Rầy xanh phá hại chủ yếu của cây xoài người tạ dụng thuốc để trĩ là

Xoài là loại cây ăn trái được trồng ở nhiều địa phương của nước ta và cho giá trị kinh tế cao, tuy nhiên trong quá trình xoài luôn phải đối mặt với nguy cơ bị sâu bệnh hại tấn công. Cùng AgriDrone Việt Nam tìm hiểu các loại sâu bệnh hại xoài và cách phòng trừ trong bài viết sau.

Các loại sâu hại xoài thường gặp

Sâu đục cành non [Alcicodes sp.]

Đây là loại sâu hại xoài rất phổ biến, con trưởng thành đẻ trứng trên đọt non xoài, sâu non nở ra ăn dần xuống phía làm cành bị chết khô, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự sinh trưởng của cây xoài.

Để phòng trị loại sâu bệnh hại xoài này, bà con nên điều khiển cây ra đọt non đồng loạt để dễ kiểm soát, loại bỏ các cành chết để trừ nhộng, phun thuốc bảo vệ thực vật khi cây ra đọt non.

Sâu đục trái [Noorda albizonalis]

Sâu đục trái trên cây xoài có thể gặp ở mọi giai đoạn phát triển của trái, sâu non thường đục vào cuối trái, phát triển bên trong ăn phá, làm trái bị thối và rụng. Trái bị sâu đục vào có vết nứt và thối nên có thể dễ dàng phát hiện.

Để phòng và điều trị loại sâu hại xoài này, bà con nên lượm những trái bị hại đêm tiêu hủy để loại bỏ nguồn sâu trong trái. Khi sâu trưởng thành xuất hiện thì cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để điều trị, sử dụng bao trái khi trái còn nhỏ để bảo vệ trái khỏi sâu hại tấn công.

Sâu cắn lá [Deporaus marginatus]

Đây là một trong những loại sâu bệnh hại xoài thường gặp, chúng gây hại nặng trong vườn ươm cây con, chủ yếu tấn công trên lá non của cây con và làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Sâu cắn lá còn gây hại trên vườn sản xuất và cũng chủ yếu ở giai đoạn cây ra đọt non, gây hại mạnh trong các tháng mùa khô.

Để phòng trị lọa sâu hại này, bà con nên điều khiển cây ra đọt non đồng loạt, dọn bỏ các lá bị hại trong vườn đem tiêu hủy, tiến hành phun thuốc bảo vệ thực vật khi thấy sâu trưởng thành xuất hiện trong vườn, xử lý đất nếu sâu gây hại nặng trong vườn.

Rầy bông xoài [Idioscopus spp.]

Đây là một trong những đối tượng gây hoại xoài thường gặp, cả rầy trưởng thành và rầy non đều gây hại trên hoa, đọt non và lá non. Chúng chích hút chất dinh dưỡng làm lá không phát triển được, lá bị bẻ cong, rìa lá khô, ở trên hoa làm cho phát hoa bị khô và rụng. Trái sau khi thụ phấn bị hại sẽ không phát triển và rụng. Rầy tấn công còn hút ra mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển mạnh và gây đen bông và trái.

Để phòng trị loại này bà con có thể tạo điều kiện cho một số loài thiên địch của rầy sinh sống như bọ xít ăn thịt [Revudiidae], ong ký sinh và nấm Verticellium leanii, Hirsutella sp.. Sau thu hoạch tiến hành tỉa cắt cành tạo điều kiện thông thoáng để hạn chế sự phát triển của rầy. Có thể dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phun xịt khi cần thiết.

Ruồi đục trái

Ruồi đục trái là một trong những loại sâu hại thường gặp trên cây xoài, chúng đẻ trứng vào vỏ trái sắp chín, ấu trùng nở ra đục vào trong ăn phá làm cho trái bị rụng, nơi bị ruồi tấn công có vết thâm khi ấn nhẹ vào dịch nước sẽ rỉ ra [ba ngày sau khi ruồi đẻ trứng].

