Quan niệm cái đẹp của nguyễn tuân trong chữ người tử tù

        Nhà văn Hà Minh Đức đã tâm sự “Cái đẹp mà văn học đem lại không phải là cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật”. Cái đẹp, bản thân nó cũng cần được những làn gió mới thổi qua để bừng dậy nguồn sức sống căng tràn, để ngày càng toàn mĩ hơn và duy trì sự tồn tại trong đời sống văn học. Vì lẽ đó, một tác phẩm chỉ nói về cái đẹp thôi là chưa đủ, ấy còn phải là những vẻ đẹp mà chưa một ai khám phá ra, là cái đẹp không chỉ ở ngoài ánh sáng mà còn trong bóng tối, vẻ đẹp tồn tại ngay cả những nơi tầm thường, bần cùng nhất. Chỉ khi chạm đến những ngưỡng cửa khác nhau của cái đẹp, văn học mới có thể thức tỉnh con người từ trong những lạc lối u mê, khiến chúng ta phải lặng mình mà lắng nghe những thanh âm cuộc sống đang tràn về trong tim. Và cũng giống như những người thủy thủ sau bao ngày lênh đênh trên biển khơi bỗng nhận ra đất mẹ là nơi quý giá nhất, văn học càng tôn vinh vẻ đẹp ở nhiều góc độ bao nhiêu, khai thác cái đẹp đến một chiều kích vĩ mô bao nhiêu rổi sẽ có lúc thấy rằng: cái đẹp vốn không nằm ở đâu xa, ở tít tận trời mây hay sâu cùng góc bể mà vẻ đẹp có mặt ngay trong cuộc sống hiện diện trước mắt ta. Do đó, vẻ đẹp của văn học chính là những cái đẹp khác thường, sáng tạo nhưng không bao giờ được tách rời khỏi hiện thực, thoát ly khỏi những quy luật của cuộc sống. Nguyễn Tuân – người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, là nhà văn của chủ nghĩa duy mĩ, thích cái đẹp, cái độc đáo, thích sự cầu kì, ông đã tạo cho mình một thế giới những nhân vật đặc biệt, những hoàn cảnh đặc biệt và những cá tính không lặp lại. Dẫu nhiều độc giả có đôi lúc cũng tỏ ra khó chịu vì sự quá mức cầu kì trong câu chữ, trong những hình ảnh và hoàn cảnh được chọn lựa, song hiếm có ai không trân trọng sự lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc, đầy công phu của ông. Đọc Chữ người tử tù, ta như được phiêu lưu trong một thế giới chứa đầy và đan xen những xúc cảm đặc biệt: Từ hồi hộp theo dõi cuộc gặp gỡ của những con người đặc biệt đến lo lắng cho sự chạm trán của những địa vị trái ngược, những thân phận không thể dung hòa và vỡ òa trong cảm xúc vui sướng trước sự lên ngôi của cái đẹp, cái thiện, cái văn hóa, dẫu đâu đây còn có nỗi niềm bâng khuâng, tiếc thương cho sự ra đi của một kiếp người tài hoa. Cái đẹp quả thực có sức mạnh phi thường, giúp con người ta vươn tới, hướng về, níu giữ tính người cho con người, giữ mãi trong ta cái cốt lõi của tính nhân bản. Hình tượng Huấn Cao, viên quản ngục quả thực đã để lại trong ta những dư vị khó quên về sức mạnh của cái đẹp, cái văn hóa.

        Người tử tù Huấn Cao trao đi con chữ một đời tài hoa của mình cho viên quản ngục, khoảnh khắc ấy cả vũ trụ như được ban phát muôn nơi thứ ánh sáng nhiệm mầu của cái đẹp. Dưới ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu, một người tù cổ đeo gông chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ trên phiên lụa óng. Đây là cảnh tượng đẹp nhất trong Chữ người tử tù- một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Việc viết thư pháp thường diễn ra ở nơi thư phòng sạch sẽ thoáng mát, có hoa có nguyệt, có tình. Nhưng khung cảnh thường thấy ấy lại không hiện diện nơi đây. Ở đây, sự dơ bẩn, phàm tục được hiện hữu rất rõ: “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Nhưng sự xuất hiện của phiến lụa, của thoi mực thơm đã xua tan đi điều đó, bởi “Cái đẹp là địa hạt của sự sống, cái đẹp đã lên ngôi thay thế cho cái xấu xa, thấp hèn, cái đẹp nâng đỡ con người”. Vì thế dù “Cổ đeo gông chân vướng xiềng” nhưng ông Huấn vẫn tung hoành ngang dọc cái khát khao của đời mình lên từng vuông lụa trắng. Đó là thái độ uy nghi, đường hoàng, một thái độ của “hùm thiêng” khi đã “sa cơ” mà chẳng hèn chút nào. Người tù ấy đã ngự trị nơi bóng tối này với một dáng vóc uy nghi, lẫm liệt thật đường hoàng làm cho những người quản lý nhà ngục phải khiếp sợ, kính nể: “viên quản ngục lại vội khúm núm  cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa” và “thầy thơ lại gầy gò run run bưng chậu mực”. Nét chữ của ông như rồng bay phượng múa, thiên lương của ông tỏa sáng lồng lộng chốn ngục tù. Tài hoa và thiên lương và khí phách đã hợp nhất thành Huấn Cao. Dũng và Mỹ hợp thể làm nên bức tranh cho chữ sáng ngời. Kỳ lạ thay, trong cảnh cho chữ này, pháp luật và uy quyền của nhà tù đã bị sụp đổ. Uy quyền và bạo lực giờ đây đã tan biến, nó bị khuất phục bởi cái đẹp, cái thiên lương. Ở đó không còn tử tù và quản ngục, thơ lại. Ở đó chỉ còn những con người yêu quý và biết thưởng thức cái đẹp. Cái xấu xa, cái ác, cái chết chóc nhường chỗ cho cái đẹp, cái bất tử. “Điều đó cho thấy rằng trong nhà tù tăm tối, hiện thân cho cái ác, cái tàn bạo đó, không phải cái ác, cái xấu đang thống trị mà chính cái Đẹp, cái Thiện, cái cao cả đang làm chủ. Với cảnh cho chữ này, cái nhà ngục tăm tối đã đổ sụp, bởi vì không còn kẻ phạm tội tử tù, không có quản ngục và thơ lại, chỉ có người nghệ sĩ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trước đôi mắt ngưỡng mộ sùng kính của những kẻ liên tài, tất cả đều thấm đẫm ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, cái đẹp của thiên lương và khí phách. Cũng với cảnh này, người tử tù đang đi vào cõi bất tử”. 

      Lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục lại một lần nữa khẳng định cái đẹp, cái thiên lương của con người: “Ở đây lẫn lộn ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa với những nét chữ vuông vắn, tươi tắn nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người”. Lời khuyên của  Huấn Cao đã khẳng định rằng: cái đẹp, cái thiên lương không bao giờ và không khi nào lại có thể chung sống với cái xấu, cái ác: “Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững được và rồi cũng nhen nhuốm mất cả cái đời lương thiện đi”. Một lời khuyên thật thiện tâm, thiện ý của Huấn Cao đã làm cho viên quản ngục cảm động: “vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: – Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Câu nói : “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” đã cho thấy rằng: cái đẹp, cái thiện, cái tài hoa đã chiến thắng tuyệt đối. Cái đẹp của nghệ thuật đã xóa nhòa mọi khoảng cách và ranh giới đưa con người đến với nhau trong vẻ đẹp Chân – Thiện – Mỹ.

       Quả thật, Nguyễn Tuân đã ca tụng hân hoan cái đẹp. Cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của mỹ học, nó làm cho con người tin vào sức mạnh cứu vớt và làm cho cuộc sống bớt khổ đau, với Nguyễn Tuân thì cái đẹp ấy khác lạ và phi thường, nó có thể nảy nở trên nền cái xấu, cái ác nhưng không thể chung sống với nó. Hơn tất cả ông cho rằng, cái đẹp có sức mạnh cảm hóa giữa chốn lao tù nhơ bẩn, hôi hám. Người thi sĩ cổ đeo gông, chân vướng xiềng, nét chữ vẫn tung hoành, nó như một luồng sáng lạ, một thứ khi giới thành cao trong trẻo phá tan cả bóng tối và ngục tù. Nét chữ của Huấn Cao là cái đẹp và nó đã chiến thắng cái ác, cái xấu. như vậy cảnh cho chữ đã làm cho tác phẩm của Nguyễn Tuân trở nên đẹp và đạt một cách bất diệt, ngày mai phải chịu án tử hình những nét chữ của ông thì còn sống mãi. Nguyễn Tuân đưa cái đẹp lên đỉnh cao của nghệ thuật, làm nó rực sáng cả bầu trời, như ngôi sao băng vụt qua đêm tối nhưng vẫn sáng chói lọi.

Bài viết của Nguyễn Thị Thanh Huyền, 

TPCM, trường THPT Sơn Dương

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Chữ người tử tù Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Chữ người tử tù này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 11 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 11.

Câu hỏi: Qua nhân vật Huấn Cao trong truyện “Chữ người tử tù”, em có nhận xét gì về quan niệm cái đẹp của Nguyễn Tuân?

Trả lời:

Qua hình tượng Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước.

Trong truyện, Huấn Cao được xây dựng không chỉ là người có tài mà còn có tâm, có "thiên lương" [bản tính tốt lành].

