Phương pháp điều tra có thể được thực hiện:

Phương pháp điều tra có thể được thực hiện:

VKSND thị xã Cai Lậy, Tiền Giang kiểm sát việc thực nghiệm điều tra (Ảnh minh họa)

Thế nào là thực nghiệm điều tra? 

Tại Điều 204 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 quy định về thực nghiệm điều tra (TNĐT) như sau:

“1. Để kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, Cơ quan điều tra có thể thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thực nghiệm điều tra phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản.

Nghiêm cấm việc thực nghiệm điều tra xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người tham gia thực nghiệm điều tra và người khác.

2. Trước khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc thực nghiệm điều tra. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải ghi rõ vào biên bản.

3. Điều tra viên chủ trì tiến hành thực nghiệm điều tra và việc thực nghiệm điều tra phải có người chứng kiến.

Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Cơ quan điều tra có thể mời người có chuyên môn tham gia. Trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng có thể tham gia.

4. Trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành theo quy định tại Điều này.”

Với quy định này cho chúng ta thấy:

Thứ nhất, về mục đích của thực nghiệm điều tra: TNĐT được tiến hành nhằm mục đích kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, như: Kiểm tra xem bị can có thể thực hiện được hành vi nào đó hay không? Người làm chứng, bị hại có thể trông thấy, nghe thấy lời nói của bị can trong một khoảng cách xác định hay không?... 

Thứ hai, về người có thẩm quyền thực nghiệm điều tra: Người tiến hành TNĐT có thể là Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên. Trong giai đoạn điều tra, khi cần kiểm tra, xác minh các tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, Cơ quan điều tra có thể TNĐT; Kiểm sát viên chủ yếu kiểm sát việc tuân theo pháp luật của ĐTV khi tiến hành biện pháp này. KSV có thể trực tiếp tiến hành biện pháp này trong trường hợp cần thiết.

Thứ ba, người tham gia thực nghiệm điều tra: Những người có thể tham gia TNĐT: (i) Người có chuyên môn; (ii) Trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng.

Người bắt buộc phải tham gia TNĐT: Điều tra viên, Kiểm sát viên, người chứng kiến.

Như vậy, so với BLTTHS năm 2003 (Điều 153) thì Bộ luật này đã bổ sung quy định cho phép Cơ quan điều tra mời người có chuyên môn tham gia TNĐT và quy định rõ người chủ trì TNĐT chính là Điều tra viên.

Thứ tư, các hoạt động khi TNĐT: Cơ quan điều tra có thể TNĐT bằng cách dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi tiến hành TNĐT, BLTTHS năm 2003 theo hướng khi thấy cần thì có thể đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, còn BLTTHS năm 2015 quy định bắt buộc phải thực hiện các hoạt đồng này, đồng thời còn phải ghi rõ kết quả TNĐT vào biên bản.

Thứ năm, kiểm sát thực nghiệm điều tra: BLTTHS năm 2003 không quy định bắt buộc Kiểm sát viên phải kiểm sát trực tiếp việc TNĐT nên trong quá trình điều tra, Kiểm sát viên chủ yếu kiểm sát việc TNĐT thông qua nghiên cứu các biên bản do Điều tra viên chuyển đến. Để nâng cao trách nhiệm của KSV trong kiểm sát hoạt động điều tra, bảo đảm tính khách quan của việc TNĐT, BLTTHS năm 2015 tại khoản 2 Điều này đã bổ sung quy định bắt buộc Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc TNĐT, theo đó:“Trước khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc thực nghiệm điều tra. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải ghi rõ vào biên bản”.

Thứ sáu, nguyên tắc thực nghiệm điều tra: Tại khoản 1 Điều này quy định rõ khi tiến hành TNĐT không được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người tham gia thực nghiệm điều tra và người khác.

