Avowis e đọc là gì trong tiengs latinh

qul th Ėl oĠla ve pal oj ae sla vẨt. Laąh mp pal mp efe kl tae aọl hợe Ėea v lu, t xl mƦ taọu efea paft h tlm Otl la su

@. Efe lmuyél ëhA`la taf eaƴWél mỈTaft ëh^è gợ

tajttalm

F

ff flftjh`f, fquf, efhpajrf, tfkcoof

Cc

éé ecrf, frtcr`f, ecrckruh, ecrftus, e`efgc

@

`` `ceur, ofk`uh. o`kcr, g`m`tfo`s, hcl`lx

I

`÷tf` ijguh, `licet`j, ius, ijeur

Jj

÷÷ ejoouh, jvuh, gjs`s, hjlj, actcrj

Su

uu flus, lcrvus, hfx`huh, efceuh

Py

`px`ojlu [ëh Tap] jxymcl`uh, ofrylx, aykr`gus

@@. Efe lmuyél ëh bp

Wrjlm tlm Otla e 7 lmul h bp e efea paft h rlm, lalm laéu trlm ap gj ta qucl lm t Ė paft h

Ai là fan của phim Matrix chắc cũng không lạ gì câu đinh này, “Temet Nosce”, nghĩa là Know Thyself [Biết mình] tiếng Latin sẽ đọc thành Thé-mẹt Nós-kè, trong đó Temet là thyself còn Nosce chính là know.

Hay như câu nói đã đi vào lòng đất “Cogito, ergo sum” của bác triết gia “hệ tọa độ” Descartes, câu nói cứ được dịch sang tiếng Anh là “I think, therefore I am”, hay “tôi tư duy, nên tôi tồn tại” sẽ được đọc thành có-gi-thôu ér-gôu sum.

Lưu ý, đây là đọc kiểu Latin classic, chưa bị lai tiếng Ý, nên “c” chưa đọc thành “ch” hay “s” còn “g” chưa bị chạy thành “j”

  1. Vowels [Nguyên âm]

Nếu là tiếng Việt, nếu tính i và y là một thì ta có tầm 11 nguyên âm, nhưng nói về cơ bản, Latin cũng như tiếng Anh, có 5 nguyên âm lớn là “UEOAI”, tính luôn cả ngắn và dài thì là chẵn chục. Đây cũng là điểm tương phản lớn giữa phát âm tiếng Mỹ và tiếng Việt. Người Mỹ họ có những âm cực ngắn và những âm nghe như bị cố tình kéo nhựa ra cho dư thừa, người Việt ta nguyên âm tạo ra đa phần bao trùm phân khúc giữa, không ngắn không dài. Thế nên ta cứ đọc sai mãi [mà cũng không hiểu tại sao sai] những chữ như hot và boy trong tiếng Mỹ vì ta vô thức đã quen cách đọc trường độ âm đều cứ rơi hết vào khoảng lưng lửng.

Trở lại tiếng Latin, 5 cặp ngắn-dài nguyên âm kể ra như sau, tóm lại, tiếng Anh người ta dùng dấu “:” ý chỉ đọc cho âm dài ra thì trong tiếng Latin, người ta lại dùng dấu macron [trông như dấu sắt nhưng hơi hướng nằm ngang] và 5 âm ngang ngay dưới đây là ngắn dứt khoát kiểu Mỹ [nghe như có đệm dấu nặng] nên ta không đọc thành lưng lửng kiểu Việt.

/a/ sẽ đọc như âm “â”. Ví như chữ “cap” sẽ đọc ra nghe như “cup” thay vì “cap” Ví dụ từ “hera”, nghĩa là mistress [bồ nhí] đọc thành “hé-rờ”

/á/ sẽ lại đọc như âm “a” ngắn trong tiếng Anh, là chữ “a” nghe như trong “father” hay như chữ “ă” của tiếng Việt mà không có âm sắt, chứ cũng không đọc hẳn thành chữ “a” dài lửng lửng như mình.

