Quy định về thành lập chi nhánh ngân hàng

Trong nền kinh tế hội nhập, việc mở cửa thúc đẩy sự phát triển kinh tế đã giúp cho quá trình giao thương giữa các nước hoạt động sôi nổi, trong đó Việt Nam là một trong các nước thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bởi thị trường rộng, dân số đông… Bài viết dưới đây ACC xin chia sẻ thông tin về thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài 

– Điều kiện đối với thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh, chủ sở hữu là tổ chức tín dụng nước ngoài của ngân hàng 100% vốn nước ngoài:

+  Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động ngân hàng và các quy định pháp luật khác của nước nguyên xứ trong vòng 05 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép.

+ Có kinh nghiệm hoạt động quốc tế, được các tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng từ mức ổn định trở lên, mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi.

+ Có lãi trong 05 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép.

+Có tổng tài sản có ít nhất tương đương 10 tỷ đôla Mỹ vào cuối năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

–  Ngân hàng mẹ có tổng tài sản có ít nhất tương đương 20 tỷ đôla Mỹ vào năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép.

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài do người đại diện theo pháp luật của ngân hàng nước ngoài ký theo mẫu quy định

– Đề án thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài

–  Sơ yếu lý lịch của Tổng giám đốc [Giám đốc] của chi nhánh ngân hàng nước ngoài dự kiến theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 Thông tư 28/2018/ TT- NHNN có xác nhận của ngân hàng mẹ.

– Phiếu lý lịch tư pháp  [hoặc văn bản tương đương] theo quy định của pháp luật.

– Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc các văn bản tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cấp cho ngân hàng mẹ.

– Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cung cấp thông tin về ngân hàng mẹ.

– Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cam kết bảo đảm khả năng giám sát toàn bộ hoạt động của ngân hàng mẹ [bao gồm cả hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam] trên cơ sở hợp nhất theo thông lệ quốc tế.

– Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 05 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của ngân hàng mẹ.

– Văn bản hoặc tài liệu của tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng tín nhiệm đối với ngân hàng mẹ trong thời hạn 06 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ.

– Văn bản của ngân hàng mẹ bảo đảm chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam; đảm bảo duy trì giá trị thực có của vốn được cấp của chi nhánh không thấp hơn mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

– Báo cáo quá trình thành lập, hoạt động và định hướng phát triển của ngân hàng mẹ cho đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

– Văn bản của ngân hàng mẹ do người đại diện theo pháp luật ký về việc cử Ban trù bị và ủy quyền cho Trưởng Ban trù bị.

– Sau khi nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc, Ban trù bị phải bổ sung các văn bản sau:

+  Văn bản bổ nhiệm Tổng giám đốc [Giám đốc] của chi nhánh ngân hàng nước ngoài do đại diện theo pháp luật của ngân hàng mẹ ký.

+ Văn bản chứng minh quyền sử dụng hợp pháp trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

+ Các Quy định nội bộ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định được ngân hàng mẹ thông qua.

+ Văn bản của Cơ quan có thẩm quyền nước nguyên xứ đánh giá ngân hàng mẹ đáp ứng các điều kiện theo quy định.

–  Ban trù bị lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định và gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước.

+ Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ để xem xét chấp thuận nguyên tắc. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép không đầy đủ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị yêu cầu bổ sung hồ sơ.

– Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do không chấp thuận.

– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập  chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ban trù bị lập các văn bản bổ sung theo quy định và gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước. Quá thời hạn nêu trên, Ngân hàng Nhà nước không nhận được hoặc nhận được không đầy đủ các văn bản nêu trên thì văn bản chấp thuận nguyên tắc không còn giá trị.
– Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ văn bản. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước tiến hành cấp Giấy phép theo quy định.

Xin hân hạnh giới thiệu dịch vụ pháp lý Công Ty Luật ACC đến quý khách hàng. Công Ty chúng tôi với hệ thống công ty luật/ văn phòng đại diện/ chi nhánh có mặt trên 63 tỉnh thành, tự hào  là một công ty cung cấp các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp với đội ngũ chuyên gia, luật sư có kinh nghiệm và chuyên môn cao.