Huấn Cao không chỉ có thái độ hiên ngang, bất khuất, coi thường cái chết và tiền bạc mà còn có tấm lòng yêu quý cái thiện, mềm lòng trước tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" của viên quản ngục [sẵn lòng cho chữ khi hiểu rõ thiện căn và sở thích cao quý của ông ta] và thậm chí còn biết sợ cái việc “chút nữa phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

Với Nguyễn Tuân, cái tài phải đi đôi với cái tâm. Cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. Đó là một quan niệm thẩm mĩ tiến bộ của tác giả.

Trường THPT chuyên Lê Hồng PhongLớp: 11 văn 1Họ và tên: Nguyễn Hồng NhungChuyên đềQuan niệm về cái đẹp trong “Chữ người tử tù”của Nguyễn Tuân Mở đầu1. Lý do chọn đề tàiĐẹp – tiếng gọi muôn thuở của con người và hướng tới cái đẹp chính là nhu cầucủa con người ở mọi thời đại. Nhất là trong lĩnh vực nghệ thuật, dường như tìm kiếm cáiđẹp đã trở thành nhiệm vụ cần thiết của những nghệ sĩ chân chính bởi nhắc đến nghệthuật là nhắc đến cái đẹp, cái gì khơng đẹp thì khơng thể là nghệ thuật. Nếu người họa sĩcả một đời thiết tha tạo nên một kiệt tác thì kiệt tác ấy phải “đẹp”, thỏa mãn khiếu thẩmmĩ của người nhìn với sự pha trộn hoàn hảo của những nét vẽ, gam màu hay người nhạcsĩ lại mong muốn người nghe được thưởng thức một tác phẩm “đẹp” với những ca từ, nốtnhạc du dương cịn nhà văn thì“dẫn đường cho bạn đọc đi đến xứ sở của cái đẹp” – cáiđẹp toát lên từ cả nội dung và nghệ thuật. “Nếu nhà thơ khơng tham gia vào việc hồnthành thế giới thì thế giới đã khơng được đẹp đẽ như thế này”, nói như Gamzatov, ngườicầm bút có nhiệm vụ thâm nhập vào cuộc sống, phát hiện ra cái đẹp rồi bằng tài năng củamình làm sống dậy điều đó qua từng trang sách.Nguyễn Tuân – một trong những người nghệ sĩ đã hồn thành xuất sắc nhiệm vụấy. “Ơng là một trong mấy nhà văn lớn mở đường, đắp nền cho văn xi Việt Nam thế kỷXX” [Nguyễn Đình Thi]. Trong suốt những năm tháng trên hành trình lao động vì nghệthuật của mình, Nguyễn Tuân đã để lại cho đời một di sản văn chương mang đậm dấu ấnriêng vừa tài hoa vừa gai góc, chắc chắn đem lại sự thỏa mãn tuyệt đối đối với bất cứ aimuốn thưởng thức cái đẹp. Sáng tác của ông tồn tại vừa như những giá trị thẩm mỹ độclập vừa gợi ý, kích thích tìm tịi, sáng tạo nên những giá trị mới. Chính Vũ Ngọc Phan đãnhận xét “Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tnkhơng phải thứ văn đề người nông nổi thưởng thức”. Đề ra những quan niệm sâu sắc vềcái đẹp trong những trang văn, tác phẩm của Nguyễn Tuân yêu cầu bạn đọc cũng phải cómột cái nhìn, một khiếu thẩm mỹ riêng để có thể cảm nhận. Để có thể có những tác phẩmnhư vậy, Nguyễn Tuân đã phải lao động không ngừng nghỉ trên con đường sáng tạo nghệthuật, thậm chí là “suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp”. Người nghệ sĩ nào cũng đi tìm cái đẹpnhưng để được tơn vinh như ơng ắt hẳn ở ơng khơng chỉ có một trái tim lúc nào cũngkiên định, cháy bỏng một khát khao vươn tới cái đẹp mà cịn có cả tư tưởng chân thật,sâu sắc và độc đáo về cái đẹp.Với đề tài quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tn thì khơng phải là một vấn đềmới đối với nhiều nhà nghiên cứu song hầu hết họ chỉ nhìn Nguyễn Tuân trong diệnchung là quan niệm về cái đẹp trong “Vang bóng một thời” hoặc là trong trước Cáchmạng tháng Tám chứ không nhìn thật chi tiết và cụ thể trong một truyện ngắn như trong“Chữ người tử tù” cũng như khơng tìm hiểu về quy luật kế thừa và phát triển ảnh hưởngđến quan niệm của Nguyễn Tuân như thế nào. Tôi chọn nghiên cứu về “Quan niệm vềcái đẹp của Nguyễn Tuân trong “Chữ người tử tù” bởi việc nghiên cứu về khía cạnh quan niệm về cái đẹp của ông là hết sức cần thiết, và khi đặt nó trong quy luật kế thừa vàphát triển của văn học thì nó sẽ góp phần cho ta thấy những tiếp thu tinh hoa của NguyễnTuân trong dòng chảy văn học dân tộc đồng thời làm sáng tỏ hạt nhân trong phong cáchnghệ thuật của ông – một người nghệ sĩ tài hoa. Đặc biệt chọn tìm hiểu về quan niệm vềcái đẹp trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” được in trong tập truyện “Vang bóng mộtthời” ra đời trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tơi mong chun đề sẽ phần nào lígiải được vì sao truyện ngắn “Chữ người tử tù” nói riêng và cả tập truyện nói chung gópphần đưa Nguyễn Tuân lên đỉnh cao của sáng tạo nghệ thuật, đưa nền văn xuôi Việt Namphát triển thêm một bước mới trên con đường hiện đại hóa. Khơng chỉ vậy, vì tác phẩm“Chữ người tử tù” được đưa vào giảng dạy trong chương trình ngữ văn THPT thì vớiviệc chọn đề tài “Quan niệm về cái đẹp trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân” tôihy vọng đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có ích cho thầy cơ và học sinh trong quá trìnhđọc hiểu văn bản.2. Lịch sử vấn đềCác tác phẩm văn học chân chính ln ni dưỡng trong nó cái đẹp – phạm trù cơbản và trung tâm của mỹ học. Những cơng trình nghiên cứu về quan điểm thẩm mỹ trongnghệ thuật nói chung và văn học nói riêng đã để lại lượng lớn tri thức cho độc giả. Trongluận văn “Phạm trù cái đẹp trong nghệ thuật”, người viết đã đề cập đến nhiều quan niệmvề cái đẹp hết sức đa dạng của các nhà triết học, mỹ học từ phương Đông đến phươngTây, tiêu biểu như: vẻ đẹp trong sáng, hài hòa, hồn nhiên là vẻ đẹp lý tưởng của conngười – quan điểm của các nhà mỹ học khai sáng và “cái đẹp trong nghệ thuật là sựphản ánh cái đẹp ngoài đời” – quan điểm của các nhà mỹ học dân chủ cách mạng Ngahay “cái đẹp gắn liền với cái thiện” – theo Khổng Tử và Mạnh Tử. Tuy nhiên người viếtchỉ chủ yếu soi chiếu những quan niệm ấy vào các tác phẩm hội họa hay điêu khắc màchưa thực sự nhìn nó trên khía cạnh văn học.Cịn cụ thể hơn về quan niệm cái đẹp của các tác giả trong lĩnh vực văn học, tiêubiểu là Nguyễn Tuân thì ngay từ khi ra mắt những tác phẩm đầu tay, đã có rất nhiều bàiđánh giá, giới thiệu về ơng ít nhiều có đề cập đến quan niệm thẩm mỹ. Trước Cách mạngtháng Tám năm 1945, nổi bật có bài “Giới thiệu “Vang bóng một thời” [1940] của ThạchLam và bài “Nguyễn Tuân” [1942] của Vũ Ngọc Phan. Tuy rằng Thạch Lam và Vũ NgọcPhan tiếp cận Nguyễn Tuân với mục đích khác nhau: một người chỉ giới thiệu về “Vangbóng một thời”, một người thì giới thiệu các tác phẩm của Nguyễn Tuân trước Cáchmạng tháng Tám. Tuy vậy cả hai đều khẳng định Nguyễn Tuân có tài năng đặc biệt, mộtngười kính trọng và yêu mến nghề viết, người đầu tiên hướng ngòi bút tài hoa của mìnhvề những cái đẹp trong quá khứ. Chỉ bằng một vài nét khắc họa, chấm phá nhưng cả haitác giả đều thấy rõ được cái duyên của Nguyễn Tuân với cái đẹp. Cịn sau đó cũng cónhiều tác giả viết về Nguyễn Tuân nhưng đều đem đến cho người đọc một cảm nhậnchung: Nguyễn Tuân là một con người tài hoa có cá tính độc đáo; một người nghệ sĩ có ý thức cao về nghề, về bản thân; một người chỉ sống và viết về cái đẹp. Từ sau năm 1975,có những tác giả như Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Văn Đức, Phan Ngọc… đã có những bàiviết để lại nhiều giá trị nghệ thuật, thể hiện cái nhìn đánh giá hết sức toàn diện về NguyễnTuân, tổng hợp quan điểm nghệ thuật, thể tài tùy bút và hành trình đi tìm cái