Sách trắng doanh nghiệp việt nam 2023

Tương tự như những ấn phẩm được xuất bản trước đây, nội dung Sách trắng năm nay được xây dựng từ kết quả điều tra gần 5.000 người tiêu dùng và khoảng 10.000 doanh nghiệp, cùng với số liệu tổng hợp từ một số tổ chức có uy tín trên thế giới.

Để có góc nhìn toàn diện về tình hình ứng dụng thương mại điện tử Việt Nam dưới tác động của dịch bệnh Covid-19 trong bức tranh chung thương mại điện tử toàn cầu năm 2022 cùng với các quy định pháp luật mới có hiệu lực, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương tiếp tục xây dựng ấn phẩm Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022.

Bìa Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022

Nội dung Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 bao gồm 5 chương; trong đó: Chương I cập nhật chính sách pháp luật và tình hình quản lý thương mại điện tử tại Việt Nam. Chương II nêu tổng quan tình hình thương mại điện tử thế giới và khu vực Đông Nam Á. Chương III thông tin về người tiêu dùng tham gia thương mại điện tử. Chương IV nêu tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp. Chương V nêu tình hình hoạt động của các website, ứng dụng thương mại điện tử.

Sách trắng là tài liệu được xuất bản thường niên nhằm tổng hợp, cập nhật thông tin, số liệu toàn cảnh về thương mại điện tử Việt Nam từ môi trường hạ tầng chính sách, đến mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong cộng đồng, doanh nghiệp. Ấn phẩm năm nay sẽ cung cấp dữ liệu thống kê về thương mại điện tử từ nhiều góc độ khác nhau đặt trong bối cảnh tương quan Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và toàn cầu.

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, năm 2021, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ của Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung. Tăng trưởng âm của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành bán buôn, bán lẻ giảm 0,21% so với năm trước, làm giảm 0,02 điểm phần trăm trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành vận tải kho bãi giảm 5,02%, làm giảm 0,3 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm mạnh 20,81%, làm giảm 0,51 điểm phần trăm. Tổng kết cả năm 2021, tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua.

Trong bối cảnh đó, thương mại điện tử Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức 16%, doanh thu bán lẻ đạt 13,7 tỷ USD trong năm 2021; tỷ trọng doanh thu bán lẻ thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước đạt 7%, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020.

Bước sang năm 2022, Nghị định số 85/2021/NĐ-CP, ngày 25/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử chính thức có hiệu lực.

Khung pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử ngày càng được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt là trong bối cảnh thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ thời gian qua, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong hệ thống thương mại nội địa, góp phần tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng, cũng như đảm bảo vai trò quản lý của Nhà nước.

Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 được kỳ vọng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các đơn vị quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân quan tâm đến phát triển thương mại nói chung và thương mại điện tử nói riêng./.

Điều tra doanh nghiệp năm 2022 nhằm thu thập các thông tin về doanh nghiệp, hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã [gọi chung là doanh nghiệp] nhằm mục đích phục vụ công tác quản lý, điều hành, đánh giá và dự báo tình hình kinh tế - xã hội, lập chính sách, kế hoạch phát triển của toàn bộ nền kinh tế và từng địa phương; Phục vụ tính chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước [GDP], tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh [GRDP] năm 2021, các chỉ tiêu thống kê khác thuộc Hệ thống tài khoản quốc gia và các chỉ tiêu thống kê của các chuyên ngành kinh tế; Biên soạn "Sách trắng doanh nghiệp năm 2023" và "Sách trắng hợp tác xã năm 2023"; Cập nhật cơ sở dữ liệu làm dàn mẫu của các cuộc điều tra thống kê về doanh nghiệp; Đáp ứng nhu cầu của các đối tượng dùng tin khác. 

Điều tra doanh nghiệp năm 2022 được tiến hành trên phạm vi toàn tỉnh, đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc tất cả các ngành trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Đối tượng điều tra là tổ chức, cá nhân chứa đựng thông tin cần thu thập. 

Trong cuộc điều tra này, đối tượng điều tra được xác định là đơn vị cơ sở hay còn được gọi là đơn vị ngành kinh tế theo địa bàn. Đơn vị điều tra là các doanh nghiệp được thành lập và chịu sự điều tiết của Luật Doanh nghiệp. Điều tra doanh nghiệp năm 2022 là cuộc điều tra thực hiện điều tra toàn bộ kết hợp với điều tra chọn mẫu. 

