Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tập làm văn lớp 5

SKKN Một số biện pháp giúp sinh lớp 5 học Tập làm văn tốt hơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [117.15 KB, 16 trang ]

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP SINH LỚP 5 HỌC TẬP LÀM VĂN
TỐT HƠN”

PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt là một trong những môn học chiếm vị
trí quan trọng, chiếm thời lượng nhiều nhất so với các môn học khác. Trong đó phân môn
Tập làm văn lại chiếm thời lượng nhiều trong môn Tiếng Việt. Vì vậy, việc dạy tập làm
văn có vai trò hết sức cần thiết và là nền tảng để học sinh học tốt các môn học khác. Trải
qua nhiều năm công tác, từ các thực tiễn, bản thân cũng đã có được một số kinh nghiệm
về dạy học tập làm văn lớp 5. Với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất
lượng giáo dục nói chung và chất lượng phân môn tập làm văn nói riêng, bản thân tôi xin
trình bày một số kinh nghiệm mà mình đã tích luỹ được thông qua đề tài: “Một số biện
pháp giúp sinh lớp 5 học Tập làm văn tốt hơn”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm ra phương pháp để giảng dạy nhằm giúp
học sinh học tập làm văn tốt hơn, góp phần học tốt các môn học khác.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 5 Trường Tiểu học EaHiao
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu tình hình học tập của học sinh về phân môn tập làm văn.
- Nghiên cứu chương trình Sách giáo khoa hiện hành để từ đó xây dựng biện pháp
thích hợp.
- Nghiên cứu hệ thống các biện pháp để thực hiện.
V. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Phạm vi nghiên cứu là học sinh lớp 5A
6


Trường Tiểu học EaHiao năm học 2009 –
2010 và năm học 2010 – 2011.
Phân môn Tập làm văn trong chương trình lớp 5 có rất nhiều thể loại, đề tài này chỉ
trình bày về kinh nghiệm dạy tập làm văn miêu tả.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp thống kê mô tả.
- Phương pháp chọn lọc chi tiết.
- Phương pháp đọc lập suy nghĩ.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
I.CƠ SỞ KHOA H ỌC:
Môn Tiếng Việt cùng với các môn học khác góp phần giáo dục và phát triển toàn
diện cho học sinh. Qua các bài học, học sinh hiểu biết thêm về thiên nhiên, cuộc sống
xung quanh, đất nước, con người Việt Nam . . . Trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 mới,
bên cạnh các phân môn Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu . . . Phân môn
Tập làm văn góp phần rèn cho học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt: Nghe – nói - đọc
- viết. Bên cạnh, thông qua học Tập làm văn, học sinh có điều kiện tiếp cận vẻ đẹp của
con người, của thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Khi phân tích đề Tập làm
văn, học sinh lại có dịp hướng tới cái chân - thiện - mĩ được định hướng trong các đề bài.
Những cơ hội đó làm nảy nở tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người và

những việc xung quanh của các em, giúp cho tâm hồn, tình cảm của các em thêm phong
phú. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của các em.
Chính vì vậy, việc hình thành và rèn luyện kĩ năng làm tập làm văn cho học sinh là
một yêu cầu rất cần thiết.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Trong năm học 2009 – 2010 vừa qua, tôi được Ban giám hiệu Nhà trường phân
công giảng dạy lớp 5A


6
với sĩ số là 19 học sinh.
Qua kết quả thi khảo sát đầu năm, tôi thống kê được chất lượng học phân môn Tập
làm văn như sau:

TSHS
GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU
SL TL SL TL SL TL SL TL
19 2 10,5% 3 15,8% 12 63,2% 2 10,5%
Qua một năm tìm tòi, nghiên cứu các biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh,
tôi nhận thấy các em có nhiều tiến bộ, kết quả đạt được cuối năm học như sau:
TSHS
GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU
SL TL SL TL SL TL SL TL
19 5 26,3% 9 47,4% 5 26,3% 0
Năm học 2010 - 2011 này, tôi được BGH nhà trường phân công trực tiếp giảng dạy
và phụ trách lớp 5A
6
với sĩ số 21 học sinh, trong đó 15 học sinh là nữ. Qua một thời gian
giảng dạy phân môn Tập làm văn theo chương trình sách giáo khoa mới, tôi nhận thấy
việc dạy và học phân môn Tập làm văn có một số khó khăn nhất định đó là:
- Đa số học sinh tỏ ra lúng túng khi làm bài, do vốn từ ngữ của các em còn nhiều hạn
chế, chưa biết cách mở rộng câu đúng thành câu hay.
- Các em chưa nắm chắc cách trình bày bài văn.

- Chưa biết cách sử dụng câu nêu ý bao trùm của đoạn, chuyển ý giữa các đoạn, làm cho
các đoạn văn trong một bài văn rời rạc, chưa logic.
- Trong khi viết, các em chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình.
- Một số em có sử dụng biện pháp so sánh nhưng còn cứng nhắc.
Từ những lí do trên, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy các em, tôi suy nghĩ làm sao


tìm ra biện pháp giảng dạy phù hợp để giúp học sinh học tập làm văn tốt hơn.
CHƯƠNG II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu chương trình tập làm văn lớp 5, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn
trong chương trình lớp 5 mới gồm các tuyến kiến thức:
- Văn miêu tả: + Tả cảnh
+ Tả người
- Các loại văn bản khác: + Báo cáo thống kê.
+ Làm đơn.
+ Thuyết trình, tranh luận.
+ Làm biên bản. . .
Trong đó thể loại văn miêu tả khá trọng tâm và quan trọng trong chương trình Tập
làm văn lớp 5. Bởi văn miêu tả vẽ ra các sự vật, sự việc, hiện tượng, con người. . . bằng
ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể. Văn miêu tả giúp người đọc nhìn rõ chúng, tưởng
như mình đang “xem tận mắt, bắt tận tay”. Tuy nhiên, để thực hiện được các điều này
quả là một điều không đơn giản. Việc làm trước tiên của tôi là tiến hành điều tra thực
trạng học sinh trong lớp qua kết quả chất lượng đầu năm, đánh giá kĩ năng làm văn theo 4
mức: Giỏi –khá – trung bình – yếu.

TSHS
GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU
SL TL SL TL SL TL SL TL
21 2 9,5% 6 28,6% 11 52,4% 2 9,5%

I. Biện pháp tiến hành:
- Nghiên cứu sách giáo viên, các tài liệu tham khảo liên quan đến việc dạy và học
phân môn Tập làm văn lớp 5 mới.
- Dạy học bằng các phương pháp và hình thức phù hợp nhằm phát huy tính tích cực
học tập môn tập làm văn của học sinh.
- Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả [ Tranh ảnh, vật thật ].
- Quan tâm đến các đối tượng học sinh trong lớp - đặc biệt là các đối tượng học sinh


yếu; trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ khi các em gặp lúng túng trong giờ học.
- Kết hợp với các môn học khác cung cấp thêm vốn từ cho học sinh.
- Bản thân giáo viên luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm qua sách báo, qua đồng nghiệp
để cải tiến, đầu tư cho mỗi bài dạy.
Công việc này được tôi tiến hành xuyên suốt ngay từ đầu năm học.
Đối với học sinh lớp 5 ở địa bàn tôi trực tiếp giảng dạy, vốn ngôn ngữ của các em
còn rất nhiều hạn chế - đặc biệt là các em chưa biết cách trau chuốt, gọt giũa lời văn, câu
văn được bóng bẩy, mang tính “Nghệ thuật”, mà đa số các em “nghĩ sao thì viết vậy”;
Cho nên việc trước tiên là giáo viên cần kết hợp với các phân môn trong môn Tiếng Việt
– nhất là phân môn luyện từ và câu - cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh, uốn nắn cho các
em cách dùng từ, đặt câu, hướng cho các em từ “ngôn ngữ tự nhiên” thành “ngôn ngữ
nghệ thuật”. Kết quả cuối cùng của việc dạy Tập làm văn là hiệu quả của những bài văn.

Bài văn hay là bài văn đạt tốt các yêu cầu về nội dung, nghệ thuật và cảm xúc. Vì vậy,
trong mỗi giờ Tập làm văn giáo viên cần thực hiện tốt các yêu cầu này.
Ở lớp 5, để viết bài văn miêu tả, học sinh thường trải qua các khâu cơ bản là:
- Tìm hiểu cấu tạo của bài văn tả cảnh hoặc tả người.
- Phân tích các văn bản mẫu.
- Quan sát, lập dàn ý chi tiết.
- Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- Học tập, rút kinh nghiệm qua giờ trả bài.
Để tiến hành mỗi hoạt động trong từng tiết học có hiệu quả, giáo viên và học sinh
lần lượt giải quyết các yêu cầu nói trên.
1. Cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh:
Để học sinh học tốt tập làm văn, trước khi thực hiện một yêu cầu của đề bài nào đó,
giáo viên cần giúp học sinh hệ thống hoá các từ ngữ thuộc chủ để bài học để học sinh có
vốn từ ngữ mà vận dụng trong khi làm bài. Từ đó giúp các em đỡ phải lúng túng.
Ví dụ: Khi dạy bài tập làm văn: Viết một đoạn miêu tả cảnh sông nước [ Tiếng Việt
5 - Tập 1 – Trang 74 ].
Giáo viên cần giúp các em hệ thống hoá các từ ngữ thuộc chủ đề sông nước.


Chẳng hạn: lăn tăn, êm đềm, man mác, quanh co, xanh thẳm, lung linh,
2. Mở rộng câu đúng thành câu hay:
Do kĩ năng đặt câu của học sinh còn nhiều hạn chế nên giáo viên cần giúp choi các
em ôn luyện cách đặt câu đúng và từ câu đúng biết cách mở rộng thành câu hay để sử
dụng trong bài văn.

Ví dụ : Khi dạy bầi : Viết đoạn văn tả cảnh một buổi sáng [ hoặc trưa, chiều ] trong
vườn cây [ hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy ].
[ Tiếng Việt 5 - Tập 1 – Trang 22 ]. Sau khi giúp học sinh xác định đề bài, giáo viên cần
giúp các em cách đặt câu đúng và từ câu đúng mở rộng thành câu hay để vận dụng vào
bài văn.
Chẳng hạn: Mặt trời mọc. [ Câu đúng ]
Mở rộng : Ở chân trời phía đông, Ông mặt trời từ từ dâng cao trên đỉnh núi.
Chim hót. [ Câu đúng ]
Mở rộng : Trong vòm là xanh, con chim chào mào hót líu lo như đón chào ngày
mới.
3. Tìm hiểu cấu tạo bài văn tả cảnh hoặc tả người:
- Từ một văn bản mẫu, giáo viên hướng dẫn học sinh xác định mở bài, thân bài, kết
bài cua bài văn tả cảnh, tả người.
- Cho học sinh rút ra ghi nhớ về cấu tạo của bài văn tả cảnh [ tả người ].
- Sau đó lưu ý cho học sinh về cách trình bày bài văn sao cho tách bạch rõ 3 phần của
một bài tập làm văn.
4. Phân tích các văn bản mẫu:
- Với các văn bản mẫu, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tập trung vào việc tìm hiểu
cái hay, cái đẹp trong bài văn. Đồng thời cũng chú tâm vào việc tìm hiểu cách sử dụng
các giác quan khi quan sát và cách chọn lọc chi tiết để tả. Ngoài ra còn có thể kết hợp với
việc quan sát các cảnh thông qua tranh, ảnh,
Ví dụ:
• Bài “Luyện tập tả cảnh”- Sách Tiếng Việt 5 tập 1 trang 14.


- Cho học sinh đọc bài văn “Buổi sớm trên cánh đồng”.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bài văn bằng các câu hỏi:
+ Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu ?
+ Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào ?
+ Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.
- Sau khi tìm hiểu xong bài văn, Giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh thấy nghệ
thuật quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh của tác giả bài văn.
* Bài “Luyện tập tả cảnh”- sách Tiếng Việt 5 tập 1 trang 21.
- Yêu cầu của bài này là học sinh phân tích 2 văn bản “Rừng trưa” và “Chiều tối”
để thấy được những hình ảnh đẹp trong mỗi bài văn.
- Cách tiến hành bài này là:
+ Cho học sinh đọc lần lượt từng bài văn.
+ Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh về rừng tràm cho học sinh quan sát.
+ Cho học sinh nêu ý kiến về hình ảnh mà các em thích trong mỗi bài văn. Có thể
yêu cầu các em nêu lí do vì sao mình thích hình ảnh đó.
- Giáo viên cần tôn trọng ý kiến của học sinh, đặt biệt khen ngợi những em tìm
được những hình ảnh đẹp.
+ Sau cùng, giáo viên chốt lại các hình ảnh đẹp ở từng bài văn và hướng cho học
sinh nên đưa các hình ảnh đẹp vào bài văn miêu tả.
5. Quan sát, lập dàn ý chi tiết:
- Để làm tốt được bài văn miêu tả, giáo viên cần yêu cầu học sinh có sự chuẩn bị
bài trước khi đến lớp – đó là nhắc các em quan sát kĩ cảnh vật, sự vật hoặc một người nào
đó trước khi vào học bài mới, điều này giáo viên nhắc nhở các em trong phần dặn dò

cuối buổi học. Bởi học sinh hay nghĩ rằng với cảnh vật quen thuộc hằng ngày thì không
cần phải quan sát lại, điều này là hoàn toàn sai lầm. Sự tiếp xúc hằng ngày chỉ cho ta
những nhận biết hời hợt, chung chung, chưa toàn diện. Có quan sát kĩ nhiều mặt, nhiều
lượt, bằng nhiều giác quan thì mới có những hiểu biết đầy đủ, phong phú và chính xác.
Quan sát trực tiếp còn cho ta những cảm xúc “nóng hổi” để đưa vào bài viết, tránh được
sự tẻ nhạt.


- Bên cạnh, giáo viên cần nhắc các em quan sát phải đi đôi với việc tìm từ ngữ để
diễn tả đúng và sinh động điều đã quan sát được.
- Cân nhắc để lựa chọn được một thứ tự sắp xếp các chi tiết sẽ tả mà mình coi là
thích hợp hơn cả.
- Khi vào học bài mới, giáo viên luôn nhắc học sinh nhớ: Mỗi bài văn cần có bố
cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Với mỗi bài văn, công việc đầu tiên của tôi là yêu
cầu học sinh tìm hiểu đề bài; học sinh đọc kĩ đề bài nhiều lần rồi trả lời các câu hỏi về
vấn đề chính trong đề bài.
+ Đề bài thuộc thể loại gì ? Đề bài yêu cầu tả gì ?
- Giáo viên gạch chân bằng phấn màu dưới các từ ngữ quan trọng để học sinh chú
ý.
- Nếu đối tượng miêu tả không thực tế và gần gũi với học sinh [tả cảnh con sông, tả
cảnh ở công viên, …] thì giáo viên cần giới thiệu một số tranh ảnh minh họa cho học
sinh quan sát.
- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý từ những điều đã quan sát được.
Ví dụ:
* Quan sát trường em. Từ những điều đã quan sát được, lập dàn ý cho bài văn miêu
tả ngôi trường [ sách Tiếng Việt 5 tập 1 trang 43 ].

- Trước khi hướng dẫn học sinh lập dàn ý, nhắc học sinh một số điểm lưu ý:
+ Có thể tả ngôi trường vào một thời điểm nhất định [ sáng – trưa - chiều; mùa
đông - mùa hè…]; Cũng có thể tả ngôi trường với cảnh sắc thay đổi theo thời gian [ Từ
sáng đến chiều; từ mùa xuân đến mùa hè…].
+ Nên tả theo trình tự quan sát sát từ xa đến gần, từ ngoài vào trong…hoặc ngược
lại, tả gần đến xa, từ trong ra ngoài…
+ Ngôi trường nào cũng gắn với các hoạt động của thầy và trò. Tuy nhiên chỉ nên tả
lướt qua hoạt động này để không biến bài văn tả cảnh thành bài văn tả cảnh sinh hoạt.
Sau khi nêu một số điểm lưu ý để học sinh nhớ, giáo viên hướng dẫn học sinh cách
lập dàn bài.
- Giúp học sinh nắm yêu cầu của bài: Miêu tả ngôi trường.


- Nhắc học sinh: Dàn ý cũng cần có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Phần mở bài cần giới thiệu bao quát:
+ Vị trí của ngôi trường: Ngôi trường nằm ở đâu ? Quay mặt về hướng nào?
+ Đặc điểm nổi bật của ngôi trường.
- Phần thân bài gồm các ý:
+ Tả từng phần của cảnh trường:
Cổng trường [ cổng như thế nào ? Bản tên trường ra sao ? ].
Sân trường [ sân trường ra sao ? Cột cờ, cây cối như thế nào? ].
Lớp học [ các tòa nhà như thế nào? Các lớp học được trang trí ra sao? ].
- Phần kết bài cần nêu cảm nghĩ của em về ngôi trường.
Như vậy, mỗi em mỗi ý, mỗi vẻ khác nhau nhưng đều bảo đảm đủ ý chính.
6. Chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn:

Để học sinh diễn đạt được bài văn của mình một cách sinh động, có nghệ thuật, các
em thường được trau dồi qua tiết học “Chuyển một phàn dàn ý thành đoạn văn”.
- “Một phần của dàn ý” có thể là mở bài, kết bài, cũng có thể là một phần của thân
bài.
- Phần này, giáo viên cần nhắc nhở các em vận dụng cách mở rộng câu đúng thành
câu hay để đưa vào bài văn
* Phần mở bài:
Các em có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp; có em mở bài chỉ bằng một câu
nhưng cũng có em mở bài bằng cả một đoạn văn. Nhưng không ai được tách rời nội dung
đã xây dựng được. Ở đây, tùy nghệ thuật vào bài của mỗi em mà giáo viên góp ý, không
nên gò bó, áp đặt.
Ví dụ:
Đề bài: “… Miêu tả một cảnh sông nước [ một vùng biển, một con sông, một con
suối hay một hồ nước ] [ Tiếng Việt 5 - Tập 1 – Trang 62]
- Có em mở bài thẳng luôn vào đề: “Quê em có một con suối rất đẹp”.
- Có em mở bài rất sinh động: “Mỗi miền quê có một vẻ đẹp riêng. Quê hương tôi
có dòng suối hiền hoà quanh năm nước chảy”.


