Quy định về thời gian xuất hóa đơn giá trị gia tăng

Để doanh nghiệp không bị phạt khi xuất hóa đơn GTGT sai thời điểm hoặc không đúng với quy định, Q.P.T sẽ hỗ trợ Quý Doanh nghiệp trong việc xác định thời điểm lập hóa đơn để giảm rủi ro và sai sót không đáng có:

Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC , ngày lập hóa đơn giá trị gia tăng [sau đây gọi tắt là “GTGT”] được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

Ngày lập hoá đơn GTGT khi bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Ví dụ: Ngày 10/10/2019, Công ty A xuất hàng ra khỏi kho bán cho khách hàng, thì ngày hôm đó Công ty phải xuất hóa đơn GTGT mà không phân biệt đã thu tiền hay chưa.

Ngày lập hóa đơn GTGT khi cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Ví dụ: Ngày 10/10/2019, Công ty B ký một hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán theo hình thức thu tiền trước; nên, Công ty B lập hóa đơn vào ngày 10/10 để giao cho khách hàng. Cũng trong ngày này, Công ty B có một hợp đồng khác nhưng nhận thanh toán khi hoàn thành công việc. Đối với hợp đồng này, Công ty B lập hóa đơn tại thời điểm hoàn thành công việc.

Ngoài ra, đối với một số hàng hóa, dịch vụ đặc thù, thời điểm xuất hóa đơn GTGT được quy định như sau:

1. Đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình:

Ngày lập hóa đơn GTGT thực hiện chậm nhất không quá 07 ngày kế tiếp, kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình.
Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.

Ví dụ: Theo hợp đồng dịch vụ Internet thì kỳ sử dụng dịch vụ được tính từ ngày 01 đến hết ngày 30 hàng tháng. Như vậy, hóa đơn dịch vụ Internet hàng tháng phải được lập trong vòng 07 ngày kể từ ngày 30 của tháng đó.

2. Đối với hoạt động xây dựng, xây lắp:

Ngày lập hóa đơn GTGT là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Ví dụ: Công ty C có hợp đồng cung cấp vật liệu xây dựng theo tiến độ cho một công trình xây dựng. Vào các ngày 10; 11 và 13/10/2019, Công ty C có giao vật liệu xây dựng thì phải lập hóa đơn tương ứng với khối lượng đã giao trong từng ngày nêu trên.

Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

Ví dụ: Hợp đồng mua căn hộ hình thành trong tương lai ký ngày 10/10/2019 giữa Công ty D và khách hàng có quy định về tiến độ thanh toán thành 05 đợt. Như vậy, tại thời điểm mỗi đợt thanh toán, Công ty D xuất hóa đơn tương ứng với từng đợt cho khách hàng.

Hóa đơn xuất sai thời điểm sẽ bị xử phạt như thế nào? 

3. Đối với hoạt động cung cấp xăng dầu, dịch vụ ngân hàng, chứng khoán:

Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.

Ví dụ: Công ty xăng dầu E ký hợp đồng cung cấp xăng dầu cho công ty vận tải F, công ty E lập bảng kê các lần đổ xăng trong tháng, cuối tháng xuất hóa đơn GTGT và gửi kèm bảng kê cho công ty F.

4. Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu:

Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Các trường hợp được coi như xuất khẩu bao gồm:
– Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước ngoài.
– Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.
– Hàng hóa, vật tư do doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài.
– Hàng hóa, vật tư do cơ sở kinh doanh trong nước bán cho doanh nghiệp Việt Nam để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài và thực hiện giao hàng hóa tại nước ngoài theo Hợp đồng ký kết.

Lưu ý:
Theo Công văn số 13675/BTC-CST năm 2013 và Công văn 68718/CT-TTHT năm 2018, khoản tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng [tại thời điểm nhận tiền chưa cung cấp dịch vụ, chưa thực hiện hợp đồng] thì không phải xuất hóa đơn.

Ngày lập hóa đơn trong các trường hợp này được xác định giống như hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nêu trên.

Trân trọng !

Trả lời:

1. Thiệt thòi của người mua nhà khi không được nhận hóa đơn

Thuế giá trị gia tăng - VAT [GTGT] là một loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế GTGT, nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh do trong giá bán hàng hóa, dịch vụ có cả thuế GTGT

Theo quy định, với các giao dịch mua, bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ có giá trị từ 200 nghìn đồng trở lên, cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh phải có trách nhiệm xuất hóa đơn GTGT [hóa đơn] cho người mua.

Nếu người mua không nhận được hóa đơn GTGT, thì đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ dễ dàng ăn chặn thuế GTGT, bằng cách coi như chưa từng có giao dịch này. Cuối cùng, người mua chịu thiệt thòi vì nhiều trường hợp yêu cầu người mua phải thanh toán thêm 10% thì mới có hóa đơn GTGT.

Người mua cần được tuyên truyền để hiểu rõ hóa đơn GTGT vừa góp phần giúp Nhà nước giám sát và thu thuế, vừa để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

2. Chủ đầu tư có phải xuất hóa đơn khi thu tiền theo tiến độ?

Thời điểm xuất hóa đơn

Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam [bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài], trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT.

Về thời điểm xuất hóa đơn trong xây dựng, theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:

 “Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.”

Thời điểm xác định thuế GTGT

Theo khoản 5 điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định: "5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền."

Vậy, nếu chủ đầu tư không xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho người mua khi đã thanh toán tiền theo tiến độ hợp đồng thì là vi phạm pháp luật.

Chế tài xử phạt được quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP, cụ thể tại điểm a khoản 2 và khoản 5 Điều 24 quy định về Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ cụ thể như sau:

“2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

[...]

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.”

Nếu hành vi này nhằm để trốn thuế thì còn bị xử lý về hành vi trốn thuế theo Điều 17 Nghị định này với mức tiền phạt bằng từ 1 đến 03 lần số tiền trốn thuế, nếu nghiêm trọng còn bị xử lý hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành.

3. Giá bán nhà đã bao gồm thuế GTGT hay chưa?

Khi rao bán, hay ký hợp đồng, nếu chủ đầu tư không ghi rõ giá đã bao gồm VAT hay không, thì người mua có thiệt thòi không? Nếu xảy ra tranh chấp, thì ai đúng ai sai?

Theo quy định tại Nghị định 76/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản hiện hành thì “Giá bán nhà, công trình xây dựng đã bao gồm giá trị quyền sử dụng đất, thuế VAT [nếu bên bán thuộc diện phải nộp thuế VAT]”.

Vậy theo quy định trên, bắt buộc trong hợp đồng mua bán nhà, công trình xây dựng có sẵn hoặc hình thành trong tương lai thì giá phải bao gồm thuế GTGT.

Trường hợp các bên có tranh chấp về nội dung của hợp đồng này thì hai bên cùng bàn bạc giải quyết thông qua thương lượng. Trong trường hợp các bên không thương lượng được thì thống nhất chọn Tòa án hoặc trọng tài giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email:

Video liên quan

Chủ Đề