian và thời gian]. Thứ hai: không gian là khoảng không bao trùm mọi vật xung quanh con người. Còn trong Triết học duy vật biện chứng, không gian và thời gian được coi là hai hình thức tồn tại của vật chất đang vận động. Mọi sự vật trong thế giới vật chất đều có vị trí, hình thức, kết cấu, độ dài- ngắn, cao - thấp. Tất cả những cái đó được gọi là không gian.  Sự định hướng trong không gian [Sự ĐHTKG] Định hướng được hiểu là sự xác định vị trí của cá nhân đối với sự vật xung quanh và xác định vị trí của một vật nào đó thông qua quan sát [nhìn] hoặc nhớ lại. Sự ĐHTKG của con người được thực hiện trên cơ sở tri giác trực tiếp không gian và biểu thị bằng lời các phạm trù không gian như vị trí, độ xa, mối quan hệ không gian giữa các vật. Khái niệm ĐHTKG bao gồm cả sự đánh giá khoảng cách, xác định kích thước, hình dạng và vị trí tương đối của chúng so với vật thể chuẩn. Sự ĐHTKG được hiểu theo nghĩa hẹp là sự xác định vị trí, bao gồm: + Sự xác định vị trí của chủ thể định hướng so với khách thể xung quanh nó. + Sự xác định vị trí của các vật xung quanh so với chủ thể định hướng. 11 + Sự xác định vị trí của các vật một các tương đối so với nhau. Sự ĐHTKG xảy ra khi chủ thể có tác động qua lại với môi trường sống. Trong đó tri giác nói chung, tri giác không gian nói riêng giữ vai trò vô cùng quan trọng.  Thể chất Thể chất là cơ thể con người [nói về mặt sức khoẻ]. Thể chất là chất lượng cơ thể con người có thể sử dụng vào thực hiện một việc nào đó trong học tập, lao động, thể thao….  Giáo dục thể chất Giáo dục thể chất là một quá trình giáo dục mà đặc trưng của nó thể hiện ở việc giảng dạy các động tác nhằm hoàn thiện về mặt hình thể và chức năng sinh học của cơ thể người, hình thành, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực của cơ thể con người. Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là quá trình tác động nhiều mặt vào cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻ vận động và sinh hoạt hợp lý nhằm làm cho cơ thể trẻ phát triển đều đặn, sức khoẻ được tăng cường tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện.  Phương pháp dạy học Phương pháp là cách làm, cách thực hiện nội dung dạy học phù hợp với mục đích dạy học.  Phương pháp dạy học mẫu giáo Phương pháp dạy học mẫu giáo được xem như là cách thức hướng dẫn của nhà giáo dục đối với trẻ mầm non nhằm mục đích lĩnh hội những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành thế giới quanvà phát triển các năng lực khác.  Biện pháp dạy học 12 Biện pháp dạy học là một bộ phận của phương pháp dạy học, đó là cách thức thực hiện một nhiệm vụ dạy học cụ thể nào đó.  Biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC Biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ĐHTKG thông qua HĐ GDTC là tổ hợp những cách thức tổ chức dạy trẻ 5 – 6 tuổi ĐHTKG thông qua hoạt động GDTC cho trẻ. 1.2.2. Đặc điểm phát triển biểu tượng về không gian và sự ĐHTKH của trẻ mầm non nói chung và trẻ MG 5 – 6 tuổi nói riêng Sự tri giác không gian xuất hiện rất sớm ở trẻ nhỏ. Trẻ một tháng tuổi biết dừng mắt nhìn vật đặt ở cách xa trẻ từ 1 – 1,5m. Khi được hai tháng tuổi, trẻ đã biết nhìn theo các vật chuyển động. Ở giai đoạn đầu sự dõi mắt nhìn theo vật ở trẻ mang tính gián đoạn, ở giai đoạn tiếp theo, trẻ đã biết nhìn liên tục theo vật chuyển động. Sự dõi nhìn theo vật chuyển động còn gắn liền với sự chuyển dịch của trẻ và dẫn tới sự chuyển dịch của trẻ trong không gian. Vì vậy sự chuyển dịch của vật là nguồn gốc phát triển những