Phương pháp xử lý nước thải phẩm màu

Các nhà máy dệt nhuộm, thuộc da, in ấn,… thường phát sinh nước thải sản xuất có nồng độ màu cao. Đặc biệt, nước thải ngành dệt nhuộm là khó xử lý nhất vì có độ màu nước rất cao và thay đổi tải lượng liên tục.

Đặc tính độ màu trong nước thải dệt nhuộm

Đặc tính nước thải dệt nhuộm thường chứa tổng hàm lượng các chất rắn, chất rắn lơ lửng, độ màu, BOD, COD cao,… Lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp phải dựa vào rất nhiều yếu tố như lưu lượng nước thải, đặc tính nước thải, tiêu chuẩn xả thải, xử lý nước thải tập trung hay cục bộ.

Quy trình xử lý độ màu cao trong nước thải dệt nhuộm

Bước 1: Nước thải được tập trung ở bể gom sẽ chảy qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất rắn thô.

Bước 2: Nước thải sau song chắn rác sẽ chảy vào bể điều hòa để giúp ổn định lưu lượng và nồng độ, đồng thời cũng giảm đi một phần nhiệt độ vốn rất cao của nước thải.

Bước 3: Sau đó, nước thải đưa vào bể keo tụ để tiến hành thực hiện quá trình kết dính các cặn bẩn lại với nhau, giúp các cặn bẩn lắng xuống phía dưới.

Bước 4: Nước thải được tiếp tục bơm vào bể Aerotank, bể được cấp khí từ máy thổi khí để đẩy nhanh quá trình xử lý. Hoạt động sinh học hiếu khí sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ thành vô cơ [chủ yếu là khí CO2 và H2O].

Bước 5: Sau quá trình xử lý hiếu khí, nước thải có độ màu cao được dẫn vào bể lắng để lắng trọng lực nhằm loại bỏ cặn bùn hoạt tính.

Bước 6: Nước thải được chảy vào bể khử trùng nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây hại.

Nếu nước thải đầu ra vẫn chưa đạt tiêu chuẩn thì sẽ được tăng cường bể xử lý bằng bể lọc áp lực để loại bỏ hoàn toàn các thành phần gây nên ô nhiễm. Đồng thời, trong suốt quá trình xử lý sẽ cần đến sự trợ lực của những hóa phẩm khử màu chuyên dụng thích hợp với đặc tính và lưu lượng của nước thải.

Các phương pháp xử lý độ màu trong nước thải dệt nhuộm

Dưới đây là các phương pháp xử lý độ màu trong nước thải dệt nhuộm hiệu quả nhất hiện nay:

a. Xử lý nước thải có độ màu bằng phương pháp keo tụ

Phương pháp này rất thông dụng trong xử lý nước thải ngành dệt nhuộm. Phương pháp này thường sử dụng các loại phèn nhôm hay phèn sắt. Sau đó hòa với sữa vôi như sunfat sắt, sunfat nhôm. Hay hay các loại hỗn hợp của 2 loại phèn này và hydroxit canxi Ca[OH]2 với mục đích là khử màu và khử một phần nồng độ các chất COD.

Cùng với các phương pháp keo tụ hóa học thì phương pháp keo tụ điện hóa cũng đã được ứng dụng. Giúp khử màu nước ở quy mô công nghiệp.

b. Xử lý độ màu trong nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp xử lý hóa học

Phương pháp này sử dụng các phản ứng hóa học để xử lý màu của nước thải. Phương pháp xử lý hóa học thường kết hợp với phương pháp xử lý lý học. Tuy hiệu quả cao nhưng lại đòi hỏi chi phí. Và có thể sinh ra các sản phẩm phụ độc hại khác.

Xử lý hóa học theo quy trình gồm kết tủa, oxy hóa khử và trao đổi ion và zeolit tự nhiên.

c. Xử lý độ màu trong nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp sinh học

Phương pháp này thường được áp dụng để loại bỏ amoniac, nitrat, selen,…Vì hầu hết quy trình xử lý sẽ bao gồm tăng trưởng dính bám lơ lửng, lò phản ứng sinh học màng.

