Quá trình đô thị hóa của nước ta hiện nay như thế nào

Câu hỏi: Trình bày đặc điểm quá trình đô thị hóa ở nước ta?

Lời giải:

Đặc điểm đô thị hóa

- Tỉ lệ dân thành thị tăng nhưng vẫn còn thấp [27,4% năm 2007].

- Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra với tốc độ ngày càng cao, thể hiện ở việc mở rộng quy mô các thành phố và sự lan tỏa lối sống thành thị về các vùng nông thôn. Tuy nhiên, trình độ đô thị hoá còn thấp [cơ sở hạ tầng của các đô thị như: hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội,... vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và thế giới].

- Phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ, phân bố tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về Đô thị hóa nhé!

1. Đặc điểm đô thị hóa

a. Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hoá thấp.

Từ thế kỉ 3 trước công nguyên, thành Cổ Loa [kinh đô nhà nước Âu Lạc] được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta. Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa có chuyển biến khá tích cực, nhưng cơ sở hạ tầng vẫn còn ở mức thấp.

b. Tỉ lệ dân thành thị tăng.

Năm 2005, số dân thành thị chiếm 26,9% dân số cả nước, nhưng còn thấp so với các nước trong khu vực.

c. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng:

- Số lượng đô thị: Trung du, miền núi Bắc bộ: nhiều nhất đô thị vừa và nhỏ. Tiếp đến là đồng bằng sông Cửu long, đồng bằng sông Hồng.

- Quy mô đô thị: Đông nam bộ có quy mô đô thị lớn nhất sau đó đến đồng bằng sông Hồng.

- Số đô thị lớn: quá ít so với mạng lưới đô thị

2. Mạng lưới đô thị

- 6 loại: đặc biệt, loại 1,2,3,4,5.

- 5 đô thị trực thuộc T.Ư: Hà nội, Hải phòng, Đà nẵng, tp.Hồ Chí Minh , Cần thơ.

- 3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội

- Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta.

- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước.

- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Hậu quả xấu của quá trình đô thị hóa: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội…

Đô thị hoá không còn là thuật ngữ xa lạ đối với nhịp sống hiện đại. Tuy nhiên thực tế không phải ai cũng nắm rõ và hiểu đô thị hoá là gì? và những tác động của quá trình đô thị hoá đối với kinh tế xã hội như thế nào? Hãy cùng hiểu thêm vấn đề này thông qua bài viết đô thị hoá là gì? tình hình đô thị hoá ở Việt Nam như thế nào cùng chúng tôi ngay bây giờ nhé.

Đô thị hoá là gì?

Có thể hiểu đơn giản đô thị hoá là quá trình mở rộng hoá đô thị, quá trình này được tính theo tỷ lệ diện tích đô thị hoặc dân số thành thị trên các vùng, khu vực hay quốc gia. Cách tính này được gọi là mức độ [hay tỉ lệ] đô thị hoá.

Đô thị hoá chính là cơ hội để Nhà nước quy hoạch tổ chức lại cư dân cũng như cách thức hoạt động của đô thị. Theo đó những khu vực tiềm năng sẽ được quy hoạch theo hệ thống hiện đại. Những khu vực thưa dân cư hay có điều kiện kinh tế xã hội chưa cao sẽ được điều chỉnh các ngành nghề, quy hoạch tầm nhìn phù hợp để phát triển kinh tế xã hội.

Theo nhiều chuyên gia thống kê có 80% những quốc gia phát triển có mức độ đô thị hoá cao. Tuy nhiên nhiều quốc gia đang phát triển thì tốc độ đô thị hoá vẫn còn mức chậm.

  • Xem thêm: Quy hoạch treo là gì? Nguyên nhân, thực trạng, giải pháp

Quá trình đô thị hóa diễn ra như thế nào?

Quá trình đô thị hóa thường được biểu hiện qua những đặc trưng như sau:

  • Tỷ trọng dân cư sống tại thành thị tăng nhanh trong tổng số dân cư hiện có.
  • Dân số chuyển từ khu vực nông thôn lên các thành phố lớn tăng cao.
  • Lối sống sinh hoạt của người thành thị trở nên phổ biến như cơ sở vật chất, trang thiết bị đa dạng, xuất hiện nhiều ngôi nhà cao tầng,…
  • Xuất hiện nhiều những khu công nghiệp mới, thu hút nhiều nguồn lao động từ nông thôn đến làm việc tại thành thị,…
Quá trình đô thị hóa diễn ra như thế nào?

