Rối loạn tiền đình h81 là gì năm 2024

là một tình trạng rối loạn của hệ thống tiền đình xảy ra khi có sự thay đổi đột ngột vị trí của đầu, chẳng hạn như khi ngẩng đầu lên hoặc xuống, đứng lên hay ngồi dậy bất ngờ. Bệnh chóng mặt kịch phát lành tính có thể tự biến mất trong vài ngày, vài tuần hoặc tiến triển thành bệnh mãn tính, lặp lại liên tục.

Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính còn được gọi là chóng mặt kịch phát tư thế lành tính hoặc ngắn gọn là chóng mặt kịch phát lành tính [BPPV], ngoài ra còn được biết đến là bệnh thạch nhĩ lạc chỗ. Bệnh khiến bạn có cảm giác chóng mặt, cơ thể quay xung quanh các vật thể khác hoặc các vật thể quay xung quanh bạn mỗi khi bạn đột ngột thay đổi tư thế đầu của mình. Tuy đây không phải một bệnh lý nguy hiểm nhưng chóng mặt có thể gây té ngã, đặc biệt ở người lớn tuổi, dẫn đến nhiều biến chứng như gãy tay, gãy chân, chấn thương đầu,… Do đó người bệnh vẫn cần thăm khám và điều trị kịp thời, hiệu quả.

Chóng mặt kịch phát lành tính là gì?

Để có thể hiểu chính xác chóng mặt tư thế kịch phát lành tính là gì, bạn có thể bắt đầu từ việc phân tích từng từ trong cách gọi căn bệnh này. Theo đó:

  • “Chóng mặt” diễn tả cảm giác mọi thứ đang xoay vòng tròn, không thể giữ thăng bằng và không định vị được trong tư thế không gian.
  • “Tư thế” ám chỉ việc tình trạng chóng mặt chỉ xảy ra khi có sự thay đổi tư thế đột ngột khiến vị trí của đầu thay đổi hoặc chuyển động.
  • “Kịch phát” là một từ dùng để chỉ tình trạng chóng mặt này chỉ xuất hiện đột ngột trong một thời gian ngắn, khi bạn thay đổi tư thế, không có dấu hiệu báo trước.
  • “Lành tính” giúp bạn hiểu được tính chất bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng.

Cụ thể, chóng mặt kịch phát lành tính là một tình trạng rối loạn hệ thống tiền đình. Chóng mặt kịch phát lành tính phát triển khi các hạt canxi cacbonat [otoconia] còn gọi là sỏi kênh thính giác di chuyển và mắc kẹt tại ống bán khuyên [cơ quan tiền đình ở tai trong có vai trò giữ cho cơ thể được cân bằng]. Khi bạn thay đổi vị trí đầu thì các các hạt sỏi này đi vào một trong ba ống bán khuyên, kích thích hệ tiền đình. Hệ tiền đình khi bị kích thích sẽ gửi tín hiệu cho não bộ và làm khởi phát cơn chóng mặt.

Tình trạng bệnh này gây nên những cơn chóng mặt bất ngờ khi bạn thay đổi vị trí của đầu, điển hình là tình trạng nằm xuống bị chóng mặt hoặc chóng mặt khi đột ngột chuyển từ đứng sang ngồi, nghiêng đầu sang một bên,…

Bệnh chóng mặt kịch phát lành tính là một căn bệnh có độ nguy hiểm thấp. Các cơn chóng mặt có thể diễn ra từ nhẹ đến nặng nhưng có đặc điểm chung là chỉ diễn ra trong vài phút, không kéo dài quá lâu. Một số trường hợp bệnh có thể tự khỏi sau một vài tuần mà không cần điều trị. Còn nếu bệnh tái phát lặp lại thì bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ, bởi dù bệnh ít gây ra biến chứng nhưng các cơn chóng mặt có thể khiến bạn té ngã, dẫn đến chấn thương.

Tình trạng chóng mặt kịch phát lành tính khá phổ biến. Một số thống kê cho thấy, có đến khoảng 20% dân số mắc tình trạng này. [1]

Khoảng 20% dân số từng trải qua tình trạng chóng mặt kịch phát lành tính

Triệu chứng của chóng mặt tư thế kịch phát lành tính

Tình trạng chóng mặt kịch phát lành tính thường có triệu chứng giống với một số bệnh lý thần kinh khác nên rất dễ bị nhầm lẫn. Thông thường, những triệu chứng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính thường gặp bao gồm: [2]

  • Cảm thấy chóng mặt, choáng váng, mọi thứ xung quanh đang xoay tròn hoặc di chuyển;
  • Mất thăng bằng, khó giữ vững được tư thế khi đang đứng hoặc đang ngồi;
  • Buồn nôn, nôn ói;
  • Suy giảm thị giác, nhìn mờ, rung giật nhãn cầu;
  • Cảm giác lâng lâng.

