Sách trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 Chân trời sáng tạo chủ đề 2

Yêu cầu tài liệu, báo lỗi nội dung

Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 trang 41 sách Chân trời sáng tạo

Giải bài tập SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 trang 41, 42, 43, 44, 45, 46 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Chủ đề 5: Kiểm soát chi tiêu.

Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời 6 nhiệm vụ trong Chủ đề 5 sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Chủ đề 5: Kiểm soát chi tiêu

  • Nhiệm vụ 1
  • Nhiệm vụ 2
  • Nhiệm vụ 3
  • Nhiệm vụ 4
  • Nhiệm vụ 5
  • Nhiệm vụ 6

Hoạt động 1: Em có các khoản tiền nào? Có giống với khoản tiền của bạn Q. không?

Trả lời:

Em những khoản tiền là tiền mừng tuổi, tiền tiêu vặt, tiền thưởng giống với bạn Q.

Hoạt động 2: Em thường dùng khoản tiền đó làm gì? Hãy chia sẻ với thầy cô và bạn bè?

Trả lời:

Em thường dùng những khoản đấy vào những dịp quan trọng đi sinh nhật bạn, hoặc tham gia hoạt động nào đó mà không phải xin tiền bố mẹ. Bên cạnh đó em còn dùng tiền mua những món đồ mà em yêu thích.

Nhiệm vụ 2

Hoạt động 1: Theo em các bạn đã đưa ra những lí do nào để xác định khoản chi ưu tiên của mình?

Trả lời:

Các bạn đã đưa ra lí do:

  • Ưu tiên cho học tập
  • Ưu tiên cho sở thích
  • Ưu tiên cho ăn uống
  • Ưu tiên cho giảm giá

Hoạt động 2: Sắp xếp trật tự ưu tiên cho các lí do sau:

Trả lời:

Em sẽ sắp xếp các lí do hợp lí.

Nhiệm vụ 3

Hoạt động 1: Phân biệt cái mình cần và cái mình muốn trong bảng dưới dựa theo các gợi ý sau:

Trả lời:

  • Những thứ em cần để đảm bảo cuộc sống là: Sách vở, bút, áo quần, giày dép, xe đạp, trái cây.
  • Những thức em muốn để cho cuộc sống thú vị hơn là: Truyện tranh, đồ chơi, dụng cụ thể thao, bánh kẹo.

Hoạt động 2: Kể một số vật dụng mà em có nhu cầu mua sắm. Phân loại các vật dụng đó thành 2 nhóm: cái mình cần, cái mình muốn và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

Trả lời:

Cái em cần: Sách vở, bút, cặp sách, xe đạp

Cái em muốn: Một bộ váy mới, dụng cụ thể thao.

Nhiệm vụ 4

Nếu chỉ có 200.000 đồng, em sẽ chọn ưu tiên cho các khoản chi nào ở mỗi thời điểm sau:

  • Chuẩn bị năm học mới.
  • Chuẩn bị nghỉ hè.

Trả lời:

Nếu chỉ có 200.000 đồng, em sẽ chọn ưu tiên cho các khoản chi nào ở mỗi thời điểm sau:

  • Chuẩn bị năm học mới: bút, bút xoá, vở, thước kẻ, cặp sách.
  • Chuẩn bị nghỉ hè: bộ vợt cầu lông, truyện tranh.

Nhiệm vụ 5

Hoạt động 1: Đọc tình huống và trả lời các câu hỏi.

  • H. đã xác định khoản chi ưu tiên như thế nào?
  • Nếu em là H. em sẽ quyết định chi tiêu như thế nào trong tình huống trên? Vì sao?
  • Nếu là T. em sẽ lựa chọn mua những món đồ nào? Vì sao?
  • Nếu là N. em sẽ chọn khoản chi nào? Vì sao?

Trả lời:

- Tình huống 1:

H. đã xác định khoản chi tiêu là 10.000 đồng mua một gói xôi và một bút chì nhưng để giúp đỡ M. H. đã chi 10.000 đồng mua hai gói xôi.

Nếu em là H. em có thể chia nửa gói xôi của mình cho bạn và vẫn mua chiếc bút chì.

- Tình huống 2: Nếu là em là T em sẽ chọn mua kẹp tóc cho mẹ và mua hộp khẩu trang trước vì đó là những đồ dùng cần thiết ngay hiện tại.

- Tình huống 3: Nếu em là N em sẽ ưu tiên cho khoản chi tiêu mua bộ sách tiếng anh nâng cao cho em gái. Vì đó là đồ dùng cần thiết trong học tập của em.

Hoạt động 2: Chia sẻ một số tình huống mà em đã ưu tiên chi cho người khác khi cần thiết.

