Rừng là La phổi xanh của Trái đất

Người ta hay nói rừng là lá phổi xanh của trái đất vậy thực tế có phải như vậy hay không ?

Chúng ta vẫn được dạy rằng quá trình quang hợp của cây xanh hấp thụ CO2 và tạo ra Oxi cho trái đất , vì vậy rừng được coi là lá phổi xanh của trái đất

Tuy nhiên thực tế cho thấy nếu bạn định nghĩa rừng là lá phổi xanh của trái đất vì nó tạo ra Oxi thì đó là một sai lầm.

Đầu tiên cây cối ngoài quang hợp thì nó cũng thực hiện quá trình hô hấp. Cây cối cũng hấp thụ Oxi và thải ra Co2. Chưa kể tới việc những cây này lúc chết đi quá trình phân giải của chúng cũng tạo ra một lượng Co2 không nhỏ

Lá phổi xanh thực sự của trái đất là tới từ các sinh vật phù du. Đại dương mới thực sự là lá phổi của trái đất với 80% Oxi sản xuất ra

Chính xác hơn là từ các thực vật phù du (phytoplankton/ algea) ở khắp các đại dương.

Chúng cung cấp khoảng 50 - 85% oxy cho hệ khí quyển trên Trái Đất (khoảng 330 tỷ tấn oxy/ năm).

Thực vật phù du sống nhờ vào quá trình quang hợp: Chúng sử dụng năng lượng từ mặt trời và các dưỡng chất từ nước (được hấp thụ qua thành tế bào) để thực hiện quá trình quang hợp - cung cấp năng lượng cho chính chúng, đồng thời tạo ra oxy.

Ngoài ra các thực vật phù du (hay sinh vật phù du nói chung) còn đóng vai trò nền tảng quan trọng trong mạng thức ăn ở đại dương.

Các thực vật phù du tuy bé nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng đối với hành tinh này!

Rừng xanh là vệ sĩ của thiên nhiên, là trụ cột cân bằng sinh thái. Rừng có thể duy trì sự cân bằng giữa khí cacbonic và oxi trong không khí, còn có thể thanh lọc những khí độc và khí có hại. Vì vậy rừng được mọi người gọi là “lá phổi của Trái Đất”.

Oxi trong không khí có vai trò vô cùng quan trọng đối với sinh vật. Con người có thể nhiều ngày không ăn không uống, nhưng không thể ngừng thở một phút. Trên Trái Đất, tuyệt đại đa số oxi là do thực vật trong rừng sản xuất ra. Khi thực vật tiến hành quang hợp, chúng hấp thụ khí cacbonic, nhả ra khí oxi. Mặt khác, thực vật cũng phải hô hấp, song dưới ánh nắng Mặt Trời, tác dụng quang hợp của nó so với tác dụng thở lớn gấp 20 lần. Do đó con người gọi thực vật là “xưởng chế tạo thiên nhiên” khí oxi.

Cây cối thông qua tác dụng quang hợp hấp thụ một lượng lớn khí cacbonic, đồng thời nhả ra khí oxi. Điều đó đối với sự sinh tồn của sinh vật trên Trái Đất và ổn định khí hậu có một ảnh hưởng cực kì lớn. Người ta đã đo và tính toán: một cây dẻ có đường kính 33 cm, có 11 vạn lá, diện tích bề mặt tất cả các lá là 340 m2. Trong khi đó một cánh rừng có hàng ngàn, hàng vạn cây, diện tích bề mặt lá là vô cùng lớn. Thực vật trên Trái Đất mỗi năm hấp thụ 400 tỉ tấn khí cacbonic, nhả ra 200 tỉ tấn khí oxi. Vì vậy có thể nói rằng : không có rừng thì con người và các loài động vật đều không thể sinh sống.