Một số vướng mắc và kiến nghị

Qua nghiên cứu quy định của BLTTHS năm 2015 về TNĐT, chúng tôi thấy quy định về vấn đề này còn có hạn chế, vướng mắc cần được hướng dẫn, sửa đổi.

- Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 45 BLTTHS năm 2015, thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cũng có quyền tiến hành THĐT. Trong khi đó, Điều 204 của Bộ luật này về TNĐT cũng chỉ quy định trình tự, thủ tục áp dụng cho trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiến hành biện pháp này. Bộ luật này không có quy định việc TNĐT của Tòa án, Thẩm phán. Như vậy, vấn đề đặt ra là Thẩm phán tiến hành TNĐT theo trình tự, thủ tục thế nào?

- Điều 204 Bộ luật này thiếu vắng quy định về việc lập biên bản TNĐT. Do đó, trong thời gian tới, cơ quan có thẩm quyền cần xem xét, bổ sung quy định này. Theo chúng tôi, có thể bổ sung thêm một khoản trong Điều luật này và quy định như sau: “Biên bản thực nghiệm điều tra được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này”. Việc bổ sung như trên vừa đầy đủ, vừa thống nhất với các quy định khác của BLTTHS 2015 như: đối chất (Điều 189), nhận dạng (Điều 190), nhận biết giọng nói (Điều 191)...

- Khoản 2 Điều 204 Bộ luật này có quy định: “2. Trước khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc thực nghiệm điều tra. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải ghi rõ vào biên bản.”

Ở đây, có một số vấn đề chưa rõ: Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát bằng văn bản hay hình thức nào khác? Với trường hợp Kiểm sát viên tiến hành TNĐT thì KSV có phải thông báo cho Cơ quan điều tra, Điều tra viên hay không? Các vấn đề này, BLTTHS 2015 chưa quy định rõ. Vì vậy, trong thời gian tới, cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn cụ thể.

Ngoài ra, có hai vấn đề chúng tôi xin bàn thêm:

- Có cần thiết quy định Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát hay không? theo chúng tôi, khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn trực tiếp kiểm sát việc TNĐT nên không cần thiết quy định Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát, mà chỉ cần quy định Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên biết để kiểm sát việc TNĐT;

- Trước khi tiến hành các biện pháp điều tra: khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, khám xét, BLTTHS năm 2015 đều quy định rõ về mục đích Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp là để Viện kiểm sát cử Kiểm sát viên tham gia kiểm sát. trong khi đó, khoản 2 Điều này không có quy định. Do đó, để quy định tại khoản 2 Điều này được đầy đủ, theo chúng tôi, cần bổ sung cụm từ “để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc thực nghiệm điều tra” vào sau cụm từ “điểm tiến hành thực nghiệm điều tra”, cụ thể: như sau: “Trước khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc thực nghiệm điều tra. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc thực nghiệm điều tra. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải ghi rõ vào biên bản”.

- Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Điều tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn TNĐT. Vậy nên, chúng tôi cho rằng, khoản 1 Điều 204 Bộ luật này không cần thiết phải quy định “... Cơ quan điều tra có thể thực nghiệm điều tra...”, mà nên giao quyền quyết định TNĐT cho ĐTV. Theo đó, khi cần kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, ĐTV có thể TNĐT. Tại khoản 4 Điều này cũng nên sửa đổi theo hướng trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể tiến hành TNĐT. Việc sửa đổi như trên là hợp lý và phù hợp với các quy định về các biện pháp điều tra khác của Bộ luật này.  

- Tại khoản 3 Điều 204 Bộ luật này có quy định: Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Cơ quan điều tra có thể mời người có chuyên môn tham gia. Người có chuyên môn là người có kiến thức sâu về một lĩnh vực khoa học, kỹ thuật...Tuy nhiên, với quy định tại khoản 3 Điều này thì không rõ Cơ quan điều tra mời người có chuyên môn tham gia TNĐT bằng văn bản hay hình thức nào khác? Theo chúng tôi, việc mời người có chuyên môn phải được thể hiện bằng văn bản với đầy đủ các nội dung cần thiết như: Lý do mời người có chuyên môn tham gia, họ tham gia các hoạt động gì, thời gian, địa điểm mời họ đến...