Theo kết quả rà soát sơ bộ đến ngày 7/4/2022, trên địa bàn tỉnh ta có 4.840 doanh nghiệp trong danh sách điều tra. Trong đó có 1.339 doanh nghiệp điều tra chọn mẫu. Thời gian thu thập thông tin tại các doanh nghiệp từ ngày 15/4 đến ngày 30/5/2022. Thời kỳ số liệu của cuộc điều tra là kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2021. 

Điểm thuận lợi cho điều tra doanh nghiệp năm 2022 là được thực hiện trong bối cảnh cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2021 đã hoàn thành. Toàn bộ doanh nghiệp được điều tra để thu thập thông tin tổng hợp và lập dàn chọn mẫu cho điều tra doanh nghiệp năm 2022. Lực lượng điều tra viên, giám sát viên chủ yếu là công chức ngành Thống kê, có kinh nghiệm trong triển khai điều tra, nắm chắc nghiệp vụ, am hiểu nghiệp vụ thống kê và kế toán.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục thống kê tỉnh cho biết: Từ năm 2020, phương án điều tra doanh nghiệp đã có sự thay đổi để phù hợp với tình hình hình mới. Đó là ứng dụng công nghệ thông tin triệt để trong các công đoạn của cuộc điều tra từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý và công bố kết quả. Doanh nghiệp trực tiếp đăng nhập vào hệ thống qua trang web thongkedoanhnghiep.gso.gov.vn để kê khai thông tin. 

Trường hợp doanh nghiệp đang ngừng hoạt động nhưng có kết quả sản xuất, kinh doanh năm 2021 vẫn thực hiện cung cấp thông tin. Điều tra viên sẽ hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin đăng nhập, nghiệp vụ và hướng dẫn cách điền thông tin. 

Tuy nhiên, với phương pháp thu thập thông tin trực tuyến, ý thức tự giác chấp hành pháp luật, cung cấp thông tin điều tra thống kê của từng doanh nghiệp cần được phát huy. Thực tế, đa phần các doanh nghiệp nghiêm chỉnh chấp hành Luật Thống kê, thực hiện cung cấp thông tin theo yêu cầu. Tuy nhiên, vẫn còn không ít doanh nghiệp cố tình trốn tránh, chây ỳ không cung cấp thông tin hoặc cung cấp chiếu lệ, không đầy đủ, không chính xác, không kịp thời. 

Do đó, rất cần sự vào cuộc, tăng cường tuyên truyền của các cấp, ban, ngành, các cơ quan truyền thông đại chúng để doanh nghiệp hiểu và tích cực, tự nguyện phối hợp với điều tra viên thực hiện thành công cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2022. 

Tính đến hết ngày 20/5, đã có 2.868 doanh nghiệp hoàn thành kê khai thông tin trên web, 989 doanh nghiệp đã thực hiện xong điều tra chọn mẫu. Hiện còn 864 doanh nghiệp chưa kê khai, số còn lại đang hoàn thiện kê khai.

So với cuộc điều tra năm trước, điều tra doanh nghiệp năm 2022 cải tiến cả về nội dung và cách tiếp cận thu thập thông tin điều tra. Theo đó, quy trình thu thập thông tin điều tra doanh nghiệp năm nay không thực hiện đối với địa điểm sản xuất, kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp mà chỉ tiến hành thu thập thông tin đến các chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp. Đồng thời, bổ sung các câu hỏi phản ánh về tình hình bán hàng và cung cấp dịch vụ qua thương mại điện tử, website, ứng dụng trên điện thoại, sàn giao dịch điện tử, mạng xã hội. 

Điều tra bổ sung thông tin thu thập về hoạt động sản xuất các sản phẩm ở định dạng kỹ thuật số, thông tin về tài sản cố định của doanh nghiệp và một số thông tin cơ bản của doanh nghiệp… góp phần biên soạn các chỉ tiêu liên quan đến tài khoản quốc gia, kinh tế số, thương mại điện tử, sản xuất sản phẩm số. 

Đáng chú ý, điều tra doanh nghiệp năm 2022 sử dụng triệt để dữ liệu hành chính, đặc biệt cơ sở dữ liệu của ngành thuế nhằm giảm thiểu các thông tin yêu cầu thu thập trong cuộc điều tra. 

Cụ thể là sử dụng dữ liệu về đăng ký thuế do ngành thuế cung cấp và kết hợp với dữ liệu Tổng điều tra năm 2021 để làm dàn mẫu tiến hành chọn mẫu cho điều tra doanh nghiệp năm 2022. Thông tin từ tờ khai thuế hàng tháng, hàng quý được cập nhật vào dàn chọn mẫu để tiến hành chọn mẫu bảo đảm độ chính xác cao hơn trong việc lựa chọn mẫu điều tra so với các năm trước đây.

Theo Baoninhbinh.org.vn

Chủ Đề