Quá trình đô thị hóa ảnh hưởng gì đến kinh tế – xã hội?

Khi đã nắm được khái niệm đô thị hoá cũng như các đặc trưng của hiện tượng này rõ ràng tác động của đô thị hoá lên đời sống kinh tế – xã hội như sau:

Tác động tích cực

  • Đô thị hoá góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.
  • Đô thị hoá làm thay đổi cơ cấu lao động, tạo ra nhiều công việc cho người dân. Góp phần tăng thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống tốt hơn.
  • Đô thị hoá góp phần phát triển và sử dụng lực lượng lao động chất lượng cao.
  • Đô thị hoá tạo điều kiện mở cửa hội nhập của đất nước với các nền kinh tế phát triển trên thế giới.
  • Đô thị hoá góp phần tạo sức hút mạnh mẽ trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng trên phạm vi trong và ngoài nước.
  • Đô thị hoá góp phần giải quyết bài toán thiếu việc làm cho nhân công lao động trên cả nước. 
  • Những hoạt động trước kia chưa thực sự phát triển hoặc chưa khai thác hết tiềm năng sẽ được áp dụng các phương pháp khoa học tiên tiến nhất. Điều này nhằm khai thác tối đa tiềm năng cho ngành nghề dịch vụ đó.
  • Đô thị hoá tạo động lực cho một thị trường kinh tế mở, các chủ đầu tư có sân chơi lớn hơn mà không bị phụ thuộc Nhà nước. 
  • Đô thị hoá tạo nên thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn và đa dạng hơn.
  • Đô thị hoá góp phần gắn kết thế giới trong thời gian ngắn giữa thời đại công nghệ 4.0.

Xem thêm: Lợi ích công nghệ thực tế ảo trong lĩnh vực bất động sản

Tác động tiêu cực

  • Đô thị hóa ở nước ta hiện nay cũng làm xuất hiện tình trạng phân cấp giàu nghèo rõ rệt trong xã hội.
  • Đô thị hóa khiến cho việc sản xuất ở những vùng nông thôn bị trì trệ do không có nhân lực, cũng như già hoá nhân lực,… Nguyên nhân đến từ việc nguồn lao động tay nghề cao đã chuyển đến các thành phố lớn để làm việc.
  • Đô thị hóa khiến cho các thành phố lớn phải chịu những áp lực nặng nề do thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, cơ sở hạ tầng quá tải,… Điều này gây nên những bất ổn trong việc đảm bảo an ninh, dẫn đến các tệ nạn xã hội.
Tác động tiêu cực của đô thị hoá

Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay

Với một đất nước đang phát triển như Việt Nam quá trình đô thị hoá diễn ra khá nhanh bên cạnh những tỉnh thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM thì đã có thêm rất nhiều các khu đô thị mới phát triển mạnh mẽ. Những đô thị này góp phần thúc đẩy kinh tế cả nước. Trong đó phải kể đến những đô thị như: Phú Quốc, Kiên Giang, Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Ninh,…

Qua nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ đô thị hóa cả nước đã tăng nhanh từ 30,5% năm 2010 lên khoảng 40% năm 2020. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 

Vấn đề đô thị hóa, phát triển đô thị và phát triển kinh tế đô thị ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Đô thị hóa không đồng đều giữa các vùng, miền. Tỷ lệ đô thị hóa còn thấp so với mức trung bình của các nước trong khu vực ASEAN và bình quân của thế giới. 

Đồng thời, quá trình đô thị hóa tại Việt Nam diễn ra theo chiều rộng là chủ yếu. Điều này gây phân tán, lãng phí về đất đai, hạn chế tích tụ kinh tế,…

  • Xem thêm: Đất thương mại dịch vụ là gì? Những quy định cần biết

Trên đây là bài viết giải nghĩa đô thị hóa là gì cũng như tình hình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay. Hy vọng qua bài viết giúp các bạn hiểu thêm về khái niệm cũng như có cái nhìn tổng quan nhất về những kiến thức mà GIA BẢO HOME chia sẻ nhé.

Video liên quan

Chủ Đề