Skip to content

Yêu cầu tiến hành thực nghiệm điều tra vụ án hình sự được Viện kiểm sát đưa ra nhằm phục vụ quá trình xử lý vụ án hình sự. Thông qua việc tái hiện lại hành vi, sự việc, hiện tượng đã diễn ra trước đây, có thể đưa ra kết luận khách quan để phục vụ công tác điều tra. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ trình bày thủ tục thực nghiệm điều tra và vai trò của luật trong quá trình thực nghiệm điều tra. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan.

Phương pháp điều tra có thể được thực hiện:

Thủ tục thực nghiệm điều tra và vai trò của luật trong quá trình thực nghiệm điều tra

>>>Xem thêm: Thủ tục đối chất trong Tố tụng hình sự

Tại sao cần phải thực nghiệm điều tra trong vụ án hình sự?

Kiểm tra những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được về vụ án

Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, có thể áp dụng nhiều phương pháp để kiểm tra chứng cứ như: So sánh chúng với nhau, thu thập chứng cứ mới, nghiên cứu nhân thân của bị can, người làm chứng … Chứng cứ cũng có thể kiểm tra bằng con đường thử nghiệm – một hình thức “thử thách” để xác định giá trị thực của chúng. Trong thực tế điều tra, thực nghiệm điều tra được sử dụng rộng rãi như là một phương tiện hữu hiệu để kiểm tra chứng cứ. Qua thực nghiệm điều tra, điều tra viên có thể xác định được mức độ tin cậy và giá trị xác thực của những tình tiết được phản ánh trong lời khai của những người tham gia tố tụng như bị can, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng hoặc của những vật chứng khác nhau đã thu thập được trong quá trình điều tra vụ án.

Kiểm tra và đánh giá các giả thuyết điều tra

Khi tiến hành thực nghiệm điều tra để kiểm tra các giả thuyết điều tra, điều tra viên không nhằm mục đích kiểm tra chứng cứ riêng lẻ nào đó hoặc tổng hợp các chứng cứ đã thu thập được mà kiểm tra những nhận định, phán đoán hoặc những giải thích của mình được xây dựng dựa trên những chứng cứ đó hoặc những tài liệu trinh sát đã thu thập được.

Thu thập những tài liệu, chứng cứ mới

Thực nghiệm điều tra là một biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự. Vì vậy, cũng như các biện pháp điều tra khác được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, nó cũng được sử dụng như là một phương tiện để thu thập chứng cứ (Xem: Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự). Kết quả của thực nghiệm điều tra khẳng định hoặc phủ định sự tồn tại của một tình tiết nào đó trong vụ án hình sự, khẳng định hoặc phủ định những nhận định, phán đoán (giả thuyết) của điều tra viên về vụ án nói chung và về các tình tiết cụ thể của nó. Những tình tiết đã được kiểm tra, những đồ vật, tài liệu được phát hiện có thể trở thành chứng cứ trong vụ án đó. Kết quả thực nghiệm điều tra thường không tạo ra chứng cứ mới mà chỉ phát hiện ra và xác lập chúng.

Phát hiện những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, đề xuất các biện pháp phòng ngừa

Kết quả thực nghiệm điều tra giúp cơ quan điều tra phát hiện được những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hành vi phạm tội. Trên cơ sở đó, cơ quan điều tra sẽ yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp về tổ chức hoặc kỹ thuật để khắc phục và ngăn ngừa, không cho những vụ án tương tự xảy ra.