Để phòng trị, bà con cần thu dọn những trái bị ruồi gây hại đem xử lý để tiêu diệt giòi còn trong trái. Đặt bẫy Methy eugenol để tiêu diệt ruồi trưởng thành đực. Sử dụng túi chuyên dùng để bao trái. Phun thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết.

Rệp sáp [Pseudoccocus sp.]

Rệp sáp gây hại trên cây xoài là đối tượng gây hại thường gặp, có nhiều loại rệp nhưng quan trọng là loài gây hại trên trái và nó làm giảm chất lượng và năng suất cũng như vẻ đẹp của trái, ảnh hưởng tới giá trị thương phẩm.

Để phòng trị loại đối tượng gây hại xoài này, bà con nên tạo điều kiện thích hợp để các loài ong ký sinh và thiên địch như bọ rùa phát triển để hạn chế rệp sáp. Chỉ thực hiện phun thuốc hóa học khi cần thiết.

Các loại bệnh hại trên cây xoài

Bệnh thán thư

Là một trong những bệnh hại trên cây xoài thường gặp, bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides], xuất hiện trên cả lá, bông và trái xoài, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây, làm trái rụng, giảm năng suất và chất lượng quả.

Bệnh đốm đen

Đây là loại bệnh do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. Mangiferaindicae gây ra. Bệnh gây hại trên lá, trái, sau đó các vết bệnh lớn dần lên và tạo thành những vết loét lớn hình dạng bất định và cuối cùng tạo thành một vùng trũng xuống so với bề mặt lá. Những vết bệnh trên những chồi non và trái thường là vết nứt dọc, màu nâu đen, có thể có nhựa chảy ra từ vết nứt đó. Nếu bệnh gây hại trên cây non trong vườn ươm, khả năng lây lan của bệnh rất nhanh chóng và làm cho chết cây.

Bệnh phấn trắng [do nấm Oidium mangiferae]:

Bệnh phấn trắng trên cây xoài xuất hiện trong điều kiện thời tết nóng ẩm hoặc có sương đêm. Nấm bệnh đóng thành lớp phấn trắng trên lá non, phát hoa và trái non. Bệnh thường phát triển từ ngọn của phát hoa, lan dần đến cuống hoa, trái non, lá non và cành. Hoa xoài thường bị nhiễm bệnh trước khi thụ phấn và trái trái bị nhiễm bệnh khi còn rất nhỏ. Trái xoài bị bệnh tấn công sẽ biến dạng, méo mó, nhạt màu, bị khô và rụng sớm.

Bệnh khô đọt thối trái

Bệnh khô đọt thối trái tấn công lên trái xoài trong giai đoạn thu hoạch và tồn trữ hay vận chuyển làm thối phần thịt trái nơi gần cuống có màu nâu sậm lan dần làm thối nát cả trái hoặc nơi vỏ trái bị trầy trụa. Bệnh gây hại nặng trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, nhất là vào mùa mưa.

Bệnh nấm hồng

Bệnh nấm hồng trên xoài do nấm Corticium salmonicolor], đây là một trong những loại bệnh hại trên cây xoài thường gặp. Bệnh thường phát triển nặng trên những cây có tán lá rậm rạp và che khuất nhau, nhất là vào những tháng mưa ẩm.

Biểu hiện đầu tiên là trên mặt vỏ thân hay nhánh có tơ nấm trắng bò lan, sau đó nấm tạo thành những mảng màu hồng, đôi khi bạn không thấy mảng màu hồng mà chỉ thấy các gai nấm màu hồng phát triển từ các vết nứt trên vỏ thân hay nhánh. Nhánh và thân cây bị nấm tấn công sẽ mất dinh dưỡng sau đó sẽ bị khô và chết.