Các triệu chứng của bệnh chóng mặt kịch phát lành hay gọi thạch nhĩ lạc chỗ thường chỉ kéo dài xấp xỉ 1 phút mà không cần can thiệp y tế. Một số trường hợp, các triệu chứng diễn ra và kết thúc, sau đó lại tiếp tục tái phát. Thậm chí, có những trường hợp đặc biệt, bệnh tái phát sau một vài năm kể từ lần người bệnh có các triệu chứng chóng mặt kịch phát lành tính cuối cùng.

Nguyên nhân gây chóng mặt kịch phát lành tính

Hầu hết các trường hợp bác sĩ không thể tìm được chính xác nguyên nhân chóng mặt kịch phát lành tính. Trong trường hợp này được gọi là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính vô căn.

Một số nguyên nhân khác dẫn đến chóng mặt kịch phát lành tính bao gồm: [3]

  • Có lực tác động mạnh vào đầu [nguyên nhân phổ biến]
  • Rối loạn tai trong
  • Tổn thương khi phẫu thuật tai
  • Đau nửa đầu
  • Nhiều trường hợp không thể tìm ra nguyên nhân chóng mặt kịch phát lành tính là gì

Ai có nguy cơ bị bệnh chóng mặt kịch phát lành tính?

Bất kể ai đều có thể gặp tình trạng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính. Tuy nhiên, bệnh thường xuất hiện ở những người trên 50 tuổi. Những người trẻ tuổi thường ít gặp bệnh chóng mặt kịch phát lành tính hơn.

Bên cạnh đó, giới tính cũng là một yếu tố nguy cơ ở người bị chóng mặt kịch phát lành tính. Theo đó, nam giới sẽ dễ mắc bệnh hơn nữ giới.

Và yếu tố cuối cùng làm tăng khả năng bị chóng mặt kịch phát lành tính là do chấn thương đầu hoặc các rối loạn liên quan đến hệ thống tiền đình ở tai trong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tình trạng chóng mặt kịch phát tư thế lành tính được đánh giá là một vấn đề sức khỏe không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, không nên chủ quan bởi nếu cảm giác chóng mặt, choáng váng mỗi khi thay đổi tư thế có đi kèm với một số triệu chứng khác thì cần đến cơ sở y tế để được thăm khám càng sớm càng tốt.

Theo đó, nên đến gặp bác sĩ nếu có các biểu hiện đi kèm sau đây:

  • Mất thị lực, nhìn đôi
  • Mất thính lực
  • Sốt cao
  • Đau nhức đầu dữ dội và không khỏi dù đã sử dụng thuốc giảm đau
  • Nói ngọng, khó nói, không thể nói được một câu hoàn chỉnh
  • Yếu chân tay, không cử động chân tay được
  • Mất ý thức
  • Té ngã, đi đứng khó khăn
  • Tay chân tê, ngứa ran

Ngoài ra, cần lưu ý đến gặp bác sĩ nếu tình trạng chóng mặt kéo dài nhiều giờ liền không khỏi.

Nên đến bệnh viện nếu cơn chóng mặt có kèm theo triệu chứng đau đầu dữ dội

Cách chẩn đoán

Nếu bạn thường xuyên bị chóng mặt khi thay đổi tư thế và đến khám bệnh thì bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiến hành một số thử nghiệm nhằm xác định xem bạn có bị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính hay không và nếu có thì nguyên nhân là gì. [4]

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và hỏi người bệnh về một số triệu chứng bệnh đang gặp. Trong quá trình khám sức khỏe, bác sĩ có thể yêu cầu bạn chuyển động đầu hoặc mắt để kiểm tra dấu hiệu và triệu chứng chóng mặt của bạn.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn nằm ngửa, nghiêng đầu sang một bên và chuyển động mắt. Sau đó thông báo lại với bác sĩ về những triệu chứng mà bạn gặp phải, liệu bạn có cảm thấy chóng mặt hay không.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tìm dấu hiệu rung giật nhãn cầu, xem liệu bạn có khả năng kiểm soát chuyển động của mắt hay không.

Trong trường hợp chưa xác định được chính xác tình trạng bệnh hoặc nguyên nhân dẫn đến chóng mặt kịch phát lành tính thì bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như chụp MRI, điện ký rung giật nhãn cầu [ENG] hoặc ảnh động nhãn đồ [VNG]

Bác sĩ có thể dựa vào các triệu chứng để xác định nguyên nhân chóng mặt kịch phát lành tính

Cách điều trị chóng mặt kịch phát lành tính

Chóng mặt kịch phát lành tính là một căn bệnh “đặc biệt” khi có thể tự khỏi trong một thời gian ngắn mà không cần điều trị. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng người bệnh bị mất thăng bằng rồi té ngã hoặc ngăn ngừa khả năng tái phát thì bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị.