Rừng còn có tác dụng làm sạch không khí rất lớn. Thực vật trong rừng có thể loại bỏ các loại khí độc, như khí sunfurơ, florua hiđro, khí clo. Sunfurơ là loại khí độc phân bố ở khắp nơi, gây nguy hại rất lớn. Khi nồng độ khí sunfurơ trong không khí đạt đến 10 ppm thì sẽ gây ra các chứng bệnh như tim hồi hộp, khó thở. Rừng có thể hấp thụ khí sunfurơ và chuyển hóa chúng thành các gốc axit nitơ trong thân cây. Florua hiđro cũng là loại khí rất có hại cho cơ thể người. Nếu chúng ta ăn phải những hoa quả, lương thực hay rau có hàm lượng flo cao sẽ bị ngộ độc. Nhiều loài cây có thể hấp thụ khí florua hiđro trong không khí. Mỗi hecta cây ngân hoa có thể hấp thụ 11,8 kg khí flo, mỗi hecta cây dâu có thể hấp thụ 4,3 kg khí flo, mỗi hecta cây liễu có thể hấp thụ 3,9 kg khí clo.

Rừng còn được con người ví là “máy hút bụi thiên nhiên”. Ví dụ, nếu triển khai toàn bộ mặt lá của một mẫu rừng thì có thể phủ đầy 75 mẫu đất. Vì lông trên mặt lá nhiều cho nên lá còn có thể tiết ra chất dính và chất dầu khiến rừng có thể ngăn cản, lọc và hấp thụ các chất gây ô nhiễm trong không khí. Các nhà khoa học tính toán rằng, cứ một hecta rừng thông có thể thanh lọc được 36 tấn khói bụi, mỗi kilômét vuông lá cây du có thể lưu giữ được 3,39 tấn bụi bột. Khi luồng gió mang bụi thổi qua cánh rừng, vì lá rừng dày đặc nên đã làm giảm thấp tốc độ gió, phần lớn bụi trong gió đều rơi xuống. Sau trận mưa bụi thẩm thấu vào đất, không khí trở nên trong sạch. Lá cây sau khi được nước mưa rửa sạch, lại khôi phục khả năng giữ bụi, làm sạch không khí.

Rừng quả là “lá phổi của Trái Đất”. Không có rừng mọi sinh vật đều không thể hô hấp, càng không thể tồn tại.

Câu hỏi: Tại sao người ta lại nói rừng cây như một lá phổi xanh của con người?

Trả lời:

Rừng cây như một lá phổi xanh của con người vì :

- Rừng cây cân bằng lượng CO2 và O2 trong không khí

-Rừng cây tham gia cản bụi, cản gió và tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh

-Tán lá cây rừng giúp che bớt nắng và góp phần làm giảm nhiệt độ của không khí

Kiến thức mở rộng:

Rừng là một quần xã sinh sinh vật trong đó cây rừng chiếm phần trăm nhiều hơn cả. Một rừng cây thường bao gồm thực vật và động vật. Hai loài này tương tác và hỗ trợ nhau trong quá trình sinh sống, khi một trong hai bị mất đi sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Hiện nay rừng cây đang bị con người tàn phá một cách vô tổ chức và dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Bởi vậy có nhiều lý do để người ta coi rừng cây như một lá phổi xanh của con người.

Dưới đây Toploigiai xin đưa ra 3 vai trò chính của rừng cây đối với con người

Rừng cây cân bằng lượng CO2 và O2 trong không khí

Đây là lý do đầu tiên để con người coi rừng cây là một lá phổi xanh.Rừng có tác dụng gì? Rừng cây có tác dụng rất lớn trong việc điều chỉnh và cân bằng những lượng khí thải như CO, CO2 và khí để hô hấp O2.

Như chúng ta đều biết con người, vật nuôi, sinh vật trên cạn, dưới nước hay bất kì một cá thể sống nào trên Trái Đất đều cần hô hấp để duy trì sự sống. Con người có thể nhịn đói 7 ngày, có thể không uống nước 3 ngày nhưng không thể thiếu Oxi trong quá 3 phút. Các loài vật khác cũng như vậy. Điều đó cho thấy Oxi có độ quan trọng như thế nào trong sự sống của muôn loài.