đẹp của ơng.Các cơng trình của tác giả Nguyễn Đăng Mạnh thường rất công phu, kỹ lưỡng thể hiệncác đánh giá khái quát của ông về Nguyễn Tuân, đặc biệt về vấn đề cái đẹp. Ơng phântích hai mặt trong quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân: một mặt là biểu hiện duy mỹ,trọng hình thức của một nhà văn ưa đặt nghệ thuật lên trên mọi thứ và một mặt biểu hiệntrọng nhân cách, trọng thiên lương của con người trong trang văn của Nguyễn Tuân. Đểtừ đó ta thấy được trong tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn song hành hai vấn đề: yêu cáiđẹp hình thức nhưng vẫn không quên cái đẹp tâm hồn, cái thiên lương trong sáng trongmỗi con người. Cịn Nguyễn Đình Thi trong bài “Người đi tìm cái đẹp, cái thật” cũng cóđề cập đến cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân song tiếc là tác giả khơng đi vào phân tích haymiêu tả rõ mà chỉ chủ yếu đưa ra những lí giải nguyên nhân đưa Nguyễn Tuân bước đitrên con đường tìm kiếm cái đẹp [trong xã hội cũ Nguyễn Tuân không tìm đến cái đẹptrong hiện tại mà ơng vịn vào cái đẹp truyền thống, trong quá khứ một thời là bởi ơngkhơng nhìn thấy cái đẹp song hành cùng cái thật, cịn khi đến với cách mạng thì NguyễnTn thấy cái đẹp bây giờ là cái có thật trong cuộc đời].Ngày nay, việc nghiên cứu về quan niệm vẻ đẹp của Nguyễn Tn đã có khá nhiềunhững cơng trình có giá trị, tiêu biểu như:-Luận án tiến sĩ “Quan niệm của Nguyễn Tuân trong sáng tạo nghệ thuật” [2002] –Nguyễn Thị Thanh MinhLuận văn “Quan niệm về cái đẹp trong “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân”[2011] – Nguyễn Thúy QuỳnhLuận văn thạc sĩ “Cái đẹp trong văn xuôi nghệ thuật của Nguyễn Tn” [2005] –Bùi Thanh ThảoNgồi ra cịn rất nhiều những cơng trình cũng như bài viết khác viết về quan niệmvề cái đẹp của Nguyễn Tuân trong các tác phẩm nói chung cũng như trong “Chữ ngườitử tù” nói riêng, tất cả đều có những đánh giá, nhận xét tỉ mỉ, kỹ lưỡng, ít nhiều cũng cónhìn quan niệm về vẻ đẹp của Nguyễn Tuân dựa trên quy luật kế thừa và phát huy nhưngchưa thực sự rõ nét. Tuy vậy, đây đều là những nguồn tư liệu quý giá và là cơ sở cần thiếtcho tôi tiệp cận và tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn về đề tài “Quan niệm về cái đẹp trong tácphẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân”.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứuQuan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong tác phẩm “Chữ người tử tù” trongcái nhìn theo quy luật kế thừa và phát triển của văn học3.2. Phạm vi nghiên cứu: Truyện ngắn “Chữ người tử tù” 4. Phương pháp nghiên cứuVới đề tài “Quan niệm về cái đẹp trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của NguyễnTuân” tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu: phương pháp phân tích, chứng minh, bìnhluận kết hợp với tổng hợp, thống kê cùng với so sánh đối chiếu.Đọc và phân tích văn bản là thao tác đầu tiên dối với bất kỳ ai có nhu cầu tìm hiểuvăn học. Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong bài viết để có thể tìm ra các chitiết, dẫn chứng để có thể làm sáng tỏ được nhiều khía cạnh của vấn đề được đặt ra trongtác phẩm.Các phương pháp khác như bình luận, tổng hợp, so sánh được sử dụng để liên hệ,mở rộng vấn đề đồng thời cũng góp phần làm rõ vấn đề trong q trình nghiên cứu.5. Cấu trúc chuyên đềNgoài phân mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo; chuyên đề gồm có các phần:- Phần I: Giới thuyết khái niệm- Phần II:Vài nét về Nguyễn Tuân và truyện ngắn “Chữ người tử tù”- Phần III: Sự kế thừa trong quan niệm về cái đẹp của “Chữ người tử tù”- Phần IV: Sự phát triển trong quan niệm về cái đẹp của “Chữ người tử tù”NỘI DUNGI.Giới thuyết khái niệm1. Quan niệm về cái đẹp1.1.Quan niệm về cái đẹp nói chungCái đẹp là một phạm trù mỹ học, trong đó phản ánh và đánh giá những hiện tượngcủa hiện thực và những tác phẩm nghệ thuật đem lại cho con người cảm giác khối lạc vềmặt thẩm mỹ biểu hiện dưới hình thức cảm tính đồng thời xác định giá trị thẩm mỹ củađối tượng theo quan điểm về sự hoàn thiện, xem chúng là những hiện tượng có giá trịthẩm mỹ cao nhất. Các nhà mỹ học cho rằng cái đẹp là phạm trù thẩm mỹ xuất hiện sớmnhất và bao giờ nó cũng được coi là chuẩn mực, phổ biến nhất, quan trọng nhất, là điểmtựa trọng tâm để con người đánh giá đời sống về mặt thẩm mỹ. Cuộc sống mn màumn vẻ vì vậy mà quan niệm về cái đẹp cũng đa dạng phong phú. Cái đẹp không phải làcái gì đó siêu hình mà ln được cảm nhận thơng qua giác quan của con người, có khi làngũ giác bên ngồi cũng có khi nó tác động đến nội quan - tức tư tưởng, trí tưởng tượngcủa con người. Cái đẹp tồn tại trên thế giới này là do chính bản thân nó bởi vậy mà nómang trong mình giá trị cao cả - giúp phẩm chất con người cao hơn lên, đẹp hơn lên.“Những tài liệu viết về cái đẹp chất cao như núi, tuy nhiên cái đẹp vẫn là câu đốgiữa cuộc đời” – Lép-tôn-xtôi. Con người có quan điểm thẩm mỹ khác nhau thì trongcon mắt của họ, cái đẹp được thể hiện khác nhau. Các phạm trù mỹ học xuất hiện đầu tiênvà chủ yếu tại Hy Lạp – La Mã cổ đại. Người Hy Lạp cổ đại hình thành tư tưởng mỹ họctừ việc cảm thụ vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, từ việc phản ánh đời sống nghệ thuậtcủa cộng đồng. Theo Socrates [469 – 399 TCN], cái gì đầy danh dự, cái gì hợp đạo đứcvà cái đẹp đều nhất trí với nhau. Ơng đã nhấn mạnh sự liên hệ hữu cơ giữa cái đạo đức và cái thẩm mỹ, cái thiện và cái đẹp. Platông và Hêghen – hai đại diện tiêu biểu cho mỹ họcduy tâm khách quan, khơng tìm thấy cơ sở của cái đẹp trong các sự vật hiện tượng củathế giới thực, họ lí giải nguồn gốc của nó đến từ thế giới ý niệm. Cái đẹp theo họ là mộtphạm trù vĩnh cửu, bất biến. Trong khi đó Krant, một triết gia duy tâm chủ quan ngườiĐức cho rằng: “vẻ đẹp không nằm ở đôi má hồng người thiếu nữ, mà nằm trong mắt củakẻ si tình”. Như vậy. theo Krant cái đẹp là sản phẩm của ý thức cá nhân. Còn trong quanniệm hiện đại về cái đẹp, mỹ học Mác-xít quan niệm rằng “bản chất của cái đẹp là sựthống nhất biện chứng giữa hai nhân tố khách quan và chủ quan”. Cái đẹp tồn tại kháchquan bên ngoài sự chi phối của con người nhưng cũng không phải hoàn toàn như vậy khicon người biết sáng tạo cái đẹp theo ý muốn chủ quan của mình. Quan niệm của conngười về cái đẹp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: quan điểm chính trị, lập trường giaicấp; bản sắc dân tộc, biến đổi lịch sử. Những điều kiện tự nhiên, xã hội, tâm lí, phong tụctập quán dân tộc để lại dấu ấn sâu sắc về cái đẹp, chi phối quan điểm về cái đẹp. Cónhững sự vật, hiện tượng người này cho là đẹp nhưng đối với người khác lại cho là xấu.Một trong những cái nôi văn hóa, tư tưởng lớn của nền văn minh phương đông cổđại, Trung quốc cũng là nơi xuất phát nên nhiều quan điểm thẩm mỹ riêng. Theo Nho gia,cái đẹp gắn liền với cái thiện, cái đẹp của con người là sự tu dưỡng đạo đức, học tập, làmcho tính ác đi vào quỹ đạo của tính thiện. Đạo giáo lại chủ trương cái đẹp tự nhiên. “TheoTrang Tử: con người nhận thức được cái đẹp của thiên nhiên, bản thân thiên nhiên làngun lí vĩ đại vơ tận của các hình tượng, là nguồn của cái đẹp. Bản thân con ngườicũng là một phần tử nhỏ của thiên nhiên, do vậy trong bản chất con người cũng có cáiđẹp”. Còn cái đẹp dưới ảnh hưởng của Phật giáo mang tính hài hịa, vơ thường, tn theocác quy luật của tự nhiên.Cho dù quan niệm về cái đẹp là hết sức đa dạng, phong phú dựa trên ảnh hưởngcủa thời đại, con người, xã hội nhưng tựu chung cho dù thời đại nào đi nữa, một sự vậtđược gọi là đẹp khi nó có được sự hài hịa, cân đối về hình thức và hình thức. Và mỗingười khác nhau lại có cách nhìn, cách đánh giá về cái đẹp khác nhau.1.2.Quan niệm về cái đẹp trong văn họcNói đến nghệ thuật là nói đến phạm trù cái đẹp, bởi “Mỹ học là triết học của sựsáng tạo nghệ thuật” [Hêghen]. Nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng là nơi tậptrung cao nhất của cái đẹp. Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Cái đẹp trong mỗi tácphẩm văn học không giống nhau mà phụ thuộc vào quan niệm thẩm mỹ của mỗi tác giả.Cái đẹp trong văn học thông thường là con người đẹp: phẩm chất đẹp và hành động đẹp;thiên nhiên đẹp;…Ảnh hưởng từ quan niệm của Đạo giáo, thiên nhiên trước kia đóng vai trò quantrọng trong đời sống con người. Cái đẹp của thiên nhiên là nguồn của cái đẹp:“Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong’[Hồ Chí Minh]Con người là một trong những yếu tố trong trong mơ hình vũ trụ: Thiên – Địa – Nhânhợp thành “tam tài”. Bởi vậy, trong trung đại người ta lấy thiên nhiên làm thước đo vẻđẹp cho con người. Ta từng biết đến thiên Truyện Kiều với vẻ đẹp của nàng Thúy Vân,Thúy Kiều:“Mai cốt cách tuyết tinh thầnMỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”Đến sau này trong phong trào Thơ Mới – giai đoạn kết tinh những thành tựu rực rỡ cùngsự bùng nỗ của những cái tôi cá nhân, bạn đọc được biết đến những quan niệm thẩm mỹkhác. Như đối với Xuân Diệu, lúc này đây, thiên nhiên khơng cịn là đước đo vẻ đẹp lítưởng nữa mà chính là vẻ đẹp của con người:“Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửaTháng giêng ngon như một cặp môi gần”Có lẽ trước Xuân Diệu, thơ Việt Nam chưa từng có một hình ảnh ấn tượng và táo bạo đếnthế. Hình ảnh so sánh khiến bạn đọc liên tưởng đến một bức tranh mùa xuân quyến rũ,mời gọi, làm người ta thấy tháng giêng sao mà quyến rũ đến vậy – sự quyến rũ buộc taphải chiếm đoạt, tận hưởng. Đối với ông, vẻ đẹp không ở đâu xa mà hiện hữu ngay trướcmắt ta, ngay giữa trần gian này bởi Xuân Diệu đã phát hiện ra cả một thiên đường trênmặt đất tràn đầy hương sắc và âm thanh rạo rực. Cịn đối với Thế Lữ, ơng tìm về với vẻđẹp của chốn bồng lai tiên cảnh nhưng đối với Vũ Đình Liên, ơng lại tìm về một thời quávãng với ông đồ cùng với những câu đối đỏ. Và ta thấy rằng những tác phẩm văn chươngcàng sâu sắc, vĩ đại; những tác giả càng tài hoa, độc đáo thì giá trị thẩm mỹ đem lại càngsâu, càng cao.Văn học là bộ môn phản ánh cuộc sống thông qua lăng kính chủ quan của ngườinghệ sĩ mà cuộc sống thì mn màu, mn vẻ. Cái đẹp, cái thiện, cái ác, cái xấu cùngnhau tồn tại tạo nên sự đa dạng của thế giới này. Bởi vậy cái đẹp là một phần của cuộcsống và cái đẹp mà văn học đem lại chính là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phámột cách nghệ thuật. “Tác phẩm nghệ thuật đạt tới cái đẹp theo nghĩa mang được sự thậtsâu xa của đời sống bên ngoài, đồng thời mang được sự thật tâm tình của con người”[Lê Đình Kỵ - “Cảm nhận văn học”]. Người nghệ sĩ viết về cái đẹp bởi lẽ họ thực sự chỉcó thể tạo nên những tác phẩm lôi cuốn và làm rung động người đọc khi viết về những gìmình thích thú say mê với một cảm hứng dồi dào; và theo lẽ thường chỉ có những gì liênquan đến chân – thiện – mỹ mới có thể khiến người nghệ sĩ reo lên khúc hoan ca bởi“Niềm vui của nhà văn chân chính là người dẫn đường đi đến xứ sở của cái đẹp”. Trongcuộc sống có những cái đẹp hiển hiện ngay trước mắt, dễ dàng tìm thấy nhưng cũng cócái khuất lấp khó tìm bởi vậy “cơng việc nhà văn là phát hiện cái đẹp ở chính những chỗmà khơng ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người khác một bài học trơng nhìn và thưởng thức” [Thạch Lam]. Thế nhưng con đường để nghệ sĩ tiếp cậncái đẹp trong đời thực và đưa nó vào nghệ thuật quả khơng hề đơn giản. Điều đó địi hỏingươi cầm bút phải có tài năng, năng lực toàn diện được kết tinh lại trong cái nhìn và sựquan sát tỉ mỉ tinh tế.1.3.Mối quan hệ của cái đẹp với các phạm trù thẩm mỹ khác. Cái đẹp hiện ra mn hình vạn trạng với những tính chất khác nhau. Các phạmtrù thẩm mỹ khác như cái xấu, cái cao cả, cái thấp hèn, cái bi, cái hài tuy bản chất có kháccái đẹp nhưng lại khơng thể bỏ qua bởi chúng có quan hệ mật thiết với cái đẹp. Muốnhiểu rõ phạm trù thẩm mỹ này ta phải biết đặt chúng trong mối quan hệ với cái đẹp.Văn học không chỉ phản ánh những cái đẹp mà còn cả cái ác và cái xấu. VictorHugo đã từng cho rằng: “Nghiên cứu phản ánh cái ác, những dị tật của xã hội là côngviệc nhà văn không được phép chối từ”. Quả thật vậy, văn học là tấm gương phản chiếucuộc sống mà cuộc sống thì đa diện, con người thì đa đoan nên ta phải chấp nhận cái xấu,cái ác như là một phần vốn có của thực tại. Thế nhưng dù nhà văn viết về cái gì: xấu xa,độc ác, giả dối, ti tiện thì cũng phải hướng tới cái tốt đẹp, làm cho lịng người trong sánghơn giống như Nguyễn Đình Thi đã cho rằng: “Nói nghệ thuật tức là nói đến sự cao cảcủa tâm hồn. Đẹp tức là một cái gì cao cả. Đã nói đẹp là nói cao cả. Có khi nhà vănmiêu tả một cái nhìn rất xấu, một tội ác, một tên giết người nhưng cách nhìn cách miêutả phải cao cả.”Khơng chỉ có vậy, trong văn học, cái đẹp luôn đi cùng với cái tốt, cái thiện bởivươn tới chân – thiện – mỹ chính là mục đích cao cả của văn chương từ xưa đến nay.Theo nghĩa triết học, cái thiện là “điều tốt về phạm đạo dức, là lí tưởng thỏa mãn ý chícủa con người cũng như chân thỏa mãn lí trí và mỹ thỏa mãn tình cảm” [Trần Văn Hiến– Từ điển và danh từ triết học, Ra khơi, Sài Gòn, năm 1966]. Nói đơn giản, thiện là điềutốt, điều lành đối lập với điều ác. Lịch sử phát triển của lồi người là lịch sử đấu tranhkhơng ngừng giữa cái thiện và cái ác. Trong văn học, từ thuở xưa khi con người ta cịnchưa có chữ viết họ đã truyền miệng nhau những câu chuyện cổ tích mà ở đó cơ Tấmphải đấu tranh với mụ dì ghẻ để giành hạnh phúc cho mình; anh Khoai hiền lành phải đốiđầu với phú ông tham lam, xảo trá; Thạch Sanh phải chiến đấu chống lại chằn tinh để bảovệ mạng sống…. Để suy cho cùng nói về những điều thiện ấy, dân gian đã gửi gắm cáiđẹp khôn cùng của cái tốt, của những người sẵn sàng dám đứng lên để chống lại cái ác.2. Văn học lãng mạn và chủ nghĩa lãng mạn Tây ÂuVăn học lãng mạn thuộc loại hình văn học biểu hiện: cách nhân vật, tình huống,hình ảnh được nhà văn tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu biểu hiện lí tưởng và tình cảmmãnh liệt của họ. Các nhà văn lãng mạn thường tìm kiếm những giá trị cao đẹp trongnhững cảnh đời tầm thường, tăm tối, khám phá cái cao cả trong những số phận bị ruồngbỏ, chà đạp. Một đặc điểm khác của văn học lãng mạn là tự do biểu hiện tình cảm cái tôi cá nhân, những cá nhân cô đơn, sầu mộng. Các nhà văn lãng mạn tuyệt đối hóa giá trị củacái tôi cá nhân, đặt