Quan niệm về vật chất trong triết học an Độ cổ đại

Câu 2: Quan niệm của các nhà triết học duy vật trước C.Mác về Vật Chất?

VC với tư cách là 1 phạm trù TH có lịch sử khoảng 2500 năm xuất hiện cùng với sự xuất hiện

của triết học trong lịch sử. Ngay từ ki mới ra đời, xung quanh phạm trù VC đã duễ ra cuộc đấu

tranh gay gắt ko khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. CNDV coi thực

thể thế giới là VC tồn tại vĩnh cửu, tạo nên mọi SVHT và các thuộc tính của chúng. Chủ nghĩa

duy tâm tìm mọi cách phủ nhận và làm sụp đổ phạm trù VC của chủ nghĩa duy vật. Chúng

công kích, xuyên tạc phạm trù VC, cho rằng cơ sở tồn tại của thế giới là một bản nguyên tinh thần

nào đó. Có thể là do ý Chúa, do ý niệm tuyệt đối tạo nên. Vì vậy, họ cho rằng VC chỉ là một

phạm trù trống rỗng, phi hiện thực, một sự nhào nặn chủ quan của các nhà duy vật.

Phạm trù VC có quá trình phát sinh phát triển gắn liền với hoạt động thực tiễn của con ngư

ời và sự hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên .Việc tìm hiểu, khám phá về bản chất, cấu

trúc của thế giới xung quanh con người luôn luôn là một vấn đề được quan tâm trong các trường

phái triết học Duy vật. Vào thời kỳ trước khi có sự xuất hiện của triết học Mác thì người ta quan

niệm, tìm mọi cách để tìm hiểu , để giải thích nguyên thể cơ bản đầu tiên cấu tạo nên thế

giới và Vì vậy, phạm trù vật chất được xuất hiện từ khá sớm và được đặc biệt quan tâm. CNDV

khẳng định thực thể tạo nên thế giới khách quan và các vật thể nói riêng đó là vật chất và nó

tồn tại vĩnh cửu. Tuy nhiên, việc lập luận và lý giải về vật chất của các nhà triết học ở thời kỳ trư

ớc Mác là không đồng nhất với nhau.

* Vào thời kỳ cổ đại, ở Hy Lạp nói riêng, ở phương Tây nói chung các nhà triết học duy vật đã

đồng nhất vật chất nói chung với các dạng cụ thể nào đó của nó.

- Vào thời kỳ cổ đại ở phương đông quan niệm VC thể hiện qua một số trường phái triết

học Ân Độ và Trung hoa về thế giới.

ấn Độ có Trường phái LOKAYATA cho rằng tất cả được tạo ra bởi sự kết hợp trong 4 yếu tố Đất

- Nước - Lửa - Khí. Những yếu tố này có khả năng tự tồn tạI, tự vận động trong không gian và cấu

thành vạn vật. Tính đa dạng của vạn vật chính là do sự kết hợp khác nhâu của 4 yếu tố bản

nguyên đó. Phái Nyaya và Vaisesia coi nguyên tử là thực thể của TG.

Trung Hoa có Thuyết Âm Dương cho rằng nguyên lý vận hành đầu tiên và phổ biến của vạn

vật là tương tác của những thế lực đối lập nhau đó là âm và dương. Trong đó âm là phạm trù rất

rộng phản ánh khái quát, phổ biến của vạn vật như là nhu, tối, ẩm, phía dưới, bên phải, số chẵn.

Dương cũng là phạm trù rất rộng đối lập với âm. Phản ánh những thuộc tính như cương, sáng, khô,

phía trên, số lẻ, bên trái. Hai thế lực này thống nhất với nhau, chế ước lẫn nhau tạo thành vũ trụ và

vạn vật.

Thuyết Ngũ hành của Trung quốc có xu hướng phân tích về cấu trúc của vạn vật để quy nó

về yếu tố khởi nguyên với tính chất khác nhau. Theo thuyết này có 5 nhân tố khởi nguyên là Kim

- Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.

+ Kim tượng trưng cho tính chất trắng, khô, cay, ở phía Tây

+ Mộc tượng trưng cho tính chất xanh, chua, ở phía Đông.

+ Thủy tượng trưng cho tính chất đen, mặn, ở phía Bắc.