cảm nhận về không gian ở trẻ. Sự lớn lên của trẻ diễn ra đồng thời với sự phát triển của cơ chế nhìn và sự chuyển động của các bộ phận cơ thể như: đầu, thân … của trẻ, điều đó dẫn tói sự thay đổi vị trí của đứa trẻ trong không gian, nhờ vậy mà trẻ có điều kiện để tìm hiểu không gian hơn. Trẻ càng lớn thì tầm nhìn của trẻ càng mở rộng, khả năng phân biệt các đối tượng ở những khoảng cách khác nhau trong không gian càng phát triển, kinh nghiệm cảm nhận không gian ngày càng phong phú, hướng nhìn của trẻ ngày càng mở rộng, như: ban đầu trẻ chỉ biết dõi mắt nhìn vật chuyển động theo phương nằm ngang, sau đó là những vật chuyển động theo phương thẳng đứng. Điều đó có tác dụng mở rộng không gian tri giác của trẻ và kích thích đứa trẻ chuyển dịch về phía vật. Như vậy sự 13 chuyển dịch của trẻ và của vật cùng dẫn tới sự phát triển cơ chế cảm nhận không gian của trẻ. Qúa trình nhận biết, tìm hiểu không gian phát triển dần cùng với sự phát triển khả năng vận động của bản thân trẻ. Nhờ sự chuyển động mà trẻ nhận biết được khoảng cách khác nhau giữa các đối tượng cũng như vị trí sắp đặt của chúng trong không gian. Cùng với những kinh nghiệm đứa trẻ tích luỹ được trong quá trình thực hành tìm hiểu không gian, dần dần trẻ nắm được lời nói khái quát những kinh nghiệm đó. Lời nói giúp trẻ phân biệt và diễn đạt bằng lời các mối quan hệ không gian, như trên – dưới, trước – sau, phải – trái… Như vậy, trong sự hình thành những biểu tượng về không gian và về các mối quan hệ không gian, những kinh nghiệm cuộc sống mà trẻ tích luỹ được trong quá trình tham gia các hoạt động phong phú trong trường mầm non đóng một vai trò to lớn. Cùng với sự tích luỹ kinh nghiệm, dần dần lời nói đóng vai trò to lớn trong quá trình hình thành cơ chế tri giác không gian ở trẻ nhỏ. Ngay từ lứa tuổi nhà trẻ, trẻ em đã nhận biết được vị trí sắp đặt trong không gian của các vật. Tuy nhiên trẻ còn chưa phân tách được các hướng không gian và mối quan hệ không gian giữa các vật. Trẻ lứa tuổi nhà trẻ dựa vào hệ toạ độ cảm giác, tức là hệ toạ độ dựa theo các chiều của cơ thể trẻ để ĐHTKG. Khi lên 3 tuổi, những biểu tượng đầu tiên về các hướng không gian bắt đầu được hình thành ở trẻ. Những biểu tượng này gắn liền với sự hiểu biết của trẻ về cấu trúc của cơ thể mình. Đối với trẻ, cơ thể trẻ là trung tâm, “điểm xuất phát” để dựa vào đó mà trẻ xác định được các hướng trong không gian. Dưới sự hướng dẫn của người lớn, trẻ bắt đầu phân biệt đúng tay phải dựa theo các chức năng của nó. Còn dựa vào vị trí của tay phải mà trẻ xác định vị trí sắp đặt của các bộ phận khác ở bên phải hay bên trái của trẻ. 14 Ở lứa tuổi MG, trẻ em lĩnh hội hệ toạ độ bằng lời nói diễn đạt các hướng không gian cơ bản, như: phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau, phía bên phải – phía bên trái. Sự lĩnh hội hệ toạ độ này ở trẻ phụ thuộc vào mức độ định hướng “trên mình” của trẻ, đó chính là mức độ lĩnh hội hệ toạ độ cảm giác của trẻ. Ban đầu trẻ liên hệ các hướng không gian với các phần, bộ phận cụ thể của cơ thể mình, như: phía trên là phía có đầu, phía dưới là phía có chân, phía sau là phía có lưng, phía bên phải là phía có tay phải….