chúng cao hơn thực tế khách quan của đời sống. Các nhà văn lãngmạn có lí tưởng cách mạng thì lấy việc ngợi ca lí tưởng làm nhiệm vụ sáng tác của mình.Do khuynh hướng sáng tác đó nên văn học lãng mạn thường sử dụng thủ pháp tươngphản đối lập, thích phóng đại, khoa trương, sử dụng ngôn ngữ tân kỳ, giàu sức biểu hiệncảm xúc.Chủ nghĩa lãng mạn Tây Âu là thuật ngữ chỉ chung các trào lưu văn học – nghệthuật ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XVIII và phát triển vào thế kỷ XIX ở nhiều nướcphương tây với các tên tuổi như Larmatine, Muyxê, Vigny, V.Hugo… Về mặt thị hiếuthẩm mỹ, chủ nghĩa lãng mạn là sự nổi dậy chống lại mọi ước lệ, mọi quy tắc gị bó củachủ nghĩa cổ điển. Trong bài tựa Crôm – oen của V.Hugo, ơng đã xác định: “Ba nguntắc? Khơng, chỉ có một. Đó là sự tự do. Tự do trong nghệ thuật và tự do trong cấu trúc.”Tự do chính là nguyên tắc lớn nhất của chủ nghĩa lãng mạn. Với chủ nghĩa lãng mạn, đãxuất hiện một “nền văn học được giải phóng” trên nhiều bình diện: thơ ca, tiểu thuyết,sân khấu. Chủ nghĩa lãng mạn gồm có hai khuynh hướng: lãng mạn tiêu cực [lãng mạnbảo thủ] và lãng mạn tích cực [lãng mạn tiến bộ].3.Quy luật kế thừa và phát triển trong văn họcKế thừa và phát huy đã trở thành quy luật bất biến trong tiến trình lịch sử văn học.Ngay từ khi ông cha ta chưa có chữ viết, một kho tàng văn học dân gian đồ sộ đã ra đờitrở thành nguồn chất liệu quý giá cho văn thơ sau này. Bởi vậy mà văn học dân gian đãtrở thành cái nôi khởi nguồn, nuôi dưỡng nền văn học viết thêm đa dạng và phong phú.Trong văn học viết, với giai đoạn trung đại ta có thể thấy rõ được quy luật kế thừa vănhọc trong các tên tuổi lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Hồ XuânHương… Nguyễn Trãi là người đầu tiên có ý thức vận dụng những yếu tố của văn họcdân gian vào trang thơ của mình:“Ngọc vàng nào có tơ vếtVàng thật âu chỉ lửa thêu”Xuất phát từ câu ca dao:“Thật vàng chẳng phải thau đâuĐừng đem thử lửa mà đau lịng vàng”Sự kế thừa khơng chỉ dừng lại ở chất liệu mà còn là tiếp thu, vận dụng những tư tưởng,quan niệm của những người đi trước để làm giàu có cho văn chương của mình. Nhưng sựvận dụng, kế thừa ấy phải có chọn lọc khéo léo chứ không phải là sự sao chép, lặp lại mộtcách khn mẫu, sáo mịn bởi nếu vậy thứ văn chương ấy sớm muộn cũng bị đào thải.Vậy nên không dừng lại ở những sự kế thừa vận dụng, cao hơn thế nữa, như một nhu cầuthiết yếu, người nghệ sĩ phát triển, sáng tạo bởi sự lặp lại là cái chết của văn học. Sáng tạo là yếu tố cốt tử để người nghệ sĩ khẳng định dấu ấn cá nhân trong dòng chảy văn họcvượt qua được sự khắc nghiệt của thời gian mà làm tổ trong lòng người đọc.“Thân em vừa trắng lại vừa trịnBảy nổi ba chìm với nước nonRắn nát mặc dầu tay kẻ nặnMà em vẫn giữ tấm lòng son”Hồ Xuân Hương đã không chỉ biết vận dụng những cái đã có sẵn mà cịn phát triển nó đểkhiến cho hình tượng bánh trơi thật đa nghĩa. Bài thơ nói về cách làm bánh trơi mà lại ẩnchứa trong đó thân phận nổi trôi, bất hạnh của người phụ nữ nhưng vượt lên trên tất cảvẫn là một tấm lòng son sắt, thủy chung dành cho người mình u. Khơng chỉ có HồXuân Hương mà sau này những nhà thơ, nhà văn đều có những nét phát triển, để lạinhững sáng tạo độc đáo, cất tiếng nói khẳng định cái tôi cá nhân cùng một phong cáchnghệ thuật không thể trộn lẫn. Điều này đã được thể hiện rõ trong văn học giai đoạn 1932– 1945 với những tên tuổi nổi bật từ văn xuôi đến thơ ca: Nguyễn Tuân, Thạch Lam,Xuân Diệu, Hàm Mặc Tử,…II.Vài nét về Nguyễn Tuân và truyện ngắn “Chữ người tử tù”Nguyễn Tuân sinh ngày 10-7-1910, quê làng Mục, tức Nhân Mục, nay thuộcphường Nhân Chính, quận Thanh Xn, Hà Nội. Ơng xuất thân trong một gia đình cótruyền thống nho học. Thân sinh ơng là cụ Nguyễn An Lan – một nhà nho tài hoa nhưngsinh phải thời nho học suy vi, đỗ Tú tài khoa thi chữ Hán cuối cùng nhưng vẫn là nhà nhobất đắc chí như bao lớp nhà nho thời bấy giờ. Bối cảnh xã hội, khơng khí gia đình đặcbiệt ấy đã ghi lại dấu ấn sâu sắc trong cá tính, tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuậtcủa nhà văn Nguyễn Tuân. Là một trí thức giàu tinh thần dân tộc, Nguyễn Tuân đã phảitrải qua những năm tháng vơ cùng khổ sở, có lúc bế tắc, tuyệt vọng. Năm 1929, ông bịđuổi học, không được vào làm việc ở bất cứ cơng sở nào trên tồn cõi Đơng Dương. Ơnglại cùng mấy thanh niên có tư tưởng tiến bộ lúc đó rủ nhau trốn ra nước ngồi nhưng bịbắt ở Băng Cốc, Thái Lan, bị kết án giam và quản thúc ở Thanh Hóa. Kể từ đây, NguyễnTuân lâm vào tình trạng khủng hoảng tinh thần sâu sắc. Năm 1938, ơng tham gia vàođồn làm phim “Cánh đồng ma” quay tại Hồng Kông. Cách mạng tháng Tám thành côngđã cứu sống cuộc đời cũng như trang viết Nguyễn Tn. Ơng hân hoan chào đón cuộc đổidời lịch sử, tự “lột xác” và chân thành đứng vào hàng ngũ nhà văn Cách Mạng. Năm1950, ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương, trong những năm 1948-1959, là tổng thư kýHội Văn nghệ Việt Nam.Nguyễn Tuân là một trí thức dân tộc rất mực tài hoa, uyên bác. Ông am tường cảHán học lẫn Tây học, đặc biệt, có lịng say mê thiết tha đối với Tiếng Việt. Nguyễn Tuânđược coi là “một trong mấy nhà văn lớn mở đường, đắp nền cho văn xuôi Việt Nam thếkỷ XX” [Nguyễn Đình Thi]. Ơng ln tiếp cận con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩvà tiếp cận sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mỹ. Đọc văn ơng, người đọc khơng chỉ có khối cảm thẩm mỹ từ nghệ thuật ngơn từ mà còn được bồi dưỡng thêm tri thức về nhạc,họa, điêu khắc, điện ảnh,…Thực tế ấy đã chứng tỏ tài năng phong phú của ông trên nhiềulĩnh vực nghệ thuật.Nguyễn Tuân ln khát khao đi tìm cái đẹp và sự thực ở đời song trong thực tạimà ông sống, cái đẹp chân chính thật khơng dễ tìm chút nào, nói như Nguyễn Đình Thithì “trong cuộc đời ơng sống, cái đẹp và cái thật khơng bao giờ khớp được nhau”. Có lẽvì thế mà Nguyễn Tuân đi tìm cái đẹp trong q khứ và tìm ngay trong chính tâm tưởng,cảm giác của mình. Tác phẩm “Chữ người tử tù” nói riêng và “Vang bóng một thời” nóichung đã thể hiện rõ cái nhìn như thế của Nguyễn Tuân.