+ Hỏa tượng trưng cho tính chất đỏ, đắng, ở phía Nam.

+ Thổ tương trưng cho tính chất vàng, ngọt, ở giữa.

Năm yếu tố này không tòn tại đọc lập, tuyệt đối mà tác động lẫn nhau theo nguyên tắc tương

sinh, tương khắc với nhau tạo ra vạn vật. Những tư tưởng về âm, dương, ngũ, hành, tuy có nhưng

hạn chế nhất định nhưng đó là triết lý đặc sắc mang tính duy vật và biện chứng nhằm lý giải

về vật chất và cấu tạo của vũ trụ

- ở phương tây, các nhà TH quy TG vào 1 chỉnh thể thống nhất từ đó đi tìm bản nguyên

VC đầu tiên cấu tạo nên TG đó, chẳng hạn người ta cho rằng vật chất là nước, không khí,

lửa......Một số quan điểm điển hình thời kỳ này là: Taket coi vật chất là nước, Anaximen coi vật

chất là không khí, Hêraclit coi vật chất là lửa, Anximangdo coi vật chất là hạt praton, đây là một

thực thể không xác định về chất. Đặc biệt đỉnh cao của quan niệm về vật chất của thời kỳ

Hy Lạp cổ đại là thuyết nguyên tử của Lơxip và Đêmocrip. Theo thuyết này thì thực thể tạo nên

thế giới là nguyên tử và nó là phần tử nhỏ bé nhất và không thể phân chia được, khôg thể xâm

nhập và quan sát được, chỉ có thể nhận biết được bằng tư duy. Các nguyên tử không khác nhau

về chất mà chỉ khác nhau về hình dạng. Sự kết hợp các nguyên tử khác nhau theo một trật tự

khác nhau sẽ tạo nên vật thể khác nhau. Thuyết nguyên tử tồn tại đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ

20 mới bị khoa học đánh đổ và có hạn chế lịch sử nhất định. Tuy nhiên nó có ý nghĩa to lớn

đối với sự định hướng cho sự phát triển khoa học nói chung đặc biệt là lĩnh vực vật lý sau này.

Đồng thời nó có tác dụng to lớn trong cuộc đấu tranh chống CNDT, thần học, tôn giáo........

* Vào Thời kỳ cận đại:

Vào thế kỷ 17, thế kỷ 18 nền khoa học tự nhiên, thực nghiệm ở châu âu có sự phát triển

mạnh mẽ. Đặc biệt là trên lĩnh vực vật lý học với phát minh của Niu Ton, phương pháp nghiên cứu

ở trong vật lý đã xâm nhập ảnh hưởng rất lớn vào trong triết học. CNDV nói chung và phạm trù VC

nói riêng đã có những bước phát triển mới chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng.

- Côbecnich chứng minh mặt trời là trung tâm đã làm đảo lộn truyền thuyết của kinh thánh

và quan điểm của thần học về tg.

- Quan điểm của Fanxitbaycơn: coi tg VC tồn tại kquan, VC là tổng hợp các hạt. Ông coi tự

hiên là tổng hợp của những VC có chất lượng luôn màu, muôn vẻ.

- Quân điểm của Gatxăngdi: Phát triển học thuyết nguyên tử của thời cổ đại cho rằng TG

gồm những nguyên tử có tính tuyệt đối như tính kien cố và tính ko thể thông qua.

TK 18 các nhà TH Pháp đã phát triển phạm trù VC lên một tầm cao mới. Đitơro cho rằng vũ trụ

trong con người, trong mọi sự vật chỉ có 1 thực thể duy nhất là VCSự sâm nhập ấy đã chi phối

sự hiểu biết, nhận thức về vật chất, mọi hiện tượng tự nhiên đã được giải thích là được tác động

qua lại giữa lực hút và lực đẩy, giữa các phần tử của vật chất, các phần tử ấy là bất biến. Sử

thây đổi của nó chỉ là mặt vị trí, hình thể trong không gian. Mọi sự phân biệt về chất bị

xem nhẹ và đều được quy giải chỉ sự khác nhau về lượng. Vì vậy, các nhà triết học duy vật thời

kỳ này đã đồng nhất vật chất với khối lượng và coi vận động của vật chất chỉ là vận động cơ

học và nguyên nhân của sự vận động đó là do tác động từ bên ngoài.