Trả lời:

Bạn em vào thi mà quên mang bút em sẽ trích tiền ra mua bút cho bạn. Tháng này em muốn mua bộ váy mới những đến sinh nhật mẹ.

Nhiệm vụ 6

Hoạt động 1: Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chủ đề này.

Trả lời:

  • Thuận lợi là em đã tự xác định cách chi tiêu cho hợp lí.
  • Khó khăn khả năng xử lí tình huống trong lúc cần chi tiêu gấp.

Hoạt động 2: Với mỗi nội dung đánh giá sau đây, hãy xác định một mức độ phù hợp nhất với em.

Trả lời:

  • Rất đúng: 1,2, 3
  • Phân vân: 4,5.
  • Không đúng

Cập nhật: 15/03/2022

Lời nói đầu

Chào mừng các em học sinh lớp 6 đến với Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp!

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc trong nhà trường. Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 [Bộ Chân trời sáng tạo – NXBGDVN] được biên soạn theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với 105 tiết và được thực hiện trong 3 loại hình bắt buộc: Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề.

Sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 gồm 9 chủ đề thực hiện loại hình Hoạt động giáo dục theo chủ đề. Mỗi chủ đề bắt buộc bằng tên, tranh chủ đề và thông điệp cho chủ đề. Phần định hướng nội dung chỉ ra lí do vì sao các em cần phải thực hiện chủ đề này và những nội dung cơ bản mà mỗi cá nhân phải thực hiện để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.

Nội dung của hoạt động giáo dục theo chủ đề được thiết kế theo các giai đoạn sau:

1. Khám phá – Kết nối kinh nghiệm

Các nhiệm vụ trong phần này nhằm hướng dẫn các em sử dụng kinh nghiệm đã có thể thực hiện hoạt động và kết nối kinh nghiệm với chuẩn mực hành vi, thái độ cần hình thành liên quan đến mục tiêu chủ đề.

2. Rèn luyện kĩ năng

Các nhiệm vụ thường liên quan đến việc giải quyết tình huống, tạo ra sản phầm nào đó và những yêu cầu thực hiện các hành vi, lời nói hay việc làm trong cuộc sống hàng ngày. Các kĩ năng quan trọng mà chủ đề hướng tới thường được hướng dẫn thực hiện theo quy trình.

3. Vận dụng – Mở rộng.

Học sinh sử dụng các kĩ năng học được để ứng xử linh hoạt và giải quyết các nhiệm vụ ở các tình huống khác nhau trong thực tiễn sẽ giúp củng cố các kĩ năng, góp phần hình thành năng lực, phẩm chất cần có ở các em.

4. Tự đánh giá

Cuối mỗi chủ đề là phần đánh giá kết quả hoạt động thông qua thực hiện sản phẩm hoặc giải quyết vấn đề mang tính tổng hợp cùng với bảng tự đánh giá về những mục tiêu cơ bản đạt được sau chủ đề.

Các chủ đề của sách được biên soạn dựa trên 4 mạch nội dung: Hoạt động hướng vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động hướng đến tự nhiên, Hoạt động hướng nghiệp. Để đạt được vững chắc tất cả các mục tiêu chương trình đặt ra, bên cạnh giờ Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề được tổ chức hàng tuần, học sinh cần phải trải nghiệm với nhiều hoạt động khác nhau trong các giờ Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp hay trong các câu lạc bộ cũng như các chuyến thăm quan, đi thực tế, các hoạt động kết nối cộng đồng, … với những nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu và thực hiện các hoạt động tạo nên truyền thống vẻ vang của ngôi trường mình đang theo học; quy định, nội quy của trường, lớp.

- Thể hiện sự đóng góp cụ thể của bản thân vào các phong trào hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, hoạt động thiện nguyện mà nhà trường tổ chức trong các ngày kỉ niệm, ngày đặc biệt, lễ hội khác nhau của địa phương cũng như đất nước như: ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, ngày Tết truyền thống, ngày Phụ nữ Việt Nam, ngày thành lập Đội, Đoàn, ngày thống nhất đất nước,…

- Giới thiệu về truyền thống văn hóa địa phương, rung cảm và tự hào về vẻ đẹp quê hương đất nước.

- Tham gia vào các buổi lao động thiện nguyện, bảo vệ môi trường, cảnh quan của nhà trường, địa phương,…; vận động người thân, bạn bè không sử dụng các đồ dùng có nguồn gốc từ động vật quý hiếm,…

- Rèn luyện bản thân: luôn thể hiện sự tự chủ, tuân thủ kỉ cương, hoàn thành nhiệm vụ, quan hệ chan hòa, giữ an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh, luôn tự tin và nói năng lưu loát,…

Chúc các em tìm thấy sự thú vị và bổ ích khi trải nghiệm!

CÁC TÁC GIẢ.

Video liên quan

Chủ Đề