Đôi với tăng trưởng dính bám lơ lửng thường được ứng dụng để xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ, cũng có thể dùng trong công nghiệp. Phương pháp này thực hiện chủ yếu dựa vào đặc tính của bùn hoạt tính. Vi khuẩn ở bên trong bùn hoạt tính sẽ khử hết chất dinh dưỡng.

d. Xử lý độ màu trong nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp xử lý vật lý

Phương pháp này liên quan đến công nghệ làm sạch, lọc và màng. Phương pháp này hầu như vẫn chưa loại bỏ hết các chất ô nhiễm hòa tan. Ngoại trừ quy trình thẩm thấu ngược. Phương pháp xử lý vật lý thường kết hợp với với những phương pháp như: đông tụ, keo tụ và lắng. Nhằm mục đích loại bỏ các hạt cặn lơ lửng.

Các vật liệu như cát, sỏi than hoạt tính,.. thường được sử dụng trong các phương pháp lọc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Lớp lọc này có công dụng tự rửa ngược dòng chảy định kỳ. Nhằm chuyển chất ô nhiễm này sang dòng chảy khác.

Các công nghệ màng được ưa chuộng nhất hiện nay đó là vi lọc, siêu lọc, lọc nano và thẩm thấu ngược. Bao gồm các lỗ lọc có kích thước nhỏ có thể giữ lại các tạp chất ô nhiễm.

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giải pháp tốt nhất:

Để có thể xử lý nguồn nước thải hiệu quả, chúng ta cần phải nắm được độ màu của nước để có phương pháp xử lý tốt nhất, tránh gây ô nhiễm. Vậy độ màu là gì?

Để xử lý nước thải trong công nghiệp và sinh hoạt có độ màu cao, chúng ta phải biết được các đặc tính, chỉ số ô nhiễm và đặc biệt là độ màu của nước, qua đó đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp. Vậy độ màu là gì? Các phương pháp xử lý độ màu của nước thải an toàn và hiệu quả nhất? 

Độ màu của nước là gì?

 

Độ màu của nước là gì?

Độ màu là khái niệm được dùng để chỉ màu của nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Thông thường, nước thải công nghiệp sẽ có màu đen và màu nâu hoặc màu vàng, màu trắng đục đối với nước thải sinh hoạt. 

Độ màu do các hợp chất hòa tan trong nước gây ra như muối vô cơ, thuốc nhuộm công nghiệp, các chất hữu cơ,... Có rất nhiều cách để xác định màu của nước nhưng cách phổ biến nhất vẫn thường hay áp dụng đó là dùng dung dịch chuẩn clorophantinat coban để làm mẫu so sánh màu nước. 

Xem thêm: ĐỘ PH CỦA NƯỚC LÀ GÌ? CÁCH XỬ LÝ NƯỚC CÓ ĐỘ PH CAO?

Ý nghĩa môi trường của độ màu nước

Tác động của độ màu nước với môi trường

Đối với nguồn nước sinh hoạt [nguồn nước cấp đã qua xử lý phục vụ sinh hoạt, ăn uống] thì độ màu có thể giúp chúng ta đánh giá độ sạch của nước dùng có đảm bảo an toàn cho sức khỏe không. 

Còn đối với nguồn nước thải công nghiệp thì độ màu là thang đo đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước, để từ đó có được phương pháp xử lý phù hợp, giảm thiểu tác hại đến môi trường sinh thái. 

Xem thêm: 18+ chất xử lý nước thải tại GHGroup

Phương pháp xác định độ màu của nước 

Sau khi đã có thông tin độ màu là gì? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu phương pháp xác định độ màu của nước. 

Hiện nay có 3 phương pháp xác định độ màu của nước, đó là: 

  • Kiểm tra, quan sát bằng mắt thường

  • Xác định độ màu bằng thiết bị quang học 

  • Xác định độ màu sử dụng thiết bị quang học để xác định độ hấp thụ tại bước sóng 𝜆 = 410nm

Thông số đặc trưng của nước thải 

Có 11 thông số đặc trưng đối với nước thải sinh hoạt, tiêu biểu như nồng độ pH, BOD5 [200C], tổng chất rắn lơ lửng, tổng chất rắn hòa tan, sunfua, amoni, nitrat,... 