Nhờ khuyến khích học sinh diễn đạt phần mở bài bằng những cách khác nhau mà
vẫn đảm bảo nội dung chính, các em đã viết được nhiều bài văn hay, có tính nghệ thuật.
* Phần thân bài:
- Đa phần các em học sinh rơi vào tình trạng liệt kê các chi tiết của cảnh hoặc của
người. Ví dụ: Mẹ em có mái tóc dài, dáng người cao, hàm răng trắng, Vì vậy giáo viên
cần lưu ý việc cách mở rộng câu đúng thành câu hay để học sinh vận dụng thì bài văn sẽ
hay hơn.

- Điều quan trọng là phải lưu ý cho học sinh phải bám vào các chi tiết đã lập ở dàn
bài để chuyển thành bài văn, đoạn văn, tránh một số trường hợp, học sinh viết bài văn
một cách ngẫu hứng không bám theo dàn ý đã lập làm cho bài văn có thể sẽ mất đi tính
logic hay tính cân đối do không chủ động được thời gian
* Phần kết bài:
Có nhiều cách kết bài khác nhau: Kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng, nhưng
tất cả đều phải xuất phát từ nội dung chính. Vì vậy, giáo viên cần giúp các em nêu cảm
xúc một cách chân thực, tránh sáo rỗng. Đồng thời mở rộng thêm về ý thức, trách nhiệm
giữ gìn đối với cảnh và nêu việc làm cụ thể để bày tỏ cảm xúc chân thực.
7. Viết thành bài văn hoàn chỉnh:
Để giúp học sinh viết một bài văn hoàn chỉnh, tôi tiến hành các bước:
* Tập diễn đạt câu văn có hình ảnh và sử dụng một số biện pháp nghệ thuật đã học.
- Để tiến hành, tôi gợi ý cho các em những câu hỏi dễ hiểu, dễ nhớ.
- Tôi luôn hướng dẫn các em biết lựa chọn chi tiết, diễn đạt bằng câu văn có hình
ảnh và sử dụng một số biện pháp tu từ đã học như: so sánh, nhân hóa… trong các kiểu bài
tập làm văn.
Tuy nhiên khi vận dụng những hình ảnh so sánh, nhân hóa- đôi khi học sinh dùng
những hình ảnh chưa chính xác.
Chẳng hạn với đề bài “Tả một người thân trong gia đình em”. Có em chọn tả chị
gái của mình. Tôi hỏi:
+ Hình dáng [mái tóc, hàm răng, nước da…] của chị tả như thế nào ?
- Học sinh nêu:


+ Mái tóc của chị đen và dài như những sợi dây.
+ Nước da của chị đen như mun.
+ Răng của chị rất trắng; …

- Chính vì thế, giáo viên cần hướng cho học sinh biết cách dùng những hình ảnh so
sánh hợp lí hơn.
Ví dụ: Mái tóc của chị gái em đen và mượt mà như dòng suối xoã cuống ngang vai.
Mỗi khi chị cười để lộ ra hàm răng trắng đều như hạt bắp. Chị em có làn da ngăm đen
nhưng trông chị rất có duyên.
- Tương tự, trong các đề bài khác giáo viên cũng nên hướng dẫn cho các em :
+ Cô hiền như cô Tấm trong truyện cổ tích.
+ Mái tóc của bà trắng như mái tóc của các diễn viên trong tuồng chèo.
- Ngoài ra, giáo viên nên kết hợp những câu hỏi gợi ý để giúp học sinh bổ sung,
sửa chữa các câu văn, đoạn văn chưa sử dụng biện pháp nghệ thuật.
Bộc lộ cảm xúc trong bài văn :
- Ngoài việc giúp HS sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong các câu văn, giáo viên
cần giúp học sinh biết bộc lộ cảm xúc trong bài văn. Bởi một bài văn hay không thể thiếu
được cảm xúc của người viết. Cảm xúc không chỉ bộc lộ ở phần kết bài mà còn cần thể
hiện trong từng câu, từng đoạn của bài văn. Điều này chúng ta cần gợi ý cho các em một
cách cụ thể trong từng bài.
Ví dụ:
- Được sống với bà, em thấy như thế nào ?
[Bà gần gũi, chăm sóc em chu đáo như một bà tiên hiền hậu; em luôn giúp bà làm
mọi việc để bà đỡ vất vả].
+ Được bà chăm sóc hàng ngày em nghĩ gì ?
[Tình cảm gần gũi thương yêu của bà như chắp cánh cho em vững bước trong cuộc
đời].

Tương tự như vậy, tôi yêu cầu học sinh đưa ra những suy nghĩ, cảm xúc nhận xét
trước một sự vật hay hiện tượng bất kỳ. Bài văn của học sinh tránh được nhược điểm khô


khan, liệt kê sự việc mà thấm đượm cảm xúc của người viết.
II. Kết quả đạt được:
Qua quá trình áp dụng giảng dạy theo phương pháp trên, đến nay tôi nhận thấy các
em có nhiều tiến bộ so với đầu năm học. Những học sinh yếu về kĩ năng viết văn miêu tả
nay đã mạnh dạn, tự tin và có hứng thú hơn trong giờ học Tập làm văn. Còn những em
học lực trung bình và khá đã tự mình viết được một bài văn, một đoạn văn theo yêu cầu
của đề bài. Tuy những bài văn, đoạn văn đó có thể chưa hay, chưa sinh động nhưng các
em đã tự viết bằng chính tư duy của mình.
Qua một thời gian áp dụng giảng dạy môn tập làm văn theo các biện pháp trên, đến
nay tôi thống kê kết quả đạt được như sau:
TSHS
GIỎI KHÁ TB YẾU
SL TL SL TL SL TL SL TL
21 6 28,6% 9 42,8% 5 23,8% 1 4,8%
Kết quả đạt được như trên tuy chưa cao, nhưng đã phần nào đánh dấu bước thành
công là làm cho học sinh có kĩ năng làm văn miêu tả tốt hơn, giúp các em tự tin hơn trong
môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Do vậy, từ nay đến cuối năm học tôi luôn
cố gắng phát huy, tìm tòi và vận dụng phương pháp tốt nhất để học sinh lớp tôi đạt chất
lượng tốt hơn.
PHẦN THỨ BA
KẾT LUẬN

Tập làm văn là phân môn tổng hợp của tất cả các phân môn trong môn Tiếng Việt.
Học tốt tập làm văn sẽ giúp các em có nền tảng vững chắc để học tốt các môn học khác.
Với việc nghiên cứu và áp dụng những biện pháp của đề tài này tôi thấy bước đầu mang
lại kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên học tập là một quá trình, muốn đạt được kết quả cần có sự
hợp tác từ nhiều phía mà đặc biệt là học sinh và giáo viên. Hơn nữa, học tập làm văn cần
có sự tích hợp của nhiều môn học, các em phải có vốn hiểu biết về các hiện tượng tự
nhiên và xã hội xung quanh chúng ta thì các em mới đưa các hình ảnh, các dẫn chứng vào
bài văn của mình để bài văn sinh động hơn, hấp dẫn hơn.


Tuy nhhiên, do khả năng của bản thân còn nhiều hạn chế, cũng như điều kiện công
tác, những biện pháp của đề tài này chắc hẳn chưa thể nào đáp ứng được một cách chu
toàn cho mọi nơi mọi lúc. Chính vì vậy, trong quá trình áp dụng, đôi chỗ còn khập khiễn,
chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Rất mong nhận được sự quan tâm, chia sẻ và
đóng góp ý kiến để đề tài mang tính khả thi rộng khắp hơn và ngày càng hoàn thiện hơn.
Từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập làm văn của học sinh lớp 5 làm nền tảng cho
việc học tốt các môn học khác, đáp ứng nhu cầu về chất lượng mà xã hội đặt ra cho
ngành Giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
NGƯỜI VIẾT

Hà Văn Trung

Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tập có hiệu quả tập làm văn miêu tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [192.99 KB, 12 trang ]

Sáng kiến biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm văn miêu tả có hiệu quả
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TẬP CÓ HIỆU QUẢ TẬP LÀM
VĂN MIÊU TẢ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dạy tốt phân môn tập làm văn nói chung và kiểu bài văn miêu tả nói riêng là
vấn đề được nhiêu giáo viên tiêu học quan tâm. Chương trình thay sách tiểu học phat
huy bốn kỹ năng nghe, nói, đọc. viết trong môn Tiếng Việt. Học sinh tiểu học ngay
từ lớp 1,2,3 đã được tiếp xúc với nhiều dạng văn bản khác nhau, có nội dung gần gũi
trong cuộc sống và kĩ năng giao tiếp của các em với cộng đồng. Đó là một ưu điểm
không ai phủ nhận. Tuy nhiên, chương trình mới chuyển tải sự thay đổi cả về nội
dung và kỹ năng rèn luyện lẫn hình thức, biện pháp và quy trình lên lớp. Là giáo viên,
nhất là giáo viên dạy lớp 5 không ai tránh khỏi những trăn trở, băn khoăn là làm thế
nào giúp học sinh rèn luyện tốt kỹ năng làm bài tập làm văn nhất là miêu tả.
Qua thực tế những năm giảng dạy lớp 5, tôi hiếm khi khi gặp những bài văn
hay.
Tại sao học sinh giỏi môn tập làm văn lại ít ỏi như vậy? Trong khi Tiếng Việt
là tiếng mẹ đẻ của chúng ta.Từ lúc cất tiếng khóc chào đời các em đã được nghe
những làn điệu hát ru mượt mà của bà của mẹ, đến khi các em chưa tròn một tuổi đã
biết nói, năm sáu tuổi đã biết đọc, biết viết Tiếng Việt. Tất cả đã đi vào kí ức của các
em những nét đẹp rất thuần Việt, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ lớn lên trong sáng như
sương mai Chúng ta tự hào vì Tiếng Việt của ta rất phong phú, giàu hình ảnh, đa
dạng về nghĩa, có sức biểu cảm sâu sắc. Nhưng một thực tế không như chúng ta
mong muốn vì hoc sinh giỏi môn tập làm văn còn quá khiêm tốn. Khi chấm bài tập
làm văn, tôi thấy đa số học sinh đã biến các bài văn miêu tả thành văn kể, liệt kê một
cách khô khan, nghèo nàn về từ, diễn đạt rườm rà tối nghĩa. Vậy làm thế nào để nâng
cao chất lượng dạy học Tập làm văn nhất là văn miêu tả cho học sinh lớp 4 và lớp 5?
Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên là một quá trình và cũng là mục đích cần hướng
đến của các kỹ sư tâm hồn.
Để làm tốt vai trò ngươi tổ chức và hướng dẫn, tôi đã tìm tòi, phân tich thực
trạng và lựa chọn một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tập có hiêu quả Tập làm
văn miêu tả.


Với những lý do trên, tôi chọn và viết đề tài : "Biện pháp giúp học sinh lớp 5
học tập có hiệu quả Tập làm văn miêu tả", trước hêt là giúp nâng cao chất lượng
Tập làm văn cho lớp tôi chủ nhiệm . Sau đó mục tiêu quan trọng hơn là góp phần
nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói chung.
Giới thiệu nghiên cứu :
- Nghiên cứu và áp dụng cho học sinh lớp 5 từ năm 2010 -2011 và rút ra kinh
nghiệm áp dụng cho các năm sau.
II.Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Tổng họp
các kiến thức, kĩ năng tập đọc, kể chuyện, chính tả. Luyện từ và câu , để viết
nên một bài Tập làm văn.
Trường tiểu học: Nguyễn Bỉnh Khiêm
1
Sáng kiến biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm văn miêu tả có hiệu quả
Theo quan điểm tích hợp, các phân môn được tập hợp lại xung quanh trục chủ
điểm và các bài học. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn kỹ năng găn bó chặt chẽ
với nhau. Như vậy muốn dạy - học có hiệu quả Tập làm văn có miêu tả [ tả cảnh, tả
người ] nhất thiết người giáo viên phải dạy tốt môn Tập đọc, kể chuyện, Chính tả ,
luyện từ và câu.Vì trong các bài đọc, trong câu chuyện, trong các bài luyện từ - câu
thường xuất hiện các đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả rất rõ về cảnh vật, thiên
nhiên con người
Bài tập làm văn nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng, góp
nhặt của người khác, nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng mới mẻ như
tâm hồn của tác giả nhỏ tuổi.
Chất lượng Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các kỹ năng
nghe, nói, đọc viết tiếng mẹ đẻ. Cho nên thầy và trò phải soạn giảng và học tập tích
cực, nghiêm túc, hiệu quả, mới mong nâng cao một cách bền vững, chất lượng của
môn Tiếng Việt ở lớp cuối cấp Tiểu học.
Dạy Tập làm văn lớp 5 phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ
năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo Chuẩn kiến thức kĩ năng
của từng môn học .


Tôi tin rằng đề tài này nếu được áp dụng và vận dụng hợp lý sẽ đem laị hiệu
quả cao cho phân môn tập làm văn, góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt
lớp 4 lớp 5.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1 .Thực trạng học sinh:
Năm 2014 -2015, tôi được phân công phụ trách lớp 5 với 23 học sinh. Hầu hết
23 học sinh của lớp 5 tôi chủ nhiệm còn rất hạn chế khi làm bài tập làm văn. Sau khi
nghiên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tôi nhận thấy học sinh lớp 4 đã học văn miêu
tả đồ vật, cây cối, con vật. Nhưng qua khảo sát chất lượng đầu năm học này đã có
60,8 % học sinh bị điểm yếu về Tập làm văn, dẫn đến môn Tiếng Việt lớp tôi yếu đến
26,1 % .
Các hạn chế cua học sinh là:
• Bài viết của học sinh còn mắc nhiều lỗi chính tả.
• Học sinh chưa xác định được trọng tâm đề bài cần miêu tả.
• Nhiều em thường liệt kê, kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về, lủng củng.
Nhiều em chưa biết dừng lại để nói kỹ một chi tiết cụ thể nổi bật.
• Vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn, quan sát sự vật chưa tinh tế. Đặc
biệt chưa có sự sáng tạo .
• Các em chưa biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả.
Thực trạng học sinh còn nhiều hạn chế như vậy đã làm cho tiết Tập làm văn trở
thành một gánh nặng, một thách thức với giáo viên tiểu học.Ý nghĩ cho rằng môn tập
làm văn là phân môn khó dạy và khó đạt hiệu quả đã là nhận thức chung của nhiều
giáo viên dạy lớp 4, lớp 5.
Trường tiểu học: Nguyễn Bỉnh Khiêm
2
Sáng kiến biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm văn miêu tả có hiệu quả
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng môn Tập làm văn của
học sinh không đạt yêu cầu? Qua quá trình giảng dạy lớp 5, tôi nhận thấy học sinh
học yếu môn tập làm văn là do nhiều nguyên nhân.
2. Nguyên nhân của thực trạng


Theo tôi có 8 nguyên nhân sau :
1. Khi làm văn , học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề
bài.
2. Học sinh không được quan sát trục tiếp đôi tượng miêu tả .
3. Khi quan sát các em không được hướng dẫn về kỹ năng quan sát .
cần quan sát những gì, quan sát từ đâu? Làm thế nào để phát hiện ra nét tiêu
biểu của đối tượng cần miêu tả.
4. Không biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật
miêu tả khi quan sát.
5. Vốn từ đã nghèo nàn lại không biêt sắp xếp như thế nào để bài viết
mạch lạc. Chưa diễn tả được bầng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về một sự
vật, cảnh vật về một con người cụ thể nào đó.
6. Học sinh chưa tự giác tìm đọc các loại sách báo để bổ sung một số
vốn từ và hình ảnh cũng như câu văn, đoạn văn hay .
7. Sự chênh lệch rất lớn về trình độ giữa học sinh khá giỏi với học sinh
yếu đã gây ra nhiều khó khăn cho giáo viên trong quá trình sử dụng phương
pháp giảng dạy.
8. Nguyên nhân cuối cùng là trách nhiệm của giáo viên. Phân môn tập
làm văn là một môn học mang tính tổng hợp và sáng tạo , nhưng lâu nay giáo
viên chưa có cách phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học của
học sinh, chưa bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt, ham thích học
Tiếng Việt để từ đó các em nhận ra rằng đã là người Việt Nam.
VI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Xuất phát từ thực trạng và nguên nhân trên, đồng thời thấy rõ vai trò, nhiệm vụ
của một giáo viên đang đứng trên bục giảng, tôi mạnh dạn đưa ra 7 giải pháp sau đây,
huy vọng sẽ nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho lớp tôi.
1. Giáo viên phải nắm vững nội dung, chương trình và phương pháp dạy
Tập làm văn:
Dạy như thế nào để học sinh học giỏi Tập làm văn, viết được những bài văn
miêu tả sinh động? Điều cơ bản là người dạy phải nắm vững nội dung chương trình,