Bên cạnh đó thì quang hợp lại là quá trình ngược lại với hô hấp. Nếu hô hấp là hấp thụ O2 và thải ra CO2 thì quang hợp sẽ hấp thụ CO2 và thải ra O2. Đây là công việc, quá trình quen thuộc của thực vật trong cácrừng cây xanh láhay trên bất kì nơi nào.

Bởi vậy, khi có những loài thải ra khí CO2 thì sẽ cần có những loài hấp thụ khí này để lượng khí O2 luôn được sản sinh mới mỗi giây, mỗi phút, cung cấp cho con người, động vật để duy trì sự sống.

Quay lại câu chuyện về lá phổi xanh, con người có phổi là bộ phận hô hấp và lọc khí và không thể thiếu trong cơ thể con người, chính vì vậy việc rừng cây làm ngược lại quá trình hô hấp là lý do nó được coi như lá phổi xanh của con người.

Rừng cây tham gia cản bụi, cản gió và tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh

Ngoài tác dụng hấp thụ CO2 và thải ra O2 thì trong quá trình quang hợp cây xanh còn hấp thụ một số các khí độc khác giúp cho không khí được trong lành hơn. Những nơi có nhiều cây như rừng cây xanh lá sẽ có không khí dễ chịu hơn những đô thị cao tầng.

Hơn nữa, môi trường nhiều cây xanh thường cản trở các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nên có thể nói cây xanh giúp phòng chống bệnh rất tốt. Những gia đình có trồng cây xanh sẽ ít bị ốm vặt và cơ thể thường khỏe hơn những gia đình không trồng cây.

Những cây có tán lá to, hay còn gọi là cây lá rộng thường có khả năng cản gió, cản bụi rất tốt. Bởi vậy mà những vùng núi có nhiều cây xanh sẽ cản trở những cơn gió, bụi cát hay những trận lũ lụt.Tác dụng của rừngrất nhiều không chỉ riêng việc sản sinh Oxi giúp con người duy trì sự sống.

Tán lá cây rừng giúp che bớt nắng và góp phần làm giảm nhiệt độ của không khí

Với việc nóng lên toàn cầu hiện nay thì rừng cây có tác dụng rất quan trọng trong việc điều hòa không khí và giúp giảm nhiệt độ.Tại sao nói rừng cây như một lá phổi xanh của con ngườichính là vì nó giúp giảm nhiệt độ môi trường xuống để con người có thể dễ dàng sinh sống hơn.

Thực tế cho thấy những đô thị cao tầng, nhiều bê tông, nhựa đường sẽ có nhiệt độ cao hơn hẳn những vùng nông thôn. Điều này khá dễ hiểu vì những ngôi nhà cao tầng hấp thụ nhiệt nhiều mà khả năng tản nhiệt cũng kém, dẫn đến khi trời tối nhưng nhiệt độ ngoài trời vẫn khá cao.

Ngược lại điều này thì những vùng nông thôn, nơi có nhiều cây xanh, đồng ruộng thì lại có không khí dễ chịu và nhiệt độ thích hợp. Điều này cho thấy tác dụng của cây xanh, tác dụng của rừng là vô cùng quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái.

Một cái cây nhỏ cũng góp phần làm giảm biến đổi khí hậu thì chắc chắn một rừng cây xanh lá sẽ có tác dụng lớn hơn rất nhiều. Hơn nữacác loại cây rừngthường có tán lá rất to và nhiều lá. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới các rừng cây bị tàn phá rất nhiều do nhu cầu canh tác nông nghiệp, nhu cầu về gỗ cho nội thất dẫn đến việc trái đất nóng lên.

Vậy chúng ta phải làm gì đểbảo vệ rừng, để duy trì sự sống của loài người. Câu trả chính là trồng rừng. Chỉ có trồng cây gây rừng mới giúp phục hồi rừng cây một cách tốt nhất.