Tái định vị sỏi tai

Phương pháp tái định vị sỏi tai có thể thực hiện tại bệnh viện hoặc người bệnh cũng có thể tự điều trị tại nhà. Với phương pháp điều trị chóng mặt kịch phát lành tính này, người bệnh cần thực hiện một số tư thế để định vị lại phần đầu, giúp di chuyển các hạt sỏi từ ống bán nguyệt vào khu vực mở nhỏ như túi tiền đình. Mỗi tư thế sẽ được thực hiện và giữ yên trong khoảng 30 giây.

Kỹ thuật điều trị này có thể được lặp lại nhiều lần cho đến khi người bệnh hoàn toàn không còn bị chóng mặt mỗi khi thay đổi tư thế nữa.

Phẫu thuật thay thế

Nếu phương pháp điều trị trên không hiệu quả thì người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật sử dụng nút bịt xương để chặn phần tai trong gây chóng mặt của bạn. Tỷ lệ thành công sau khi thực hiện phẫu thuật khoảng 90%. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng sau khi điều trị thì tình trạng chóng mặt kịch phát lành tính vẫn có khả năng tái phát.

Người bệnh khi có các triệu chứng chóng mặt kịch phát lành tính có thể đến thăm khám tại Khoa Nội Thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Là một trong những cơ sở y tế hàng đầu trong lĩnh vực thăm khám và điều trị các bệnh lý thần kinh, Bệnh viện Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm. Các bác sĩ tại Khoa Nội Thần kinh, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đều có kiến thức chuyên môn vững vàng, nhiều năm thực hành lâm sàng, tận tâm với người bệnh và luôn cố gắng hỗ trợ người bệnh tối ưu nhất có thể.

Không chỉ vậy, tại Bệnh viện Tâm Anh còn có các thiết bị máy móc hiện đại, giúp chẩn đoán chính xác được các bệnh lý thần kinh nói chung và chóng mặt kịch phát lành tính nói riêng. Nhờ đó, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và tối ưu nhất, giúp rút gọn thời gian chữa bệnh và tiết kiệm tối đa công sức, chi phí điều trị.

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Cách phòng ngừa chóng mặt kịch phát lành tính và lời khuyên cho người bệnh

Không có biện pháp phòng ngừa tuyệt đối cho tình trạng chóng mặt kịch phát lành tính. Tuy nhiên, người bệnh có thể áp dụng một số cách để có thể phòng ngừa bệnh tái phát hoặc trở nặng. Nếu bạn cũng đang mắc bệnh, có thể áp dụng một số lời khuyên sau đây:

  • Hạn chế các cử động mạnh hoặc thay đổi tư thế đột ngột như bất ngờ ngồi xuống hoặc nằm xuống.
  • Tìm chỗ để nằm hoặc ngồi tựa ngay khi có cảm giác chóng mặt.
  • Hạn chế di chuyển hoặc cử động khi đang bị chóng mặt để tránh té ngã dẫn đến chấn thương các bộ phận khác trên cơ thể.
  • Nếu thức dậy vào ban đêm, nên bật đèn sáng.
  • Sử dụng gậy chống khi đi bộ để tăng sự vững vàng, giảm nguy cơ té ngã.
  • Tuân theo hướng dẫn và phác đồ điều trị của bác sĩ.

Chóng mặt kịch phát lành tính không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm và thậm chí còn có thể tự khỏi sau một thời gian. Nếu cơn chóng mặt diễn ra với tần suất thường xuyên, đi kèm với các triệu chứng khác thì hãy đến thăm khám tại các bệnh viện uy tín để kiểm tra tình hình sức khỏe bạn nhé!

Làm sao để biết mình bị rối loạn tiền đình?

Chóng mặt..

Mất cân bằng và mất phương hướng không gian..

Rối loạn thị lực..

Buồn nôn hoặc nôn mửa..

Cảm giác "nôn nao" hay "say sóng" trong đầu..

Nhức đầu..

Nói lắp..

Thay đổi thính giác..

Rối loạn tiền đình là như thế não?

Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Bệnh có thể để lại biến chứng nguy hiểm và gây đột quỵ.

Bệnh rối loạn tiền đình do đâu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình: Do huyết áp thấp, thiếu máu, tai biến, các bệnh về tim mạch,… gây tắc nghẽn mạch máu. Do lo lắng căng thẳng, stress do mất ngủ, áp lực công việc. Stress khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn hoocmon cortisol làm gây tổn thương hệ thống thần kinh.

Ai có thể bị tiền đình?

Người quá béo hay người gầy quá đều có thể bị rối loạn tiền đình. Những trường hợp bị thiếu máu như: phụ nữ sau sinh, người bị các chấn thương gây mất máu nặng hoặc trường hợp mắc các bệnh gây thiếu và mất máu… Huyết áp thấp khiến lượng máu lên não không đủ cũng là một nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.

Chủ Đề