Phòng và trị sâu bệnh cho cây xoài bằng máy bay phun thuốc

Sử dụng máy bay phun thuốc cho xoài là giải pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả được nhiều địa phương hiện nay áp dụng. Máy bay phun thuốc trừ sâu được trang bị những tính năng thông minh giúp tăng hiệu quả phòng trừ sâu bệnh đạt trên 90%, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nhân công, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và chất lượng nông sản khi thu hoạch, tăng giá trị thương phẩm của xoài. Đặc biệt còn giúp bảo vệ sức khỏe cho người nông dân và giảm ô nhiễm môi trường.

Hiện nay AgriDrone Việt Nam là đơn vị uy tín cung cấp giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu với nhiều trạm phun dịch vụ trên toàn quốc. Bà con quan tâm đến giải pháp phun thuốc trừ sâu bằng máy bay không người lái xin vui lòng liên hệ AgriDrone Việt Nam để được chúng tôi hỗ trợ.

Phòng trừ sâu bệnh chính theo IPM

Xoài là cây có rất nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại và để phòng trừ có hiệu quả cần áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp [IPM], trong đó biện pháp canh tác được coi là quan trọng và xuyên suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây xoài để giúp cho cây sinh trưởng, phát triển khỏe hơn, chống chịu tốt hơn với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh. Các biện pháp canh tác gồm cách làm đất, trồng xen cây cải tạo đất, chống xói mòn, giữ ẩm đất; thiết kế trồng với mật độ hợp lý; vệ sinh vườn, cắt tỉa để hạn chế nguồn sâu bệnh; sử dụng dinh dưỡng cân đối,…

Tuy nhiên, khi dịch hại phát triển mạnh có nguy cơ gây thiệt hại lớn cho sản xuất thì cần áp dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ một cách hài hoà và hiệu quả.

Lưu ý trong áp dụng biện pháp hóa học: Phải sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam theo đúng đối tượng dịch hại trên cây xoài hoặc cây ăn quả. Ưu tiên thuốc BVTV sinh học, thảo mộc.

Phòng trừ sâu hại

1. Rầy bông xoài  [Idioscopus spp.]

Khả năng gây hại của rầy bông xoài

Loại rầy này thường xuất hiện nhiều khi cây xoài bắt đầu trổ bông, khi trái phát triển mật độ rầy giảm dần. Một con rầy cái đẻ từ 100 - 200 trứng và thường đẻ trong nụ hoa, gân lá, cuống chồi non và cuống hoa. Khi mật độ rầy cao có thể nghe thấy tiếng rầy nhảy xào xạc trong lá. Rầy con mới nở thường sợ ánh sáng nên các vườn xoài rậm rạp thường hay bị bệnh rầy bông nặng hơn. Cả rầy trưởng thành lẫn rầy non đều chích hút nhựa bông và lá non. Bông xoài bị rầy chích hút sẽ chuyển màu nâu, khô và rụng. Ngoài ra, chỗ vết chích, đẻ trứng của rầy trên bông và cuống lá non cũng gây vết thương có thể làm chết khô bộ phận này. - Rầy bông xoài còn có đặc điểm tiết ra chất mật ngọt làm môi trường cho nấm bồ hóng phát triển trên lá và hoa ảnh hưởng đến quang hợp của cây. - Cách phòng trừ rầy bông là xén tỉa cành, vệ sinh vườn sau thu hoạch. Trước khi xoài ra bông 1-2 tuần đặt bẫy đèn, dưới bẫy đặt thau nước pha xà bông với dầu hôi để thu hút và diệt rầy trưởng thành. Cách này chỉ áp dụng vào những đêm không trăng và khi rầy chưa đẻ trứng. Còn vào giai đoạn xoài ra nụ hoa, nếu phát hiện rầy phun xịt thuốc Apolo 25WP, Trebon 20WP, Butyl 400 SC... để diệt rầy, song tránh phun thuốc khi xoài đang ra bông.