Trong khi đó, các thông số đặc trưng nước thải công nghiệp bao gồm nhiệt độ, mùi, màu sắc nước, độ đục, các chất ô nhiễm có trong nước, chất rắn, chất nổi như dầu mỡ hay các hợp chất hữu cơ tan trong nước, các loại muối vô cơ,... 

Phương pháp xử lý nước thải có độ màu cao 

Xử lý độ màu của nước thải công nghiệp 

Để xử lý độ màu của nước thải công nghiệp nói chung, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây:

Giảm độ màu bằng các hóa chất trợ lắng, đông tụ 

Trong nước thải có rất nhiều chất rắn lơ lửng để loại bỏ chúng thì người ta bổ sung thêm các hóa chất trợ lắng, đông tụ như, AlCl3, FeCl2,... nhưng trong đó Hóa chất PAC được ứng dụng rộng rãi hơn vì dễ sử dụng và cho hiệu suất giảm màu cao hơn. 

Các hóa chất này có tác dụng trung hòa điện tích âm của các hạt chất rắn có trong nước, ngăn cản chúng chuyển động hỗn loạn. Đồng thời, liên kết tạo thành bông cặn lắng đọng để loại bỏ sau quá trình lọc nước thải. 

Xem thêm:

  • Báo giá PAC Ấn Độ  25kg/bao

  • Chất phá màu nước thải Trung Quốc, 30kg/can

Giảm độ màu bằng than hoạt tính 

Về bản chất, than hoạt tính có khả năng hấp thụ màu và mùi rất tốt. Không chỉ giúp giảm độ màu, nó còn giúp nước giảm đi mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, cách làm này chỉ áp dụng phù hợp với các hệ thống xử lý nước thải nhỏ. Bên cạnh đó chi phí than hoạt tính cũng khá cao so với các hóa chất xử lý nước thải khác. 

Than hoạt tính 

Sử dụng clo và các hợp chất clo để oxy hóa

Bạn có thể sử dụng clo và các hợp chất của chúng như NaClO3, Ca[OCl]2,... để làm chất oxy hóa, tách H2S, Na2SO4 hay các hợp chất hữu cơ khó tan như phenol, xyanua ra khỏi nước thải và giữ lại nguồn nước sạch. 

Ứng dụng phương pháp màng lọc bán thấm 

Nguyên lý hoạt động của màng lọc bán thấm đó là tách, lọc nước sạch và giữ lại các hợp chất hữu cơ khó tan, chất rắn, dầu mỡ ở trên màng lọc.

Công nghệ màng lọc ngược RO

Một số màng lọc nước thải thường được áp dụng hiện nay đó là màng lọc nano, màng lọc thẩm thấu ngược RO, màng vi lọc, màng siêu lọc,.... So với các phương pháp khác thì cách làm này có thể giúp tiết kiệm được đến 70% lượng nước sạch tiêu tốn trong quá trình lọc chất thải. 

Xử lý độ màu trong nước cấp 

Xử lý màu nước thải sinh hoạt bằng thực vật 

Để xử lý màu nước thải trong sinh hoạt, bạn có thể sử dụng thực vật có khả năng quang hợp tốt, loại bỏ các hợp chất khó tan, chất rắn, chất nổi trong nước như tảo, bèo tây,...

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng tảo 

Đây là phương pháp dễ áp dụng giúp tiết kiệm chi phí, thân thiện với môi trường và phù hợp để giảm màu, khử mùi trong nước thải.

Áp dụng các công nghệ xử lý nước thải 

Với công nghệ khoa học ngày càng phát triển, có nhiều công nghệ xử lý nước thải chuyên nghiệp khoa học như SBR, MET,... 

Ưu điểm của các phương pháp này là dễ vận hành, chi phí thấp, tuổi thọ sử dụng cao. Đặc biệt là chất lượng nước lọc được các chuyên gia khoa học đánh giá an toàn với sức khỏe con người và vật nuôi. 

Giảm màu nước thải bằng cách trung hòa nồng độ pH 

Trong nước thải sinh hoạt có chứa rất nhiều hợp chất hóa học có tính acid hoặc bazơ. Bạn hãy bỏ những hóa chất, vật liệu có tác dụng trung hòa nồng độ pH trong nước về khoảng chuẩn 6.5

Chủ Đề