Điều này cho thấy sự định hướng trên cơ thể trẻ là xuất phát điểm quan trọng cho việc trẻ nhỏ nhận biết các hướng không gian khác nhau. Với ba cặp phương hướng chính tương ứng với ba trục khác nhau của cơ thể con người, đầu tiên trẻ phân biệt hướng phía trên, tiếp theo là hướng phía dưới, và muộn hơn nữa là các hướng thuộc mặt phẳng ngang. Trong từng cặp phương hướng, đầu tiên trẻ lĩnh hội một hướng trong cặp, như phía trên, phía trước, phía phải. Dựa vào những kiến thức về một hướng trong cặp phương hướng mà trẻ nắm được các hướng đối lập, như: phía dưới, phía sau, phía trái. Những biểu tượng về hướng mà trẻ thu được sau lại có tác dụng củng cố và làm sâu sắc hơn những kiến thức về hướng mà trẻ nắm được từ trước.Vì vậy, trong quá trình dạy học cần dạy trẻ nhận biết đồng thời các hướng trong từng cặp phương hướng. Khi thực hiện sự ĐHTKG, ở trẻ hình thành dần kĩ năng sử dụng hệ toạ độ theo các giai đoạn. Giai đoạn đầu được đặc trưng bằng việc đứa trẻ thử thực hành thử xác định vị trí của các khách thể xung quanh so với điểm chuẩn cùng vứi sự tham gia rất lớn của các giác quan vận động.Vì vậy trẻ chủ yếu dựa vào những cảm nhận của bản thân trẻ để định hướng, như: trẻ sờ tay phải vào vật rồi mới nói vật ở phía bên phải cháu… Ở giai đoạn tiếp theo, số lượng các thao tác thực hành định hướng của trẻ được rút bớt và dần dần trẻ dùng 15 mắt để xác định vị trí của vật, nhờ vậy mà không gian định hướng của trẻ ngày càng được mở rộng ra xa trẻ. Lên 3 tuổi, trẻ thực hiện định hướng trên cơ sở tiếp xúc gần với đối tượng, vì vậy mà không gian trẻ định hướng thường rất hẹp, trẻ chỉ coi những vật nằm sát cạnh trẻ mới là những vật nằm ở phía trước, phía sau …của trẻ. Càng lớn, vùng không gian mà trẻ định hướng càng mở rộng dần ra xa theo các trục của cơ thể trẻ. Tuy nhiên, ban đầu các vùng không gian đối với trẻ dường như tồn tại tách biệt, nên trẻ chỉ coi những vật nằm trực tiếp và tiếp giáp với các trục chính diện, thẳng đứng, nằm ngang của cơ thể trẻ mới là những vật nằm ở phía trước, phía sau, phía trên … của trẻ. Sau đó, ở trẻ bắt đầu hình thành biểu tượng về một không gian thống nhất với sự chuyển tiếp giữa các vùng không gian. Nhờ vậy mà trẻ đã xác định được vị trí của các vật đặt cách xa trẻ hay nằm ở các điểm trung gian giữa 2 vùng. Như vậy, ở trẻ MGL đã bắt đầu hình thành biểu tượng về một không gian thống nhất và trẻ nhận biết được các hướng chính của nó. Sự phát triển quá trình ĐHTKG của trẻ còn được thể hiện qua việc đứa trẻ bắt đầu nhận biết được các mối quan hệ không gian giữa các vật. Ban đầu trẻ nhỏ thường tri giác các vật xung quanh như từng vật riêng biệt mà không nhận biết được các mối quan hệ không gian tồn tại qua lại giữa chúng. Sau đó ở trẻ diễn ra sự chuyển tiếp từ sự tri giác các vật trong không gian một cách rời rạc tới sự phản ánh các mối quan hệ không gian giữa chúng. Tuy nhiên trẻ còn rất khó khăn khi xác định các mối quan hệ không gian giữa các vật. Nguyên nhân là do trẻ rất khó chấp nhận khi chuẩn không phải là bản thân trẻ mà là vật bất kì, nên trẻ thường nhầm lẫn khi xác định các hướng từ vật khác. Hơn nữa trẻ cũng gặp khó khăn khi xác định mối quan hệ không gian giữa các vật ở khoảng cách quá xa hay quá gần với vật chuẩn. Càng nhỏ tuổi, trẻ càng dựa trên sự tiếp xúc gần gũi giữa các vật để đánh giá mối quan 16 hệ không gian giữa chúng, càng lớn, trẻ càng hay xác định mối quan hệ này bằng mắt, ở giai đoạn này, lời nói đóng vai trò to lớn trong việc xác định mối quan hệ không gian giữa các vật. Như vậy, cuối lứa tuổi mẫu giáo phần lớn trẻ đã thực hiện được sự ĐHTKG mà không phụ thuộc vào vị trí của bản thân trẻ, trẻ đã biết thay đổi điểm chuẩn trong quá trình định hướng. ĐHTKG ở trẻ mẫu giáo được thể hiện từ việc trẻ biết sử dụng hệ toạ độ mà trẻ là chuẩn tới việc trẻ sử dụng hệ toạ độ tự do với chuẩn là vật bất kì để