Ví dụ từ “puellá”, nghĩa là girl [cô gái] sẽ đọc thành pú-el-là còn “puella” sẽ là pú-el-lờ

/e/ sẽ đọc như âm “e” ngắn trong tiếng Anh, nghe như trong “pet” Ví dụ từ “ducere”, nghĩa là lead [dẫn đầu] sẽ đọc thành đú-kè-rè

/é/ sẽ đọc như âm đôi “ei” trong tiếng Anh, nghe như trong “aim” hay đúng hơn, nó sẽ nhấn vào chữ “e” mạnh hơn chữ “i”, như chữ “gai” trong tiếng Pháp. Ví dụ từ “habére”, nghĩa là have [có] sẽ đọc thành hờ-béi-re

/i/ sẽ đọc như chữ “i” ngắn trong tiếng Anh, nghe như trong “dip” Ví dụ từ “laudávit” đọc thành lau-đá-wịt

/í/ sẽ đọc như chữ “i” dài trong tiếng Anh, nghe như trong “deep” Ví dụ từ “laudáví” đọc thành lau-đá-wìì

/o/ sẽ đọc như chữ “o” ngắn trong tiếng Anh, nghe như trong “pot” Ví dụ từ “Pompeius”, là tên của tướng Pompey đại đế thời La Mã, đọc thành pòm-péi-ụs, Về tuổi tác và tính cách, nhắc đến Pompey là như nhắc đến Tào Tháo, mà nhắc đến Julius Caesar là như đang nói đến Lưu Bị trong khi lịch sử kết cuộc của thời kỳ Tam Hùng La Mã thì ngược lại thời Tam Quốc.

/ó/ sẽ đọc như âm đôi “ou” trong tiếng Anh, nghe như trong “mobile” nhưng nhấn vào chữ “ô” mạnh hơn chữ “u”, như chữ “beau” trong tiếng Pháp. Ví dụ từ “pómpa”, nghĩa là firework [pháo bông] đọc thành pốum-pờ

/u/ sẽ đọc như “u” ngắn trong tiếng Anh, nghe như “put” hay “foot” Ví dụ từ “tyrannus”, nghĩa là tyrant [bạo chúa] đọc thành thỳ-rớn-nụs

/ú/ sẽ đọc như “u” dài trong tiếng Anh, nghe như “cool” Ví dụ từ “manús”, nghĩa là hand [bàn tay] đọc thành mớ-nùùs còn “manus” sẽ đọc ngắn đi chút thành mớ-nùs

2. Diphthongs [Nguyên âm đôi]

Nếu không tính /ae/ thì trong tiếng Anh có khoảng 8 âm đôi hay gặp, nếu bỏ 3 âm đôi có đuôi /ơ/ [vì đã nằm trong âm “r” của tiếng Mỹ] thì còn lại 5 âm đôi được thể hiện trong các từ điển Oxford.

Trong tiếng Latin, ta sẽ gặp 6 nguyên âm đôi sau:

PS: Cách dễ nhớ là nếu chữ “e” đứng sau, ta đọc thành âm “i” như kiểu tiếng Nhật mang qua Mỹ chứ không phải không đọc gì như trong tiếng Anh!

Ngoài ra, có vẻ trong tiếng Latin, âm thứ nhất trong âm đôi luôn nhấn mạnh hơn một tông so với âm thứ hai.

/ae/ thì ta sẽ đọc như âm đôi “ai”, nghe như trong “high” Ví dụ từ “villae”, nghĩa là town [thị trấn] đọc thành “wíl-làiì”

/oe/ thì ta sẽ đọc như âm đôi “oi”, nghe như trong “boy” nhưng chữ “i” ngắn lại một chút. Ví dụ từ poena, nghĩa là penalty [hình phạt] đọc thành “pói ì-nờ”

/au/ đọc bình thường như âm đôi “au”, nghe như “how” Ví dụ từ aurum, nghĩa là gold [vàng] đọc thành “áu-rùm”

/eu/ đọc bình thường như thấy “eL” tức là “ee-ù”, nghe như “tell” mà giọng Cockney một chút [tức không cần đặt lưỡi ra sau răng cửa trên gì cả] chứ không như thấy đuôi “eW” nghe như “e-ù” Ví dụ từ seu, nghĩa là or [hoặc là] đọc thành “seù”

/ei/ thì đọc như “ei”, nghe như “eight” Ví dụ từ deinde, nghĩa là then [sau đó] và đọc thành “đéin-đè”

/ui/ thì đọc như “ui”, nghe như “oui” của tiếng Pháp Ví dụ từ huic, nghĩa là this [cái này] đọc thành “hú-ịc”

Ps: Tất cả đều thua tiếng Việt ta, ta còn có cả nguyên âm tam chứ đôi nhằm nhò gì!

3. Consonants [Phụ âm]

/C/ Giống y tiếng Việt, “Columba” nghĩa là pigeon [bồ câu] đọc là Kò-lúm-bờ

/G/ đọc chả khác gì tiếng Việt, ví dụ “Grammaticus” nghĩa là Grammatical [Có tính ngữ pháp], đọc là Gram-má-ti-kus

Trừ /Gn/ thì xem như thấy /nGn/, nghĩa là “Magnus” thì đọc như kiểu thấy Máng-nus, nghĩa là Great [vĩ đại], học để đọc cho đúng tên đương kim vô địch cờ vua thế giới hiện tại thời hậu Kasparov, là anh chàng thần đồng Magnus Carlsen.