2. Ruồi đục trái


Ruồi đục trái xoài [Oriental fruit fly] có tên khoa học là Bactrocera dorsalis [Hendel], thuộc họ Trypetidae, bộ hai cánh [Diptera]. Ruồi có kích thước nhỏ hơn ruồi nhà, ruồi đục trái khi trưởng thành có màu nâu vàng với các vạch đen trên bụng. Trứng được đẻ dưới lớp vỏ quả, mỗi ổ từ 1- 40 trứng. - Ruồi đục trái có đặc điểm là thích đẻ trứng trên trái chín, ấu trùng ăn phá bên trong làm cho quả bị thối. Xoài bị ruồi đục trái rất khó xuất khẩu vì đây là đối tượng kiểm dịch của nhiều nước.

- Để diệt được ruồi đục trái nên vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom tiêu hủy các quả bị bệnh, quả rụng. Đồng thời bao trái, thu hoạch khi trái vừa chín. Ngoài ra, dùng chất dẫn dụ Methyl Augenol và thuốc trừ sâu mùi nhẹ treo vào trong tán cây, độ cao từ 1,5-2m để bẫy ruồi đực. Còn lại phun bả protein thủy ngân và thuốc trừ sâu để dẫn dụ ruồi cái. Khi phát hiện ruồi đục trái với số lượng nhiều, phun thuốc Sagothion 50EC, Sumitigi 30EC. Chú ý, phải phun xịt thuốc theo phương pháp 4 đúng. Biện pháp an toàn và cho thấy hiệu quả nhất là biện pháp bao trái: Khi xoài to độ quả trứng gà nên bao trái, ngoài việc ngừa ruồi đục trái, bao trái còn giúp phòng bệnh thán thư, thối đáy trái, sâu đục hột… Tuy bao trái tốn công sức, thời gian, nhưng tiết kiệm chi phí và làm vỏ trái có màu đẹp, hấp dẫn hơn.

3. Rệp sáp quả [Pseudoccoccus sp. và Planococus sp]

Có nhiều loài rệp sáp gây hại trên xoài nhưng quan trọng là loài gây hại trên trái vì chúng gây ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất và giá trị thương phẩm của trái.
Đặc điểm gây hại: Trưởng thành và ấu trùng đều chích hút nhựa trên hoa và quả xoài. Ngoài gây hại trực tiếp bằng cách chích hút nhựa, rệp sáp còn tiết mật ngọt làm bồ hóng phát triển nơi rệp sáp sinh sống. Quả bị nhiễm nặng có thể ngừng phát triển, chay sượng và rụng.
Biện pháp:

Thiên địch của rệp sáp phấn: Gồm nhiều loài bọ rùa và ong ký sinh.
- Nếu có điều kiện dùng vòi máy bơm nước có áp suất mạnh tia xịt nước trực tiếp vào chỗ có nhiều rệp bu bám sẽ làm cho rệp bị rữa trôi bớt.
- Tỉa bỏ những quả bị nhiễm ở giai đoạn đầu. 
Dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tủ ở xung quanh để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến hôi. Nếu trên thân cây có nhiều kiến hôi thì mỗi lần xịt thuốc trừ rệp thì nên xịt cả thân cành để trừ kiến hôi.
- Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời nhất là giai đoạn cây có đọt non, lá non, bông, trái. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc Movento, Vidithoate 40ND, Supracide 40EC; Mapy 48EC;... Để tiết kiệm thuốc, công phun xịt và giảm bớt ô nhiễm môi trường chỉ nên phun xịt trực tiếp thuốc vào những chỗ có rệp bu bám.

 

4. Bọ trĩ hại xoài

Đặc điểm

Bọ trĩ là dịch hại phổ biến trên xoài. Đây là loại côn trùng rất nhỏ [có thể thấy được bằng mắt thường], thân hình thon dài, miệng rất cứng, khoẻ, phá hại bằng cách dùng miệng cạp và đục thủng vào bộ phận non của cây như lá non, chồi, bông, trái… rồi hút nhựa.