đồng thời biết chọn và vận dụng phương pháp phù hợp đẻ truyền thụ kiến thức cho
học sinh. Biết được học sinh cần gì và chưa biết những gì để xác định đúng mục tiêu
bài dạy, xác định được mối quan hệ giữa kiến thức bài dạy với kiến thức cũ và kiến
thức sẽ cung cấp tiếp theo. Cụ thể giáo viên cần nắm vững những vấn đề sau:
a] Nội dung chương trình tập làm văn lớp 5:
Cả năm có 62 tiết trong đó tập làm văn miêu tả 33 tiết [ chiếm hơn 50% số tiết]
với mục tiêu là trang bị kiến thức và rèn kỹ năng làm văn, góp phần cùng với các
môn học khác làm giàu vốn sống, rèn tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ,
hình thành nhân cách cho học sinh.
b] Biện pháp dạy học từng kiểu bài:
Trường tiểu học: Nguyễn Bỉnh Khiêm
3
Sáng kiến biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm văn miêu tả có hiệu quả
Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu và làm bài tập thực hành theo các biện
pháp sau:
- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập.
c] Trình tự tập làm văn:
Trong phần dạy bài mới, giáo viên phải nắm vững trình tự dạy đối với hai loại
bài tập làm văn: Loại bài dạy lý thuyết và loại bài dạy thực hành. Khi dạy từng loại
bài giáo viên cần chú ý đến các đối tượng học sinh của lớp: có nội dung cho học sinh
khá, gioi; có nội dung cho học sinh trung bình, yếu
Ví dụ:
Muốn dạy học sinh làm văn miêu tả đạt yêu cầu thì giáo viên cần biết thế nào
là văn miêu tả, đặc điểm thể loại văn miêu tả, biết yếu tố nào là quan trọng và cần
thiết để giupc học sinh làm được bài văn miêu tả sinh động thông qua quan sat đối
tượng miêu tả [ nội dung này nằm trong bước chuẩn bị bài mới của giáo viên].
2. Rèn kỹ năng quan sát cho học sinh:
Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc biệt nổi bật của cảnh, của người để giúp
người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy, tức là lấy câu văn để biếu


hiện đặc tính, chân tướng sự vật, giúp người đọc như nhìn được tận mắt, sờ tận tay
vào sự vật miêu tả. Vì vậy, khi dạy văn miêu tả, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học
sinh quan sát và miêu tartheo các trình tự hợp lý:
a] Tả theo trình tự không gian:
Quan sát toàn bộ trước rồi quan sat từng bộ phận, tả từ xa đén gần, từ ngoài
vào trong, từ trái sang phải, [ hoặc ngược lại]. ở lớp 4, lớp 5 trình tự này được vận
dụng khi miêu tả loài vật, đồ vật, cảnh vật,
Ví dụ 1:
Tả từ ngoài vào trong: " Đền thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.
Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực dỏ, những cánh bướm nhiều màu
sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền nhũng chữ vàng Nam Quốc
Sơn Hà uy nghiêm để ở bức hoành phi treo chính giữa."
Ví dụ 2:
Tả từ dưới lên: " Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cành
khế. Quả hồi phơi mình xóe trên mặt lá đầu cành" [ Rừng hối xứ Lạng].
b] Tả theo trình tự thời gian:
Cái gì xảy ra trước [ có trước ] thì miêu tả trước. cái gì xảy ra sau [ có sau] thi
miêu tả sau. Trình tự này thường được vận dụng ki làm Tập làm văn miêu tả cảnh
vật hay tả cảnh sinh hoạt con người.
" Buổi chiều, xe dừng lại một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những
em bé H'Mông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng Hổ, quần áo sặc sỡ đang
chơi đùa trước của hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập
dìu chìm trong sương núi tím nhạt: [ Đường đi Sa Pa - Tiếng Việt lớp 4].
Ví dụ 2:
" Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương
thơm lại ngất ngây kỳ lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo
trên đất rừng qua một năm, đã lớn đến bụng người. Một năm sau nữa,từ một thân lẻ,
thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy".
Trường tiểu học: Nguyễn Bỉnh Khiêm
4


Sáng kiến biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm văn miêu tả có hiệu quả
c] Tả theo trình tự tâm lý:
Khi quan sát cần thấy những đặc điểm riêng, nổi bật nhất, thu hút và gây cảm
xúc mạnh nhất đến bản thaanthif quan sát tả trước, các bộ phận khác tả sau. Khi miêu
tả đồ vật, loài vật, tả người nên vân dụng trình tự này nhưng chỉ tả những điểm đặc
trưng nhất, không cần tả đày đủ chi tiết như nhau của đối tượng.
Ví dụ 1:
" Bà tôi ngồi cạnh tôi chải đầu. Tóc đen và dày kỳ lạ, phủ kín cả hai vai, xõa
xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên bàn tay, bà đưa
một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày.
Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi
dễ dàng, và như những đóa hoa, dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười,
hai con ngươi đen sẫm nở ra long lanh, dịu hiền đến khó tả, "[Bà tôi - Tiếng việt -
Tập I].
Tác giả đã quan sat và tập trung tả mái tóc, giọng nói rồi đến ánh mắt. Mái tóc
" dày kỳ lạ".
Ví dụ 2:
"Sầu riêng là loại trái quý ở miền Nam. Hương vị của nó hết sức đặc biệt, mùi
thơm đậm, bay rất xa Hoa sẩu riêng trổ vào cuối năm Hoa đậu từng chùm màu
trắng ngà. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về dáng cây kỳ lạ này. Thân nó
khẳng khiu, cao vút, cành ngay thẳng đuột ".
Tác giả đã tả nét đặc sắc nhất của quả, hoa và dáng cây của sầu riêng.
Ngoài các trình tự miêu tả trên, giáo viên cần hướng dẫn và rèn luyện cho học
sinh kỹ năng sử dụng các giác quan [ thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác, ] để quan
sát, cảm nhận sự vật, hiện tượng miêu tả.
Ví dụ 1:
Phân tích bài " Mưa rào" [ Tiếng việt lớp 5 Tập I] ta thấy tác giả đã quan sát
bằng giác quan như sau:
+ Thị giác: Thấy những đám mây biến đổi trước cơn mưa, thấy mưa roi.
+ Xúc giác: Gió bỗng thấy mát lạnh, nguốm hơi nước.


+ Khứu giác: Biết được mùi nồng ngai ngái, xa lạ man mác của những trận
mưa đầu mùa.
+ Thính giác: Nghe thấy tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng sấm, tiếng hót của
chào mào.
3. Xác định yêu cầu trọng tâm đề bài:
Bài văn của học sinh được viết theo đề bài cụ thể, cho nên yeu cầu hàng đầu là
các em phải viết đúng đề bài. Một bài đưa ra cho học sinh viết thường ẩn chứa đến 3
yêu cầu: yêu cầu thể loại [ kiểu bài], yêu cầu về nội dung, yêu cầu về trọng tâm.
Ví dụ: Đề bài ở tuần 4 lớp 5 :
" Tả cảnh một buổi sáng [ hoặc trưa, chiều] trong một vườn cây, hay
trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy].
Khi xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài, giáo viên phải làm sao để học sinh
hiểu được rằng việc viết đúng yêu cầu của đề bài là yếu tố quyết định nội dung bài
viết:
Với đề bài trên, ẩn chứa 3 yêu cầu sau:
a. Yêu cầu về thể loại của đề bài là: Miêu tả [ thể hiện ở từ "Tả"].
Trường tiểu học: Nguyễn Bỉnh Khiêm
5
Sáng kiến biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm văn miêu tả có hiệu quả
b. Yêu cầu về nội dung là: Buổi sáng [ hoặc trưa, chiều] thể hiện ở cụm từ
"cảnh một buổi sáng [ hoặc trưa, chiều]".
c. Yêu cầu về trọng tâm là: Ở trong một vườn cây [hay trong công viên ].
Trong thực tế, không phải đề bài nào cững xác định đủ 3 yêu cầu. Nhu đề bài tả "Một
cơn mưa" chỉ có yêu cầu về thể loại và nội dung. Với đề bài này, giáo viên cần giúp
học sinh tự xác định thêm yêu cầu trọng tâm vè bài viết. Chẳng hạn " Tả một cơn
mưa khi em đang trên đường đi học"
Việc xác định đúng trọng tâm của đề sẽ giúp cho bài viết được thu hẹp nên các
em có được ý cụ thể, chính xác, tránh việc viết tràn lan, chung chung
4. Giúp học sinh nắm dặc điểm của từng kiểu bài miêu tả:
- Giáo viên giúp học sinh biết dùng lời văn phù hợp với yêu cầu vè nội dung và


thể loại cho trước, khi luyên tập. Giáo viên cũng cần lưu ý nhắc nhở các em nắm
vững các đặc điểm của mỗi thể loại, mỗi dạng đề bài và xác dịnhđối tượng miêu tả.
Trong mỗi bài văn phải thể hiện cái mới, cái hay, cái riêng và cảm xuc của mình.

KIỂU BÀI TẢ CẢNH: Cần xác định các yêu cầu sau:
a] Xác định không gian thời gian nhất định:
Sau khi xác định thời gian, không gian nhất định học sinh cần biết lựa chon
trình tự quan sát. Việc quan sát có thể tiến hành ở các vị trí khác nhau nhưng vẫn phải
có một vị tric chủ yếu làm cho cảnh được quan sát bộc lộ ra những điều cơ bản nhất
của nó. Khi xác định được vị trí quan sát rồi, ta nên có cái nhìn bao quát toàn cảnh
đồng thời phải biết phân chia ra thành từng mảng, từng phần để quan sát.
b] Xác định trình tự miêu tả:
Khi tả phải xác định một trình tự miêu tả phù hợp với cảnh được tả. Tả từ trên
xuống hay từ dưới lên, từ phải sang trái hay từ ngoài vào trong là tùy thuộc đặc
điểm của cảnh.
c] Chọn nét tiêu biểu:
Chỉ nên chọn nét tiêu biểu nhất của cảnh để tả, tập trung làm nổi bật đặc điểm
đó lên, có thể tả xen hoạt động cảu người, của vật, trong cảnh để góp phần làm cho
cảnh sinh động hơn, đẹp hơn.
d] Tả cảnh gắn với cảm xúc riêng bằng nhiều giác quan:
Tả cảnh luôn luôn gắn với cảm xúc của người viết. Cảnh vật mang theo trong
nó cuộc sống riêng với những đặc điểm riêng. Con người cảm nhận cảnh như thé nào
sẽ đem đến những tình cảm như thế. Nhà thơ Lê Anh Xuân, trong niềm vui của ngày
Tổ quốc hoàn toàn thống nhất, đất nước thoát khỏi giặc ngoại xâm, bằng tâm trạng
hạnh phúc nhất, ông đã thốt lên:
" Bỗng thấy nội tôi trẻ lại
Như thời con gái tuổi đôi mươi."
Đây chính là phần hồn của cảnh. Cảnh không có hồn sẽ trơ trọi, thiếu sức sống.
e] Chọn từ ngữ thích hợp khi tả cảnh:
Khi làm văn miêu tả cần biết lựa chọn từ ngữ gợi tả, dùng hình ảnh so sánh


hoặc nhân hóa để làm nổi bật đặc điểm cảnh đang tả giúp người đọc như đang được
đứng trước cảng đó và cảm nhận được những tình cảm của người viết.
Ví dụ :
Trường tiểu học: Nguyễn Bỉnh Khiêm
6
Sáng kiến biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm văn miêu tả có hiệu quả
Sau đay xin trích một số câu trong bài văn tả cảnh: "Chiều tối" của Phạm Đức [
Sách Tiếng Việt 5 - tập I - trang 22]: " Nắng bắt đầu rút lên những cành cây cao, rồi
nhạt dần và như hòa lẫn với ánh sáng trắng nhợt cuối cùng."
Ta thấy câu văn miêu tả sự chuyển hóa của ánh sáng từ "nhạt dần" rồi "hòa
lẫn" với "ánh sáng trắng nhợt".
Tác giả cũng đã dùng mắt để quan sát sự biến đổi của ánh sáng và bóng tối, đã
dùng tai để nghe tiếng dế và dùng mũi để cảm nhận hương vườn và cũng đã sử dụng
nghệ thuật nhân hóa làm cho câu văn sinh động một cách rất tinh tế, khi viết:
"Bóng tôi như bức màn mòng, như thứ bụi xốp, mờ đen phủ dần lên mọi vật."
" Một vài tiếng dế gáy sớm, vẻ thăm dò chờ đợi."
" Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra và tung tăng
trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành."

KIỂU BÀI TẢ NGƯỜI:
Khi miêu tả người, yếu tố quan sát lại càng quan trọng. Nhìn chung, mọi người
đều có đặc ddiemr giông nhau nhưng lại hoàn toàn khác nhau ở những đặc điểm
riêng, chỉ người đó mới có. Nhiệm vụ của giáo viên khi hướng dẫn học sinh "miêu tả
người" lag giúp cho các em thấy rằngphải miêu tả ngắn gọn và chân thực, sinh động
về hình ảnh và hoạt động của người mình tả.
Ví dụ:
Trong bài văn " Người thợ rèn"[ SGK lớp 5 - tập I] Tác giả miêu tả người thợ
rèn đang làm việc:
"Anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt một con cá sống. Dưới những nhát búa
hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quoại, giãy lên đành đạch."


Ta thấy tác giả quan sat rất kĩ và miêu tả sinh động làm nổi bật hình ảnh người
thợ rèn như một người đang chinh phục dũng mãnh và thấy quá trình biến thỏi thép
thành một lưỡi rựa.
Vì thế để làm dược bài văn tả người thành công, giáo viên cần giúp học sinh
xác định các yêu cầu sau:
a] Chú ý tả ngoại hình hoạt động:
Khi tả người cần chú ý đến tuổi tác - mỗi lứa tuổi khác nhau có sự phát triển về
cơ thể, tâm lý riêng biệt khác nhau và có những cử chỉ hành động thể hiện theo
giwois tính, thói quen sinh hoạt, hoàn cảnh sống Khi miêu tả cần tập chung vào
việc làm sao nêu được cái chung và cái riêng của người dược miêu tả.
b] Quan sát trò chuyện trực tiếp:
Khi tả người, điều cần nhất là quan sát trực tiếp hoặc trò chuyện, trao đổi ý
kiến với người đó. Quan sát khuôn mặt, dáng đi, nghe giọng nói, xem cách nói, cư chỉ
thao tác lúc làm việc để rút ra nét nổi bật [ chon và quan sat người định tả trong
thời gian chuẩn bị bài mới ở nhà]. Ta cũng cần dùng cách quan sat gián teieepslaf
thông qua trí nhớ hoặc nhận xét của một người khác về người định tả để bổ sung
những thông tin cần thiết.
c] Tả kết hợp ngoại hình, tính nết, hoạt động:
Khi miêu tả có thể tách riêng từng mặt, từng bộ phận để tả nhưng để bài văn
miêu tả đạt được sự gắn bó, súc tích ta nên kết hợp tả ngoại hình, tính nết đan xen với
tả hoạt động.
d] Tả những nét tiêu biểu bằng tình cảm chân thật của mình:
Trường tiểu học: Nguyễn Bỉnh Khiêm
7
Sáng kiến biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm văn miêu tả có hiệu quả
Khi tả người, điều quan trọng là cần tả chân thật những nét tiêu biểu về người
đó, không cần phải tô điểm người mình tả bằng những hình ảnh hoa mĩ, vẽ nên một
hình ảnh toàn diện và vì làm như vậy bài văn se trở nên khuôn sáo, thiếu sự chân thật
làm người đọc cảm thấy khó chịu, giáo viên cầm lưu ý học sinh rằng, trong mỗi con
người ai cũng có chỗ khiếm khuyết nhưng nét đẹp thì bao giờ cũng nhiều hơn [ đẹp


về hình thể, đẹp về tính cách, đẹp về tâm hồn ] Nếu học sinh phát hiện cảm nhận
được và biết tả hết các đặc điểm đó thì sẽ làm cho bài văn miêu tả của các em sinh
động, hồn nhiên đầy cảm xúc và người đọc dễ chấp nhận hơn.
Ví dụ:
Trong bài văn tả " Cô Chấm" [ sách Tiếng Việt 5 - tập I - trang 156] nhà văn
Đào Vũ Đã viết: " Chấm không phải là cô con gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp
thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác."
" Chấm cứ như một cây xương rồng. Cây xương rồng chặt ngang chặt dọc, chỉ
cần cắm nó xuống đất, đất cằn cũng được, nó sẽ sống và lớn lên. Chấm thì cần cơm
và lao động để sống."
" Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho
caay lúa mọc lên hết vụ này qua cụ khác, hết năm này qua năm khác "
5. Làm giàu vốn từ cho học sinh:
. Giáo viên cần có biện pháp làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh qua từng bài
đọc, từng bài tập ở các môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ - câu chủ điểm.
Tạo cho thói quen quan sát, đánh giá, nhìn nhận một sự vật, một cảnh vật hay
một con người nào đó và thể hiện những điều đã quan sát và đánh giá được bằng vốn
từ ngữ, ngôn ngữ của mình, kịp thời điều chỉnh những lỗi về dùng từ, viết câu làm
văn
a] Bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh thông qua các phân môn Tiếng
Việt: * Môn Tập đọc giúp các em hiểu được nghĩa đen, nghĩa bóng, hiểu được nội
dung của các đoạn văn, khổ thơ có ý nghĩ miêu tả [ cảnh vật, con người, ] mỗi tiết
dạy tập đọc nên thêm một vài cấu hỏi về thể loại, bố cục về trình tự miêu tả của tác
giả để học sinh hiểu dần về Tập làm văn miêu tả.
* Môn luyện từ - câu là môn có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ nhiều nhất
khi dạy các tiết Mở rộng vốn từ. Trong các tiết này có các bài tập mở rộng vốn từ rất
cụ thể, thiết thực như tòm từ, ghép từ, phát hiện từ miêu tả, dùng từ đặt câu, sắp xếp
các từ thành nhóm miêu tả như nhóm từ ngữ miêu tả ngoại hình, nhóm từ ngữ miêu tả
đặc điểm cảnh vật, nhóm miêu tả hoạt động,
Đặc biệt ở chính môn Tập làm văn, giáo viên có thể giúp học sinh làm giàu vốn


