Phương pháp nghiên cứu khoa học về ô tô

1. Hướng chuyên sâu Kỹ thuật Động cơ nhiệt

1.1 Mục tiêu đào tạo

1.1.1 Mục tiêu chung

Đào tạo Tiến sĩ ngành/chuyên ngành Kỹ thuật ô tô có trình độ chuyên môn cao, có kiến thức thực tế và lý thuyết tiên tiến, chuyên sâu ở vị trí hàng đầu của chuyên ngành đào tạo; có kỹ năng tổng hợp, phân tích thông tin, phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; có kỹ năng tư duy, nghiên cứu độc lập, độc đáo, sáng tạo tri thức mới; có kỹ năng truyền bá, phổ biến kiến thức, thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn; thể hiện năng lực sáng tạo, có khả năng tự định hướng và dẫn dắt chuyên môn, khả năng đưa ra các kết luận, khuyến cáo khoa học mang tính chuyên gia đồng thời có khả năng đào tạo các bậc Đại học và Cao học.

1.1.2 Mục tiêu cụ thể

Sau khi đã kết thúc thành công chương trình đào tạo, Tiến sĩ ngành/chuyên ngành Kỹ thuật ô tô động lực, hướng chuyên sâu Kỹ thuật Động cơ nhiệt: Có khả năng phát hiện và trực tiếp giải quyết các vấn đề khoa học thuộc các lĩnh vực Kỹ thuật Động cơ nhiệt. Có khả năng tự định hướng, dẫn dắt, lãnh đạo nhóm nghiên cứu thuộc các lĩnh vực [kỹ thuật] Động cơ nhiệt Có khả năng làm chủ các lý thuyết khoa học, phương pháp, công cụ nghiên cứu và phát triển, khả năng quản lý, điều hành chuyên môn trong nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực Kỹ thuật Động cơ nhiệt. Có kỹ năng tổng hợp, làm giàu và bổ sung tri thức chuyên môn trong lĩnh vực Kỹ thuật Động cơ nhiệt. Có khả năng nghiên cứu, khả năng đưa ra các kết luận, khuyến cáo khoa học mang tính chuyên gia thuộc lĩnh vực Kỹ thuật Động cơ nhiệt. Có khả năng cao để trình bầy, giới thiệu [bằng các hình thức bài viết, báo cáo hội nghị, giảng dậy đại học và sau đại học] các vấn đề khoa học thuộc lĩnh vực nói trên.

1.2 Thời gian đào tạo

Thời gian đào tạo là 3 năm đối với NCS có bằng tốt nghiệp ThS, 4 năm đối với NCS có bằng tốt nghiệp ĐH. Trong 24 tháng đầu, NCS phải dành ít nhất 12 tháng theo học tập trung liên tục tại Trường. 1.3 Khối lượng kiến thức 2 Khối lượng học tập tối thiểu 106 tín chỉ đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp thạc sĩ.

Trong đó:

+ Luận án tiến sĩ tương đương với 90 tín chỉ [tương đương 30 TC/năm].

+ Tiểu luận tổng quan: 2 tín chỉ

+ Học phần tiến sĩ: tối thiểu 08 tín chỉ.

+ Chuyên đề tiến sĩ: 06 tín chỉ [03 chuyên đề tiến sĩ, mỗi chuyên đề 2 tín chỉ].

+ Các học phần bổ sung: từ 4 đến 16 tín chỉ đối với NCS có bằng tốt nghiệp thạc sĩ chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng hoặc thạc sĩ ngành gần với ngành đăng ký làm tiến sĩ.

Đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp đại học: các học phần bổ sung bao gồm các học phần ở trình độ thạc sĩ thuộc ngành hoặc chuyên ngành [sau đây gọi chung là ngành] tương ứng, trừ các học phần ngoại ngữ và luận văn để đảm bảo nghiên cứu sinh đạt chuẩn đầu ra Bậc 7 của Khung trình độ quốc gia và yêu cầu của lĩnh vực, đề tài nghiên cứu. Khối lượng của các học phần bổ sung được xác định cụ thể cho từng loại đối tượng tại mục 4.

2. Hướng chuyên sâu Kỹ thuật Ô tô

2.1 Mục tiêu đào tạo

2.1.1 Mục tiêu chung

Đào tạo Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Ô tô, hướng chuyên sâu Kỹ thuật Ô tô có trình độ chuyên môn cao, có kiến thức thực tế và lý thuyết tiên tiến, chuyên sâu ở vị trí hàng đầu của chuyên ngành đào tạo; có kỹ năng tổng hợp, phân tích thông tin, phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; có kỹ năng tư duy, nghiên cứu độc lập, độc đáo, sáng tạo tri thức mới; có kỹ năng truyền bá, phổ biến kiến thức, thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn; thể hiện năng lực sáng tạo, có khả năng tự định hướng và dẫn dắt chuyên môn, khả năng đưa ra các kết luận, khuyến cáo khoa học mang tính chuyên gia đồng thời có khả năng đào tạo các bậc Đại học và Cao học.

