Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh THCS

Về điều kiện chuyển trường

Khoản 1 Điều 4 Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT quy định, học sinh được chuyển nếu có 01 trong 02 điều kiện sau:

- Học sinh chuyển nơi cư trú theo cha hoặc chuyển nơi cư trú theo mẹ hoặc chuyển theo người giám hộ.

- Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình hoặc trường hợp học sinh có lý do thực sự chính đáng để phải chuyển trường.

Ngoài ra, theo Điều 2 Quyết định 51 còn quy định:

- Việc chuyển trường từ trường trung học bình thường sang trường phổ thông dân tộc nội trú, hoặc chuyển sang trường chuyên, hoặc chuyển sang trường năng khiếu được thực hiện theo quy chế riêng của trường chuyên biệt đó.

Về cơ bản, rất khó để học sinh trường THPT bình thường được chuyển sang các trường chuyên biệt nêu trên.

- Việc chuyển trường từ trường THPT ngoài công lập [như trường dân lập, trường tư thục] sang trường THPT công lập chỉ được xem xét, giải quyết trong 02 trường hợp sau:

+ Học sinh đang học tại trường THPT ngoài công lập mà phải chuyển nơi cư trú theo cha mẹ hoặc người giám hộ đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà ở đó không có trường THPT ngoài công lập.

Trường hợp này cũng không đương nhiên được phép chuyển mà Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến sẽ có thẩm quyền xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể [không chắc chắn được chuyển].

+ Học sinh đang học tại trường THPT ngoài công lập thuộc loại trường có thi tuyển đầu vào phải chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ, mà ở đó không có trường THPT ngoài công lập có chất lượng tương đương.

Trường hợp này, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc chuyển vào học trường THPT công lập [cũng không chắc chắn được chuyển trường].

- Các trường hợp còn lại, học sinh được xét và giải quyết chuyển trường nếu bảo đảm đủ các điều kiện về đối tượng và hồ sơ thủ tục.

Về thời gian chuyển trường

Căn cứ khoản 3 Điều 5 Quy định 51, việc chuyển trường được thực hiện khi kết thúc học kỳ I của năm học hoặc trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới.

Đối với các trường hợp ngoại lệ, thẩm quyền quyết định thuộc về Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến.


Thủ tục chuyển trường THPT có khó không? [Ảnh minh họa]

  Theo Điều 5 Quyết định 51, hồ sơ chuyển trường gồm:

- Đơn xin chuyển trường, yêu cầu có chữ ký của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

- Bản chính học bạ.

- Bản công chứng Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

- Bản sao giấy khai sinh.

- Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp THPT quy định cụ thể loại hình trường được tuyển [để xác định trước đó học sinh học trường công lập hay ngoài công lập].

- Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi học sinh chuyển đi cấp.

- Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp [nếu có].

- Giấy xác nhận học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình [do địa phương nơi cư trú cấp].

- Nếu học sinh xin chuyển đến từ tỉnh, thành phố khác, cần có thêm:

+ Giấy giới thiệu chuyển trường do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi học sinh chuyển đi cấp.

+ Hộ khẩu/xác nhận thường trú hoặc Giấy chứng nhận tạm trú dài hạn/xác nhận tạm trú hoặc quyết định điều động công tác của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ tại nơi sẽ chuyển đến.

Tuy nhiên, từ ngày 15/02/2022 - khi Thông tư 50/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực, hồ sơ chuyển trường của học sinh THPT sẽ bỏ bớt một số loại giấy tờ và chỉ cần có: 

- Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký;

- Học bạ [bản chính].

- Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định cụ thể loại hình trường được tuyển.

- Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp.

- Giấy giới thiệu chuyển trường do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo [đối với cấp trung học cơ sở]; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo [đối với cấp trung học phổ thông] nơi đi cấp [trường hợp xin chuyển đến từ tỉnh, thành phố khác].