/H/ đọc như tiếng Việt, lúc nào cũng đọc, không bị câm như vài chữ /h/ trong tiếng Anh như trường hợp /Rh/ hay h đứng cuối. Tức là “hariola” nghĩa là female fortune teller [bà thầy bói] sẽ đọc thành há-ri-o-lờ

/I/ Nếu nằm trong thì đọc như chữ i của người Việt, nếu nằm ở đầu như phụ âm thì đọc ra như âm “y” trong tiếng anh. Ví như, thấy “iam” sẽ như thấy chữ “yam” và đọc ra là “dam”

Nếu chữ “i” đi lạc chen vào giữa 2 nguyên âm, thì xem như thấy 2 chữ “i”. Chấm hết. Ví như thấy chữ “maior” sẽ xem như thấy chữ “maiior” và đọc là mái-dòr dù người Latin chỉ viết 1 chữ i, maior nghĩa là greater [vĩ đại hơn]

/Q/ chỉ được nhìn thấy đi với u tức là cụm /qu/ và đọc hệt như chữ qu trong tiếng anh, ví như “quid” nghĩa là what [cái gì] và đọc là kwiđ

/R/ chữ R thú vị tuyệt đỉnh, ví nó đọc như tiếng Anh giọng Scots, nghĩa là sao, là nghe chữ R không lố như kiểu những người anh em Nga, nghe có rung rung nhưng nhẹ hơn, ví dụ chữ sors họ sẽ đọc cả “rrrrr” và “sssss” nên là so-rrrr-sssss Ví dụ từ “remeo”, nghĩa là return [quay lại] đọc thành ré-mè-ồu

/S/ đọc như S tiếng Việt, là “xì” ra cái, nghĩa là chữ rose họ vẫn đọc đuôi là “s” chứ không thành “z” như trong tiếng Anh. Ví dụ từ “saga” nghĩa là saga [tiểu thuyết dòng họ] đọc thành “sớ-gờ”

/V/ chữ V thì phải để ý, trong classical Latin, âm “v” đọc như âm “w” trong tiếng Anh, nghĩa là từ “vídí” trong tiếng Latin sẽ nghe như kiểu “wéédee” trong tiếng Anh và thực ra khi viết, chính người Latin hay viết chữ “v” thành chữ “u” vì âm “v” đúng ra không có trong ngôn ngữ này.

Thế khi hai phụ âm giống nhau ngồi sát nắm tay nhau thì sao, như kiểu chữ sitting trong tiếng Anh vậy. Trong khi người Mỹ đọc chữ này chỉ là “sí-đìng” tức là xem như chỉ thấy 1 chữ “t” thì người Latin sẽ đọc cả 2 chữ “t”! Và người Việt mình thì hầu như đọc tiếng Anh như kiểu người Latin đọc tiếng Mỹ vậy, tức là đọc cả 2.

Ngoài ra ta có thể lưu ý có một loại ngôn ngữ gọi là “Church Latin” hay còn gọi là Latin nhà thờ hay Latin dùng trong giáo hội La Mã [Roman Catholic Church] sẽ vì vậy mà mang âm hưởng của tiếng Ý, làm cho chữ “C” đôi khi đọc thành “Ch” hay chữ “G” đôi khi đọc chả khác gì “J”, chữ “V” lúc này đọc vẫn là chữ “v” bình thường và “ae” sẽ đọc thành âm “ay” thay vì “a-i” như quy ước.

4. Syllables and stress [Số âm tiết và dấu nhấn]

  1. Trừ 6 nguyên âm đôi đã đề cập ở mục số [2] trên, cứ mỗi nguyên âm xuất hiện trong 1 từ tiếng Latin là ứng với 1 âm, dễ nhớ dễ hiểu. Ví dụ “désine” đọc là đéi-si-nè là 3 âm hay “diem” sẽ là 2 âm, đọc là “đí-èm”
  1. Nếu là từ 2 âm thì hầu như sẽ nhấn âm đầu tiên. Na ná cách nhấn danh/tính từ trong tiếng Anh.
  1. Nếu là dài hơn 2 âm thì sẽ đi theo quy tắc quen thuộc với người Mỹ bản xứ. Tức là sao? Là nhấn âm kế cuối [penultimate] nếu từ kế cuối là âm dài, nguyên âm đôi hoặc là âm “tròn” [âm có kết thúc là phụ âm] ví như festína hay agénda và nhấn âm thứ ba đếm từ dưới lên [antepenultimate] nếu âm giữa không tròn, ví như dóminus.

Chủ Đề