Quy chế hoạt động trung tâm bồi dưỡng văn hóa năm 2024

Căn cứ Thông tư số 01/2010/TT-BVHTTDL ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của tổ chức sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày 27/7/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông - Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc UBND cấp tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình thuộc UBND cấp huyện;

Căn cứ Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tiêu chí của Trung tâm văn hóa - thể thao quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;

Căn cứ Hướng dẫn số 260/SVHTTDL-VP ngày 22/3/2019 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị về việc hướng dẫn quy định chức năng nhiệm vụ Trung tâm VHTT-TDTT các huyện, thị, thành phố;

Căn cứ Quyết định số 69/QĐ-UBND ngày 14/01/2019 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc thành lập Trung tâm Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao huyện Hướng Hóa;

Căn cứ Quyết định số 3131/QĐ-UBND ngày 09/10/2019 của UBND huyện Hướng Hóa Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao huyện Hướng Hóa;

Theo đề nghị của Tổ Hành chính - Tổng hợp Trung tâm Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao huyện Hướng Hóa,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế làm việc củaTrung tâm Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao huyện Hướng Hóa".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Ban Giám đốc, Tổ trưởng các Tổ công tác, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Trung tâm chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận: - Như Điều 2;

- UBND huyện;

- Phòng Nội vụ huyện;

- Chi bộ; CĐCS Trung tâm;

- CB, CC, VC Trung tâm;

- Lưu: VT.

GIÁM ĐỐC

Nguyễn Ngọc Tri

QUY CHẾ LÀM VIỆC

Của Trung tâm Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao huyện Hướng Hóa

[Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-VHTT-TDTT ngày tháng năm 2019

của Trung tâm Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao huyện Hướng Hóa]

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh

1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, quan hệ công tác và trình tự giải quyết công việc của Trung tâm Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao huyện Hướng Hóa [Trung tâm].

2. Các tổ chuyên môn nghiệp vụ và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Trung Tâm chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.

Điều 2. Nguyên tắc làm việc

1. Trung tâm Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao huyện Hướng Hóa làm việc theo chế độ Thủ trưởng. Mọi hoạt động của Trung Tâm đều phải tuân thủ quy định của pháp luật, của Giám đốc Trung tâm Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao huyện và Quy chế làm việc của Trung tâm Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao huyện Hướng Hóa.

Cán bộ, công chức, viên chức của Trung tâm phải xử lý và giải quyết công việc đúng phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền.

2. Trong phân công công việc, mỗi việc chỉ giao cho một tổ chuyên môn, một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính hoặc một cá nhân chuyên trách. Công việc đã giao cho tổ nào thì tổ trưởng tổ đó phải chịu trách nhiệm về công việc được phân công.

3. Bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch, lịch làm việc và Quy chế làm việc, trừ trường hợp đột xuất hoặc có yêu cầu khác của cấp trên.

4. Bảo đảm phát huy năng lực và sở trường của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; đề cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định.

5. Bảo đảm công khai, dân chủ, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động.

Chương II

TRÁCH NHIỆM, PHẠM VI GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC

VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 3. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Giám đốc Trung tâm.

1. Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm:

- Chỉ đạo, điều hành Trung tâm thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy chế tổ chức và họat động của Trung tâm Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao huyện Hướng Hóa ban hành kèm theo quyết định số 3131/QĐ-UBND ngày 09/10/2019 của UBND huyện Hướng Hóa và các văn bản pháp luật có liên quan;

- Phân công công việc cho các Phó giám đốc; Tổ trưởng chuyên môn nghiệp vụ thực hiện một số công việc cụ thể; chủ động phối hợp để xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của lĩnh vực công tác hoặc các vấn đề do Giám đốc Trung tâm phân công;

- Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Giám đốc:Kế hoạch; Báo cáo, Tờ trình gửi các cấp có thẩm quyền; các Quyết định; Hợp đồng; các văn bản về tài chính, tài sản; các văn bản về công tác tổ chức; giấy mời, giấy đi đường.

2. Phạm vi giải quyết công việc của Giám đốc Trung tâm

- Những công việc thuộc thẩm quyền quy định trong chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm, Quy chế làm việc của Trung tâm, các quy định liên quan và những công việc quy định tại khoản 1 Điều này;

- Những công việc được UBND huyện giao;

- Trực tiếp giải quyết một số việc tuy đã giao cho Phó Giám đốc, nhưng do thấy cần thiết vì nội dung vấn đề cấp bách hoặc quan trọng, hay do Phó giám đốc đi công tác vắng; những việc liên quan đến nhưng các Phó giám đốc có ý kiến khác nhau.