từ theo đề tài nhỏ.
Ví dụ 1:
Tìm từ láy gợi tả âm tahnh trên dòng sông [bì bọp, ì ọp, ì ầm, xôn xao, ào ào ]
Ví dụ 2:
Tìm những hình ảnh so sánh để so sánh với dòng sông: dòng sông như dải lụa,
dòng sông như con trăn khổng lồ, dòng sông như người mẹ hiền ôm ấp dồng lúa chín
vàng, dòng sông lấp lánh như dát bạc
b] Sử dụng từ ngữ trong miêu tả:
Trường tiểu học: Nguyễn Bỉnh Khiêm
8
Sáng kiến biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm văn miêu tả có hiệu quả
Sau khi học sinh đã có một vốn từ nhất định, giáo viên giúp học sinh cách sử
dụng vốn từ trong miêu tả như: sử dụng từ láy, sử dụng tính từ tuyệt đối [đỏ mọng,
đặc sệt, trong suốt ], sử dụng các biện pháp nghệ thuật [ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ ]
Ví dụ 1:
Cho các từ "ríu tít, líu lo, liếp chiếp, rộn ràng, tấp nập, là là, từ từ ".
Hãy chon từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: " Tiếng chim
báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ông mặt trời nhô lên sau lũy tre xanh. Khói bếp nhà
ai bay trong gió. Đàn gà con gọi nhau, theo chân gà mẹ. Đường làng đã người
qua lại,"
Ví dụ 2:
Hãy chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống để được các câu văn
có hình ảnh so sánh phù hợp nhất [ tiếng chuông, chùm sao, thủy tinh, dải lụa, giọng
bà tiên].
- Hoa xoan nở từng chùm trông giống như [ những chùm sao]
- Nắng cứ như xối xuống mặt đường [ Thủy tinh]
- Giọng bag trầm ấm ngân nga như [ tiếng chuông]
Ở ví dụ 1 và ví dụ 2, cho số từ nhiều hơn số chỗ trống cần điền, buộc HS phải
suy nghĩ kỹ hơn khi chọn từ.
6- Lập và hoàn thiện dàn ý:


Để làm một bài văn đúng trình tự, đầy đủ nội dung, hay về ý tứ lời văn, đẹp về
hình ảnh sống động, dùng từ viết câu chính xác, rõ ràng đòi hỏi học sinh phải có vốn
kiến thức về từ ngữ, kiến thức về câu, về cách xây dựng văn bản.
Khi học sinh đã cung cấp được những từ ngữ miêu tả rồi, giáo viên cần tổ
chức, hướng dẫn cho các em lập dàn ý, lựa chọn sắp xếp ý để miêu tả. Mục đích xây
dựng dàn ý là giúp học sinh xác định được đúng yêu cầu của từng phần: mở bài, thân
bài, kết bài, xác định thể loại và đối tượng miêu tả để tránh tình trạng học sinh viết
tràn lan, lạc đề và miêu tả không trọng tâm.
Hoạt động tiếp theo sau khi lập dàn ý là hoàn thiện dàn ý. Đay là bước quan
trọng, cần thiết để có một bài tập làm văn viết tốt nhất. Khi làm bài vào vở, học sinh
cần chú ý cách trình bày, chữ viết, lỗi chính tả. Đó là những yếu tố giúp học sinh
thành công trong quá trình học Tập làm văn . Cuối cùng khi đã làm bài xong học sinh
cần kiểm tra lại bài viết của mình trước khi nộp bài.
7- Giáo viên chấm bài và trả bài viết:
Chương trình tập làm văn lớp 5 có 3 tiết trả bài tả cảnh, 3 tiết trả bài tả người, 4
tiết trả bài kể chuyện, đồ vật, cây cối, con vật. Ta nhận thấy có chấm bài chu đáo thì
mới có tiết trả bài đạt hiệu quả.
a] Chấm bài:
Khi chấm bài Tập làm văn cho học sinh, mỗi bài tôi đọc qua một lượt để có cái
nhìn chung về bố cục, về diễn đạt của học sinh, xem thử học sinh có làm bài đúng thể
loại, nội dung và trọng tâm của bài viết chưa? Tôi ghi ra sổ chấm bài những chỗ hay,
chưa hay hoặc sai những lỗi gì của từng học sinh.
Khi chấm xong điểm cho cả lớp, tôi đánh giá chung kết quả bài làm của học
sinh và rút ra những tiến bộ cần phát huy, và những thiếu sót cần sửa chữa bổ sung để
chẩn bị cho tiết trả bài sắp tới
b] Trả bài viết:
Trường tiểu học: Nguyễn Bỉnh Khiêm
9
Sáng kiến biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm văn miêu tả có hiệu quả
Nội dung, phương pháp lên lớp một tiết trả bài Tập làm văn viết lớp 5, theo


sách giáo khoa xác định có 3 hoạt động chính:
1. Nghe thầy [cô] nhận xét chung về kết quả bài làm của lớp.
2. Chữa bài.
3. Đọc tham khảo các bài văn hay được thầy [cô] khen để học tập và rút kinh
nghiệm. [ TV 5 -T1 - T53].
Để tiết trả bài viết đạt hiệu quả, giáo viên cần lấy thông tin từ bài viết của học
sinh [ đã chấm và ghi ở sổ chấm bài] và thực hiện các hoạt động trả bài một cách bài
bản, có linh hoạt tù theo tình huống chất lượng Tập làm văn của lớp.
Hoạt động 1:Nhận xét chung về bài làm của lớp gồm các bước sau:
- Bước 1: Đánh giá việc nắm vững các yêu cầu của đề bài [ ghi đề, học sinh
đọc đề bài, xác định 3 yêu cầu: thể loại, nội dung và trọng tâm]. Đánh giá tình hình
làm bài của lớp về mặt nhận thức đề [ số bài đã đạt 3 yêu cầu của đề, số bài chưa đạt
hoặc đạt chưa đủ 3 yêu cầu. Biểu dương cá nhân, cả lớp ].
- Bước 2: Đánh giá về nội dung bài viết [ cho học sinh nêu dàn ý chung của
kiểu bài tả cảnh, [tả người] Đọc một đoạn văn đã chọn sẵn cho học sinh nghe và
nhận xét, cuối cùng giáo viên đánh giá chung về nội dung đoạn văn đó.
Hoạt động 2: Chữa bài:
Nội dung và cách thức thực hiện sửa chữa lỗi diễn đạt:
+ Việc sửa chữa lỗi diễn đạt dựa trê cơ sở bài làm của cả lớp trong quá trinhg
chấm bài, giáo viên đã ghi ra các câu có vấn đề về ngữ pháp, các lỗi chính tả Đến
lúc này GV tổ chức, hướng dẫn cho học sinh nhận xét, sửa chữa. Định hướng như vậy
sẽ giúp cho việc sửa chữa lỗi sát hợp và kịp thời uốn nắn kỹ năng diễn đạt cho lớp.
Tuy nhiên, sửa chữa như vậy sẽ dẫn đến tình trạng nhàm chán trong HS vì tiết trả bài
nào cũng sửa chữa những lỗi đó.
+ Riêng tôi, ngay từ đầu năm học đã lên kế hoạch sửa lỗi diễn đạt cho lớp, mối
tiết trả bà viết tập trung sửa chữa cho một hoặc hai lỗi nào đó một cách bền vững,
tức là cần có trọng tâm sửa lỗi cho từng tiết.
* Hoạt động 2 này tiến hành theo 3 bước:
+ Bước 1:Tham gia sửa lỗi cho cả lớp.
Ví dụ:


Tiết tả bài số 1 [ tả cảnh, tuần 5]: Trọng tâm sửa lỗi và luyện từ - câu và thực
trạng viết câu.
+ Bước 2: Học sinh đọc lại bài làm của mình, chú ý những chỗ mực đỏ ghi lời
khen, chê của cô giáo. [ Ví dụ: câu hay, đoạn hay, hoặc lỗi dùng từ, lối viết câu, lỗi
chính tả ]
+ Bước 3: Học sinh tự chữa bài vào vở tập làm văn.
Hoạt động 3:
Đọc tham khảo một số đoạn, hoặc bài văn hay của một số em cho cả lớp nghe
để học tập và rút kinh nghiệm.
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Qua những biện pháp và giải pháp tôi đã áp dụng nêu ở trên, đến cuối học kỳ 1
năm học 2014 - 2015cacs em đã năm được một số vốn kiến thức nhất định để học có
hiệu quả phân môn Tập làm văn. cả lớp đã thích môn học hơn, không còn sợ khi đến
tiết Tập làm văn như đầu năm nữa. Bài làm của các em đa số đã có tiến bộ, học sinh
Trường tiểu học: Nguyễn Bỉnh Khiêm
10
Sáng kiến biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm văn miêu tả có hiệu quả
nắm bắt được cách sắp xếp ý, bố cục chặt chẽ, dùng từ chính xác, viết câu văn trôi
chảy, mạch lạc, bước đầu có hình ảnh, cảm xúc, hiểu và vận dụng khá tốt các biện
pháp tu từ trong các bài tập làm văn của mình. Các em cảm thụ được bài văn, đọc bài
trôi chảy, hiểu dúng nội dung bài, nhất là rất tự tin khi đến tiết học Tập làm văn.
Diễn biến chất lượng Tập làm văn"
Thời điểm Số
HS
Điểm 5 Điểm 4 Điểm 3 Điểm 1,2
Khảo sát đầu
năm
2014 - 2015
Giữa kỳ I
Cuối kỳ I


Diễn biến chất lượng môn Tiếng việt [ Điếm kiểm tra]:
Thời điểm Số
HS
Điểm
9 - 10
Điểm
7 - 8
Điểm 3
5 - 6
Điểm
1,2,3,4
Khảo sát đầu
năm
2014 - 2015
Giữa kỳ I
Cuối kỳ I
Diễn biến chất lượng mônTập làm văn sau khi áp dụng đề tài này thật đáng
phấn khởi, đây là kết quả của một quá trình phấn đấu của cô và trò. Chất lượng phân
môn tập làm văn đi lên rõ rệt đã góp phần quan trongjvaof việc nâng cao chất lượng
môn Tiếng Việt của lớp.
VII. KẾT LUẬN.
Sau một học kỳ áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, thành công tuy nhỏ
nhưng tôi ý thức được rằng để giúp học sinh lớp 5 làm được bài văn miêu tả sinh
động, đung kiểu bài, đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu
soạn giảng, có lòng nhiệt tình với học sinh và thật sự tâm huyết với nghề. Thầy cô
giáo đã miệt mài, tận tụy. Thì việc mong muốn có nhiều học sinh giỏi văn sẽ không
còn là khó. Sau thời gian đầu tư nghiên cứu và áp dụng những biện pháp dạy học như
trên, học sinh lớp tôi đã có chuyên biến đi lên về chất lượng phân môn Tập làm văn
nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
Tập làm văn đúng là môn có tính chất tổng hợp và tính sang tạo cao. Cho nên


mỗi bài văn của từng học sinh là một tác phẩm văn học của các em, chúng ta phải tôn
trọng nó, giúp đỡ nó để mỗi ngày có được nhiều học sinh giỏi văn. Biết đâu sau này
trong các em, sẽ có người thành nhà văn, nhà thơ
Có thể nói, bước đầu thành công trong việc dạy Tập làm văn miêu tả cho học
sinh lớp 5 là nguồn động viên rất lớn cho tôi. Tôi sẽ đem kinh nghiệm này tiếp tục áp
dụng để giảng dạy phân môn Tập làm văn ở học kỳ II và các năm sau, với mong
Trường tiểu học: Nguyễn Bỉnh Khiêm
11
Sáng kiến biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm văn miêu tả có hiệu quả
muốn lớn nhất của tôi là giúp học sinh nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cấp Tiểu
Học.
Tuy nhiên những biện pháo mà tôi áp dụng trên, tùy đối tượng học sinh cũng
cần có sự vận dụng một cách khéo léo, sáng tạo của mỗi giáo viên. Tôi nghĩ rằng nội
dung đề tài này không có nhiều điểm mới, đó chỉ là nhiệm vụ hàng ngày của giáo
viên mà thôi. Nhưng đồng thời tôi cũng tin tưởng rằng nếu lâu nay ta làm chưa tốt thì
bây giờ dốc hết tâm huyết vào, tận tuy với học sinh, soạn giảng nghiêm túc thì chắc
chắn sẽ gặt hái được thành công.
Rất mong nhận được sự đồng tình của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
VIII. ĐỀ NGHỊ
Để dạy học có hiệu quả Tập làm văn ở Tiểu học [ nhất là văn miêu tả ở lớp 4,5]
tôi xin mạnh dạn đưa ra một số đề nghị sau:
1. Đối với cấp trên: Cần diều chỉnh phân phối chương trình tập làm văn lớp 4
-5 để có thêm số tiết Tập làm văn viết và trả bài.
2. Đối với ban Giám hiệu nhà trường: Càn cho áp dụng đối với các lớp khối 4
-5 trong trường, nhằm rút kinh nghiệm chung đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu
quả giảng dạy phân môn Tập làm văn và kiểu bài văn miêu tả nói riêng.
3. Đối với những đồng nghiệp dạy lớp 4 -5: Thầy, cô giáo cần phải đầu tư hơn
nữa về phương pháp, biện pháp cho mỗi giờ học phân môn Tập làm văn [từng thể
loại, từng kiểu bài cụ thể] để từng bước giúp các em nắm vững kiến thức, chủ động
nói lên những suy nghĩ hồn nhiên của mình, nói đúng, nói hay, làm giàu thêm vốn từ


ngữ và giữ gìn sự trong sáng trong Tiếng Việt.
Trường tiểu học: Nguyễn Bỉnh Khiêm
12

Skkn dạy học tốt phân môn tập làm văn lớp 5

  • doc
  • 44 trang

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Sáng kiến dạy học tốt phân môn Tập làm văn lớp 5
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy phân môn Tập làm văn lớp 5, áp dụng
cụ thể cho phần văn miêu tả.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 2 năm 2015.
4. Tác giả :
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Hân.
Năm sinh: 1982
Nơi thường trú: Sao Đỏ, Chí Linh, Hải Dương.
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm.
Chức vụ công tác: Giáo viên.
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Sao Đỏ 2.
Địa chỉ liên hệ: Sao Đỏ, Chí Linh, Hải Dương.
Điện thoại: 01668277939
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Sao Đỏ 2.
Địa chỉ: Trường Tiểu học Sao Đỏ 2, Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Điện thoại:
Tác giả

Xác nhận của cơ quan đơn vị
áp dụng sáng kiến

Nguyễn Thị Ngọc Hân

1

TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Là một giáo viên trẻ, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều nhưng qua thực tế
các năm giảng dạy lớp 5, tôi hiếm khi phát hiện được vài ba học sinh giỏi môn
Văn. Tại sao học sinh giỏi tập làm văn ít ỏi, đếm trên đầu ngón tay như vậy, trong
khi Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của chúng ta, các em lúc chưa tròn một tuổi đã biết
nói, năm sáu tuổi đã biết đọc, đã biết viết Tiếng Việt ? Chúng ta đã luôn tự hào
tiếng Việt ta phong phú, giàu hình ảnh, đa dạng về nghĩa, có sức biểu cảm sâu sắc.
Nhưng một thực tế làm những thầy cô giáo chúng tôi chưa là học sinh giỏi phân
môn Tập làm văn còn chưa nhiều. Khi chấm bài Tập làm văn, tôi thấy đa số học
sinh đã biến các bài văn miêu tả thành văn kể, liệt kê một cách khô khan, nghèo
nàn về từ, diễn đạt rườm rà, cận nghĩa. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng
dạy- học Tập làm văn, nhất là văn miêu tả cho học sinh lớp 5? Đi tìm câu trả lời
cho câu hỏi trên là một quá trình và cũng là mục đích cần hướng đến của các giáo
viên như tôi.
Để làm tốt vai trò người tổ chức và hướng dẫn, tôi đã tìm tòi, phân tích thực
trạng và lựa chọn một số biện pháp giúp dạy học tốt phân môn Tập làm văn lớp 5,
mà trọng tâm là văn miêu tả.
Với những lý do trên, tôi chọn và viết đề tài : “ Sáng kiến dạy học tốt phân
môn Tập làm văn lớp 5” mà trọng tâm là văn miêu tả, trước hết là giúp nâng cao
chất lượng Tập làm văn lớp 5. Sau đó, mục tiêu quan trọng hơn là góp phần nâng
cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói chung.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:

2

Để sáng kiến có thể áp dụng cần có nhiều thời gian tiến hành khảo sát và thực
hiện thử nghiệm các giải pháp, phòng học có đầy đủ hệ thống máy chiếu, đầu
chiếu…
Tôi thực hiện việc nghiên cứu và thử nghiệm sáng kiến trong thời gian từ đầu
năm học đến thời điểm kết thúc thử nghiệm sáng kiến [Từ tháng 8/2014 đến tháng
2/2015] với đối tượng áp dụng là học sinh lớp 5E trường tôi đang dạy.
3. Nội sung sáng kiến:
- Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến mà tôi sẽ chia sẻ sau đây là kinh
nghiệm mà tôi đúc rút được từ thực tế giảng dạy. Có thể đề tài tôi đưa ra là không
mới nhưng tính mới, tính sáng tạo của nó thể hiện ở chỗ cách thức thực hiện, các
giải pháp giải quyết vấn đề mà tôi đưa ra. Với sáng kiến này, tôi có thể dễ dàng
làm cho học sinh bỏ quên ý thức ngại học văn hay ngại viết văn mà thay vào
đó là sự tự tin, hứng thú và có cảm hứng khi học tập làm văn.
- Khả năng áp dụng của sáng kiến là cao vì thực tế nó không đòi hỏi cả giáo
viên và học sinh phải dày công nghiên cứu và nắm bắt. Vì những giải pháp và
cách thức thực hiện tôi đưa ra đều dễ dàng thực hiện và rất gũi với cả giáo viên và
học sinh. Với sáng kiến kinh nghiệm này, chỉ đòi hỏi ở người giáo viên sự tận tụy,
lòng yêu nghề, yêu trẻ, sự linh hoạt trong quá trình giảng dạy và áp dụng các
phương pháp dạy học mà thôi.
- Mặc dù đề tài tôi đưa ra có thể là không mới nhưng giá trị và hiệu quả của
đề tài, với tôi là không nhỏ. Nó không chỉ giúp cho người giáo viên chủ động
trong việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức và hướng dẫn học sinh học tốt phân môn
Tập làm văn nói chung, nhất là thể loại văn miêu tả nói riêng mà nó còn giúp cho
học sinh thêm yêu thích môn học tập làm văn hơn, các em không còn ngại mỗi khi
phải viết văn nữa khi mà các kĩ năng viết văn của các em đã thành thạo.