 

3. Thủ tục chuyển trường THPT

Điều 5 Quyết định 51 quy định thủ tục chuyển chuyển THPT như sau:

- Trường hợp chuyển trường trong cùng tỉnh, thành phố: Thủ tục do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo từng tỉnh quyết định và Hiệu trưởng nhà trường nơi đến tiếp nhận hồ sơ và xem xét, giải quyết.

- Trường hợp chuyển trường đến từ tỉnh, thành phố khác: Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về trường.

Thông thường, thủ tục chuyển trường THPT được thực hiện theo các bước:

Bước 1: Người giám hộ học sinh gửi đơn xin chuyển trường cho Hiệu trưởng trường định chuyển đến.

Hiệu trưởng trường nơi chuyển đến nếu chấp nhận thì có ý kiến đồng ý tiếp nhận vào đơn. Đối với những trường hợp không đồng ý, Hiệu trưởng phải nêu rõ lý do vào đơn và trả lại cho người nộp đơn.

Bước 2: Người giám hộ học sinh gửi Đơn xin chuyển trường đến Hiệu trưởng trường học sinh đang học. Hiệu trưởng cấp giấy giới thiệu chuyển trường, đồng thời cho phụ huynh rút hồ sơ, học bạ của học sinh.

Bước 3: Người giám hộ của học sinh nộp hồ sơ xin chuyển trường về Sở Giáo dục và Đào tạo nơi chuyển đến [nếu học sinh chuyển đi tỉnh khác] hoặc về trường chuyển đến [nếu chuyển trong cùng tỉnh].

Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, xem xét, giải quyết cấp giấy giới thiệu chuyển trường.

Bước 4: Trường hợp nộp hồ sơ cho Sở Giáo dục và Đào tạo, người giám hộ của học sinh tiếp nhận lại hồ sơ đã giải quyết và nộp lại toàn bộ hồ sơ cho Hiệu trưởng trường nơi chuyển đến.

Trên đây là thủ tục chuyển trường THPT mới nhất. Nếu gặp khó khăn khi chuyển trường, bạn có thể liên hệ 1900.6199 để chúng tôi hỗ trợ bạn.

>> Thủ tục chuyển trường cho học sinh tiểu học 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO

------------------------

Số:.........../..........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------------

……………, ngày …… tháng …..năm ……….

QUY ÐỊNH CHUYỂN TRƯỜNG VÀ TIẾP NHẬN HỌC SINH HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
[Ban hành kèm theo quyết định số 5112002/QÐ-BGD&ÐT ngày 25/12/2002
của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo]

Chương I
NHỮNG QUY ÐỊNH CHUNG

Ðiều l : Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này quy định việc chuyển trường, xin học lại của học sinh Trung học cơ sở [THCS], Trung học phổ thông [THPT] ; tiếp nhận học sinh Việt Nam học tại các trường trung học của nước ngoài có nguyện vọng vào học các trường THCS, THPT ở Việt Nam ; tiếp nhận học sinh người nước ngoài có nguyện vọng vào học các trường THCS, THPT ở Việt Nam.

2. Việc tiếp nhận học sinh người nước ngoài ở các trường Quốc tế tại Việt Nam không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định này.

Ðiều 2. Chuyển trường

l. Trừ các quy định tại khoản 2 và 3 Ðiều này, học sinh được xét và giải quyết chuyển trường nếu đảm bảo đủ các điều kiện về đối tượng và hồ sơ thủ tục tại các Ðiều 4 và 5 của Quy định này.

2. Việc chuyển trường từ trường trung học bình thường sang trường trung học chuyên biệt [phổ thông dân tộc nội trú, trường chuyên trường năng khiếu] thực hiện theo Quy chế riêng của trường chuyên biệt đó.

3. Việc chuyển trường từ trường THPT ngoài công lập sang trường THPT công lập chỉ được xem xét, giải quyết trong hai trường hợp sau :

a. Trường hợp học sinh đang học tại trường THPT ngoài công lập phải chuyển nơi cư trú theo cha mẹ hoặc người giám hộ đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn mà ở đó không có trường THPT ngoài công lập thì Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo nơi đến xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc chuyển qua học trường THPT công lập.

b. Trường hợp học sinh đang học tại trường THPT ngoài công lập thuộc loại trường có thi tuyển đầu vào phải chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ, mà ở đó không có trường THPT ngoài công lập có chất lượng tương đương thì Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo nơi đến xem xét, quyết dịnh từng trường hợp cụ thể đối với việc chuyển vào học trường THPT công lập.

Download văn bản để xem thêm chi tiết.

Cập nhật: 24/12/2012

Theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT thì học sinh THCS, THPT được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo đó, việc chuyển trường với học sinh THCS, THPT năm 2021 thực hiện theo Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo [sau đây gọi tắt là Quy định], cụ thể như sau:

I. Nguyên tắc chuyển trường

Học sinh được xét và giải quyết chuyển trường nếu bảo đảm đủ các điều kiện về đối tượng và hồ sơ thủ tục tại theo quy định tại Điều 4 và 5 Quy định, trừ các trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất: Việc chuyển trường từ trường trung học bình thường sang trường trung học chuyên biệt [phổ thông dân tộc nội trú, trường chuyên, trường năng khiếu] thực hiện theo quy chế riêng của trường chuyên biệt đó.

Trường hợp thứ hai: Việc chuyển trường từ trường trung học phổ thông ngoài công lập sang trường trung học phổ thông công lập chỉ được xem xét, giải quyết trong hai trường hợp sau:

– Trường hợp học sinh đang học tại trường trung học phổ thông ngoài công lập phải chuyển nơi cư trú theo cha mẹ hoặc người giám hộ đến vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà ở đó không có trường trung học phổ thông ngoài công lập thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc chuyển vào học trường trung học phổ thông công lập.

– Trường hợp học sinh đang học tại trường trung học phổ thông ngoài công lập thuộc loại trường có thi tuyển đầu vào phải chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ, mà ở đó không có trường trung học phổ thông ngoài công lập có chất lượng tương đương thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc chuyển vào học trường trung học phổ thông công lập.

II. Hồ sơ chuyển trường

Hồ sơ chuyển trường gồm:

– Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký.

– Học bạ [bản chính].

– Bằng tốt nghiệp cấp học dưới [bản công chứng].

– Bản sao giấy khai sinh.

– Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định cụ thể loại hình trường được tuyển [công lập hoặc ngoài công lập].

– Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp.

– Giấy giới thiệu chuyển trường do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo [đối với cấp trung học cơ sở]; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo [đối với cấp trung học phổ thông] nơi đi cấp [trường hợp xin chuyển đến từ tỉnh, thành phố khác].

– Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp [nếu có].

– Hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận tạm trú dài hạn hoặc quyết định điều động công tác của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ tại nơi sẽ chuyển đến với những học sinh chuyển nơi cư trú đến từ tỉnh, thành phố khác.

– Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình.

III. Thủ tục chuyển trường

**Đối với học sinh trung học cơ sở:

Chuyển trường trong cùng tỉnh, thành phố: Hiệu trưởng nhà trường nơi đến tiếp nhận hồ sơ và xem xét, giải quyết theo quy định của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

Chuyển trường đến từ tỉnh, thành phố khác: Phòng Giáo dục và Đào tạo nơi đến tiếp nhận và giới thiệu về trường theo nơi cư trú, kèm theo hồ sơ đã được kiểm tra.

**Đối với học sinh trung học phổ thông:

Chuyển trường trong cùng tỉnh, thành phố. Hiệu trưởng nhà trường nơi đến tiếp nhận hồ sơ và xem xét, giải quyết theo quy định của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

Chuyển trường đến từ tỉnh, thành phố khác: Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về trường.

Lưu ý: Việc chuyển trường được thực hiện khi kết thúc học kỳ I của năm học hoặc trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới. Trường hợp ngoại lệ về thời gian do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo [đối với cấp trung học cơ sở], Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo [đối với cấp trung học phổ thông] nơi đến xem xét, quyết định.

Video liên quan

Chủ Đề