3. Những công việc cần thảo luận tập thể lãnh đạo [kế hoạch, công tác tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng…] trước khi ban hành cần trao đổi, bàn bạc với các Phó Giám đốc hoặc lãnh đạo mở rộng… quyết định.

- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể thao…;

- Hợp đồng liên kết; Kế hoạch phát triển; Kế hoạch xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ công tác;

- Công tác tổ chức bộ máy và nhân sự của Trungtâm theo quy định;

- Báo cáo hàng năm về tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch công tác và kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành của Trung tâm;

- Những vấn đề về ký kết hợp đồng liên kết và thuê, mướn, mua sắm…của Trung tâm;

- Những vấn đề khác mà cá nhân Giám đốc thấy cần đưa ra thảo luận tập thể trước khi quyết định. Là người đưa ra quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Điều 4. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Giám đốc

1. Trách nhiệm giải quyết công việc của Phó giám đốc Trung tâm

Các Phó Giám đốc Trung tâm được thay mặt Giám đốc, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Giám đốc về kết quả công việc được giao; được phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác, chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn nghiệp vụ; được sử dụng quyền hạn của Giám đốc, nhân danh thay mặt Giám đốc khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công.

2. Phạm vi giải quyết công việc của Phó Giám đốc:

- Chỉ đạo hoặc trực tiếp thực hiện công tác quản lý, xây dựng, kế hoạch, và các văn bản quản lý khác của Trung tâm trong lĩnh vực được phân công hoặc thông tin báo cáo được phân công;

- Chỉ đạo kiểm tra việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; các quyết định, quy định của Giám đốc Trung tâm, của các ngành trong phạm vi được phân công, phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung;

- Chủ động giải quyết công việc được phân công, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Phó Giám đốc khác thì trực tiếp phối hợp với Phó Giám đốc đó để giải quyết. Trường hợp giữa các Phó Giám đốc còn có các ý kiến khác nhau phải báo cáo Giám đốc quyết định;

- Ký kế hoạch, thống kê báo cáo trong lĩnh vực phụ trách, thông báo [nếu được giao]; báo cáo chuyên môn về UBND huyện, Sở chuyên ngành. Văn bản trước khi gửi đi gửi Giám đốc và lưu Văn thư.

Điều 5. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Tổ trưởng

- Chủ động tổ chức thực hiện công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn, chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Phó Giám đốc về kết quả thực hiện công việc được giao; thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của đơn vị;

- Những việc phát sinh vượt quá thẩm quyền phải kịp thời báo cáo Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách cho ý kiến chỉ đạo để giải quyết; không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của mình sang tổ khác hoặc lên lãnh đạo Trung tâm; không giải quyết công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của tổ khác;

- Chủ động phối hợp với tổ khác để xử lý những vấn đề có liên quan đến những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của tổ mình và thực hiện nhiệm vụ chung của đơn vị;

- Thực hiện những nhiệm vụ khác do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc giao;

- Khi vắng mặt khỏi cơ quan phải báo cáo và được sự đồng ý của Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách; vắng từ 02 ngày làm việc trở lên phải báo cáo Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách bằng văn bản;

- Điều hành Tổ chấp hành nghiêm nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, quy định, quy chế của Trung tâm.

Điều 6. Trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

- Chủ động nghiên cứu, tham mưu và thực hiện lĩnh vực chuyên môn được phân công, các công việc được Tổ trưởng hoặc lãnh đạo Trung tâm giao theo chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của Tổ chuyên môn. Phải chủ động, tích cực tham gia học tập, tự học, tự bồi dưỡng nhằm không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, ngoại ngữ, tin học…Nếu có nhu cầu nguyện vọng đi học [vừa học, vừa làm] thì phải có đơn trìnhthủ trưởng đơn vị xem xét xắp xếp, bố trí, nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao.

- Chịu trách nhiệm cá nhân trước Tổ, lãnh đạo Trung tâm và trước pháp luật về ý kiến đề xuất, tiến độ, chất lượng, hiệu quả của từng công việc được giao.

- Thực hiện các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; các quy định của Trung tâm và của Tổ chuyên môn.

- Cán bộ, công chức, viên chức Trung tâm làm việc đúng giờ, không tự ý làm việc riêng; nghỉ việc từ 02 ngày trở lên phải viết đơn báo cáo Giám đốc. Trang phục chỉnh tề, đeo thẻ viên chức, trong giờ hành chính không uống rượu, bia, không chơi bài, chơi games, không hút thuốc lá ở phòng làm việc, cơ quan, giữ gìn văn hóa nơi công sở.

- Tiếp xúc với nhân dân, khách đến cơ quan phải lịch sự, thân thiện, tôn trọng. Khi giải quyết công việc với người đến công tác phải tận tình, hướng dẫn chu đáo.