“Chữ người tử tù” in trong tập “Vang bóng một thời” xuất bản năm 1940 gồm có11 truyện ngắn viết về một thời đã xa nay chi cịn vang bóng. “Vang bóng một thời” viếtvề những nho sĩ cuối mùa thất thế, tuy buông xuôi bất lực nhưng vẫn giữ trọn thiên lươngvà sự trong sáng của tâm hồn bằng các tìm đến đạo sống của người quân tử. Tập truyệnthế hiện thái độ bất hợp tác với chế độ thực dân phàm tục vụ lợi đương thời đồng thời gắnbó với những giá trị văn hóa cổ truyền dân tộc với nếp songs thanh cao, đầy nghệ thuật.Tập truyện đã thể hiện tài năng viết truyện bậc thầy của Nguyễn Tuân.Về “Chữ người tử tù”, tác phẩm kể về nhân vật Huấn Cao – một tử tù do chốnglại triều đình nên bị bắt đồng thời cũng có tài viết chữ rất nhanh và đẹp. Viên quản ngụclà người rất yêu và hâm một tài viết chữ của Huấn Cao, muốn xin chữ để treo trong nhà.Lúc đầu Huấn Cao không đồng ý trước thái độ chân thành của quản ngục, Huấn Caođồng ý cho chữ. Buổi tối trướ ngày ra pháp trường, Huấn Cao cho chữ quản ngục và đểlại một vài lời di huấn.Truyện “Chữ người tử tù” đã thể hiện rõ quan điểm về cái đẹp của Nguyễn Tuân,từ đó cho thấy được phong cách nghệ thuật độc đáo của ông.III. Sự kế thừa trong quan niệm về cái đẹp của “Chữ người tử tù”Nguyễn Tuân khao khát săn tìm và ngợi ca cái đẹp. Những cái đẹp ông kiếm tìmkhơng ở thực tại mà là cái đẹp của q khứ. Ông đưa người đọc trở về thưởng thức nhữngnét đẹp xưa của một thời vang bóng. Ơng ngợi ca những thú chơi thanh tao: thả thơ, đánhthơ, uống trà, chơi hoa,… Nguyễn Tuân đưa ta về lối sống của người xưa và bản thân ơngcũng đắm chìm trong những vẻ đẹp ấy, trong sự nuối tiếc, ngậm ngùi cho một cái gì đãmất hút vào xa xưa. Để rồi trong toàn cảnh bức tranh ấy, khi đến với “Chữ người tử tù”,người ta thấy quan niệm của ông về vẻ đẹp trước hết gắn với chất tài hoa, tài tử. Quanniệm ấy được thể hiện qua hình tượng Huấn Cao. Trước hết quan niệm thẩm mỹ nàyđược Nguyễn Tuân kế thừa từ Nho giáo. Trong con mắt thẩm mỹ của Nho giáo, hình ảnhlý tưởng là người quân tử, cũng là người làm quan. Quan niệm này đã được văn học trungđại kế thừa mạnh mẽ với hình tượng những nhà nho, những người quân tử được thể hiệqua hình ảnh bơng hoa mai:Cây mai“Trội cành nam chiếm một chồi, Tin xuân mãi mãi điểm cây mai.Tinh thần sáng, thuở trăng tĩnh,Cốt cách đơng khi gió thơi.Tiết cứng trương phu thông ấy bạn,Nết trong quân tử, trúc là đôi,Nhà truyền thanh bạch dăng từng khôi,Phỉ xứng danh thơm đệ nhất khơi!”[Lê Thánh Tơng]Cũng có lẽ vì vậy mà Nguyễn Tn đã chọn Cao Bá Quát làm nguyên mẫu cho nhân vậtHuấn Cao:“Thập tải luân giao cầu cổ kiếmNhất sinh đê thủ bái hoa mai.”Ở Huấn Cao – con người tài hoa ấy khơng chỉ có tài bẻ khóa, vượt ngục mà cịn có tàiviết chữ rất nhanh và đẹp. Chữ Huấn Cao viết là chữ Hán, chữ tượng hình, khối vng,viết bằng bút lơng mực tàu, có những nét mềm, nét thanh nét đậm tung hoành bay lượnnhư trên một bức họa. Chữ viết ra không chỉ biểu ý mà cịn là “những nét vng tươi tắnbiểu thị hồi bão tung hoành một đời con người.” Viết chữ đã trở thành môn nghệ thuậtthư pháp, trở thành một thú chơi thanh tao. Người viết chữ là một nghệ sĩ còn người chơichữ là người có tố chất nghệ sĩ để thưởng ngoạn. Thơng thường khi người ta viết chữ thìnếu viết nhanh sẽ viết khơng đẹp cịn nếu để có được một bức viết đẹp thì làm sao có thểviết nhanh mà chỉ có thể cẩn thận từng nét, từng nét. Thế nhưng ở Huấn Cao, cái tài ấy đãđược miêu tả đến độ lí tưởng khi mà Huấn Cao vừa viết nhanh lại vừa viết đẹp, nổi tiếngcả một vùng tỉnh Sơn. Bao nhiêu người trong đó có quản ngục đã từng ao ước “có đượcchữ của Huấn Cao mà treo là một báu vật trên đời”. Cái tài ấy của Huấn Cao được giớithiệu gián tiếp qua cuộc trò chuyện giữa quản ngục và thơ lại: trong cái nể trọng kín đáocủa quản ngục và trong cái xuýt xoa không che giấu đầy nuối tiếc của thơ lại – những kẻbên kia chiến tuyến ở thế đối lập trên bình diện xã hội. Điều ấy đã chứng tỏ cái tài và cáiđẹp ở Huấn Cao nói riêng và cái đẹp nói chung có một sinh mệnh riêng, có khả năng vượtqua mọi thói thường phàm tục, vượt lên trên cả danh phận. Tác giả đã sử dụng bút phápvẽ mây đẩy trăng – phép miêu tả của cổ nhân trong cổ họa. Nguyễn Tuân đã để Huấn Caoxuất hiện trong màn khói sương của giai thoại, kỳ thoại. Nguyễn Tuân không trực tiếpmiêu tả cái tài mà chỉ nhấn vào lòng ngưỡng mộ Huấn Cao trong thiên hạ đã khiến choHuấn Cao dù chưa xuất hiện nhưng đã hiện lên với vẻ đẹp lồng lộng.Khơng chỉ có vậy, tiếp thu tư tưởng Nho giáo, Nguyễn Tuân nhìn con người trênba khía cạnh: chân – thiện – mỹ. Ở Huấn Cao, cái đẹp đi cùng với sự tài hoa của mộtnghệ sĩ và khí phách hiên ngang của một bậc anh hùng. Ông là người thủ xướng cầm đầumột đội qn phiến loạn chống lại triều đình, khơng sợ hãi trước cường quyền. Tuy chílớn khơng thành, cuộc nổi loạn thất bại, khi đã sa cơ lỡ vận, Huấn Cao vẫn hiên ngang, bất khuất, vẫn giữ phong thái đàng hoàng, bản lĩnh của đấng trượng phu. Lúc nhập lao,“Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gơng nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuốngthềm đá tảng đánh thuỳnh một cái.” Nguyễn Tuân đã để cho Huấn Cao rỗ gông ngay saulời đùa của lính áp giải. Câu nói của tên lính vừa đùa cợt, vừa chế giễu, mỉa mai, vừa thịuy, đe dọa. Huấn Cao khơng nói mà chỉ đáp lại bằng hành động với thái độ lạnh lùng.Huấn Cao không dùng lời đối lời mà chỉ dùng hành động. Chỉ một chi tiết thôi đã phânđịnh rõ ai là người anh hùng, ai là kẻ tiểu nhân. Trong những ngày tháng tại ngục, khiđược nhận rượu thịt, Huấn Cao thản nhiên nhận như cái hứng sinh bình lúc chưa bị giamcầm. Như vậy Huấn Cao đã tìm thấy sự tự do tự tại trong tinh thần ngay cả khi bị giamcầm sau cũi sắt. Đối với quản ngục, Huấn Cao xưng là “ta” – “người” với thái độ khướctừ và khinh bạc đến điều bởi vì đối với ơng “cái cảnh chết chém còn chẳng sợ nữa lànhững trò tiểu nhân thị oai”. Trước thái độ ân cần của quản ngục, Huấn Cao chỉ nói:“Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”.Rõ ràng câu nói của Huấn Cao khơng phải là sự tức giận nhất thời mà là cố ý khơng sợchết, khơng cúi đầu trước cường quyền. Đây chính là phẩm chất của một bậc trượng phu:“Phú quý bất năng dâmBần tiện bất năng diUy vũ bất năng khuất.”Ngay cả khi nhận tin dữ, nếu quản ngục “tái nhợt người đi” khi nhận được công văn, thơlại hớt hải chạy báo tin thi Huấn Cao chỉ “lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười”. Với ai đó cáichết là nặng nề nhưng đối với người anh hùng Huấn Cao, cái chết thì chỉ nhẹ tựa hồngmao.Huấn Cao cịn là người có thiên lương trong sáng, cao đẹp. Bởi ơng rất có ý thứcvề tài năng của mình và biết giữ gìn cái tài ấy. Chính Huấn Cao đã nói: “Ta nhất sinhkhơng vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viếtcó hai bộ tứ bình và một bức trung đường.” Ơng đã có ý thức giữ gìn cái tài ấy không bịnhơ nhuốc bởi đồng tiền hay là phải cúi mình trước quyền thế. Khi biết quản ngục làngười biệt nhẫn liên tài thì Huấn Cao cảm động trước tấm chân tình của quản ngục màđồng ý cho chữ. Quản ngục đã trở thành tri kỷ với người tài hoa như ơng Huấn. Cái tài,tâm, khí phách của Huấn Cao được thống nhất và tỏa rạng trong cảnh cho chữ. Trongkhung cảnh ấy, Huấn Cao đã quên đi hoàn cảnh thực tại “cổ đeo gông, chân vướngxiềng” dể thăng hoa trong nghệ thuật. Người tử tù lúc này đây giống như người truyềngiáo, quản ngục giống người quản giáo còn nơi ngục tù lại trở thành giáo đường. HuấnCao đã chân thành khuyên quản ngục thay chỗ, đổi nghề đi rồi hãy chơi chữ bởi ‘ở đâykhó giữ thiên lương cho lành và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”. Cáiđẹp theo ông không thể cùng với cái xấu, muốn thưởng thức cái đẹp thì phải chăm lo giữgìn cái thiện. Như vậy, trong khung cảnh ấy hình tượng Huấn Cao đã trở thành biểutượng cho cái đẹp hoàn mỹ, lý tưởng. Đối với Nguyễn Tuân dường như quan niệm về cáiđẹp lí tưởng gắn với chất tài hoa, tài tử không chỉ xuất hiện trong “Chữ người tử tù” mà đọc “Vang bóng một thời”, ta thấy Nguyễn Tuân tỏ lòng mến mộ, yêu quý những conngười tài hoa mà thất thế hay những lãng tử giang hồ. Ta đã biết đến ông Cử Hai trong“Một cảnh thu muộn” – một mẫu người tài tử điển hình, là “người có hoa