3

4. Giá trị và kết quả đạt được của sáng kiến là kết quả thực nghiệm thực tế
mà tôi đã tiến hành với các em học sinh lớp 5 mà tôi được phân công giảng dạy.
Có thể kết quả đó chưa thực sự theo như mong muốn nhưng đó là một dấu hiệu tốt
và khả quan khi thực hiện sáng kiến này vì thời gian đầu tư nghiên cứu cho sáng
kiến chưa nhiều cùng với điều kiện phương tiện dạy học còn hạn chế…
5. Tôi mong muốn sáng kiến kinh nghiệm ít ỏi của mình được chia sẻ với các
đồng nghiệp. Để sáng kiến đạt hiệu quả cao nhất, tôi rất mong được tạo điều kiện
về thời gian cũng như các phương tiện cơ sở vật chất để có thể tiến hành thực
nghiệm mỗi khi giảng dạy. Ngoài ra, giáo viên trẻ như tôi cần thường xuyên được
tham gia các lớp tập huấn để được học hỏi từ các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm…

4

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
1.1. Cơ sở lí luận:
Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành và phát
triển cho học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, kiến thức Tiếng Việt và văn học
để các em học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi. Thông qua
việc dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho học sinh những
kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt
Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ
gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Môn Tiếng Việt gồm nhiều phân môn khác nhau như Tập đọc, Luyện từ và
câu, Kể chuyện, Tập viết, Chính tả, Tập làm văn. Việc dạy và học mỗi phân môn
có những thuận lợi và khó khăn riêng, song khó hơn cả đối với người dạy cũng
như đối với người học là phân môn Tập làm văn.
Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy học Tiểu
học nói chung, môn Tiếng Việt ở tiểu học nói riêng; nó không chỉ giúp học sinh
hình thành các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết mà còn rèn cho học sinh khả năng giao
tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp và đặc biệt còn hình thành cho học sinh những
phẩm chất tốt đẹp của con người mới hiện đại và năng động. Dạy Tập làm văn, là
dạy học sinh cách nhìn nhận cuộc sống xung quanh trong thực tế vốn có của nó
với cảm xúc thực của các em. Đồng thời cũng dạy các em cách ghi lại sự nhìn
nhận ấy qua các văn bản - còn gọi là đoạn văn, bài văn một cách chính xác về đối
tượng, về ngữ pháp Tiếng Việt.

5

Việc làm thế nào để cho học sinh làm văn hay và có hiệu quả thì lại là một vấn
đề rất khó khăn, cần phải suy nghĩ và dày công nghiên cứu của những người làm
công tác giáo dục.
Do nhâ nâ thấy tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ trong trường tiểu học, là giáo
viên dạy lớp cuối cấp của bâ âc tiểu học, tôi cần phải giúp đỡ các em ngoài viê âc
nhâ ân ra tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ còn phải nói, viết tiếng mẹ đẻ mô ât cách
chính xác, thành thạo qua phân môn Tâ pâ làm văn trong Tiếng Viê ât ở tiểu học.
Chương trình mới chuyển tải sự thay đổi cả về nội dung và kỹ năng rèn luyện lẫn
hình thức, biện pháp và quy trình lên lớp; chương trình tập làm văn lớp 5 có nhiều
thể loại văn: Văn tả cảnh ; Thuyết trình, tranh luận ; Tả người ; Viết đơn ; Lập
chương trình hoạt động ; Văn kể chuyện, Tả đồ vật,.... Là giáo viên, nhất là giáo
viên dạy lớp 4, 5 không ai tránh khỏi những trăn trở, băn khoăn là làm thế nào
giúp học sinh rèn luyện tốt kỹ năng làm bài Tập làm văn, giáo viên biết vận dụng
phương pháp dạy như thế nào để tiết học có hiệu quả mà không lúng túng? nhất là
văn miêu tả.
Từ kinh nghiệm ít ỏi, tôi tìm tòi nảy ra sáng kiến giúp “dạy học tốt phân môn Tập
làm văn lớp 5”, đặc biệt là thể loại văn miêu tả.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
1.2.1.Dựa trên thực trạng hiê ên nay của việc học:
Ra trường và giảng dạy chưa được 10 năm nhưng tôi được phân công giảng
dạy chủ yếu ở khối lớp 4 - 5. Qua một số năm được giảng dạy lớp 5 tôi nhận thấy
rằng đa số khả năng học môn tập làm văn của học sinh là quá kém. Học sinh
không biết làm một bài văn hoàn chỉnh, không biết dùng từ đặt câu, trong quá
trình làm bài văn không biết dùng các biên pháp tu từ so sánh, nhân hóa cả biện
pháp liên
tưởng vào làm các bài văn, đặc biệt văn dạng miêu tả. Trong cách làm bài của học
sinh không sử dụng câu mở đoạn cho một đoạn văn mặc dù kiến thức này đã được
học ở lớp 4. Các câu trong đoạn văn hay cả bài văn không có sự liên kết chặt chẽ,

6

không theo một trình tự nhất định. Chính vì vậy, bài văn của học sinh thường luôn
bị lộn xộn miêu tả lung tung, không theo một thể thống nhất.
Mặt khác, khi trả lời câu hỏi, làm các bài tập, tả, kể, theo chương trình HS
không biết trả lời, viết thế nào là chuẩn và hay, trình bày như thế nào thể hiện sự
tự tin. Thông thường các em hay bắt chước theo bạn, theo thầy cô, bắt chước các
bài văn của HS các khóa trước,.. mà bản chất môn làm văn không phải là sự bắt
chước máy móc, không có cái riêng của mình thì sẽ trở thành người máy. Lớp học
như vâ ây thì viê âc dạy và học đã đi chê âch con đường dạy học theo hướngđổi mới và
kiến tạo.
Về phía cha mẹ học sinh : Tiểu học, cha mẹ HS có thể giúp HS học tốt các
môn khác nhưng riêng phân môn tâ âp làm văn, số người có thể phối hợp dạy cho
con học tốt môn này còn quá ít, tâm lý khá phổ biến của cha mẹ HS là muốn cho
con học thêm về môn toán, rất ít cha mẹ muốn cho con học làm văn nếu không có
yêu cầu của cô giáo. Phụ huynh ít mua sách môn tâ âp làm văn cho các em đọc,
hiếm thấy những gia đình xây dựng tủ sách phục vụ tốt cho viê câ học môn văn ở
Tiểu học cho con em mình.
1.2.2. Dựa trên cơ sở thực tiễn của việc dạy :
Mỗi giáo viên đều biết rằng, hiê âu quả của viê âc dạy học không chỉ phụ thuô âc
vào nô iâ dung dạy học mà còn phụ thuô âc vào phương pháp dạy học. Đă âc biê ât là
TLV, là phân môn mà các em ở tiểu học học yếu hơn các môn khác. Bởi vâ ây
người giáo viên phải có nhiê âm vụ giúp các em nối tiếp mô ât cách tự nhiên các bài
khác nhau trong môn Tiếng Viê ât như : tâ pâ đoc, chính tả, kể chuyê ân, luyê ân từ &
câu … nhằm giúp các em có năng lực nói, viết. Nhờ năng lực này, các em biết sử
dụng Tiếng viê ât làm công cụ tư duy, giao tiếp, học tâ pâ . Giúp các em bổ sung kiến
thức, rèn luyê nâ tư duy qua đó hình thành nhân cách cho các em. Để cung cấp và
giúp các em có những kiến thức Tiếng viê ât, người GV phải biết vận dụng linh hoạt
phương pháp dạy học tâ pâ làm văn cụ thể, lôgíc qua các tiết học của phân môn
TLV.

7

Từ những cơ sở trên tôi luôn trăn trở suy nghĩ: Làm thế nào để tiết học Tập
làm văn nhẹ nhàng mà hiệu quả? Làm thế nào để các em hoạt động tích cực, chủ
động trong giờ học Tập làm văn? Làm thế nào để các em có kĩ năng viết được một
bài văn hoàn chỉnh đạt được yêu cầu như mong muốn?
Đó cũng chính là lí do tôi đưa ra sáng kiến giúp: “Dạy học tốt phân môn
Tập làm văn lớp 5”, đặc biệt là dạng văn miêu tả.
2. THỰC TRẠNG.
2.1. Thực trạng học sinh:
Qua trực tiếp giảng dạy phân môn Tập làm văn, tôi thấy khi làm văn, trong bài
viết của các em còn có một số mặt hạn chế sau:
- Bài viết của các em còn sai lỗi chính tả.
- Bài viết chưa đúng trọng tâm của đề bài yêu cầu.
- Khi thực hành và làm văn các em còn viết và làm bài hời hợt, chung chung,
vốn từ nghèo nàn nên trong bài văn, đặc biệt là văn miêu tả, kể chuyện, các em
thường liệt kê các đối tượng miêu tả, diễn đạt lủng củng, sắp xếp ý lộn xộn.
- Câu văn còn diễn đạt lủng củng, chưa giàu hình ảnh, các em chưa biết cách
dùng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả.
Từ những hạn chế của học sinh như vậy đã làm cho tiết Tập làm văn trở thành
một gánh nặng, một thách thức đối với các em. Đôi khi các em ngại viết, ngại phải
làm bài, nhất là làm bài văn miêu tả.
Vào đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng làm văn miêu tả của HS.
Đề khảo sát: Em hãy viết bài văn tả một đồ dùng trong gia đình mà em thích
nhất.[Thời gian 35p]

8

Kết quả khảo sát

Lớp

5E

Tổng số
học sinh
34

:

Điểm
Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

SL

SL

%

SL

%

5

14,7

10

29,41 15

%

44,11 4

%
11,76

Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng Tập làm văn của học sinh
chưa đạt yêu cầu? Qua quá trình giảng dạy lớp 5 mà cụ thể là dạy dạng bài tập làm
văn miêu tả, tôi nhận thấy chất lượng các bài văn miêu tả của học sinh chưa được
cao do nhiều nguyên nhân.
2.2. Nguyên nhân của thực trạng:
2.2.1. Về phía học sinh:
- Khi thực hành và làm văn, học sinh chưa xác định đúng yêu cầu trọng tâm
của đề bài.
- Đa số học sinh chưa tập trung quan sát đối tượng miêu tả hoặc là khi quan sát
thì các em thiếu một vài yếu tố trong kĩ năng và mục đích quan sát: quan sát
những
gì, quan sát từ đâu? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối tượng cần
miêu tả?...
- Phần lớn các em chưa biết hình dung các đối tượng miêu tả thông qua hình
ảnh, âm thanh, cảm giác… về sự vật khi quan sát.

9

- Học sinh lại ít tìm hiểu và đọc sách, báo, tài liệu tham khảo liên quan đến
môn học để tích lũy vốn từ nên vốn từ của các em đơn điệu, nghèo nàn. Các em lại
không biết sắp xếp câu văn, ý văn như thế nào để bài viết được mạch lạc. Bên
cạnh đó việc diễn đạt một cảnh bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của các em về một sự
vật, cảnh vật, về một con người cụ thể nào đó cũng gặp nhiều lúng túng.
2.2.2.Về phía giáo viên:
- Nhiều giáo viên chưa linh hoạt, chủ động, sáng tạo khi tổ chức dạy trên lớp,
hình thức dạy học còn đơn điệu chưa gây được hứng thú cho học sinh.
- Có những giáo viên chưa quan tâm rèn luyện cho học sinh thói quen đọc sách,
đọc các bài văn mẫu để học tập các ý văn hay, từ ngữ đẹp, cách tả mới mẻ.
- Một số đồng chí giáo viên thực hiện hời hợt, chiếu lệ các yêu cầu khi trả bài
viết của học sinh, chưa giúp các em nhận thấy được những lỗi sai của mình khi
làm bài để có sự chỉnh sửa rút kinh nghiệm cho bài làm sau. Đây không phải là
vấn đề có thể giải quyết được trong một tiết, một tuần… mà là cả một quá trình
dạy Tập làm văn bởi thể loại văn miêu tả là sự kết hợp của nhiều kiểu bài văn các
em đã học và còn cần có cách nhìn, cách nghĩ, cách sáng tạo mới.
3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
3.1. Những vấn đề cần giải quyết.
Từ thực tế đứng lớp cũng như đứng trước thực trạng dạy và học như trên, yêu
cầu đặt ra cấp thiết là phải đổi mới và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy
học để học sinh đến với phân môn Tập làm văn, mà trọng tâm là thể loại văn miêu
tả một cách say mê, hứng thú để từ đó có cảm xúc viết văn.
Để đạt được mục tiêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra các vấn đề chính cần tiến hành
giải quyết sau:
- Tăng cường rèn cho học sinh kĩ năng quan sát và ghi chép.