Điều 7. Quan hệ giữa lãnh đạo Trung tâm với Tổ chuyên môn

- Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực và Tổ trưởng định kỳ hoặc đột xuất họp với các Tổ để trực tiếp nghe báo cáo tình hình, chỉ đạo việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác tổ.

- Tổ trưởng có trách nhiệm báo cáo kịp thời với lãnh đạo Trung tâm về kết quả thực hiện công tác và kiến nghị các vấn đề cần giải quyết khi thực hiện các quy định tại Điều 5 của Quy chế này và những vấn đề về cơ chế, quy định cần sửa đổi, bổ sung; kiến nghị sửa đổi, bổ sung chương trình, kế hoạch công tác cho phù hợp với yêu cầu của Giám đốc.

Điều 8. Các quan hệ công tác khác

1. Quan hệ làm việc giữa Giám đốc Trung Tâm vớiChi ủy, Chi bộ thực hiện theo quy định của Trung ương Đảng, Quy chế làm việc của Chi bộ và các quy định có liên quan.

- Giám đốc tạo điều kiện thuận lợi cho Chi bộ Trung tâm hoạt động theo đúng Điều lệ Đảng; phối hợp với Cấp ủy Đảng chăm lo và tạo điều kiện làm việc, học tập và nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Trung tâm;

- Lãnh đạo Trung tâm phải trao đổi với Cấp ủy Đảng các nội dung sau:

  • Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển củađơn vị;
  • Kiểm điểm, đánh giá hoạt động của Trung tâm qua từng năm; chương trình, kế hoạch công tác của Trung tâm trong năm mới.
  • Kế hoạch của Trung tâm triển khai các chủ trương, quyết định, quy định quan trọng của UBND huyện, công tác chuyên môn do các Sở, Ngành chỉ đạo, các văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước đã ban hành.
  • Công tác tổ chức bộ máy và nhân sự của đơn vị
  • Công tác thi đua khen thưởng của đơn vị

2. Quan hệ giữa Giám đốc với tổ chức Công đoàn Trung tâm

- Định kỳ làm việc với Chủ tịch Công đoàn Trung tâm để thông báo những chủ trương công tác của đơn vị, biện pháp giải quyết những kiến nghị của đoàn viên và lắng nghe ý kiến đóng góp của Công đoàn về hoạt động của đơn vị;

- Chủ tịch Công đoàn được mời tham dự các cuộc họp, hội nghị lãnh đạo mở rộng có nội dung liên quan đến hoạt động của Công đoàn; quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của đoàn viên công đoàn;

- Trung Tâm tạo điều kiện thuận lợi cho Công đoàn Trung tâm hoạt động có hiệu quả, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị và xây dựng Trung tâm vững mạnh; bảo đảm thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của đơn vị, xây dựng nền nếp văn hóa công sở và kỷ luật, kỷ cương hành chính; tham khảo ý kiến của tổ chức Công đoàn trước khi quyết định các vấn đề có liên quan đến quyền, nhiệm vụ và lợi ích hợp pháp của đoàn viên.

3. Cán bộ, công chức là đảng viên, đoàn viên Công đoàn gương mẫu hoàn thành tốt công việc được giao theo đúng quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về nhiệm vụ và trách nhiệm của người đảng viên, đoàn viên Công đoàn và các quy định có liên quan đến công vụ của cán bộ, công chức; giải quyết công việc đúng thủ tục và thời gian; chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả thực hiện công việc được giao.

Chương III

TỔ CHỨC CÁC HỘI NGHỊ VÀ CUỘC HỌP

Điều 9. Các hội nghị và cuộc họp

Căn cứ yêu cầu công việc và phạm vi lĩnh vực công tác, Trung tâm tổ chức các hội nghị và cuộc họp trên nguyên tắc dân chủ, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.

1. Các hội nghị gồm: Hội nghị toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đầu năm hành chính, hội nghị liên tịch lãnh đạo Trung tâm và Cấp ủy Chi bộ; hội nghị liên tịch lãnh đạo Trung tâm và BCH Công đoàn; Hội nghị lãnh đạo Trung tâm và các Tổ trưởng chuyên môn nghiệp vụ.

2. Các cuộc họp do lãnh đạo Trung tâm chủ trì, gồm:

- Họp giao ban Lãnh đạo định kỳ và đột xuất.

- Họp đơn vị thường kỳ hàng tháng vào sáng thứ hai đầu tháng [sau phiên chào cờ đầu tháng].

- Họp triển khai công tác đột xuất với các Tổ trưởng.

- Hội nghị liên tịch lãnh đạo Trung tâm và Cấp ủy Chi bộ; hội nghị liên tịch lãnh đạo Trung tâm và BCH Công đoàn.

- Họp toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị.