Vào thế kỷ 19, trong nền triết học Đức cổ điển là Phoi ơ Bách, ông chứng minh và khẳng

định rằng thế giới này là vật chất và vật chất theo ông là toàn bộ thế giới tự nhiên. Nó không do

ai sáng tạo ra mà nó tồn tại độc lập với ý thức và không phụ thuộc vào bất cứ ý niệm, ý thức nào.

Sự tồn tại của giới tự nhiên năm ngay trong lòng của giới tự nhiên. tuy nhiên Phoi ơ Bách lại không

thấy đuợc mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, mối quan hệ giữa con người với xã hội, con người

với giới tự nhiên. Ông đã không xác định đuợc vật chất trong lĩnh vực xã hội, cung như hoạt động

vật chất của con người là gì. Mặc dù vậy những quan niệm của ông về vật chất đã có ý nghĩa

lịch sử lớn lao trong cuộc đấu tranh CNDT và tôn giáo, trong việc khôi phục những tư tưởng duy

vật thành hệ thống. Và vì vậy, triết học duy vật của ông đã trở thành một trong nhưng tiền đề,

nguồn gốc lý luận của Triết học duy vật Mác xít sau này.

Tóm lại: Các nhà triết học duy vật trước Mác trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm

đã hết sức quan tâm giải quyết vấn đề cốt lõi là vật chất. Họ đưa ra những kiến giải khác nhau

về vật chất và qua đó đã có những đóng góp hết sức quan trọng đối với lịch sử phát triển của

triết học duy vật. Tuy nhiên tất cả họ đều mắc phải hạn chế lớn nhất là đã đồng nhất vật chất

với vật thể hoặc một thuộc tính nào đó của vật thể, họ không thấy được sự tồn tại của vật chất

gắn liền với vận động và họ không chỉ ra được biểu hiện của vật chất trong đời sống xã hội và

chỉ đến khi triết học Mác xít xuất hiện thì phạm trù vật chất mới được giải quyết một cách khoa

học./.

Mục lục bài viết

  • 1. Điều kiện ra đời của triết học Ấn Độ cổ, trung đại
  • Điều kiện tự nhiên
  • Điều kiện kinh tế - xã hội và văn hoá
  • 2. Quá trình hình thành, phát triển của triết học tôn giáo Ấn Độ cổ, trung đại
  • Giai đoạn từ thế kỷ XV - VIII TNC
  • Giai đoạn từ thế kỷ VI TCN -VI
  • Giai đoạn từ thế kỷ VII - XVIII
  • 3. Tư tưởng bản thể luận trong triết học Ấn Độ cổ, trung đại
  • Bản thể luận thần thoại, tôn giáo
  • Tư duy triết học về bản thể luận.
  • 4. Tư tưởng giải thoát của triết học tôn giáo Ấn Độ
  • 5. Đặc điểm cơ bản của triết học Ấn Độ cổ, trung đại

1. Điều kiện ra đời của triết học Ấn Độ cổ, trung đại

Điều kiện tự nhiên

Ấn Độ là bán đảo lớn ở nam Á, có điều kiện tự nhiên và khí hậu rất phức tạp, địa hình có nhiều núi [Hymalaya ở phía Bắc quanh năm tuyết phủ], nhiều sông [sông Hằng chảy về phía Đông, sông Ấn chảy về phía Tây] với những đồng bằng trù phú; có vùng khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, có vùng sa mạc khô cằn, nóng nực. Tính khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên và khí hậu là những thế lực đè nặng lên cuộc sống và ghi dấu ấn đậm nét lên tâm trí người Ấn Độcổ, trung đại.

Điều kiện kinh tế - xã hội và văn hoá

Xã hội Ấn Độ cổ đại là xã hội mang tính chất công xã nông nghiệp với sự phân chia đẳng cấp hết sức nghiệt ngã. Nền văn hoá Ấn Độ cổ, trung đại thường được chia thành ba giai đoạn chính.

2. Quá trình hình thành, phát triển của triết học tôn giáo Ấn Độ cổ, trung đại

Giai đoạn từ thế kỷ XV - VIII TNC

Gia đoạn này đượcgọi là nền văn minh sông Ấn hay còn gọi là nền văn minh Vệđà [Véda].