10

- Tích cực làm giàu vốn từ cho học sinh.
- Tăng cường luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ, đặt câu, sử dụng biện pháp nghệ
thuật trong văn miêu tả.
- Cung cấp và hướng dẫn cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói
chung và tả cảnh nói riêng.
3.2. Một số biện pháp để giải quyết các vấn đề.
Từ kinh nghiệm dạy học của mình, tôi xin đưa ra một số biện pháp để giải
quyết các vấn đề được nêu ở trên giúp học sinh học tốt tập làm văn như sau:
3.2.1. Tăng cường rèn kĩ năng quan sát cho học sinh.
- Văn miêu tả mà đối tượng là những sự vật, sự việc, là thế giới thiên nhiên, là
con người và cuộc sống con người,.... Đó là một thế giới hết sức đa dạng, phức tạp
và sống động diễn ra quanh ta, thay đổi từng giờ, từng ngày. Vậy không phải tự
nhiên mà học sinh hiểu và nắm được đặc điểm của từng sự vật, sự việc, từng con
người để miêu tả bản chất của nó vì vậy tôi yêu cầu học sinh phải thường xuyên
quan sát và ghi chép.
- Khi làm văn miêu tả thì kĩ năng quan sát và ghi chép những điều đã quan sát
được là một trong những việc làm rất cần thiết đối với các em học sinh. Vì nếu
không được quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng thì sẽ xảy ra tình trạng bịa đặt
hình ảnh trong bài, khiến cho những hình ảnh ấy thiếu tính chân thực hoặc không
trừ trường hợp chi tiết đó hết sức vô lí. Vì vậy tôi thường xuyên tổ chức cho các
em quan sát đối tượng miêu tả qua các tiết học ngoài trời, quan sát thực tế với
những bài văn tả cảnh đẹp quê hương, trường lớp,…
- Để việc quan sát có hiệu quả thì tôi hướng dẫn các em quan sát phải có tính
mục đích, khi các em quan sát phải có cách nghĩ, cách cảm nhận của riêng mình.
Quan sát để làm văn nhằm phản ánh một đối tượng cụ thể, vừa chi tiết, vừa có tính
khái quát. Qua việc quan sát chi tiết tỉ mỉ, học sinh sẽ thấy được bản chất của sự

11

việc. Nhưng quan sát phải có lựa chọn. Khi quan sát, tôi yêu cầu các em tránh
những chi tiết rời rạc, tản mạn, mang tính chất liệt kê. Miêu tả một cách chi tiết
nhưng mà phải chọn lọc, lựa chọn những điểm riêng biệt, nổi bật, gây ấn tượng,…
Đó là những chi tiết lột tả được cái thần của cảnh. Tôi cũng yêu cầu học sinh quan
sát kèm ghi chép lại những hình ảnh quan sát được một cách đầy đủ.
- Khởi điểm ban đầu tôi hướng dẫn học sinh quan sát để tìm ra màu sắc, âm
thanh, hình ảnh tiêu biểu của sự vật và cảm xúc của mình đối với sự vật.
Khi quan sát, tôi khuyến khích các em cần sử dụng đồng thời nhiều giác quan
khác nhau:
+ Quan sát bằng thị giác để nhìn ra hình khối sự vật.
+ Quan sát bằng thính giác để nhận ra âm thanh, nhịp điệu gợi cảm xúc.
+ Quan sát bằng khứu giác nhằm nhận ra những mùi vị tác động đến tình cảm.
+ Quan sát bằng vị giác, xúc giác để cảm nhận.
Nhờ cách quan sát này mà các em ghi nhận được nhiều ý, nhiều hình ảnh,
đoạn văn, bài văn đa dạng phong phú.
* Ví dụ : Đề bài “Em hãy tả một cơn mưa mùa hè.”
- Tôi hướng dẫn học sinh quan sát bằng các giác quan như sau:
+ Thị giác: Thấy những đám mây biến đổi trước cơn mưa, thấy hạt mưa rơi,
thấy cây cối, con người [trước, trong và sau cơn mưa]...
+ Xúc giác: Gió thổi làm xua tan cái nóng mà nhường chỗ cho luồng khí mát lạnh.
+ Thính giác: Nghe thấy tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng sấm, tiếng kêu của
ếch nhái...
- Bên cạnh đó, tôi lưu ý các em học sinh: khi quan sát cần quan sát tỉ mỉ. Muốn
tìm ra ý hay cho đoạn văn, bài văn cần viết học sinh phải quan sát kĩ, quan sát

12

nhiều lần cảnh đó. Tránh quan sát qua loa sẽ không tìm ra ý hay cho bài văn. Tôi
nhấn mạnh cho các em các nội dung:
+ Cần xác định rõ thời điểm, thời gian, vị trí, trình tự quan sát.
+ Có thể quan sát từ bao quát đến cụ thể hoặc ngược lại.
+ Quan sát từ trong ra ngoài hoặc từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới…
+ Quan sát theo trình tự không gian [từ xa đến gần hay từ gần đến xa].
+ Quan sát theo trình tự thời gian [theo các thời điểm trong ngày, theo mùa
trong năm…].
Ngoài ra, tôi minh họa cho học sinh các cách quan sát đó qua các bài tập đọc
để các em hiểu hơn và có thể vận dụng các cách quan sát đó khi viết văn:
* Ví dụ 1: Quan sát từ ngoài vào trong để miêu tả cảnh Đền Hùng.
“Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm
hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như
đang múa quạt xoè hoa. Trong đền dòng chữ vàng Nam Quốc Sơn Hà uy nghiêm
đề ở bức hoành phi treo chính giữa.”
* Ví dụ 2: Quan sát từ dưới lên trên để miêu tả cây hồi.
“Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cành khế. Quả hồi
phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành” [Rừng hồi xứ Lạng].
* Ví dụ 3: Quan sát theo trình tự thời gian để miêu tả cây thảo quả.
“Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại
ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên
đất rừng qua một năm, đã lớn cao đến bụng người. Một năm sau nữa, từ một thân
lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy.”
3.2.2. Tích cực làm giàu vốn từ cho học sinh:

13

Trên thực tế, khi trực tiếp giảng dạy các tiết Tập làm văn tôi thấy các em học
sinh ít tham gia phát biểu. Lí do là các em không biết thể hiện ý của mình bằng
câu văn nào, hoặc khi viết câu văn còn diễn đạt lủng củng, chưa rõ nghĩa … bởi lẽ
vốn từ của các em còn quá ít. Chính vì thế tôi dùng biện pháp làm giàu vốn từ cho
các em trong các giờ sinh hoạt câu lạc bộ và qua các phân môn Tập đọc, Luyện từ
và câu và từ các nguồn tài liệu sách, báo, truyện,….
- Tích cực làm giàu vốn từ qua phân môn Tập đọc: Số lượng từ ngữ miêu tả ở
các bài thơ, bài văn rất phong phú đồng thời cách sử dụng chúng rất sáng tạo nên
khi dạy Tập đọc tôi đã chỉ ra các từ ngữ miêu tả, cách sử dụng biện pháp tu từ,
cách đặt câu trong một vài trường hợp đặc sắc để phân tích cái hay, sự sáng tạo
của nhà văn khi dùng chúng. Việc phân tích này giúp các em tiếp cận đựơc với
các văn bản nghệ thuật, tiếp cận với kĩ năng viết văn một cách thường xuyên và có
chất lượng mà lại nhẹ nhàng không áp đặt.
- Tích cực hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ qua phân môn Luyện từ và câu:
Ở lớp 5 phân môn Luyện từ và câu là phân môn có thể giúp học sinh làm giàu vốn
từ nhiều nhất. Đặc biệt là các tiết: Mở rộng vốn từ; Từ đồng âm; Từ nhiều nghĩa;
Từ trái nghĩa. Trong các tiết này có các bài tập mở rộng vốn từ rất cụ thể, thiết
thực như tìm từ, ghép từ, dùng từ đặt câu, sắp xếp các từ thành nhóm miêu tả
[nhóm miêu tả đặc điểm của cảnh vật, nhóm miêu tả hoạt động]... Tôi khuyến
khích các em tìm được càng nhiều từ theo yêu cầu càng tốt.
* Ví dụ 1 : Tìm những từ ngữ miêu tả sóng nước. Đặt câu với một trong các từ
ngữ vừa tìm được.
a. Tả sóng nước. M: ì ầm
b. Tả làn sóng nhẹ. M: lăn tăn
c. Tả đợt sóng mạnh. M: cuồn cuộn
[ Bài tập 4 - SGK Tiếng Việt 5 - trang 78].

14

Để giúp các em làm giàu vốn từ của mình qua bài tập trên, tôi hướng dẫn các
em thực hiện như sau:
+ Cho học sinh đọc yêu cầu của bài.
+ Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm để tìm từ, đặt câu ra phiếu học tập.
+ Gọi đại diện các nhóm báo cáo. Yêu cầu nhóm khác nhận xét theo các tiêu
chí sau: Những từ ngữ tìm được đã phù hợp với yêu cầu của từng nhóm từ chưa.
Câu văn đặt đã đúng chưa.
+ Giáo viên nhận xét, tuyên dương những nhóm tìm được nhiều từ để động
viên, khích lệ các em. Còn nhóm nào tìm từ chưa phù hợp, đặt câu chưa đúng thì
giáo viên giải thích cho các em hiểu để các em sửa lại.
Riêng với phần đặt câu tôi khuyến khích các em đặt câu thêm với các từ khác.
Việc làm này sẽ giúp các em biết sử dụng vốn từ để đặt câu.
- Tích cực làm giàu vốn từ từ các nguồn tài liệu sách, báo, truyện,…Tôi khuyến
khích các em xuống thư viện đọc sách, báo, truyện,....để tích lũy thêm vốn từ.
- Làm giàu vốn từ cho học sinh trong các giờ sinh hoạt câu lạc bộ “ Yêu thơ văn
em tập viết”, “ Viết văn hay chống nói ngọng”, “ Em tập làm MC”, ...
Qua các cách trên học sinh nhận thấy tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ
gợi tả, gợi cảm. Biết cách chọn từ và sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, những
biện pháp nghệ thuật sao cho phù hợp với văn cảnh. Giúp các em mạnh dạn và tự
tin hơn trong giao tiếp.
3.2.3. Tăng cường luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ, đặt câu, sử dụng biện
pháp nghệ thuật trong văn miêu tả.
* Với cách dùng từ:
Sau khi học sinh đã có vốn từ nhất định, tôi giúp học sinh các cách sử dụng
vốn từ trong miêu tả.

15

- Dùng từ phải đảm bảo độ chính xác, đồng thời biểu hiện được tư tưởng, tình
cảm một cách rõ ràng.
- Phải tuân thủ các tiêu chuẩn chính tả.
- Dùng từ gợi cảm, gợi tả: Thường là các từ đơn, từ ghép, từ láy, động từ,
tính từ…
- Dùng từ giàu hình ảnh, âm thanh: Thường là các từ láy, từ tượng hình, từ
tượng thanh...
- Sử dụng từ gần nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, các biện pháp tu từ.
* Ví dụ:
+ Dùng từ chính xác: Mặt trăng tròn toả ánh sáng xuống vạn vật.
+ Dựng từ có hình ảnh: Mặt trăng tròn như vành nón lá toả ánh sáng vằng
vặc xuống vạn vật.
+ Dùng từ trái nghĩa : Vào mùa nước lũ, dòng sông trở nên dữ dằn không hiền
hoà chút nào.
+ Dùng cụm từ so sánh, nhân hóa: Ánh trăng lồng qua kẽ lá như ngàn vạn con
đom đóm đang lập loè sáng.
+ Dùng âm thanh: Mưa rơi tí tách trên mái hiên, rơi lộp độp trên tàu lá chuối….
* Với cách đặt câu:
- Trong khi thực hành làm văn, tôi nhắc nhở học sinh phải viết câu văn đúng
ngữ pháp nghĩa là khi viết câu phải xác định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ,
đâu là các vế trong câu ghép, các thành phần khác của câu.
- Ngoài ra, tôi dạy các em phải biết sử dụng các phép liên kết câu như: Phép
lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng... biết sử dụng các biện pháp tu từ về câu
[câu hỏi tu từ, đảo ngữ, điệp ngữ, so sánh, nhân hoá...].

16

* Ví dụ:
+ Phép liên kết câu:
Mưa xuân lất phất bay. Cây cối thi nhau đâm chồi nảy lộc, đưa tay đón những
hạt mưa xuân. Với chúng, mưa xuân chính là liều thuốc tiên để sinh tồn và phát
triển.
+ Phép lặp:
Dòng sông như dài lụa đào mềm mại. Nó cứ chảy mãi, chảy mãi để mang phù
sa màu mỡ cho đất đai.
+ Biện pháp tu từ [thường dùng]:
. Câu hỏi tu từ: Bạn có biết cảnh đẹp mà người dân quê em rất đỗi tự hào là
cảnh gì không? Đó chính là dòng sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa đấy!
. So sánh: Mặt trời như quả bóng tròn, đỏ hồng treo lơ lửng trên bầu trời.
. Nhân hoá: Nàng Xuân xinh đẹp mang những sắc màu lộng lẫy khoác lên cỏ
cây, hoa lá.
- Tôi còn giúp các em phân biệt được câu văn kể với câu văn tả để khi viết sẽ
sử dụng các câu văn miêu tả tránh dùng câu kể khiến người đọc có cảm giác như
người viết đang kể lể dài dòng về cảnh. Tôi luôn nhấn mạnh với học sinh:
+ Câu văn kể: dùng để thông báo cho người đọc, người nghe biết về sự việc,
sự vật.
+ Câu văn tả: là câu văn phối hợp nhiều yếu tố [Các kiểu câu, các loại câu, các
biện pháp tu từ về câu, các từ gợi tả, gợi cảm] để người đọc, người nghe có thể
cảm thấy được hình ảnh, màu sắc, âm thanh, cảm xúc ... của cảnh đó.

* Ví dụ:
17

Câu văn kể
- Mặt trời chiếu ánh nắng xuống mặt
đất.

Câu văn tả
- Ông mặt trời vén màn mây trắng,
toả những tia nắng vàng óng như tơ
xuống mặt đất.
- Hết năm này đến năm khác, sông

- Lúc nào sông cũng chảy để mang cứ cần mẫn chảy mang phù sa bồi
phù sa cho đất.

đắp cho đất đai màu mỡ, cây cối
xanh tốt.

3.3. Cung cấp và hướng dẫn cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả
nói chung và tả cảnh nói riêng.
Việc cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả cảnh
nói riêng giúp học sinh có con đường đi đến bài văn đúng hướng, không bị sai
lệch về cả nội dung và hình thức.
3.3.1. Cung cấp và hướng dẫn học sinh nắm được 4 yêu cầu khi làm văn
miêu tả:
- Cụ thể hóa sự vật [tả cái gì?]
Ví dụ : Tả cánh đồng thì tập trung tả cánh đồng, không miên man tả sâu cảnh
xóm làng nằm bên cạnh cánh đồng, hay cảnh trời mây vào thời điểm đó cho dù
các sự vật đó cũng có liên quan.
- Cá thể hóa sự vật [tả như thế nào?]: Tả cảnh nào thì người đọc hình dung cảnh
đó chứ không bị lẫn lộn với cảnh khác.
Ví dụ : Tả cảnh cánh đồng thì phải tả chủ yếu những yếu tố liên quan không
thể tách rời như: Lúa, ngô, rau màu, thửa ruộng, bờ mương, đàn trâu, con người
lao động...
- Mục đích hóa sự vật [tả với mục đích gì ?]

18

Ví dụ : Tả cánh đồng với mục đích đó là tả lại một cảnh đẹp rất đáng tự hào
của người dân quê hương, ích lợi mà cánh đồng mang lại….
- Cảm xúc hóa sự vật [tả với tư tưởng, tình cảm, thái độ ra sao?]
Ví dụ: Tả cánh đồng với niềm tự hào, với sự ngưỡng mộ về một vẻ đẹp
nên thơ...
3.3.2. Cung cấp cho học sinh các bước làm văn miêu tả:
- Bước 1: Tìm hiểu đề.
- Bước 2: Tìm ý - Lập dàn ý.
- Bước 3: Viết bài hoàn chỉnh.
- Bước 4: Kiểm tra lại bài.
Để rèn cho học sinh thói quen làm tuần tự theo các bước kể trên khi làm văn
thì mỗi bước làm tôi cũng hướng dẫn các em một cách tỉ mỉ về phương pháp cũng
như cách suy nghĩ, cách thực hiện từng bước.
Cụ thể:
* Bước 1: Tìm hiểu đề:
- Giúp học sinh xác định được đúng trọng tâm yêu cầu đề bài, tránh làm lạc đề.
Nói cách khác tìm hiểu đề để định hướng học sinh nắm được mình đang làm bài
văn thuộc thể loại gì, tả cái gì, đối tượng đó có những yêu cầu, giới hạn đến đâu...
- Cách thực hiện: Hướng dẫn học sinh làm những công việc sau:
+ Đọc kĩ đề.
+ Phân tích đề.
Phân tích đề bằng cách:
Gạch 1 gạch dưới các từ xác định thể loại bài văn.
Gạch 2 gạch dưới từ xác định đối tượng miêu tả.

19

Gạch 3 gạch dưới từ xác định thời gian miêu tả. [việc làm này tùy thuộc vào
yêu cầu của đề bài vì có đề bài cho thời gian miêu tả nhưng cũng có đề không cho
thời gian miêu tả.]
* Ví dụ:
Đề bài: Hãy miêu tả cánh đồng lúa quê em sau trận mưa rào đầu mùa hạ.
Với đề bài trên tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu và phân tích đề bài qua việc
trả lời các câu hỏi:
- Đề bài thuộc thể loại văn nào? [Thể loại văn miêu tả].
- Đối tượng miêu tả là gì ? [cánh đồng lúa quê em].
- Cảnh đó được miêu tả vào thời gian nào? [sau trận mưa rào đầu mùa hạ].
Sau khi đọc đề bài và đã trả lời đúng các câu hỏi trên, học sinh thực hành gạch
chân trực tiếp trên đề bài.
Đề bài: Hãy miêu tả cánh đồng lúa quê em sau trận mưa rào đầu mùa hạ
* Bước 2: Tìm ý - Lập dàn ý:
- Sau khi tìm hiểu đề các em đã xác định chính xác đối tượng miêu tả nhưng
chắc chắn chưa thể định hình được hướng đi cho bài viết. Để giúp các em định
hình được bài viết văn tả cảnh, trước tiên tôi hướng dẫn cho học sinh tìm ý cho bài
văn tả cảnh. Việc tìm ý cho bài văn phải được tiến hành song song với việc quan
sát trực tiếp đối tượng miêu tả. Để làm được việc trên với mỗi một đề bài tôi
hướng cho học sinh quan sát trực tiếp đối tượng bằng một số câu hỏi gợi ý để học
sinh quan sát và ghi lại tỉ mỉ những nét tiêu biểu, đặc sắc của cảnh để làm tư liệu
cho việc lập dàn ý.
* Ví dụ: Để quan sát và tìm ý bài: "Tả cảnh nhộn nhịp của sân trường em
trong giờ ra chơi" tôi đưa ra hệ thống câu hỏi sau:
- Khung cảnh và không khí của sân trường trước giờ ra chơi như thế nào?

20

Tải về bản full

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 LÀM TỐT BÀI VĂN MIÊU TẢ

Đọc bài Lưu

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 LÀM TỐT BÀI VĂN MIÊU TẢ

  1. MỞ ĐẦU:
  1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Tất cả chúng ta đều biết muốn xây được một ngôi nhà vững chắc, to, đẹp và cao lớn thì điều trước tiên ta phải xây dựng được nền móng vững chắc. Cũng như việc xây nhà một người muốn học lên cao thì điều đầu tiên là phải nắm vững những kiến thức nền tảng. Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Những kiến thức mà các em được tiếp thu ở tiểu học là cơ sở quan trọng để các em học lên các bậc học cao hơn. Ở tiểu học các em được học rất nhiều môn học khác nhau như: Toán, Kĩ thuật, khoa học, Lịch sử, Địa lí...mà trong đó Tiếng Việt là một trong hai môn học quan trọng chiếm thời lượng dạy và học nhiều nhất.