Bọ trĩ gây hại chủ yếu trên lá và trên bông. Trên lá, bọ trĩ cạp lá và chích hút nhựa làm lá phát triển không bình thường, cong queo, hai mép cúp xuống. Trên chồi, làm chồi không ra lá. Trên bông làm bông héo, khô, rồi rụng hàng loạt. Nếu bọ trĩ trên gây hại trên trái sẽ làm da trái gần cuống có màu xám đậm, trái biến dạng; nếu xuất hiện với mật số cao và gây hại muộn thì da trái [cả trái non lẫn trái lớn] bị sần sùi, giá trị thương phẩm giảm, không xuất khẩu được.

Ngoài xoài, bọ trĩ còn thấy gây hại trên rất nhiều cây trồng như cam, quýt, ổi, điều, dưa hấu, lúa, rau cải các loại…

Điều kiện phát triển

Thời tiết khô hanh, nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho bọ trĩ phát triển, vì vậy ở miền Nam, chúng thường xuất hiện và gây hại vào các tháng nắng nóng, thời điểm này trùng hợp vào giai đoạn xoài đang tập trung ra hoa hay ra chồi, lá, trái, tức là các giai đoạn có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất và phẩm chất.
Bọ trĩ có vòng đời tương đối ngắn, đẻ trứng nhiều, do đó nếu không phát hiện sớm và phòng trừ đúng cách, thiệt hại sẽ càng nặng nề hơn.

Ở một vài tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, bọ trĩ thường xuất hiện với mật số cao và gây hại thành dịch từ tháng 1 đến tháng 4, do đó vào các thời điểm này cần thường xuyên thăm vườn, điều tra nếu cây có các triệu chứng như vừa nêu và mật số bọ trĩ cao [trên 3 - 5 con/chồi, lá hay trái] thì tiến hành phòng trừ ngay.
Để biết mật số bọ trĩ cao hay thấp chúng ta có thể dùng tay rung hoa, chồi hay trái để chúng rơi trên tờ giấy trắng rồi quan sát và đếm bằng mắt thường hay bằng kính lúp.

Phòng trị:

+ Nếu có thể, thường xuyên dùng vòi phun áp lực cao phun nước lên cây để làm giảm mật số bọ trĩ. + Do bọ trĩ nhạy cảm với ánh sáng, nên cần tỉa cành cho thông thống để ánh sáng xâm nhập đều vào bên trong tán cây, không thuận lợi cho chúng sinh sống và gây hại. + Vào giai đoạn xoài đang ra lá non, chồi, trái non… nếu mật số cao có thể luân phiên sử dụng các loại thuốc sau: Sairifos 585 EC, dầu khoáng SK Enspray 99EC [có thể dùng đơn hay phối với nhau], Comda gold 5WG hay Schezgold 500WDG. Cần chú ý để phòng trừ bọ trĩ an toàn, hiệu quả, nên : [1] Phun với nhiều nước, chỉnh bét phun mịn hạt, [2] Phun kỹ mặt dưới lá nơi bọ trĩ ẩn náu, gây hại [3] Để tránh hiện tượng kháng thuốc nên luân phiên các loại thuốc hoá học có gốc khác nhau, có thể sử dụng thuốc liên tiếp 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 7 - 10 ngày, [4] Chỉ dùng thuốc khi mật số bọ trĩ cao, trên 3 - 5 con/chồi, lá, trái [5] Nếu xoài đang ra bông nên hạn chế phun thuốc, nếu thật cần thiết thì phun vào chiều mát.