- Đây là nền văn minh đồ đồng mang tính chất đô thị của một xã hội đã vượt qua trình độ nguyên thuỷ, đang tiến vào giai đoạn đầu của chế độ chiếm hữu nô lệ, trong đó nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp đã đạt tới một trình độ nhất định. Kinh tế bao gồm nông nghiệp, thương nghiệp; nghề dệt bông len, đúc đồng, điêu khắc, gốm sứ tráng men, làm đồ nữ trang phát triển. Thành phố được xây bằng gạch nung. Xã hội đã phân chia giàu, nghèo; xuất hiện chữ viết; thờ Thần Shiva. Đầu thiên niên kỷ II tr.c.n, nền văn minh này lụi tàn nhưng chưa rõ nguyên nhân.

- Đây là thời kỳ hình thành các quốc gia chiếm hữu nô lệ đầu tiên của người Arya ở phía Bắc và cũng là thời kỳ rực rỡ nhất của nền văn minh Ấn Độ cổ đại. Bộ lạc Arya tràn xuống châu thổ sông Hằng. Hình thành nhiều tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của xã hội Ấn Độ cổ đại. Xuất hiện chế độ đẳng cấp dựa trên sự phân biệt về chủng tộc, màu da, dòng dõi, nghề nghiệp, tôn giáo, quan hệ giao tiếp, tập tục hôn nhân v.v. Tiêu biểu về mặt tư tưởng cho sự phân chia đẳng cấp xã hội là đạo Bàlamôn, quy định cơ cấu xã hội và có ảnh hưởng lớn đến hình thái tư tưởng Ấn Độ cổ đại. Việc phân chia xã hội thành những đẳng cấp với những tính chất khắt khe, nghiệt ngã đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của nông dân, thương nhân, thợ thủ công thành thị, ngăn cản sự phát triển của sản xuất xã hội; dẫn xã hội đến sự bất bình đẳng, tự do gây nên cuộc đấu tranh của các tôn giáo chống lại sự thống trị của Đạo Bàlamôn và Kinh Vệđà.

Giai đoạn từ thế kỷ VI TCN -VI

Ở giai đoạn từ thế kỷ VI tr.c.n - VI là thời kỳ cổ điển, hay còn gọi là thời kỳ Bàlamôn - Phật giáo. Đây là thời kỳ hình thành các trào lưu triết học tôn giáo lớn của Ấn Độ, gồm hai trường phái lớn đối lập nhau. Trường phái triết học chính thống [thừa nhận uy quyền tuyệt đối của kinh Véda] gồm 6 phái là Sámkhuya, Mimànsa, Vedànta, Yoga, Nyanya và Vaisésika. Trường phái triết học không chính thống [không thừa nhận uy quyền của kinh Véda] gồm 3 trường phái là Jaina giáo, đạo Phật và Lokayàta.

Sự phát triển của các tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại không chỉ gắn liền với việc giải quyết những vấn đề do đời sống xã hội đặt ra mà còn luôn gắn liền với những tiến bộ của khoa học. Ngay từ thời Vệđà khoa học tự nhiên bắt đầu xuất hiện như Thiên văn học [tạo ra lịch pháp, phỏng đoán trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục của nó]; cuối thế kỷ V tr.c.n đã giải thích được hiện tượng nhật, nguyệt thực; phát minh ra chữ số thập phân; tính được số p; biết được những định luật cơ bản về quan hệ giữa cạnh với đường huyền của tam giác vuông, giải được phương trình bậc 2, 3; y học phát triển [trong kinh Vệđà người ta thấy tên và cách sử dụng nhiều cây thuốc để chữa bệnh]; nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ để lại phong cách độc đáo, đặc biệt là lối xây dựng Chùa, tháp Phật vừa có ý nghĩa triết học, tôn giáo vừa biểu hiện ý chí, vương quyền. Những năm đầu công nguyên, văn hoá Ấn Độ đã phát triển lên một bước mới do sự giao lưu với Hy Lạp - La Mã và với các nước khác trên thế giới.

Giai đoạn từ thế kỷ VII - XVIII

Đâylà thời kỳ sau cổ điển hay còn gọi là thời kỳ xâm nhập của Hồi giáo

- Từ thế kỷ VII, Đạo Hồi xâm nhập vào Ấn Độ, tạo nên cuộc cạnh tranh ảnh hưởng quyết liệt giữa đạo Phật, đạo Bàlamôn và đạo Hồi.