Nguyên tắc thực nghiệm điều tra

Nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật

Thực nghiệm điều tra là một biện pháp điều tra được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, có mục đích thu thập, kiểm tra chứng cứ, kiểm tra các giả thuyết điều tra phục vụ việc điều tra và xử lý vụ án hình sự. Vì vậy, thực nghiệm điều tra chỉ được tiến hành trong khuôn khổ và theo trình tự thủ tục do pháp luật, mà chủ yếu là luật tố tụng hình sự, quy định. Cụ thể, cần quán triệt một số vấn đề sau:
  • “Không được xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người tham gia việc thực nghiệm điều tra”(khoản 2 Điều 204 Bộ luật tố tụng hình sự);
  • Không được gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, tập thể, công dân khi tiến hành thực nghiệm điều tra;
  • Không được gây ảnh hưởng xấu tới phong tục tập quán, đạo đức, điều kiện sinh hoạt bình thường của nhân dân nơi tiến hành thực nghiệm điều tra;
  • Tiến hành thực nghiệm điều tra phải bảo đảm đúng trình tự, thủ tục do luật tố tụng hình sự quy định (các Điều 204, 205 Bộ luật tố tụng hình sự).

Tôn trọng sự thật khách quan

Kết quả thực nghiệm điều tra được cơ quan điều tra sử dụng làm cơ sở để kiểm tra và đánh giá tính khách quan và mức độ tin cậy của lời khai của những người tham gia tố tụng, vật chứng hay giả thuyết điều tra. Vì vậy, bản thân hoạt động này cũng phải được tiến hành trên nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan, tránh mọi biểu hiện áp đặt ý chí chủ quan hay định kiến. Để thực hiện tốt nguyên tắc này, cần phải chú ý những vấn đề sau:
  • Thực nghiệm điều tra phải được tiến hành trong điều kiện tương tự như điều kiện mà hành vi, sự việc, hiện tượng cần kiểm tra đã diễn ra trong thực tế;
  • Không được gò ép, bắt buộc, gợi mớm, lừa phỉnh, dụ dỗ hoặc có những biểu hiện sai trái khác với những người diễn lại hoặc làm thử;
  • Phải có thái độ nghiêm túc, khách quan khi phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm điều tra cũng như bản thân cuộc thực nghiệm điều tra.

Thủ tục thực nghiệm điều tra

Phương pháp điều tra có thể được thực hiện:

Thủ tục thực nghiệm điều tra

>>>Xem thêm: Điều Tra Vụ Án Hình Sự Là Gì? Ban hành quyết định thực nghiệm điều tra Căn cứ vào điểm d khoản 2 Điều 36, điểm đ Khoản 2 Điều 41, điểm d Khoản 1 Điều 45  BLTTHS 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể nhất định trong việc ban hành quyết định thực nghiệm điều tra. Đồng thời tại Khoản 1 Điều 204 BLTTHS 2015 quy định:
  • Để kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, Cơ quan điều tra có thể thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thực nghiệm điều tra phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản.
  • Nghiêm cấm việc thực nghiệm điều tra xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người tham gia thực nghiệm điều tra và người khác.

Nghĩa vụ thông báo về thực nghiệm điều tra

Theo Khoản 2 Điều 204 BLTTHS 2015 quy định trước khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc thực nghiệm điều tra. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải ghi rõ vào biên bản.

Biên bản thực nghiệm điều tra

Biên bản thực nghiệm điều tra vụ án hình sự là văn bản ghi lại toàn bộ quá trình diễn ra hoạt động thực nghiệm điều tra hiện trường. Nội dung biên bản ghi rõ ngày giờ, địa điểm diễn ra hoạt động thực nghiệm điều tra và có chữ ký của những người tham gia. Căn cứ tại Khoản 1 Điều Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định: “Kiểm sát viên báo cáo với Lãnh đạo đơn vị để ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành thực nghiệm điều tra đối với những vụ án cần kiểm tra và xác minh những tài liệu, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án. Kiểm sát viên cần nghiên cứu nội dung, kế hoạch thực nghiệm điều tra, kiểm sát việc thực nghiệm điều tra, bảo đảm việc thực nghiệm điều tra và lập biên bản thực nghiệm điều tra tuân thủ đúng các quy định tại Điều 153 và Điều 154 BLTTHS”.