5. Câu cấu xanh:


Đặc điểm hình thái, sinh học: Trưởng thành là loại cánh cứng, khi mới vũ hoá cánh phủ lớp vảy màu xanh ánh kim rực rỡ, về sau lớp vảy càng nhạt dần lộ ra cánh màu đen, cơ thể dài khoảng 15-20 mm, đầu nhọn, quặp. Trưởng thành đẻ trứng rời rạc trong đất, trứng nhỏ màu trắng, giai đoạn trứng kéo dài khoảng 12 ngày. Sâu non sống dưới đất trong nhiều tháng. Giai đoạn nhộng xảy ra trong đất, dài khoảng 15 ngày.
Ký chủ: Câu cấu thuộc nhóm ăn tạp, có tới 42 loài cây bị câu cấu gây hại như: xoài, ngô, ổi, mít,....
Đặc điểm gây hại: Trưởng thành ăn lá non thành từng mảng, nếu hại nặng lá có thể bị ăn trụi. Câu cấu hại xoài xuất hiện và gây hại nặng khi nhiệt độ thời tiết khô hạn vào các tháng nắng nóng.
Phòng trừ: Dùng vợt bắt khi chúng phát sinh nhiều. Ở vườn thường bị hại nên dùng thuốc hạt rải quanh gốc cây 1-2 lần/năm vào đầu và cuối mùa mưa.

6. Sâu đục trái:


Sâu đục trái [Deanolis albizonalis]. Ở nhiều vùng trồng xòai thuộc ĐBSCL như Tiền Giang, Đồng Tháp...có những nơi sâu xuất hiện và gây hại trên hầu khắp các vườn, Có những vườn sâu gây hại đến 100% số cây, cá biệt có những vườn làm thất thu hòan tòan.

Con trưởng thành là một lọai bướm tương đối lớn, sải cánh rộng đến gần 3 cm, thân mình mầu nâu đỏ, có khoang trắng, đỏ xen kẽ. Cánh trước mầu nâu, cánh sau mầu xám trắng, họat động về ban đêm. Đẻ trứng trên vỏ trái xòai còn non [cỡ trứng gà, trứng vịt], nhất là những trái nằm khuất ánh sáng. Trứng hình bầu dục, rất nhỏ [khỏang gần 1 ly] nên mắt thường khó phát hiện. Sau khi nở sâu non di chuyển dần về phía chóp trái, đục vào bên trong trái để gây hại. Khi còn nhỏ sâu ăn phần thịt trái [là chủ yếu], khi lớn ăn phần hột là chính, khi đã ăn hết hột chúng chui ra ngòai đục phá trái khác. Nếu trái còn nhỏ đã bị sâu gây hại thì trái sẽ bị rụng. Nếu trái lớn mới bị gây hại thì mặc dù ít bị rụng nhưng thường bị thối ở phía đầu trái. Sau khi đục vào bên trong sâu ăn rỗng trái tạo thành một “căn hầm trú ẩn” vùa cắn phá vừa thải phân ra ngay “căn hầm “ này. Sâu càng lớn “căn hầm” càng rộng. Các đường đục sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm bệnh xâm nhập phát triển, làm cho đầu trái bị hư thối. Sâu có thể tấn công trong suốt qúa trình phát triển của trái, nhưng thường gây hại nặng khi trái còn non. Khi bổ trái ra thường thấy bên trong “căn hầm trú ẩn” có một hoặc vài con sâu. Đẫy sức sâu chui ra ngòai rơi xuống đất để hóa nhộng.  Muốn phòng trị sâu có kết qủa, bà con có thể thực hiện một số biện pháp sau: - Kiểm tra vườn xòai thường xuyên, thu gom và đem tiêu hủy [tốt nhất là đem chôn làm phân] tòan bộ số trái đã bị sâu gây hại còn nằm trên cây hay đã rụng xuống đất để diệt những con sâu còn nằm bên trong, hạn chế bớt mật số sâu tại chỗ và mật độ sâu ở những vụ kế tiếp. - Nếu cây xòai còn thấp hoặc những trái ở dưới thấp, sau khi đậu trái khỏang 1-1,5 tháng nên bao trái bằng giấy xi măng, giấy dầu, bao vải hoặc bao chuyên dùng để ngăn chặn không cho sâu tiếp xúc với trái để gây hại. Trước khi bao trái vài ngày nên phun xịt một đợt thuốc trừ sâu, bệnh cho trái. - Nếu điều kiện cho phép, sau mỗi vụ thu họach trái nên cho nước vào ngâm vườn một vài ngày để tiêu diệt nhộng đang nằm trong đất, hạn chế sâu cho vụ sau. - Những vườn thường xuyên bị sâu gây hại nặng hàng năm, sau khi tượng trái khỏang 7-10 ngày nên kiểm tra vườn xòai thường xuyên, nếu thấy có trên 2% số trái bị sâu gây hại thì có thể dùng một trong vài lọai thuốc như: Sumicidin 10EC hoặc 25EC; First 20EC; Sumitigi 30EC; Sumicombi 30EC; Bian 40EC; Sevin 43FW...để phun xịt, [về liều lượng và cách sử dụng bà con có thể đọc hướng dẫn của có in sẵn trên nhanõ thuốc]. Sau đó cứ khỏang 10-15 ngày lại xịt tiếp một đợt. Từ khi trái già trở đi phải chú ý bảo đảm đủ thời gian cách ly của thuốc để tránh gây độc hại cho người ăn.