tay” lại “thêmđược chút tâm hồn lãng tử”, chỉ thích đi hội Đạp Thanh để làm thơ tức cảnh, lên núi háithuốc, ngắm trăng trên đỉnh Sài Sơn hay cụ Hồ Viễn trong “Ngôi mã cũ” qua lời kể củacô Tú là một “tướng võ nghệ cao cường” – một tướng Cờ Đen oai phong, lẫm liệt nhưngcũng có lúc ung dung, tài tử: “Những lúc việc quân thong thả, cụ mặc áo dài “sườn xám”,đội mũ “sường chí” có những quả bơng đỏ, cầm quạt…trơng nhàn nhã và văn vẻ lắm”,chữ viết của cụ thì lại đẹp, “cứng cỏi như lá thiếp…nét sổ rất khỏe và rất thẳng”. Quanniệm thẩm mỹ: cái tài gắn với cái tâm, cái đẹp là sự hài hịa giữa tài hoa và khí phách cólẽ Nguyễn Tuân được kế thừa từ Nho Giáo và gần hơn cả là văn học trung đại bởi ta đãtừng biết đến hình tượng Từ Hải, một người anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất đượcNguyễn Du xây dựng như ánh sáng giữa cuộc đời tăm tối, nhơ nhớp giữa chốn lầu xanhcủa Thúy Kiều. Ở Từ Hải ta cũng thấy được những vẻ đẹp khiến người khác phải ngưỡngmộ. Chàng mang vẻ ngoài dũng mãnh:“Râu hùm, hàm én, mày ngàiVai năm tấc rộng, thân mười thước cao”Cùng một tài năng xuất chúng của “đấng anh hào” đánh trận trăm trận trăm thắng, cốtcách phi thường cùng khát vọng từ do làm nên nghiệp lớn. Sau này, khi Nguyễn Tuân xâydựng hình tượng Huấn Cao, ta thấy có nhiều điểm gặp gỡ với Từ Hải cũng là một ngườianh hùng thất thế.Kế thừa quan niệm như vậy có lẽ một phần nguyên nhân do Nguyễn Tuân bị ảnhhưởng từ cụ thân sinh mình – cụ Nguyễn An Lan thuộc lớp nhà nho tài tử nhưng bất đắcchí đương thời. Nguyễn Tuân đã được nuôi dưỡng trong bầu khơng khí của một gia đìnhthuộc loại nhà nho tài tử, được tiếp xúc với các nhà nho tài hoa, bạn của cha mình và đặcbiệt được tiếp xúc với Tản Đà, chịu ảnh hưởng nhiều từ Tản Đà. Vì vậy mà trong tácphẩm “Chữ người tử tù” nói riêng và “Vang bóng một thời” nói chung ta thấy được quanniệm về cái đẹp nổi bật của Nguyễn Tuân đó là cái đẹp gắn với chất tài tử và cái đẹp đicùng với cái chân, cái thiện, cái đẹp không thể cùng với cái xấu, cái ác giống với Nho gia.IV.Sự phát triển trong quan niệm về cái đẹp của “Chữ người tử tù”Là một nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo với những tác phẩm văn xuôilãng mạn trong tập truyện “Vang bóng một thời” nói chung và truyện ngắn “Chữ ngườitử tù” nói riêng, Nguyễn Tuân khơng chỉ nói về những vẻ đẹp lãng mạn lí tưởng màngười đọc dễ dàng nhận ra mà còn thể hiện quan niệm hết sức mới mẻ của mình về cáiđẹp cùng cái nhìn tinh tế của mình. Theo quan điểm của ơng, có những vẻ đẹp có thể dễdàng nhận ra nhưng cũng có vẻ đẹp khuất lấp được ẩn sâu trong những điều tầm thường.Điều đó được thể hiện rõ qua hình tượng quản ngục. Quản ngục khơng có vẻ đẹp lồnglộng, lý tưởng như Huấn Cao nhưng ông cũng là “một thanh âm trong trẻo chen giữa mộtbản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn”, là “một tấm lòng trong thiên hạ”. Chơi chữ là một thú vui tao nhã và người biết chơi chữ chính là người biết thưởng thức một tác phẩmnghệ thuật và quản ngục ngưỡng mộ con chữ của Huấn Cao, có được chữ Huấn Cao viếtlà sở nguyện đi suốt một đời quản ngục. Sở nguyện cao đẹp ấy cho thấy quản ngục làngười có tấm lịng u mến cái đẹp đến độ say mê. Quản ngục dành cho Huấn Cao ánhmắt hiền lành, lịng kiêng nể tuy cố giữ kín đáo nhưng vẫn thể hiện ra. Trong những ngàyHuấn Cao tại ngục, quản ngục đã bất chấp nguy hiểm để biệt đãi Huấn Cao tốt nhất cóthể. Suốt nửa tháng trời bữa bữa đều có rượu thịt được bê đến cho Huấn Cao. Quản ngụcthậm chí chủ động tìm gặp Huấn Cao với thiện chí chu tất những ngày cuối cùng củaHuấn Cao. Giọng điệu đối với Huấn Cao cung kính, lời lẽ khoan hồ, ngay cả khi nhậnsự xua đuổi, khước từ thì cũng chỉ đáp: “Xin lĩnh ý”, từ hơm ấy, thịt rượu vẫn được đưađến và có phần hậu hơn trước nhưng quản ngục không để chân vào buồng giam nữa. Biểuhiện cao nhất của tấm lòng yêu cái đẹp mến cái tài của quản ngục là chi tiết quản ngụcsẵn sàng xin chữ ở nhà ngục tỉnh Sơn, làm đủ mọi cách để xin được con chữ, kiên nhẫnchờ đợi dù mình có thể ép buộc để có được. Khi được Huấn Cao đồng ý cho chữ, quảnngục đã chuẩn bị thật cẩn thận, chu đáo: một phiến lụa trắng, một thoi mực tốt và thơmcùng đuốc rực cháy. Tấm lòng chân thành của quản ngục đã được Huấn Cao thông quacâu hỏi không chỉ dùng để hỏi mà để khen, để cảm kích: “Thoi mực, thầy mua ở đâu màtốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm của chậu mực bốc lên không?...” Như vậy quảnngục khơng chỉ là người có lịng biệt nhỡn liên tài mà cịn có cả thiên lương trong sáng.Bằng con mắt quan sát tinh tế, độc đáo, Nguyễn Tuân đã phát hiện ra vẻ đẹp của quảnngục ngay trong hồn cảnh tưởng chừng mà khơng ai phát hiện ra – cảnh ngục tù tăm tối,“nơi người ta sống với nhau bằng tàn nhẫn, lừa lọc”. Đây chính là nét phát triển trongquan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp. Nếu như văn học trước đây có sự rạch rịi giữacái xấu và cái ác, nhân vật tốt và nhân vật phản diện, cái đẹp chỉ được phát hiện ở nhữngnhân vật đứng về phía cái tốt hồn tồn thì Nguyễn Tuân lại đi sâu vào tìm kiếm nhữngvẻ đẹp bị che lấp trong cảnh tầm thường, tăm tối, thậm chí khơng hồn tồn tốt. Nhưngnhờ cái đẹp mà tâm hồn trở nên trong sáng hơn, lương thiện hơn.Để rồi từ đó, Nguyễn Tuân đồng thời nêu lên một quan niệm khác về cái đẹp đó làcái đẹp có khả năng nhân đạo hóa con người. Quản ngục có thiên lương trong sáng nhưnglại sống trong cảnh đề lao, làm cơng cụ tay sai cho triều đình phong kiến đương thời mụcruỗng, vậy nên dù khơng biết ác thì cũng phải học cách làm việc ác. Vì vậy trước khi gặpHuấn Cao, trong quản ngục là nỗi cô đơn thăm thẳm, trên sợ triều đình, dưới sợ línhtráng. Trong lúc trị chuyện với thơ lại, quản ngục khơng dám sống thật với niềm yêu nỗighét của mình. Thế nhưng khi gặp Huấn Cao, được tiếp xúc với cái tài, cái đẹp thì chínhchúng đã nâng tâm hồn ơng ta thốt ra khỏi cái tầm thường, hèn hạ của vũng lầy ô trọc đểvươn lên cái cao cả. Quản ngục say mê trước cái đẹp, sẵn sàng liều mình để có được chữcủa Huấn Cao, thậm chí cịn kiên nhẫn chờ đợi dù tất cả nhận được chỉ là thái độ lạnhlùng, khinh bỉ. Những ngày gần kề với cái đẹp, được cái đẹp chiếu sáng tỏa rạng, quảnngục không chỉ thỏa sở nguyện mà trong chừng mực nào đó trong hơn mười lăm ngàyngắn ngủi, quản ngục đã được sống là chính mình. Một vẻ đẹp khuất lấp cũng như sự tác động của cái đẹp lên con người cũng đã được nhà văn Victor Hugo khai thác trong tácphẩm “Nhà thời đức bà Pari” của mình. Cũng giống như quản ngục, nhân vậtQuazimodo là người của phó giáo chủ Frollot, khơng chỉ mang thân hình dị dạng, lưng gùmà cịn vừa câm vừa điếc. Trung thành với Frollot, Quazimodo đã làm những việc xấu xado hắn sai bảo. Thế nhưng hành động Esmeralda leo lên giàn bêu tù cho Quazimodo uốngnước đã khiến anh cảm động để rồi từ đó, Quazimodo sẵn sàng chống trả Frollot, làmmọi thứ để bảo vệ Esmeralda. Chính hành động đẹp của Esmeralda đã tác động mạnh mẽđến Quazimodo để rồi anh có thể bảo vệ, thậm chí là hy sinh cả tính mạng mình cùngchết với Esmeralda. Có được sự gặp gỡ trên có lẽ là do cả hai tác giả đều thuộc chủ nghĩalãng mạn. Nguyễn Tuân đã có những