- Họp, làm việc với các cơ quan, địa phương có quan hệ công tác.

- Các cuộc họp khác để giải quyết công việc.

3. Các cuộc họp do tổ Trưởng chuyên môn nghiệp vụ chủ trì:

Tổ trưởng các tổ chuyên môn nghiệp vụ tổ chức và chủ trì các cuộc họp tổ để phân công, giải quyết các công việc chuyên môn, đánh giá thi đua và các công việc khác theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ đã được quy định.

Điều 10. Công tác chuẩn bị, tổ chức hội nghị, họp

- Tổ trưởng Hành chính - Tổng hợp thông báo, gửi giấy mời đúng danh sách thành phần mời họp, do Giám đốc ký hoặc Phó Giám đốc được ủy quyền ký.

- Văn thư chịu trách nhiệm In, photo tài liệu và chuẩn bị các điều kiện phục vụ họp, tập huấn… theo yêu cầu, ghi sổ theo dõi photo; in ấn các tài liệu phục chuyên môn.

- Cán bộ tổng hợp ghi nghị quyết, biên bản và thông báo kết quả cuộc họp.

Chương IV

CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, TÀI CHÍNH, TÀI SẢN, TẠP VỤ

Điều 11. Chế độ thông tin, báo cáo

1. Cán bộ tổng hợp tham mưu soạn thảo các văn bản báo cáo cấp trên trình Giám đốc hoặc Phó Giám đốc được ủy quyền ký. Các số liệu thông tin phải chính xác, thống nhất. Người được giao phụ trách thống kê, phụ trách các phần mềm…; người được ủy quyền báo cáo phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tính trung thực của số liệu văn bản.

2. Hàng tháng các Tổ báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ, kết quả đạt được, những vướng mắc, tồn tại, công việc chưa hoàn thành…, kế hoạch tháng sau gửi cán bộ tổng hợp cơ quan để báo cáo lãnh đạo Trung tâm xử lý. Thực hiện đúng chế độ thông tin với Huyện ủy, UBND huyện, với các sở ngành chuyên môn theo quy định.

Điều 12. Chế độ quản lý tài chính

- Kế toán: chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nghiệp vụ kế toán, tài chính cũng như các chế độ chính sách áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Giúp Giám đốc soạn thảo các văn bản về công tác kế toán, tài chính, chế độ chính sách, công tác quản lý tài sản; phối hợp với Hành chính tham mưu quản lý mua sắm, sửa chữa, nâng cấp tài sản công. Việc chi tiêu theo đúng quy chế chi tiêu nội bộ.

- Thủ quỹ quản lý, theo dõi, thống kê báo cáo Giám đốc việc thu, chi Quỹ tiền mặt vào ngày 30 hàng tháng. Việc ứng tiền phải có giấy đề nghị và sự đồng ý của Giám đốc.

- Việc mua sắm giao cho Hành chính phối hợp với Kế toán và người quản lý tài sản. Mua sắm, sửa chữa phải có phiếu đề xuất, trình lãnh đạo phụ trách và Giám đốc. Tài sản mua về nhập kho và theo dõi xuất kho, bảo dưỡng, bảo trì…

Điều 13. Chế độ quản lý, sử dụng tài sản công

- Giám đốc giao tài sản cho các cá nhân trực tiếp quản lý, sử dụng cho việc công tại phòng làm việc của tổ chuyên môn nghiệp vụ và phòng làm việc theo chức năng của cá nhân.

- Cán bộ, công chức, viên chức phải nâng cao ý thức giữ gìn, sử dụng, bảo quản tốt tài sản công. Để mất, hỏng do cá nhân thiếu trách nhiệm phải bồi thường. Hàng năm thành lập Hội đồng kiểm kê tài sản và đề xuất phương án thanh lý [nếu có] báo cáo giám đốc Trung tâm; Cơ quan nghỉ dài ngày phải kiểm tra, niêm phong, bàn giao cho bảo vệ.

Điều 14. Chế độ trực nhật, vệ sinh

Trong điều kiên không có nhân viên tạp vụ, Giám đốc giao cho đồng chí Văn thư giúp về công tác hành chính phục vụ phòng họp, phòng Giám đốc; Các phòng làm việc khác do cá nhân quản lý tự vệ sinh; Công đoàn chủ trì tổ chức lao động vệ sinh các nhà vệ sinh, trụ sở; Yêu cầu thường xuyên vệ vinh sạch sẽ, quét mạng nhện, sắp đặt tài sản ngăn nắp.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Quy chế làm việc này gồm 05 chương và 15 điều; có hiệu lực từ ngày ký Quyết định ban hành.

Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc, phát sinh, các Tổ, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động kịp thời phản ánh về Hội đồng thi đua, khen thưởng để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Chủ Đề