ĐHTKG. Sự định hướng này có thể dễ dàng hình thành ở trẻ dưới tác động của việc dạy học, trong đó trẻ tự tạo ra mối quan hệ không gian giữa các vật, trẻ tập xác định mối quan hệ không gian giữa chúng khi chuẩn là các vật khác nhau và diễn đạt bằng lời các mối quan hệ đó. 1.2.3. Qúa trình hình thành sự ĐHTKG của trẻ MG 5 – 6 tuổi Việc dạy trẻ mẫu giáo định hướng trong không gian bao gồm nhiều nội dung khác nhau. Những nội dung này đã được quy định rõ trong các chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi, giúp các giáo viên có thể dễ dàng trong việc lập kế hoạch dạy trẻ ĐHTKG. Để việc dạy trẻ ĐHTKG đạt hiệu quả cao, giáo viên cũng cần xác định các phương pháp, biện pháp dạy học sao cho phù hợp với trẻ, phù hợp với sự đa dạng của nội dung chương trình. 1.2.3.1. Nội dung dạy trẻ MG 5 – 6 tuổi ĐHTKG Trẻ MGL đã có khả năng xác định các hướng không gian cơ bản như phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau, phía phải – phía trái của bản thân trẻ, không gian định hướng đã được mở rộng hơn. Tuy nhiên giáo viên cần tác động để tiếp tục phát triển cho trẻ khả năng xác định vị trí của những đối tượng xung quanh so với trẻ và vị trí của bản thân trẻ giữa những đối tượng xung quanh, mở rộng hơn nữa không gian định hướng cho trẻ. 17 Trẻ 5 – 6 tuổi còn có khả năng xác định các hướng không gian cơ bản như phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau của người khác. Một mặt giáo viên cần phát triển hơn nữa khả năng này của trẻ, khác cần dạy trẻ xác định phía phải – phía trái của người khác dựa trên sự xác định tay phải và tay trái của người đó. Đến cuối lớp MGL giáo viên cần chú ý dạy trẻ học cách xác định vị trí đồ vật so với đồ vật khác nhằm hình thành cho trẻ kĩ năng xác định và diễn đạt bằng lời nói mối quan hệ không gian giữa các vật. Điều đó có tác dụng giúp trẻ dễ dàng thực hiện sự ĐHTKG với việc sử dụng hệ toạ độ tự do với chuẩn là vật bất kì. Trong thời gian trẻ học ở lớp MGL, giáo viên cần tiếp tục phát triển cho trẻ kĩ năng định hướng trên mặt phẳng như: tờ giấy, tấm bảng, trang sách… với việc xác định một cách chi tiết hơn các vị trí trên mặt phẳng như: góc trên bên phải, góc trên bên trái, góc dưới bên phải, góc dưới bên trái. Tiếp tục dạy trẻ định hướng và thay đổi hướng khi di chuyển. Tóm lại, nội dung dạy trẻ MGL ĐHTKG bao gồm: - Phát triển cho trẻ kĩ năng ĐHTKG khi trẻ lấy mình và người khác làm chuẩn. - Dạy trẻ xác định các hướng: phía phải – phía trái của người khác - Dạy trẻ xác định mối quan hệ không gian giữa các vật. - Phát triển cho trẻ kĩ năng định hướng trên mặt phẳng và định hướng khi di chuyển. 1.2.3.2. Phương pháp dạy trẻ MG 5 – 6 tuổi ĐHTKG Ở lớp MGL, giáo viên cần tiếp tục củng cố cho trẻ những kĩ năng định hướng trên cơ thể mình, trên người khác và các khách thể khác, đó là điều kiện quan trọng để trẻ thực hiện sự ĐHTKG khi trẻ lấy mình, người khác, vật khác làm chuẩn. 18 Trẻ mẫu giáo cần nắm được biện pháp phân biệt các hướng khác nhau trên cơ thể người, con vật và các đồ vật khác. Việc dạy trẻ phân tích sơ đồ không gian của các đối tượng khác nhau cần diễn ra trong quá trình trẻ tri giác trực tiếp các đối tượng đó. Tuy nhiên, một số vật xung quanh trẻ lại không có đặc tính không gian rõ ràng như quả bóng, khối vuông…nên trẻ rất khó khăn khi phân tích các đặc tính này ở các vật đó. Vì vậy giáo viên không nên sử dụng các vật này làm vật chuẩn để trẻ luyện tập xác định mối quan hệ không gian giữa các vật. Việc hình thành ở trẻ kĩ năng phân tích sơ đồ không gian của các đối tượng khác nhau là rất cần thiết cho sự ĐHTKG khi trẻ lấy vật khác làm chuẩn và hiểu mối quan hệ không gian giữa các vật. Các kĩ năng này có thể được hình thành ở trẻ thông qua việc trẻ thực hiện các nhiệm vụ chơi, trong các trò chơi học tập và các bài luyện tập. Trẻ MGL cần nắm được kĩ năng xác định phía phải – phía trái của người khác trên cơ sở xác định tay phải và tay trái của người đó: phái phải của người đó là phía bên tay phải của người, phía trái của người là phía bên tay trái của người đó. Để hình thành kĩ năng này, ban đầu trẻ cần xác định tay phải và tay trái của người khác khi người đó đứng cùng hướng với trẻ, sau đó là ở các hướng bất kì bằng cách hình dung mình đứng vào vị trí và cùng hướng với người đó. Dựa trên những kiến thức và kĩ năng đã có ở trẻ, giáo viên tiến hành cho trẻ luyện tập ĐHTKG khi trẻ lấy mình, người khác và vật khác làm chuẩn. Các nhiệm vụ dành cho trẻ MGL cần phức tạp hơn so với các nhiệm vụ cho trẻ bé và nhỡ, như: không gian mà trẻ cần định hướng mở rộng hơn, số lượng các hướng mà trẻ cần xác định đồng thời tăng dần, số lượng các các dấu hiệu của đối tượng mà trẻ cần định hướng nhiều hơn… Ở lớp MGL, trẻ cần tiếp tục học cách di chuyển theo hướng cần thiết và thay đổi hướng trong thời gian đi, chạy ….Trên các tiết học, giáo viên cần giao cho trẻ thực hiện các nhiệm vụ di chuyển theo hướng cần thiết, giáo viên 19 diễn đạt chính xác bằng lời các hướng di chuyển cần thiết như: phía trước, phía sau, phía bên trái….Các bài luyện tập, trò chơi học tập và trò chơi vận động đóng vai trò to lớn trong việc dạy trẻ ĐHTKG. Ví dụ trò chơi “Tìm đồ vật” trẻ phải tích cực thực hiện nhiệm vụ chơi thông qua việc thực hiện các thao tác chơi, di chuyển theo hướng cần thiết, thay đổi hướng di chuyển. Khi mới tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dạng này, diện tích chơi cần có sự hạn chế, cùng với sự tích luỹ kinh nghiệm ở trẻ thì diện tích chơi dần dần được mở rộng, số lượng các đồ vật cùng với những dấu hiệu của chúng mà trẻ cần định hướng tăng dần, số hướng mà trẻ cần xác định ngày càng nhiều hơn. Hơn nữa trẻ phải biết diễn đạt bằng lời các hướng không gian theo một trật tự bất kì. Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi, giáo viên cần yêu cầu trẻ lần lượt thực hiện các nhiệm vụ, các thao tác chơi và giáo viên chỉ giao cho trẻ nhiệm vụ tiếp theo khi trẻ đã hoàn thành nhiệm vụ trước đó. Trong quá trình dạy trẻ định hướng khi di chuyển, giáo viên cần dạy trẻ một số luật lệ giao thông, hình thành cho trẻ một số kĩ năng định hướng theo các hướng bên phải và bên trái. Chẳng hạn đi bộ phải đi trên vỉa hè và đi ở bên phải, đi bằng xe cộ thì đi dưới lòng đường và đi ở phần đường bên phải. Trên các tiết học và trong các hoạt động khác của trẻ, giáo viên cần phát triển ở trẻ phản ứng nhanh nhẹn và chính xác trước tín hiệu âm thanh, đồng thời yêu cầu trẻ xác định hướng phát ra âm thanh, di chuyển về hướng có tín hiệu âm thanh và diễn đạt bằng lời các hướng mà trẻ đã xác định. Việc dạy trẻ có thể tiến hành qua các trò chơi học tập như “Bạn ở phía nào của cháu”, “Con vật kêu ở phía nào của cháu”, “Bạn trốn ở phía nào”… Trẻ MGL cần xác định vị trí của vật này so với vật khác, học thiết lập mối quan hệ không gian giữa các vật. Chẳng hạn, búp bê đứng ở giữa, bên phải búp bê là chó, bên trái búp bê là ôtô. Đồng thời trẻ học cách xác định vị trí của mình giữa những vật xung quanh. Chẳng hạn, cháu đứng trước bạn Lan, đứng 20

Video liên quan

Chủ Đề