Chúng tôi sẽ chia sẻ cho quý khách hàng lý do vì sao các bạn nên chọn Công Ty Luật ACC giữa hàng ngàn các Công ty Luật:

  • Thứ nhất, công ty chúng tôi được thành lập theo hệ thống, với sự hoạt động hệ thống này uy tín của chúng tôi được khẳng định qua từng năm hoạt động.
  • Thứ hai ,công ty Luật ACC có kinh nghiệm và thâm niên hoạt động trong các lĩnh vực thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các dịch vụ pháp lý khác.
  • Thứ ba, với kinh nghiệm hoạt động lâu năm chúng tôi có thể tư vấn cho khách hàng những thông tin cần thiết, đủ và nhanh chóng.
  • Thứ tư, Công ty Luật ACC hoạt động nhanh chóng, chuyên nghiệp và mang lại hiệu quả công việc cao.
  • Thứ năm, không chỉ có đội ngũ chuyên viên kinh nghiệm chuyên môn, dịch vụ  nhanh chóng và hiệu quả, chi phí giá cả cung cấp các dịch vụ của Công ty Luật ACC hợp lý và phù hợp.

Trên đây là những thông tin về nên thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam mà Công Ty Luật ACC xin gửi tới quý khách hàng và các bạn đọc. Nếu bạn đang có nhu cầu về thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hoặc có nhu cầu được hỗ trợ, trợ giúp về các vấn đề pháp lý thì hãy liên hệ đến Công Ty Luât ACC – chúng tôi mang đến sự hài lòng ở bạn.

Email: Hotline: 1900 3330

Zalo: 084 696 7979

Để được cấp Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng mẹ tại nước ngoài cần đáp ứng nhiều điều kiện và thực hiện thủ tục xin Giấy phép tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Thủ tục thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định hiện nay như thế nào?

Thủ tục thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các điều kiện thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và VBHN 48/VBHN-NHNN hợp nhất thông tư quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Cụ thể:

Bước 1: Nộp hồ sơ lần 1

Ban trù bị của gửi hồ sơ qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước gồm:

1. Đơn đề nghị theo mẫu.

2. Đề án thành lập.

3. Điều lệ của ngân hàng mẹ.

4. Sơ yếu lý lịch của Tổng giám đốc [Giám đốc]; Phiếu lý lịch tư pháp; Bản sao văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn… của Tổng giám đốc [Giám đốc] dự kiến.

5. Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc các văn bản tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cấp cho ngân hàng mẹ.

6. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cung cấp thông tin về ngân hàng mẹ.

7. Văn bản cam kết bảo đảm khả năng giám sát toàn bộ hoạt động của ngân hàng mẹ [bao gồm cả hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam] trên cơ sở hợp nhất theo thông lệ quốc tế.

8. Báo cáo tài chính [kiểm toán] 05 năm liền kề.

9. Văn bản hoặc tài liệu của tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng tín nhiệm đối với ngân hàng mẹ trong thời hạn 06 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ.

10. Văn bản bảo đảm chịu  trách nhiệm đối với nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam; đảm bảo duy trì giá trị thực có của vốn được cấp của chi nhánh và đáp ứng các quy định về an toàn hoạt động…

11. Báo cáo quá trình thành lập, hoạt động và định hướng phát triển của ngân hàng mẹ.

12. Văn bản của ngân hàng mẹ cử Ban trù bị và ủy quyền cho Trưởng Ban trù bị.

Bước 2: Chấp thuận nguyên tắc thành lập

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ để xem xét chấp thuận nguyên tắc.

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 

Bước 3: Nộp hồ sơ bổ sung lần 2

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ban trù bị lập các văn bản bổ sung sau:

1. Văn bản bổ nhiệm Tổng giám đốc [Giám đốc] của chi nhánh ngân hàng nước ngoài do đại diện theo pháp luật của ngân hàng mẹ ký;

2. Văn bản chứng minh quyền sử dụng hợp pháp trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

3. Các Quy định nội bộ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được ngân hàng mẹ thông qua;

4. Văn bản của Cơ quan có thẩm quyền nước nguyên xứ đánh giá ngân hàng mẹ đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Bước 4: Cấp Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ văn bản.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước tiến hành cấp Giấy phép theo quy định. Trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do không cấp Giấy phép.

Trên đây là nội dung Thủ tục thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định hiện nay Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.

Xem thêm: Thủ tục thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài

Video liên quan

Chủ Đề