- Đạo Phật suy yếu dần, còn đạo Bàlamôn chuyển thành đạo Hinđu vào thế kỷ XII.

3. Tư tưởng bản thể luận trong triết học Ấn Độ cổ, trung đại

Bản thể luận thần thoại, tôn giáo

- Người Ấn Độ cổ đại tạo nên các vị thần có tính tự nhiên. Có những vị tượng trưng cho sức mạnh của lực lượng tự nhiên; có những vị dùng các vị thần để lý giải các hiện tượng xã hội, luân lý, đạo đức. Trong vũ trụ tồn tại thiên giới, trần thế và địa ngục, giữa chúng có mối liên hệ với nhau. Các thần khác nhau là sự thể hiện khác nhau của một Thượng Đế toàn năng duy nhất. Người Ấn Độ cổ đại cúng thần không chỉ vì mê tín, mà còn vì lòng tin; qua biểu tượng các vị thần họ phân tích, lý giải các hiện tượng tự nhiên, sự thay đổi của vũ trụ theo nguyên lý thích hợp [rita] do các thần chi phối.

- Về sau, quan niệm về các vị thần có tính chất tự nhiên được thay thế bằng Thần sáng tạo tối cao [Brahman] và Tinh thần tối cao [Bahman]. Brahman đối lập với thần huỷ diệt Shiva. Shiva đối lập với thần bảo vệ Vishnu. Sáng tạo, huỷ diệt và bảo tồn là ba mặt thống nhất trong quá trình biến hoá của vũ trụ. Như vậy, quá trình hình thành, phát triển tư tưởng triết học tôn giáo đi từ sự giải thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên thông qua các vị thần cụ thể tới cái chung, cái bản chất là Thần sáng tạo tối cao hay Tinh thần tối cao và đó là bước chuyển thế giới quan, từ thần thoại tôn giáo sang triết học.

Tư duy triết học về bản thể luận.

- Nội dung cơ bản của kinh Upanisad [có tài liệu viết Upanishad có nghĩa là ngồi nghiêm trang để cùng giảng giải lý thuyết cao siêu, huyền bí với thầy] là cơ sở triết lý cho đa số các hệ thống triết học tôn giáo Ấn Độ. Theo đó, Brahman là thực tại đầu tiên, tối cao nhất; là bản nguyên, căn nguyên, là linh hồn, là nguồn sống, là bản chất nội tại của mọi cái. Sự vật, hiện tượng dù đa dạng, phong phú đến mấy, kể cả con người, đều là các dạng của Brahman. Linh hồn con người [Atman] cũng là một bộ phận của Brahman, còn cơ thể [nhục thể] con người là vỏ bọc của linh hồn, nhưng do con người lầm tưởng linh hồn là cái khác với Linh hồn tối cao nên ham muốn dục vọng và hành động để thoả mãn dục vọng đó, gây ra hậu quả, gieo đâu khổ cho kiếp này và kiếp sau [gọi là nghiệp báo]. Do vậy, linh hồn cứ bị giam hãm hết trong thể xác này rồi trong thể xác kia, luân hồi mãi mà không trở về với mình là Brahman được. Muốn linh hồn được giải thoát khỏi nghiệp báo, luân hồi; thoát khỏi đời sống nhục dục để quay về với mình là Brahman, con người phải toàn tâm, toàn ý tu luyện hành động và tu luyện tri thức để siêu thoát.

- Kinh Upanisad chia nhận thức Bản thể tuyệt đối tối cao của vũ trụ thành trình độ nhận thức hạ trí gồm các tri thức khoa học thực nghiệm, ngữ pháp, luật học, bốn tập kinh Vệđà dùng để phản ánh sự vật, hiện tượng hữu hình, hữu hạn; trình độ nhận thức này là phương tiện để đạt tới trình độ nhận thức thượng trí. Trình độ nhận thức thượng trí có thể nhận biết được Brahman và khi đã nhận biết được Brahman, nhận thức được chân tướng của các sự vật, hiện tượng và chân tính của mình thì con người đạt đến giác ngộ, giải thoát

4. Tư tưởng giải thoát của triết học tôn giáo Ấn Độ

Vấn đề cơ bản nhất trong triết học Ấn Độ cổ, trung đại là bản chất, ý nghĩa cuộc sống; là nguồn gốc nỗi khổ của con người và con đường, cách thức giải thoát con người khỏi bể khổ. Giải thoát là giải thoát trạng thái tinh thần, tâm lý, đạo đức của con người thoát khỏi sự ràng buộc của thế giới trần tục và nỗi khổ của cuộc đời; giải thoát khỏi luân hồi- nghiệp chướng của con người.