Quyền đề nghị dừng thực nghiệm điều tra, hoãn thực nghiệm điều tra, tiến hành thực nghiệm điều tra lại

Quyền đề nghị dừng thực nghiệm điều tra, hoãn thực nghiệm điều tra thuộc về kiểm sát viên phụ trách vụ án theo tinh thần theo điểm d Khoản 1 điều 42 BLTTHS 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự và tại Khoản 3 Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Thông qua đó cho thấy đây là một hạn chế của Luật sư hiện nay khi tham gia vụ án hình sự vì họ chỉ được có mặt nhưng không được thực hiện được quyền giám sát, kiến nghị.

Vai trò của luật trong quá trình thực nghiệm điều tra

Xác minh sự thật khách quan của vụ án

Để kiểm tra, đánh giá chứng cứ, lời khai của các đối tượng và người có liên quan, đảm bảo khách quan, đúng người, đúng tội, đúng bản chất vụ việc, cơ quan điều tra (hoặc Viện Kiểm sát) tiến hành thực nghiệm điều tra. Từ việc dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống… sẽ giúp lực lượng chức năng có được góc nhìn tổng quát, sinh động và đánh giá khách quan về toàn bộ vụ án;  phát hiện tính logic, hoặc mâu thuẫn, bất hợp lý trong lời khai, tài liệu, chứng cứ đã thu thập được; đồng thời khai thác thêm những thông tin, chứng cứ về vụ án, về hành vi phạm tội của các đối tượng mà các biện pháp điều tra khác chưa thu thập được.

Đảm tính khách quan, đúng quy định pháp luật của cơ quan điều tra

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thủ tục tiến hành thực nghiệm điều tra, cụ thể tại Khoản 3 Điều 204 quy định: “Điều tra viên chủ trì tiến hành thực nghiệm điều tra và việc thực nghiệm điều tra phải có người chứng kiến. Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Cơ quan điều tra có thể mời người có chuyên môn tham gia. Trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng có thể tham gia.” Từ đó, có thể thấy luật đã quy định chặt chẽ về việc giảm sát quá trình thực nghiệm điều tra đồng thời cho phép mời các chuyên gia có chuyên môn cũng như các bên vụ án tham gia nhằm đảm bảo tính khách quan, minh bạch và làm đúng theo quy định pháp luật của cơ quan điều tra. >>>Xem thêm: Trả hồ sơ điều tra bổ sung khi nào trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự?

Thu thập thêm chứng cứ bảo vệ thân chủ

Trong quá trình giám sát điều tra, nếu thấy những tài liệu, chứng cứ điều tra vụ án mà Cơ quan điều tra thu thập chưa đầy đủ, có những mâu thuẫn thì Viện Kiểm sát có thể tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thực nghiệm điều tra do Viện Kiểm sát tiến hành cũng được thực hiện theo quy định tại Điều 204 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Khi đó, việc thực nghiệm điều tra có thể thu thập thêm các chứng cứ hữu ích mà chưa thể thu thập được để bảo vệ quyền lợi của thân chủ

Dịch vụ luật sư hình sự

Tư vấn, lên phương án bảo vệ thân chủ

Ngay khi thực hiện hành vi có yếu tố liên quan đến pháp luật hình sự, nhưng cá nhân, tổ chức không xác định được lỗi của hành vi mà mình gây ra. Dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự ra đời nhằm giúp khách hàng giải quyết vấn đề trên, cụ thể bao gồm những nội dung sau:
  • Hành vi có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì có cấu thành tội phạm hay không? Phụ thuộc vào hành vi và động cơ
  • Chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm là như thế nào?
  • Mức khung hình phạt cho loại tội phạm
  • Khi nào thì được hưởng sự khoan hồng của pháp luật
  • Giảm nhẹ, tăng nặng hình phạt
  • Mức độ nguy hiểm của tội danh
  • Tư vấn bồi thường dân sự trong vụ án hình sự
  • Thời gian bị tạm giam, tạm giữ
  • Quy trình khởi tố xét xử vụ án hình sự