quan niệm riêng về cái đẹp, phát triển so với thời kỳtrước khi chỉ nhìn thấy vẻ đẹp con người một chiều cịn đối với ơng, hành trình khám phávẻ đẹp khơng chỉ dừng lại ở những vẻ đẹp dễ thấy như Huấn Cao mà còn là những vẻ đẹpkhuất lấp, cần người ta chú ý, quan sát tinh tế.Với ơng, cái đẹp cịn bất tử, cịn sống mãi, nó có thể chiến thắng cái ác để có thểvươn lên và tỏa sáng. Quan niệm ấy đã được thể hiện đặc sắc qua cảnh cho chữ - “cảnhtượng xưa nay chưa từng có”. Việc cho chữ chỉ diễn ra ở nơi thư phòng sang trọng cònnay lại ở nơi “buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột,phân gián. Hay nói cách khác, nơi ngục tù tăm tối lại là nơi cái đẹp tỏa rạng, nơi cái xấucái ác ngự trị lại là nơi cái đẹp thăng hoa. Tại đây, người tử tù là người sáng tạo cái đẹpcịn quản ngục chính là người thưởng thức cái đẹp ấy. Huấn Cao dường như đã quên đithực tại “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” để thăng hoa trong cảm xúc, nghệ thuật. Ngườicho chữ là tử tù còn người nhận chữ là quản ngục. Người cho chữ đường hoàng baonhiêu thì người nhận chữ “khúm núm” bấy nhiêu cịn thơ lại thì tay run run bê chậu mực.Khi nhận lời khuyên của Huấn Cao thì quản ngục cảm động, vái người tù một vái, nghẹngào mà nói: “Kể mê muội này xin bái lĩnh”. Cái bái lĩnh, cái cúi đầu của ngục quancũng chính là cái cúi đầu trước cái đẹp. Cái đẹp đã tỏa sáng, vượt lên trên tất cả thậm chíngay cả khi người khơng cịn nữa nhưng cái đẹp ấy thì tồn tại mãi mãi hay chính là bất tửcùng thời gian.Đối với Nguyễn Tuân, cái đẹp khơng chỉ tốt lên từ nội dung mà cịn được chauchuốt ở hình thức. Ngịi bút tài hoa của Nguyễn Tuân đã góp phần làm nên cái đẹp củatác phẩm. Trước hết về từ ngữ, cả tác phẩm được dệt nên bởi hệ thống từ Hán Việt vôcùng trang trong, cổ kính góp phần tạo nên một bầu sinh quyển rất riêng cùng khơng khícổ xưa gợi về một thời đã qua nay chỉ cịn vang bóng. Tiếp theo ta phải kể đến nghệ thuậtdựng cảnh vô cùng đặc sắc của Nguyễn Tuân thông qua việc vận dụng vốn tri thức vềnhiều ngành nghệ thuật khác nhau như nghệ thuật thư pháp hay điện ảnh. Ống kính củanhà văn đã lia từ viễn cảnh đến cận cảnh, từ một nhà tù ẩm ướt để rồi thu hẹp lại quay bamái đầu chụm lại trên từng con chữ. Đặc biệt những quan niệm về vẻ đẹp của NguyễnTuân được thể hiện qua việc xây dựng hình tượng Huấn Cao và quản ngục hết sức đặcsắc và đặt họ trong một tình huống kịch tính, đó là cuộc gặp gỡ éo le giữa Huấn Cao vàquản ngục – hai con người ở hai chiến tuyến đối lập trên bình diện xã hội: một người là công cụ pháp chế của nhà nước, một người chống lại nhà nước nhưng trên phương diệnnghệ thuật họ lại là tri kỷ của nhau. Nghệ thuật tương phản cùng phóng đại được nhà vănsử dụng triệt để để thể hiện quan niệm về cái đẹp. Sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối,của cái đẹp và cái xấu xa đã làm nổi bật sức mạnh của cái đẹp cùng sự sống trường tồncủa nó. Như vậy, cái đẹp mà Nguyễn Tuân thể hiện trong tác phẩm “Chữ người tử tù”được người đọc khám phá trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.Có những sự phát triển trong quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân hẳn là do ảnhhưởng của chủ nghĩa lãng mạn. Theo chủ nghĩa lãng mạn phương Tây, có người chorằng: cái đẹp tự do là cái không vụ lợi, cái đẹp đứng trên mọi thiện ác ở đời. Vì thế, đếnvới chủ nghĩa lãng mạn, ta được tiếp xúc với vẻ đẹp lí tưởng hồn mỹ. Nhà văn mơ ướcvà khát khao vươn tới, kiếm tìm những vẻ đẹp ấy và Nguyễn Tn khơng nằm ngồi điềuđó. Để đạt được vẻ đẹp ấy, người viết phải sử dụng trí tưởng tượng cùng biện pháp đốilập, tương phản. Chính vì vậy, Nguyễn Tn đã có ít nhiều sự gặp gỡ với những nhà vănlãng mạn trên thế giới như Victor Hugo.Kết luậnQua việc nghiên cứu về sự kế thừa và phát huy trong quan niệm về cái đẹp củaNguyễn Tuân trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” ta thấy được sự vận dụng và kế thừanhững tư tưởng, quan niệm hết sức linh hoạt ở Nguyễn Tuân đồng thời ta cũng thấy đượcsự sáng tạo mới mẻ của Nguyễn Tuân so với nền văn học đi trước, giúp thể hiện rõ nhữngđặc trưng của văn học lãng mạn. Thông qua việc tìm hiểu quan niệm cái đẹp của NguyễnTuân đồng nghĩa với việc mở ra cánh cửa đi vào thế giới nghệ thuật trong tác phẩm củaơng để rồi từ đó thêm hiểu về phong cách nghệ thuật hết sức độc đáo và riêng biệt – mộtngòi bút tài hoa, uyên bác trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật cùng với một khát khao, say mêkhơng ngừng nghỉ trên hành trình tìm kiếm cái đẹp ở đời cũng như hành trình lao động vìnghệ thuật. Khơng chỉ thế người đọc cịn thấm thía thêm nhiều bài học quý giá: trongcuộc sống muốn được thưởng thức trọn hết vẻ đẹp, con người ta cần phải kiên nhẫn cũngnhư phải quan sát, đánh giá tỉ mỉ chứ khơng chỉ vẻ bề ngồi đồng thời ta cũng phải biếtmối quan hệ giữa hoàn cảnh sống và nhân cách con người. Có những người sống trongđiều kiện tốt vẫn nảy sinh thói xấu cịn ở hồn cảnh không tốt chưa chắc nhân cách đãxấu, điều cốt yếu và quan trọng nhất vẫn là bản chất thật của con người.Hơn thế nữa, ta còn thấy được quy luật kế thừa và phát triển trong các tác phẩmvăn học. Ông cha ta đi trước đã để lại cho ta một kho tàng văn học quý giá bởi vậy ngườicầm bút phải biết kế thừa và tiếp thu những tinh hoa ấy một cách có chọn lọc để làm giàucó cho văn chương của mình đồng thời cũng phải nhớ rằng một nhà văn có thể để lại dấuấn của mình trong dịng chảy văn học thì biết vận dụng những cái có sẵn là chưa đủ màphải biết phát triển, phát huy những cái của riêng mình, làm mới những cái đã cũ, nhưvậy mới có thể gây hứng thú với bạn đọc. Muốn vậy, người nghệ sĩ phải không ngừng rèn luyện bản thân, thâm nhập vào thực tại cuộc sống để khám phá và tìm kiếm những điềumới lạ đồng thời phải có con mắt quan sát tinh tường và độc đáo để có thể nhìn thấynhững thứ mà người bình thường khơng ngờ tới. Cái tài ấy cịn phải đi cùng với một cáitâm trong sáng ln hướng ngịi bút của mình đến cái đích cuối cùng của văn học đó làchân – thiện – mỹ.Nguyễn Tuân đã làm được những điều ấy để có thể tạo nên những tác phẩm đặcsắc xanh tươi mãi cùng thời gian. Từ đó ta càng thêm trân trọng và khâm phục NguyễnTuân – người nghệ sĩ tài hoa và hết lịng vì nghệ thuật.Tài liệu tham khảo--Luận án tiến sĩ “Quan niệm về vẻ đẹp của Nguyễn Tuân trong sáng tạo nghệthuật”[2002] – Nguyễn Thị Thanh MinhTiểu luận “Cái đẹp trong các sáng tác của Nguyễn Tuân”Đề tài “Phạm trù cái đẹp trong nghệ thuật”Luận văn thạc sĩ “Cái đẹp trong văn xuôi nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước Cáchmạng tháng Tám” [2005] – Bùi Thanh ThảoLuận văn phản biện “Văn học luôn gắn liền với cái đẹp, cái thiện. Tuy nhiên,nhiều tác phẩm văn học miêu tả cái xấu, cái ác. Anh chị lí giải như thế nào về vấnđề này? Hãy cho biết ý kiến của anh, chị cùng với những dẫn chứng trong văn họcViệt Nam và thế giới.”Luận văn “Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong “Vang bóng một thời”của Nguyễn Tuân”[2011] – Nguyễn Thúy QuỳnhBài viết “Quan niệm về cái đẹp” – Nghiêm Lương ThànhBài viết “Quan niệm về cái đẹp” – Trần Thị Phương Hoa

Video liên quan

Chủ Đề