Một số vai trò khác của rừng

Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa).

Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt.

Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói, quá trình đất mất mùn và thoái hóa dễ xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha. Đồng thời các quá trình feralitic, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên, làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi, trơ sỏi đá. Thể hiện một qui luật cũng khá phổ biến, đối lập hẳn hoi với qui luật trên, tức là rừng mất thì đất kiệt, và đất kiệt thì rừng cũng bị suy vong, chúng ta có thể tóm tắt như sau

Điều đó đã giải thích vì sao trong việc phá rừng khai hoang trước đây ở miền đồi núi, dù đất đang rất tốt cũng chỉ được một thời gian ngắn là hư hỏng

Ngoài ra Rừng có vai trò rất lớn trong việc: chống cát di động ven biển, che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùng chua phèn, cung cấp gỗ, lâm sản, Rừng nơi cư trú của rất nhiều các loài động vật:. Động vật rừng nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da lông, sừng thú là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

Trồng và bảo vệ rừng là nhiệm vụ của toàn nhân loại

Cây xanh có tác dụng lớn trong việc duy trì sự sống cho muôn loài, bởi vậy trồng rừng là cách tốt nhất con người có thể làm để phục hồi và sửa chữa những sai lầm do chính con người gây ra.

Vậy lợi ích của trồng rừng là gì? Trước hết, trồng rừng giúp làm tăng lượng cây trên Trái Đất, giúp lượng khí CO2 và các khí độc khác được hấp thụ, từ đó sản sinh thêm O2. Điều này rất quan trọng vì dân số toàn cầu ngày một tăng, lượng O2 cũng sẽ cần nhiều hơn mới có thể đáp ứng được tốt nhất.

Trồng rừng cũng giúp hiện tượng “nhà kính” được giảm thiểu, nhiệt độ Trái Đất sẽ giảm đi và cân bằng hơn. Liên Hợp Quốc đã từng thông báo vào năm 2018 rằng tầng ozon sẽ được khôi phục hoàn toàn vào năm 2060 nhưng họ vẫn cần con người chung tay, góp sức. Điều chúng ta có thể giúp chính là tích cực trồng cây gây rừng và tuyên truyền về lợi ích của trồng rừng.

Việc trồng rừng giúp cho hệ sinh thái được cân bằng. Các bạn đều biết trong rừng có rất nhiều cây rừng quý hiếm, động vật hoang dã,… đang sinh sống. Việc bị mất đi môi trường sống làm ảnh hưởng rất lớn đến mỗi loài. Bởi vậy trồng rừng giúp cho các loài động vật quý hiếm sẽ có nơi sinh sống phù hợp, giúp tăng số lượng cá thế mỗi loài.

Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến lợi ích của rừng cây trong việc phòng chống thiên tai cho con người. Mỗi năm có hàng trăm hàng nghìn người chết vì lũ lụt, hạn hán trên toàn thế giới. Những rừng cây bị khai thác quá độ dẫn đến xói mòn đất, hạn hán. Mỗi khi có những cơn mưa to không thể cản được sức gió sức nước dẫn đến lũ lụt.

Con người sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên nếu các thiên tai xảy ra, vì vậy việc chung tay trồng cây gây rừng là nhiệm vụ của toàn nhân loại chứ không của riêng ai. Mỗi người đều có thể góp phần nhỏ vào công việc lớn này. Chỉ cần trồng những cây cảnh nhỏ trong nhà, ngoài vườn hay tham gia những buổi trồng cây tập thể.

Tất cả mọi hoạt động dù lớn hay bé đều giúp cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn. Bởi vậy ngay từ bây giờ hãy chung tay bảo vệ rừng, bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Mong rằng bài viết này sẽ có ích cho bạn. Hãy chia sẻ thông điệp trồng rừng đến bạn bè, người thân của mình nhé!