Trường Tiểu học là nơi đầu tiên các em được học Tiếng Việt trên phương diện chữ viết, với phương pháp học tập một cách tập trung, khoa học. Học sinh Tiểu học chỉ có thể học tập được các môn học khác khi có kiến thức Tiếng Việt, bởi Tiếng Việt là phương thức giao tiếp, là công cụ trao đổi thông tin và chiếm lĩnh tri thức. Trong môn Tiếng Việt lại bao gồm nhiều phân môn khác nhau như: Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu, Kể chuyện... Mỗi phân môn mang lại cho người học một kiến thức nhất định, chúng luôn bổ trợ cho nhau để giúp người học học tốt môn Tiếng Việt. Khởi đầu học sinh sẽ được tiếp cận môn Tiếng Việt bằng cách học vần qua phân môn Tập đọc sau đó đến Tập viết, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu và cuối cùng là Tập làm văn. Đối với học sinh Tiểu học biết đọc, biết viết là yêu cầu cơ bản các em cần đạt được. Còn biết nói đúng ý của mình, nói đủ, nói rõ nghĩa thì đã là một yêu cầu khó; Nhưng để nói cho hay, nói cho cảm xúc và biết biến những lời nói của mình thành câu văn, đoạn văn, bài văn thì lại càng khó khăn hơn gấp nhiều lần. Và chính cái khó ấy lại là cái đích cuối cùng mà học sinh cần đạt được sau khi học Tập làm văn.

Ở Tiểu học các em sẽ được làm quen với phân môn tập làm văn ở các khối lớp 1,2,3 qua cách trả lời các câu hỏi cho sẵn. Các em chỉ chính thức học tập làm văn, chính thức học viết một bài văn hoàn chỉnh khi các em bước vào học lớp 4 - 5. Tập làm văn ở Tiểu học bao gồm nhiều thể loại như: trao đổi ý kiến, kể chuyện, viết đơn, miêu tả... nhưng chiếm thời lượng cao nhất là văn miêu tả. Mục đích của việc dạy văn miêu tả là giúp học sinh có thói quen quan sát, biết phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới xung quanh, biết truyền những rung cảm của mình vào đối tượng miêu tả, biết sử dụng những từ ngữ có giá trị biểu cảm, những câu văn sáng rõ về nội dung, chân thật về tình cảm. Một bài văn miêu tả hay là những bài văn mà người đọc thấy hiện ra trước mắt mình con người, cảnh vật...cụ thể, sống động như nó vẫn tồn tại trong thực tế cuộc sống. Như vậy có thể xem văn miêu tả là một bức tranh về sự vật và ngôn từ. Qua đó bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương, đất nước, vốn sống, vốn ngôn ngữ, khả năng giao tiếp. Song để tả đúng thực tế, để có bài văn hay, học sinh phải viết dược đoạn văn hay, để có đoạn văn hay thì phải có câu văn hay. Để viết được những câu văn hay học sinh cần phải rèn luyện thành thạo các kĩ năng dùng từ, dùng các biện pháp tu từ và kĩ thuật đặt câu. Bởi vậy việc dạy Tập làm văn miêu tả cho học sinh làm hay, sinh động là một việc làm rất khó đối với người giáo viên ở các khối lớp 4 – 5.

Là giáo viên giảng dạy lớp 5, tôi có mong muốn học sinh trường mình sau khi học xong lớp 5 có thể viết được một bài văn miêu tả súc tích, sinh động. Với mong muốn đó, bản thân tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm và quyết định chọn đề tài "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt văn miêu tả" để làm đề tài nghiên cứu của mình trong năm học này nhằm trước mắt là giúp nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Tập làm văn của lớp mình. Sau là có thể cùng trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Tập làm văn của các em học sinh khối lớp 4 – 5.

  1. MÔ TẢ NỘI DUNG:

Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Tổng hợp các kiến thức, kĩ năng từ Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu,... để viết nên một bài Tập làm văn.

Theo quan điểm tích hợp, các phân môn được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau. Như vậy, muốn dạy - học có hiệu quả Tập làm văn miêu tả [tả cảnh, tả người] nhất thiết người giáo viên phải dạy tốt Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Vì trong các bài đọc, trong câu chuyện, trong các bài Luyện từ và câu thường xuất hiện các đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả rất rõ về cảnh vật, thiên nhiên, con người....

Bài Tập làm văn nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng, góp nhặt của người khác, nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng, mới mẻ như tâm hồn của các em ở lứa tuổi Tiểu học

Chất lượng Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ. Cho nên, thầy và trò phải soạn giảng và học tập tích cực, nghiêm túc mới mong nâng cao một cách bên vững chất lượng môn Tiếng Việt ở lớp cuối cấp Tiểu học.

Dạy Tập làm văn lớp 5 phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học.

Đặc trưng cơ bản của phân môn Tập làm văn là tính tổng hợp, thực hành sáng tạo mang dấu ấn cá nhân học sinh, trong quá trình tạo lập ngôn bản [ở cả hai dạng nói và viết] làm văn là một hoạt động giao tiếp.Vì vậy, trong nhà trường việc dạy Tập làm văn cho học sinh thực chất là dạy cho học sinh nắm cơ chế của việc sản sinh ngôn bản nói và viết theo các quy tắc ngôn ngữ, quy tắc giao tiếp nhằm đạt được mục đích giao tiếp.

Văn miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được những đối tượng ấy.

Do đó muốn dạy và học tốt Tập làm văn bản thân tôi nhận thấy người thầy giáo và học sinh cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

*Biện pháp 1: Tích lũy kiến thức.

*Biện pháp 2: Quan sát và ghi chép.

*Biện pháp 3: Thực hành tốt các dạng bài tập sau: Thực hành vào những tiết Luyện từ và câu.

Dạng 1: Hướng dẫn học sinh cách dùng từ.

Dạng 2: Hướng dẫn HS dùng cặp từ quan hệ.

Dạng 3: Hướng dẫn học sinh dùng từ thay thế để liên kết câu.

Dạng bài tập 4: Hướng dẫn học sinh cách dùng biện pháp so sánh.

Dạng 5: Hướng dẫn học sinh cách dùng biện pháp nhân hóa.

Dạng 6: Hướng dẫn HS phương pháp đảo ngữ.

*Biện pháp 4: Làm tốt giờ trả bài.

B . NỘI DUNG:

  1. THỰC TRẠNG:
    1. .Thuận lợi:

Nhà trường luôn quan tâm tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất và chuyên môn cho việc dạy và học.

Đa số các em có ý thức học tập tốt, ngoan ngoãn, biết vâng lời.

Phụ huynh đa phần rất quan tâm đến việc học của con em mình.

Học sinh sống ở vùng nông thôn nên có vốn hiểu biết, vốn sống khá phong phú về các đề tài cần miêu tả.

Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn cố gắng học tập kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghiệp, luôn hăng say trong công việc. Khả năng tiếp thu cũng như tiếp cận các chương trình dạy học có ứng dụng công nghệ khá nhanh.

    1. .Khó khăn:

Trong chương trình Tập làm văn lớp 5 văn miêu tả được dạy với hai kiểu bài : Tả cảnh[ 14 tiết], tả người[ 12 tiết].

Bản thân tôi đã nhiều năm giảng dạy ở khối lớp 4 - 5 và năm học này được phân công chủ nhiệm lớp 5/2.].Tổng số học sinh lớp tôi gồm 32 em. Đầu năm, tôi tiến hành khảo sát khả năng làm văn của các em với đề bài:Tả một con vật mà em yêu thích, tôi nhận thấy những điểm sau:

Về phía giáo viên:

Thực tế giảng dạy văn miêu tả, bản thân là người hướng dẫn đôi khi cũng cảm thấy lúng túng, bí từ và không biết phải hướng dẫn thế nào để học sinh có thể viết được bài văn hay. Bởi Tập làm văn là một phân môn khó nó đòi hỏi người học phải biết tổng hợp kiến thức, phải thể hiện được rung cảm cá nhân, phải biết vẽ nên bức tranh cảm xúc của bản thân mình cho người khác cảm nhận bằng hình ảnh làm từ ngôn từ. Do đó trong quá trình giảng dạy người giáo viên thường sẽ rơi vào hai trường hợp sau:

  • Hướng dẫn chung chung và để học sinh tự tìm hiểu theo khả năng của bản thân.
  • Dựa vào văn mẫu và hướng dẫn các em “ sao chép” lại một cách cứng ngắt.

Và cho dù giáo viên lựa chọn hướng dẫn theo cách nào trong hai cách trên thì người chịu thiệt thòi nhất luôn là học sinh. Tệ hơn nó sẽ khiến cho học sinh không biết làm văn hoặc chán học văn dù trước đó các em có năng khiếu viết văn, và yêu thích viết văn. Mà nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được trình độ chuyên môn theo yêu cầu, cũng như vốn sống còn hạn chế, mang nặng tính bảo thủ, chậm tiến với tư tưởng “ dạy tèn tèn thưởng lương như ai”. Nguyên nhân nữa là do “ bệnh thành tích” trong Giáo dục hiện nay. Dù bản thân giáo viên biết các em không đáp ứng được yêu cầu cơ bản của môn học nhưng do muốn giữ vững thành tích thi đua cá nhân mà cố ý nâng thành tích, nâng điểm của học sinh lớp mình. Hậu quả là làm các em ảo tưởng về bản thân, làm cho các em thiếu sự phấn đấu trong học tập.

Về phía học sinh:

Các em còn thiếu sự trãi nghiệm thực tế.

Ví dụ như:

Học sinh nông thôn sẽ ít được tiếp xúc với các khu vui chơi , giải trí, công viên, vườn thú...

Học sinh thành thị sẽ ít có cơ hội tiếp cận với cảnh gặt lúa, cày ruộng, ngắm trăng, chèo xuồng,...

Mặc dù hiện nay trình độ khoa học kĩ thuật rất phát triển các em có thể xem và biết được những điều mình quan tâm qua mạng internet như những điều mà các em biết được qua internet sẽ luôn không bằng trải nghiệm thực tế của bản thân. Dẫn đến một số bài văn của học sinh được viết như sau:

Nhà em có nuôi một con gà trống rất đẹp. Con gà cao gần 1 mét và nặng 200gam.....

Chú gà trống nhà em rất lực lưỡng. Cứ mỗi sáng sớm là chú gà trống nhà em lại bay tót lên cây nhãn trước nhà và vươn cổ gáy vang: kéc...kéc...kéc.....

Qua đó có thể thấy khi làm bài các em thiếu quan sát, thiếu tìm hiểu cụ thể về đặc điểm của đối tượng mà mình miêu tả. Do đó bài văn không thể truyền được cảm xúc cho bản thân người đọc. Việc thiếu tập trung ở tiết học lí thuyết cũng như không có phương pháp học tập một cách đúng đắn cũng ảnh hưởng nhất định đến thành tích học tập của các em.

Hơn nữa học sinh chưa hứng thú học Tập làm văn. Các em thường hay làm theo khuôn mẫu, giáo viên gợi mở dàn bài, gợi ý thế nào các em viết thế đó, chưa biết cách dùng từ, đặt câu nên câu văn, bài văn thường cụt ngủn, diễn đạt không trôi chảy. Đôi khi tả nhưng giống như trả lời câu hỏi. Từ dàn bài có sẵn cũng không biết cách để chuyển thành bài văn.

Việc đọc sách của các em hiện nay cũng đang bị xem nhẹ, phần lớn các em ít quan tâm đến việc đọc mà chủ yếu lại dành nhiều thời gian cho phim ảnh, trò chơi điện tử. Nếu có đọc thường là truyện tranh, thậm chí có truyện không mang tính giáo dục. Thời gian dành cho các em quan sát cũng như đầu tư vào Tập làm văn cũng hạn chế nên vốn luyến về cuộc sống, về văn học của các em cũng hạn chế. Chính điều này tác động không nhỏ đến việc học văn miêu tả ở các em.

Từ các nhận định được kiểm chứng qua thực tiễn trên tôi đã rút ra các điểm yếu mà các em hay mắc phải ở giờ làm văn như sau:

- Bài viết còn nhiều lỗi chính tả.

- Chưa xác định trọng tâm đề bài cần miêu tả.

- Nhiều em thường liệt kê, kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về , lủng củng.

- Vốn từ còn nghèo nàn, khuôn sáo, quan sát sự vật còn hời hợt.

- Chưa biết cách dùng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả.

- Chưa biết cách đặt câu, chưa biết tả những chi tiết cụ thể nổi bật.

- Mặt khác, hiện nay bày bán rất nhiều sách tham khảo, văn mẫu tạo điều kiện cho các em chép lại văn mẫu....

- Nhiều phụ huynh và đôi khi kể cả giáo viên cũng cho rằng em nào có khiếu thì mới học tốt phân môn này. Đây trở thành là một thách thức đối với giáo viên Tiểu học mà nhất là với những giáo viên đang dạy lớp 4, 5.

Từ thực trạng trên, tôi tìm hiểu được một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó như sau:

- Học sinh không được quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả.

- Khi quan sát các em không được hướng đẫn về kĩ năng quan sát: Quan sát những gì, quan sát từ đâu? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối tượng cần miêu tả.

- Không biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu tả khi quan sát.

- Vốn từ nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết mạch lạc, trôi chảy, chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ của mình về một sự vật, về một con người cụ thể nào đó.

- Chưa biết phát triển dàn ý của mình thành một bài văn hoàn chỉnh.

2. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Để giúp học sinh lớp mình làm tốt bài văn miêu tả thì người giáo viên cần tạo được cho học sinh một vốn từ, vốn sống phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó cũng phải giúp các em sử dụng từ ngữ một cách chính xác, phù hợp với hoàn cảnh. Do đó với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm, bản thân tôi luôn cố gắng dạy tốt và bám sát chương trình Tiếng Việt [như Tập đọc, Kể chuyện ,Chính tả, Luyện từ và câu]. Đặc biệt là ở phân môn Tập làm văn, từng tiết học tôi cho học sinh nắm chắc bố cục, cách tiến hành viết đoạn văn, bài văn. Để làm tốt việc này tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:

Biện pháp 1: Tích lũy kiến thức:

  1. Kiến thức từ các tác phẩm văn học:

Mỗi một tác phẩm văn học là một tác phẩm sáng tạo mang tính cá nhân rất cao. Nó là tinh hoa, là kết tinh của cả một quá trình quan sát, tìm tòi và sáng tạo. Cho dù chỉ là một đoạn nhỏ trong tác phẩm thì bản thân nó cũng mang một chủ đề một ý nghĩa riêng. Và nội dung của các tác phẩm thường xoay quanh các chủ đề sau:

  • Các hiện tượng thiên nhiên.
  • Mối quan hệ giữa con người với con người.
  • Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

Qua việc học tập các tác phẩm văn học các em sẽ có một lượng kiến thức phong phú về các hiện tượng thiên nhiên, về các mối quan hệ giữa con người với các sự vật hiện tượng và giữa con người với nhau. Bên cạnh đó các em sẽ có kiến thức về cách sử dụng ngôn từ, cách giao tiếp... và đó chính là nguồn vốn cần thiết sau này để các em sử dụng khi cần thiết.

Nhưng để các em có thể nắm bắt và ghi nhớ những kiến thức cần thiết ở các tác phẩm văn học thì người thầy giáo phải là người có kiến thức phong phú về các tác phẩm văn học. Biết cách phân tích các giá trị khác nhau của một tác phẩm văn học và quan trọng hơn hết là người thầy giáo phải truyền được tình yêu văn học của bản thân mình cho học sinh. Từ tình yêu đó các em sẽ hình thành thói quen đọc sách và đọc sách có chọn lọc. Thông qua việc đọc các em sẽ hiểu được nội dung văn bản và biện pháp nghệ thuật; biết tổng hợp kiến thức và áp dụng cho bản thân mình.

Do đó ở các tiết Tập đọc, học thuộc lòng, kể chuyện .. có trong chương trình mà nhất là những bài có thể loại miêu tả. Đối với những tiết học này, bản thân tôi dạy rất kĩ. Ngoài những nội dung cơ bản trọng tâm trong bài, tôi còn cung cấp cho HS về cách cảm thụ văn học, nhận thấy cái hay, cái đẹp qua cách dùng từ, viết câu, sử dụng biện pháp tu từ, cách miêu tả của tác giả. Ngay trong cách đọc của học sinh trong các bài tập đọc, học thuộc lòng tôi cũng chú ý nhiều đễn cách đọc diễn cảm.

  1. Từ vốn sống thực tế:

Cuộc sống của các em là những chuỗi ngày khám phá và học hỏi không ngừng thế giới xung quanh. Một ngày mới với các em là một cuộc phiêu lưu và chinh phục mới. Do đó muốn dạy các em miêu tả đầu tiên người giáo viên hãy dạy các em cách quan sát, cách chiếm lĩnh kiến thức mới mỗi ngày.

Ví dụ: Hãy vận dụng vốn sống của các em qua các câu hỏi gợi mở như: dòng sông lúc sáng sớm và lúc giữa trưa có gì khác nhau? Hoa sẽ như thế nào khi trời nắng gắt? Hoa sẽ như thế nào khi trời mưa? ...