Cội nguồn của tư tưởng giải thoát là do điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế - xã hội quy định; do tính hướng nội, đi sâu khái quát đời sống tâm linh của con người của các nhà tư tưởng Ấn Độcổ, trung đại.

Trong các trường phái triết học khác nhau, phương tiện, con đường, cách thức có thể khác nhau, nhưng đều có mục đích chung là giải thoát con người khỏi luân hồi- nghiệp chướng.

- Tư tưởng giải thoát manh nha từ thời Rig Vệđà [1500 - 1000 tr.c.n] đến Brahman [1000 - 800 tr.c.n] và phát triển trong kinh Upanisad [800 - 500 tr.c.n] và được các trường phái triết học thời kỳ Bàlamôn - Phật giáo [VI tr.c.n - VI] khai thác. Nội dung triết lý, khuynh hướng giáo lý và quan điểm đạo đức nhân sinh khác nhau, nhưng dường như tất cả các trường phái đều tìm kiếm, phát hiện và trở về với bản chất và lương tâm của chính mình khi con người lãng quên chúng bởi còn vô minh, tham dục.

- Cách thức và con đường giải thoát của các trường phái triết học khác nhau; Kinh Vệđà tôn thờ và cầu xin sự phù hộ của thần linh; kinh Upanisad đồng nhất giữa linh hồn con người [Atman] với vũ trụ [Brahman]; Mimànsa giải thoát bằng nghi thức tế tự và chấp hành nghĩa vụ xã hội, tôn giáo; Yôga giải thoát bằng tu luyện về thể xác; Jaina giải thoát bằng tu luyện đạo đức [không sát sinh, không ăn cắp, không nói dối, không dâm dục, không tham lam]; Lokayàta giải thoát bằng cách phủ nhận quan điểm linh hồn bất tử, nghiệp chướng luân hồi, chấp nhận cuộc sống có hạnh phúc và có đau khổ; đạo Phật giải thoát bằng tu luyện trí tuệ, thiền định và tu luyện đạo đức theo giới luật để diệt trừ tham dục, tâm hồn thanh tịnh, hoà nhập vào niết bàn.

=> Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ cổ, trung đại thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Tuy mới chỉ giải thoát về mặt tư tưỏng nhưng tư tưởng giải thoát đó đã phản ánh những yêu cầu của đời sống xã hội Ấn Độ đương thời.

5. Đặc điểm cơ bản của triết học Ấn Độ cổ, trung đại

Đặc điểm cơ bản của triết học Ấn Độ cổ, trung đại như sau:

Triết học Ấn Độ cổ, trung đại đã lý giải căn nguyên của vũ trụ; các học thuyết kế thừa tư tưởng của nhau, tạo nên những khái niệm, phạm trù triết học - tôn giáo cơ bản, mang tính truyền thống, chịu sự chi phối mạnh mẽ của kinh Vệđà và các tôn giáo lớn của Ấn Độ cổ, trung đại.

Triết học Ấn Độ cổ, trung đại có nội dung tư tưởng và hình thức đa dạng, phản ánh đời sống xã hội Ấn Độ đương thời; hầu hết các trường phái triết học Ấn Độ cổ, trung đại đều tập trung lý giải bản chất đời sống tâm linh; tìm căn nguyên nỗi khổ của cuộc đời, chỉ ra cách thức, con đường để giải thoát khỏi những nỗi khổ đó. Triết học Ấn Độ cổ, trung đại được nhân dân Ấn Độ vận dụng và được truyền bá rộng rãi tới nhiều quốc gia trên thế giới.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số:1900.6162hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật Minh Khuê [Sưu tầm và biên tập].

Video liên quan

Chủ Đề