Quy định báo mất hóa đơn cho cơ quan thuế

Mức phạt mất hóa đơn đầu ra liên 2 là bao nhiêu? Trong trường hợp làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đầu ra liên 2, cần xử lý như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây từ E-invoice!

Quy định báo mất hóa đơn cho cơ quan thuế
Mức phạt mất hóa đơn đầu ra liên 2 là từ 3-8 triệu đồng.

1. Mức phạt mất hóa đơn đầu ra liên 2 mới nhất

Về hành vi làm mất hóa đơn đầu ra liên 2, đây được coi là vi phạm hành chính và trước đó được quy định tại Khoản 6, Điều 1, Thông tư 176/2016/TT-BTC. Song, hiện thông tư này đã hết hiệu lực. Bởi vậy, kế toán viên cần nắm được những thay đổi này để kịp thời cập nhật thông tin về mức phạt mới nhất trong trường hợp làm mất hóa đơn đầu ra liên 2. Theo đó, Điều 26, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn như sau: - Phạt cảnh cáo - Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng - Phạt tiền từ 4-8 triệu đồng - Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng

1.1. Phạt cảnh cáo

Hình thức phạt cảnh cáo sẽ được áp dụng đối với 1 trong những hành vi sau đây: - Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (trừ liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ; - Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập sai, đã xóa bỏ và người bán đã lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn lập sai, xóa bỏ này.

1.2. Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng

Những hành vi sẽ chịu mức xử phạt từ 3-5 triệu đồng gồm: - Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng; người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ. - Người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.

1.3. Phạt tiền từ 4-8 triệu đồng

Mức xử phạt từ 4-8 triệu đồng được áp dụng cho những hành vi nêu sau đây: - Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập; - Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng; người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ. Lưu ý, nếu người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn thì phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc. \>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

1.4. Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng

Mức phạt 5-10 triệu đồng được áp dụng cho hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai, nộp thuế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ. Ngoại trừ tất cả những trường hợp vừa nêu ở mục 1.1, 1.2 và 1.3. Lưu ý, nếu việc làm mất, cháy, hỏng hóa đơn do lỗi của bên thứ ba: - Bên thứ ba thực hiện giao dịch với người bán: người bán sẽ bị xử phạt, - Bên thứ ba thực hiện giao dịch với người mua: người mua bị xử phạt. Với cả 2 trường hợp nêu trên, bên thứ ba cùng với người bán/ người mua cần tiến hành lập biên bản ghi nhận sự việc làm mất, hỏng hóa đơn.

.png) Mức phạt phụ thuộc vào việc có tình tiết giảm nhẹ không.

Căn cứ theo những quy định trên đây, mức phạt mất hóa đơn đầu ra liên 2 có thể chia ra thành các mức phạt như sau:

  • Phạt từ 3-5 triệu đồng nếu người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ. Phạt từ 4-8 triệu đồng nếu người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ.

Khi mất hóa đơn lý do khách quan, chính đáng có người làm chứng xác nhận công an, UBND, cơ quan thuế liệu có nhất thiết là cơ quan thuế xác nhận mới được?

Quy định báo mất hóa đơn cho cơ quan thuế

  • Căn cứ quy định tại điểm 1.7.b, mục VI, phần B, Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn về in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn. Trường hợp DN làm mất liên 2 hóa đơn mua hàng (đã sử dụng) do nguyên nhân khách quan thì phải lập biên bản khai báo với cơ quan thuế đối với mất cắp phải có xác nhận của cơ quan công an, thiên tai, hỏa hoạn do cơ quan thuế xác nhận để làm hồ sơ (kèm theo bản photocopy liên 1 có xác nhận của bên bán hàng) để khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí. Trường hợp DN làm mất hóa đơn chưa sử dụng nếu có xác nhận của công an đối với mất cắp, của UBND xã, phường sở tại đối với thiên tai, hỏa hoạn Cơ quan thuế căn cứ vào chứng nhận của cơ quan chức năng này để xử lý hành chính do sự kiện bất ngờ theo quy định tại Khoản 6, Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Khi tiếp nhận hồ sơ mất hóa đơn, cơ quan thuế phải thực hiện thông báo số hóa đơn mua hàng không còn giá trị sử dụng và tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi làm mất hóa đơn. Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế địa phương căn cứ vào hướng dẫn nêu trên và tình hình thực tế để xác định việc mất hóa đơn là lỗi thuộc bên mua hay bên bán, mất do nguyên nhân khách quan hay không để xử lý theo quy định. Mức phạt cao nhất 50 triệu đồng Điều 16 Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 của Chính phủ đối với hành vi làm mất, cho, bán hóa đơn có quy định: "1. Phạt tiền 500.000 đồng đối với hành vi làm mất liên 2 của mỗi số hóa đơn chưa sử dụng. 2. Phạt tiền 200.000 đồng đối với hành vi làm mất các liên khác và liên 2 của mỗi số hóa đơn đã sử dụng. 3. Đối với hành vi cho, bán hóa đơn: a) Trường hợp cho, bán hóa đơn phát hiện đã sử dụng thì tổ chức, cá nhân cho, bán hóa đơn bị xử phạt theo mức quy định tại khoản 4, khoản 8 Điều 14 Nghị định này. b) Trường hợp cho bán hóa đơn chưa sử dụng thì tổ chức, cá nhân cho, bán hóa đơn bị xử phạt theo mức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. 4. Mức phạt đối với các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này tối đa là 50.000.000 đồng.”

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: [email protected]