2.1.2 Mục tiêu cụ thể

Sau khi đã kết thúc thành công chương trình đào tạo, Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Ô tô, hướng chuyên sâu Kỹ thuật Ô tô: Có khả năng phát hiện và trực tiếp giải quyết các vấn đề khoa học thuộc các lĩnh vực kỹ thuật: Động lực học ô tô và xe chuyên dụng, Tối ưu hóa các kết cấu, Điều khiển các hệ thống ô tô và xe chuyên dụng. Có khả năng tự định hướng, dẫn dắt, lãnh đạo nhóm nghiên cứu thuộc các lĩnh vực [kỹ thuật] Động lực học ô tô và xe chuyên dụng, Tối ưu hóa các kết cấu, Điều khiển các hệ thống ô tô và xe chuyên dụng. Có khả năng làm chủ các lý thuyết khoa học, phương pháp, công cụ nghiên cứu và phát triển, khả năng quản lý, điều hành chuyên môn trong nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực Ô tô máy kéo và xe chuyên dụng. Có kỹ năng tổng hợp, làm giàu và bổ sung tri thức chuyên môn trong lĩnh vực Ô tô máy kéo và xe chuyên dụng. Có khả năng nghiên cứu, khả năng đưa ra các kết luận, khuyến cáo khoa học mang tính chuyên gia thuộc lĩnh vực Động lực học ô tô và xe chuyên dụng, Tối ưu hóa các kết cấu, Điều khiển các hệ thống ô tô và xe chuyên dụng. Có khả năng cao để trình bầy, giới thiệu [bằng các hình thức bài viết, báo cáo hội nghị, giảng dạy đại học và sau đại học] các vấn đề khoa học thuộc lĩnh vực nói trên.

2.2 Thời gian đào tạo Hệ tập trung liên tục:

Thời gian đào tạo là 3 năm đối với NCS có bằng tốt nghiệp ThS, 4 năm đối với NCS có bằng tốt nghiệp ĐH. Trong 24 tháng đầu, NCS phải dành ít nhất 12 tháng theo học tập trung liên tục tại Trường.

Hệ không tập trung liên tục: NCS có văn bằng ThS đăng ký thực hiện trong vòng 4 năm đảm bảo tổng thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường là 3 năm và 12 tháng đầu tiên tập trung liên tục tại Trường.

2.3 Khối lượng kiến thức

Khối lượng học tập tối thiểu 106 tín chỉ đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp thạc sĩ.

Trong đó:

+ Luận án tiến sĩ tương đương với 90 tín chỉ [tương đương 30 TC/năm].

+ Tiểu luận tổng quan: 2 tín chỉ

+ Học phần tiến sĩ: tối thiểu 08 tín chỉ.

+ Chuyên đề tiến sĩ: 06 tín chỉ [03 chuyên đề tiến sĩ, mỗi chuyên đề 2 tín chỉ]. 

+ Các học phần bổ sung: từ 4 đến 16 tín chỉ đối với NCS có bằng tốt nghiệp thạc sĩ chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng hoặc thạc sĩ ngành gần với ngành đăng ký làm tiến sĩ. Đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp đại học: các học phần bổ sung bao gồm các học phần ở trình độ thạc sĩ thuộc ngành hoặc chuyên ngành [sau đây gọi chung là ngành] tương ứng, trừ các học phần ngoại ngữ và luận văn để đảm bảo nghiên cứu sinh đạt chuẩn đầu ra Bậc 7 của Khung trình độ quốc gia và yêu cầu của lĩnh vực, đề tài nghiên cứu. Khối lượng của các học phần bổ sung được xác định cụ thể cho từng loại đối tượng tại mục 2.4.

TS. ĐẶNG VIỆT HÀ

ThS. LÊ ĐÌNH NAM

Cục Đăng kiểm Việt Nam

TÓM TẮT: Lốp hơi là linh kiện quan trọng của ô tô trong việc đảm bảo khả năng truyền lực, khả năng chịu tải, tạo độ êm dịu và duy trì hướng chuyển động. Do phải sử dụng một thời gian dài trong điều kiện làm việc khắc nghiệt dẫn tới lốp bị mòn, hỏng có thể gây mất an toàn cho ô tô. Trên thực tế, bên cạnh việc kiểm soát về an toàn kỹ thuật của ô tô thì lốp là một linh kiện cần kiểm soát về chất lượng, đặc biệt là độ bền. Trên thế giới, để thử nghiệm độ bền của lốp người ta có nhiều phương pháp và đã được quy chuẩn hóa. Bài báo trình bày phương pháp thử nghiệm, đánh giá độ bền lốp hơi ô tô bằng phương pháp thực nghiệm theo Quy chuẩn QCVN 34:2017/BGTVT.

TỪ KHÓA: Độ bền, lốp hơi ô tô, phương pháp thực nghiệm.

ABSTRACT: Tires are important components of the automobile to ensure its transmission, load bearing capacity, mellow and maintain the direction of motion. Having to use a long time in extreme working conditions resulting in worn or worn tires can cause unsafe cars. In fact, besides the technical control of the car, the tire is a component that needs quality control, especially durability. In the world, to test the durability of tires people have many methods and have been standardized. This paper presents the method of testing and evaluating the durability of automobile tire by experimental method in accordance with QCVN 34:2017/BGTVT.

KEYWORDS: Enduarance, automobile pneumatic tyre, experimental method.

Video liên quan

Chủ Đề