7. Bọ vòi voi đục cành xoài:


Sâu đục cành xoài [đục ngọn, cành non] có nhiều loài, trong đó bọ vòi voi là loại khá phổ biến.
Bọ vòi voi đục cành xoài có hai loài: 

Thứ nhất: con trưởng thành là một loại bọ cánh cứng, màu nâu đen, thon dài khoảng 8 - 9mm, vòi dài hơi cong xuống, chúng dùng vòi đục lỗ tạo các buồng để đẻ trứng trên cành non. Trứng hình bầu dục rất nhỏ [dài khoảng dưới 1mm], có màu trắng sữa. Sau khi nở sâu non [ấu trùng] đục vào bên trong chồi để cắn phá làm cho chồi, lá non bị héo dần, khô rồi chết. 
Thứ hai: con trưởng thành cũng là một loại bọ cánh cứng, nhưng có thân hình bầu dục hơi tròn, chiều dài thân khoảng 4 - 5mm, chiều ngang khoảng 2 - 2,5mm, mình màu nâu. Trứng của chúng đẻ trên các chạc ba, chạc tư của cành non hoặc trong các khe, các vết nứt trên thân cây. Sau khi nở sâu non đục ngay phía dưới của chỗ trứng được đẻ. Sâu non có màu trắng, mập, đầu màu nâu nhạt. Sự gây hại của chúng cũng làm cho cành non, lá non bị chết khô trên cây. Để phòng trị bọ vòi voi đục cành cần thường xuyên theo dõi vườn cây. Nếu bị vòi voi đục cành thì thấy có lỗ đục nhỏ ở gốc nhánh, có nhựa chảy ra, nhựa khô có màu đen. Nếu phát hiện có thể dùng dao, móc sắt moi bắt sâu và nhộng, các cành bị héo cần cắt bỏ và tiêu huỷ để diệt sâu. Với những cành lớn không thể cắt bỏ có thề dùng ống chích bơm thuốc trừ sâu vào bên trong lỗ đục, hoặc dùng bông gòn tẩm thuốc sâu, nhét vào bên trong rồi dùng đất nhão trét kín lỗ đục để thuốc xông hơi diệt sâu nhộng bên trong. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc trừ sâu: sevin 43ew, hoặc sevin 85S, para 43SC, carmethrin 10ec hoặc 25ec, punix 5.5 ec hoặc 25ec, pycythrin 5ec, dimenatec… Để phòng bệnh có thể phun thuốc khi cây ra đọt non bằng các loại thuốc như: Regent, Vicarp, Confidor./.

Nguồn: admin tổng hợp.

Video liên quan

Chủ Đề