Quả roi miền nam gọi là gì

TPO - Quả roi hay còn gọi là quả mận có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng cần đặc biệt lưu ý khi ăn bởi có nhiều đại kỵ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tác dụng của quả roi đối với sức khỏe

Thanh nhiệt cơ thể

Quả roi là loại trái cây chứa nhiều nước, nên có khả năng ngăn ngừa tình trạng đột quỵ do nhiệt, mất nước. Vào mùa hè, ăn roi hoặc uống nước ép quả roi sẽ giúp cơ thể bù nhiệt giải độc rất tốt, nhất là phù hợp với người đang bị sốt, hoặc mất nhiều nước do vận động quá sức.

Tốt cho tim mạch

Các nghiên cứu cho thấy, một số chất trong quả roi có thể giúp ngăn chặn sự “leo thang” cholesterol xấu trong cơ thể. Từ đó giúp ngăn ngừa sự phát triển của các căn bệnh liên quan đến tim mạch như chứng xơ vữa động mạch, động mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Tăng cường thị lực

Trong quả roi chứa rất nhiều vitamin A cũng như các chất mangan, kali, nhất là riboflavin nên tốt cho đôi mắt.

Do vậy, muốn có một đôi mắt luôn sáng khỏe, giảm tỷ lệ các triệu chứng khô mắt, mờ mắt, quáng gà, thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể… bạn đừng quên ăn quả roi thường xuyên.

Chống nhiễm trùng nấm

Trong quả roi có chứa một hợp chất hữu cơ có khả năng chống nấm và vi khuẩn. Chất này sẽ giúp tiêu diệt những vi khuẩn có hại trong đường ruột khi bạn lỡ ăn phải những thực phẩm sống, thực phẩm xấu.

Thải độc tố ra ngoài cơ thể

Trong quan niệm dân gian, quả roi có khả năng khử độc cơ thể rất tốt. Người ta thường dùng quả roi sắc thành nước uống để giúp đào thải độc tố ra khỏi bên ngoài cơ thể, đặc biệt tốt cho gan, thận.

Trị tiêu chảy và đầy hơi

Nhờ chứa 93% hàm lượng nước và chất xơ mà quả roi có thể trị được những vấn đề tiêu hóa thường gặp như đầy hơi, tiêu chảy. Bên cạnh đó, chất pectin có trong quả roi còn giúp hỗ trợ rất tốt cho người bị kiết lỵ.

Giảm nguy cơ ung thư

Tác dụng của quả roi có khả năng tiêu diệt các gốc tự do từ đó giúp giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.

Ngoài ra, các nghiên cứu trên động vật cũng ghi nhận, các hoạt chất tách từ quả roi có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư xương, mà không ảnh hưởng đến các tế bào bình thường.

Điều trị tiểu đường

Một trong những tác dụng của quả roi là có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Trong quả roi có chứa chất Alkaloid, có tác dụng ngăn chặn quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường bên trong cơ thể. Do đó, những người bị bệnh tiểu đường có thể thêm quả roi vào chế độ ăn uống của mình.

Ngoài phần thịt, hạt roi còn được dùng làm thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng cách tán hạt thành bột khô rồi trộn vào thực phẩm và thức uống sử dụng hằng ngày.

Những lưu ý khi ăn quả roi

Để tận dụng tối đa những tác dụng của quả roi mang lại và tránh gặp phải những tác dụng phụ thì bạn cần lưu ý một số điều sau đây khi ăn quả roi:

Không ăn quá nhiều roi

Mặc dù tác dụng của quả roi tốt cho sức khỏe nhưng để nhận được các lợi ích từ quả roi, bạn cần ăn đúng cách và với lượng cho phép. Ăn quá nhiều quả roi trong ngày chẳng những không mang lại lợi ích vốn có mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ như: đầy bụng, khó tiêu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tụt huyết áp… Nếu bạn ăn quá nhiều quả roi cùng một lúc có thể sẽ làm cho chất xơ trong dạ dày tăng lên, lúc này cơ thể không kịp bài tiết dẫn tới tình trạng hấp thu thức ăn gây ra những chứng khó tiêu và đầy hơi.

Không nên ăn quả roi cùng lúc với tôm vì vitamin C trong quả roi sẽ phản ứng với chất asen pentoxide trong tôm tạo thành chất độc có thể gây đau bụng, buồn nôn, khó tiêu, chóng mặt,...

Roi, gioi, roi hoa trắng, bòng bòng ở miền Bắc và miền Nam gọi là mận [danh pháp hai phần: Syzygium samarangense] thuộc chi Trâm của họ Myrtaceae. Loài này được mô tả chính thức năm 1938 bởi [Blume] Merrill & Perry. Roi là loài bản địa của Philippines, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Samoa.

Trồng và sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Roi hoa trắng là cây thường xanh nhiệt đới, cao đến 12 m, lá dài 10–25 cm và rộng 5–10 cm. Hoa màu trắng, đường kính 2,5 cm, có bốn cánh và nhiều nhị. Quả mọng, hình chuông, ăn được, màu trắng đến đỏ đậm, màu tía, thậm chí có giống màu hồng, cây mọc hoang có quả dài 4–6 cm. Hoa và quả không chỉ mọc từ nách lá mà có thể mọc ở gần như bất kì điểm nào trên thân cây và nhánh cây. Khi quả chín, cây tiếp tục ra hoa và có thể đạt đến 700 quả mỗi cây. Cây roi được trồng nhiều ở Việt Nam [gọi là mận hồng đào, mận đá đường], Đài Loan, Thái Lan, Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ và Sri Lanka.

Quả mận ở miền Bắc miền Nam gọi là gì?

1. Người miền Bắc gọi quả mận miền Nam là? Quả mận trong tiếng miền Nam thực chất là quả roi với những người miền Bắc. Tại một số vùng Trung Bộ, nó còn được gọi là quả đào.

Quả roi miền Nam gọi là quả gì?

Quả roi miền Nam còn gọi là quả mận, có tên tiếng Anh là Bell fruit [quả chuông] bởi hình dạng của nó khá giống cái chuông. Loại cây này có tên khoa học Syzygium samarangenses, họ Đào kim cương/Sim, thuộc họ thực vật Myrtaceae. Quả roi có nhiều màu sắc khác nhau từ đỏ, hồng nhạt, hồng đậm, trắng sữa cho đến xanh lá.

Quả đào trong miền Trung gọi là gì?

Roi là một loại quả phổ biến tại Việt Nam và được biết đến dưới nhiều cái tên khác nhau. Được gọi là quả doi, gioi ở một số vùng miền, người dân miền Trung thường gọi nó là quả đào, trong khi ở miền Nam thì thường gọi là quả mận.

Quả roi miền Tây gọi là gì?

Quả roi miền Nam gọi là trái mận, ở miền Trung được gọi là đào. Ngoài ra quả roi còn có các cách gọi khác như: doi, gioi, bòng bòng, bồng bồng, roi hoa trắng… Trong tiếng Anh, roi được gọi là bell fruit [quả chuông] vì loại quả này có hình dáng như cái chuông.

Chủ Đề