Soạn thảo đơn từ, văn bản trong suốt quá trình tham gia tố tụng từ điều tra, truy tố, xét xử

Tư vấn SOẠN THẢO đơn từ, văn bản phục vụ cho quá trình tố tụng
  • Đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
  • Đơn trình báo vi phạm
  • Đơn kêu oan
  • Đơn xin bảo lãnh
  • Đơn kháng cáo
  • Đơn xin sao lục bản án quyết định
  • Đơn xin giảm nhẹ hình phạt
  • Đơn xin chuyển khung hình phạt
  • Đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự

Trực tiếp tham gia vụ án với tư cách người bảo vệ, người bào chữa cho thân chủ

Theo quy định tại Điều 74 BLTTHS 2015:
  • Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.
  • Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
Luật sư có vai trò trấn an thân chủ, động viên họ đưa ra lời khai trung thực, khách quan. Từ đó có thêm cơ sở để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho thân chủ mình. Xuyên suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử, luật sư hình sự có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Do đó, khách hàng có thể yên tâm rằng, đội ngũ luật sư chuyên môn của chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho thân chủ.

Quy trình tiếp nhận và cung cấp thông tin

Quy trình cung cấp dịch vụ của chúng tôi gồm các bước:
  • Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và yêu cầu của khách hàng đối với vụ việc về pháp luật hình sự cần hỗ trợ giải quyết;
  • Bước 2: Hội đồng luật sư tiếp nhận và báo phí dịch vụ nếu có thể hỗ trợ theo yêu cầu của khách hàng;
  • Bước 3: Khách hàng và Chuyên tư vấn Luật ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thanh toán phí theo thỏa thuận;
  • Bước 4: Luật sư chuyên môn phụ trách nghiên cứu và đưa ra phương án xử lý theo các phương thức như trên; đồng thời tư vấn cho khách hàng những ưu, khuyết điểm của từng phương án cũng như thực hiện công việc theo thoả thuận.
  • Bước 5: Luật sư chuyên môn phụ trách thông báo tiến độ xử lý theo các phương thức trên và tư vấn hướng giải quyết tiếp theo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

Thông tin liên hệ Luật sư

Phương pháp điều tra có thể được thực hiện:

Thông tin liên hệ Luật sư Chuyên tư vấn luật

Chuyên tư vấn luật nhận hỗ trợ, hướng dẫn trợ giúp pháp luật trực tuyến qua các hình thức như sau: Trên đây là một số tư vấn sơ lược về Thủ tục thực nghiệm điều tra và vai trò của luật trong quá trình thực nghiệm điều tra. Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan về lĩnh vực hợp đồng dân sự quý khách có thể truy cập TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ để tham khảo một cách chi tiết và kịp thời nhất, đồng thời bạn đọc vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn! *Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: .

Phương pháp điều tra có thể được thực hiện:

Phương pháp điều tra có thể được thực hiện:

Phương pháp điều tra có thể được thực hiện:

Phương pháp điều tra có thể được thực hiện:

Phương pháp điều tra có thể được thực hiện:

Phương pháp điều tra có thể được thực hiện:

Phương pháp điều tra có thể được thực hiện:

Phương pháp điều tra có thể được thực hiện:

Phương pháp điều tra có thể được thực hiện:

Phương pháp điều tra có thể được thực hiện:

Phương pháp điều tra có thể được thực hiện:

Phương pháp điều tra có thể được thực hiện:

Phương pháp điều tra có thể được thực hiện:

Phương pháp điều tra có thể được thực hiện:

Phương pháp điều tra có thể được thực hiện:

  • Gọi ngay
  • Đặt câu hỏi
  • Báo giá
  • Đặt lịch hẹn