  1. Từ các môn học khác:

Các môn học khác trong chương trình học tập của các em cũng là nguồn cung cấp vốn sống, vốn từ một cách phong phú. Ví như môn tự nhiên xã hội,khoa học, lịch sử, địa lí cung cấp các kiến thức về cuộc sống xung quanh các em như các hiện tượng mưa, gió, mây.. dòng sông, cánh rừng, con suối,.... Môn toán giúp các em ước lượng một cách chính xác. Môn Mĩ thuật giúp các em quan sát tỉ mỉ hơn...

Như vậy việc tích lũy kiến thức cho các em là một quá trình lâu dài và đòi hỏi không chỉ cần sự nổ lực của học sinh mà còn cần sự gchung tay của giáo viên, phụ huynh và xã hội. Hay nói rộng hơn là cần sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường, gia đình và xã hội để tạo cho các em có cơ hội hòa nhập với thiên nhiên, với các mối quan hệ xã hội. Mỗi ngày học một ít, mỗi chổ biết một ít sẽ làm giàu, rộng thêm kiến thức của các em.

Biện pháp 2: Quan sát và ghi chép

*Quan sát:

Trong văn miêu tả, quan sát rất quan trọng. Và muốn làm tốt nhất việc quan sát thì các em phải biết cách chọn được vị trí quan sát tốt, góc quan sát phù hợp: Xa hay gần, trong hay ngoài, ban ngày hay ban đêm, quan sát mùa xuân hay mùa hạ, ...

Khi qua sát, cần giúp các em nhận biết rằng muốn làm tốt nhất ta không chỉ quan sát bằng mắt mà phải huy động tất cả mọi giác quan: thính giác, vị giác, xúc giác, khứu giác. Tùy từng kiểu bài có cách quan sát khác nhau.

Ví dụ:

Đối với bài văn tả cây cối cần phải quan sát theo trình tự từ xa đến gần, từ bao quát đến chi tiết và chọn ra đặc điểm nổi bật nhất làm cây đó khác với các cây khác.

Đối với văn tả con vật ta quan sát ngoại hình rồi mới đến thói quen, hoạt động hằng ngày của con vật.

Đối với tả cảnh, quan sát theo trình tự thời gian, theo đặc điểm nổi bật của từng cảnh và theo từng góc độ của cảnh. Cũng có thể quan sát theo trình tự từ xa đến gần hoặc ngược lại.

Đối với văn tả người cần quan sát ngoại hình rôì mới đến tính tình , hoạt động.

Mỗi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên luôn có những đặc điểm riêng, và chỉ khi học sinh nắm bắt được các đặc điểm đó thì mới có thể viết ra một bài văn hay.

*Ghi chép:

Quan sát luôn đi liền với ghi chép. Ghi chép là cách ghi nhớ tốt nhất, từ đó nó giúp cho học sinh có thể lựa chọn được chi tiết miêu tả tốt nhất. Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã cho mỗi em trong lớp làm riêng một quyển sổ tay văn học và hướng các em ghi chép: Khi quan sát một cảnh hoặc một người nào đó, các em cần lựa chọn những chi tiết, những hình ảnh đặc sắc ghi vào sổ tay. Hay thông qua các bài tập đọc, các bài thơ, bài đọc thêm hay các tác phẩm văn học mà các em đã từng đọc các em phát hiện 1 ý hay, 1câu văn hay thì nên ghi ngay vào số của mình.

Biện pháp 3: Thực hành tốt các dạng bài tập sau: Thực hành vào những tiết luyện tiếng Việt

Dạng 1: Hướng dẫn học sinh cách dùng từ:

Trong suốt thời gian học Tiểu học các em luôn luôn được học tập để mở rộng thêm vốn từ của bản thân mình. Nhưng việc dùng từ của các em đôi lúc chưa thật hợp lí và thiếu tính chính xác. Mà việc dùng từ chính xác, dùng từ sau cho hay lại là yêu cầu quan trọng và cấp thiết trong văn miêu tả. Để học sinh thực hiện tốt việc dùng từ, tôi đã hướng dẫn các em thực hành dạng bài tập sau:

- Giáo viên chọn đối tượng miêu tả.

- Học sinh tìm từ tả đối tượng đó.

Qua bài tập giáo viên kết luận lại kiến thức giúp học sinh chọn ra từ ngữ chính xác nhất để miêu tả sau đó cho học sinh thực hành viết đoạn văn miêu tả.

Ví dụ:

*Tả cảnh

Đối tượng

Từ ngữ cần dùng

Câu , đoạn văn

Ngôi trường

Khang trang, đỏ tươi, đồ sộ, cao vút, phần phật

Toàn bộ ngôi trường được sơn màu vàng trông thật khang trang, sạch đẹp. Mái lợp ngói đỏ tươi. Từ cổng vào, ngay chính giữa của ngôi trường đồ sộ là cột cờ cao vút. Trên đỉnh cột, lá cờ đỏ sao vàng phần phật bay trước gió....

*Tả một người mà em yêu mến

Đối tượng

Từ ngữ cần dùng [đã được giáo viên và học sinh chắt lọc]

Câu, đoạn văn [Học sinh hình thành]

Mẹ

Cao, mảnh mai, tròn đen, ngắn, hiền lành, dịu dàng, nghiêm khắc

Mẹ có dáng người cao, mảnh mai, đôi mắt tròn đen, mái tóc ngắn. Mẹ hiền lành, dịu dàng nhưng rất nghiêm khắc.

Em gái

Tròn bầu bĩnh,tròn xoe, ngơ ngác, hồn nhiên, đậm đen tuyền, cao,to, phúng phính,ửng hồng, rạng rỡ

Em có khuôn mặt tròn bầu bĩnh, đôi mắt tròn xoe như hai hòn bi ve, đôi mắt ấy luôn ngước nhìn với một vẻ ngơ ngác toát lên sự hồn nhiên, tươi vui của trẻ thơ. Điểm vào đó là cặp chân mày đậm đen tuyền. Mũi em cao và to tôi thường dùng tay vuốt cái mũi ấy để trêu em gái. Đôi má phúng phính ửng hồng. Cái miệng nhỏ xinh lúc nào cũng nở một nụ cười rạng rỡ để lộ ra mấy chiếc răng đang thay trông thật đáng yêu.

Dạng 2: Hướng dẫn HS dùng cặp từ quan hệ

Các em ở giai đoạn này đã được học và đặt câu với các từ chỉ quan hệ như: nhưng, mà, tuy, song,... và đến lớp 5 các em sẽ được học tiếp các cặp quan hệ từ như: Nếu...thì; tuy... nhưng; chẳng những...mà còn...Mà những câu văn có cặp từ chỉ quan hệ có tác dụng nhấn mạnh ý định nói ở vế sau. Vì vậy khi học sinh sử dụng tốt các cặp từ chỉ quan hệ cũng là một cách để các em viết tốt bài văn miêu tả. Do đó tôi đã tiến hành cho học sinh thực hành nhiều với các dạng bài tập này. Hình thức bài tập làm như sau:

- Giáo viên đưa ra câu văn có ý định tả.

- Học sinh dùng từ chỉ quan hệ viết lại câu văn [có thêm ý định tả] đã cho theo ý mình.

* Ví dụ:

Câu văn GV đưa ra

Câu văn HS hoàn chỉnh

- Dòng sông quê em không rộng.

-Gió giật mạnh, mưa to cây cối nghiêng ngả trong màn nước trắng xóa.

- Chị em có làn da không trắng.

- Dòng sông quê em tuy không rộng lớn nhưng lại chứa đầy cá tôm.

-Gió giật càng mạnh, mưa càng to cây cối nghiêng ngả trong màn nước trắng xóa.

-Tuy chị em có làn da không được trắng trẻo nhưng nó lại vô cùng mịn màng.

Dạng 3: Hướng dẫn học sinh dùng từ thay thế để liên kết câu

Một lí do khác khiến các em không viết được một bài văn hay nữa là do các em lặp từ quá nhiều trong bài văn, không biết cách dùng các từ thay thế. Để khắc phục lỗi này ta có thể hướng dẫn các em sử dụng các đại từ khác nhau hoặc dùng các bộ phận song song để liên kết các câu, các ý. Và muốn học sinh sử dụng thành thạo các đại từ thay thế thì người thầy giáo cần hướng dẫn các em thật kĩ ở các tiết dạy Luyện từ và câu và ở các tiết học khác có các đoạn văn có sử dụng các từ thay thế. Với hình thức giáo viên đưa ra đoạn văn, câu văn có từ ngữ lặp lại cho học sinh thay thế để tránh sự lặp lại đó. Người thầy giáo cũng có thể tổ chức thành trò chơi giữa các nhóm nhầm tăng thêm hứng thú học tập cho học sinh.

Ví dụ: Tả người và tả cảnh:

Câu văn, đoạn văn mẫu

Câu văn, đoạn văn của học sinh viết

- Chị em có vóc dáng dong dỏng cao. Chị em có mái tóc tơ mịn. Chị em có đôi mắt trong xanh .

-Trường em là trường Tiểu học Trung An A. Trường em nằm trên một khu đất rộng và bằng phẳng giữa cánh đồng lúa rộng lớn. Trường em mới được xây cất lại trông thật khang trang.

- Chị em có vóc dáng dong dỏng cao. Chị có mái tóc tơ mịn luôn cắt ngắn đến bờ vai. Đẹp nhất là đôi mắt trong xanh của chị.

-Trường em là trường Tiểu học Trung An A. Trường nằm trên một khu đất rộng và bằng phẳng ở giữa cánh đồng lúa rộng lớn. Mới đây, ngôi trường được xây cất lại trông thật khang trang.

Dạng bài tập 4: Hướng dẫn học sinh cách dùng biện pháp so sánh:

Ở các lớp dưới các em đã được học là thực hành làm bài tập so sánh. Tuy nhiên, các em chưa động não liên tưởng để tìm ra hình ảnh cần so sánh, hoặc so sánh thiếu chính xác. Để rèn luyện dạng này, tôi tiến hành cho các em thực hiện các dạng bài tập sau:

- Giáo viên đưa ra câu văn miêu tả.

- Học sinh tìm ra hình ảnh so sánh, từ so sánh và đặt lại câu.

* Ví dụ:

Câu văn giáo viên đưa ra

Hình ảnh so sánh [HS]

Câu văn, đoạn văn học sinh viết

- Bàn tay em bé

- Cổng trường uy nghi

.

Như búp măng

Như người lính

- bàn tay của bé Na trông như những búp măng mới nhú.

- Cổng truo7ng2that65 uy nghhi như người lính cần cù đứng canh gác cho trường.

Dạng 5: Hướng dẫn học sinh cách dùng biện pháp nhân hóa:

Một bài văn hay không những phải biết tìm ra các hình ảnh so sánh đặc sắc mà còn cần người viết phải biết sử dụng các biện pháp tu từ khác như nhân hóa để có thể khiến sự vật hiện tượng được miêu tả trong bài văn trở nên sống động và có tình cảm hơn, dễ đi sâu vào lòng người hơn. Tuy nhiên các em lại không biết hoặc có biết thì cũng sử dụng một cách rất hạn chế các hình ảnh nhân hóa trong bài. Do vậy để giúp các em thành thạo kĩ năng nhân hóa trong viết văn, giáo viên có thể cho học sinh thường xuyên thực hiện dạng bài tập tìm kiếm hình ảnh nhân hóa như sau: [giống dạng bài tập so sánh]

*Ví dụ:

Câu văn của giáo viên

Câu văn của học sinh [có nhân hóa]

- Gió thổi qua vườn cây nghe xào xạc.

- Bầy chim vành khuyên hót líu lo.

- Chị gió vào vườn cây trò chuyện cùng hoa trái làm rôn rả cả một góc vườn.

- Bầy chim vành khuyên chụm đầu vào nhau trò chuyện râm ran cả một khu vườn.

Dạng 6: Hướng dẫn HS phương pháp đảo ngữ

Để nhấn mạnh ý của một bộ phận nào đó trong câu, ta có thể đảo vị trí của nó. Đảo ngữ còn làm cho câu văn trở nên ấn tượng. Chính vì vậy để có bài văn hay, người viết có thể cho học sinh làm quen với đảo ngữ qua bài tập như: tìm chủ ngữ, vị ngữ của các câu văn có đảo ngữ hoặc thực hành đảo ngữ các câu văn.

*Nhưng không phải câu văn nào đảo ngữ cũng hay, do đó GV hướng dẫn HS biết chọn lọc khi thực hành viết văn.

*Ví dụ:

Câu văn không có đảo ngữ

Câu văn đảo ngữ

-Trước mắt em hiện lên một cánh đồng cò bay thẳng cánh.

- Bạn ấy có sở trường là đá bóng

- Một cánh đồng cò bay thẳng cánh hiện lên trước mắt em.

- Sở trường của bạn ấy là đá bóng.

Biện pháp 4: Làm tốt giờ trả bài

Thường thì giáo viên lẫn học sinh ít quan tâm đến giờ trả bài. Tuy nhiên theo tôi việc chấm và trả bài bài tập làm văn là rất quan trọng. Chất lượng của các bài văn cũng phụ thuộc rất nhiều vào giờ trả bài. Bởi thông qua giờ trả bài các em sẽ biết mình viết hay chỗ nào, chưa hay chỗ nào. Viết sai chỗ nào về lỗi chính tả, cách dùng từ, đặt câu, cách diễn đạt... Từ đó các em tự nhận ra khuyết điểm của bản thân và tự sửa chữa, hoặc cùng các bạn sửa chữa để cùng nhau tiến bộ.

3.KẾT QUẢ THỤC HIỆN:

Qua quá trình thực hiện, hiệu quả làm văn của lớp tôi rất khả quan. Đa số học sinh dùng từ chính xác, biết dùng từ gợi tả, viết văn giàu hình ảnh, biết vận dụng các biện pháp tu từ trong bài văn của mình. Kết quả bài tập làm văn của lớp cụ thể qua từng thời điểm sau:

Giai đoạn

TSHS

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

SL

TL

SL

TL

SL

TL

Đầu năm

32

2

6,25%

12

37,5%

18

56,25%

KTGKI

32

5

15,6%

17

53%

10

31,4%

KTCKI

32

7

21,9%

20

62,5%

5

15,6%

KTGKII

32

8

25

24

75%

0

0%

Không riêng nội dung các bài văn miêu tả mà hầu hết phần kiến thức cơ bản của môn tập làm văn lớp 5 học sinh lớp tôi làm bài rất đảm bảo yêu cầu.

Sau khi áp dụng kêt quả nghiên cứu vào lớp học thì chất lượng các bài văn miêu tả [tả cảnh, tả người] của lớp tôi có sự thay đổi rõ rệt. Các em đã biết cách dùng từ, đặt câu trong miêu tả, các em biết sử dụng ngữ nghĩa rất chính xác. Các bài tập làm văn của các em không còn mang tính liệt kê, kể lể nữa. Thực sự các bài văn đã được thổi hồn vào trong. Một phần nào cũng đáp ứng được những gì mà người bản thân tôi mong đợi từ các em.

  1. TÍNH MỚI:

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:

1. KẾT LUẬN:

Để học sinh có kĩ năng thực hành viết văn hay, giàu hình ảnh thì việc rèn luyện các bài tập thực hành trên là rất quan trọng và cần thiết. Nhưng vấn đề đặt ra là thực hành vào lúc nào, môn học nào,với hình thức gì lại càng quan trọng hơn. Tùy theo nội dung từng bài học, đặc điểm của từng môn học, GV lựa chọn cho HS luyện tập dưới dạng bài tập hay trò chơi ngay trong quá trình cung cấp kiến thức hay luyện tập củng cố.

Song quan trọng hơn, trong các tiết phụ đạo, các tiết luyện Tiếng Việt trong tuần GV cho HS luyện tập kĩ hơn thì nhất định kĩ năng viết văn của HS sẽ được nâng cao.

Với các bài tập thực hành trên, tôi đã rèn luyện thành thạo kĩ năng dùng từ gợi tả, các biện pháp tu từ....cho HS. Từ đó, các em biết vận dụng kiến thức, vốn từ của mình để viết văn hay hơn, giàu hình ảnh hơn.

Từ các biện pháp trên, tôi nhận ra rằng: Để hoàn thành nhiệm vụ này có hiệu quả cần làm tốt một số vấn đề sau:

1, Kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh thật chính xác ngay từ đầu năm học và có kế hoạch phụ đạo các em ngay từ những tuần đầu của năm học

2, kiên trì chịu khó trước sự phát triển chậm của HS, phải biết ghi nhận từng tiến bộ của các em dù là nhỏ nhất. Đó là điều kiện cần thiết của người giáo viên.

3, Phải nghiên cứu tìm tòi nội dung bài học để tìm ra phương pháp giảng dạy cho học sinh của mình. Khi dạy cần kểt hợp khắc sâu, mở rộng và chỉ rõ từng bước để các em hiểu, làm theo và dần dần trở thành kĩ năng.

4, Tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi để đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng văn miêu tả, đặc biệt ở trường Tiểu học cho học sinh yếu kếm là vô cùng cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Trẻ em là tương lai của đất nước, là hạnh phúc của mỗi gia đình, chúng ta hãy trang bị cho các em một hệ thống tri thức cơ bản, vững chắc để các em tự tin bước vào đời.

2. ĐỀ XUẤT:

* Đối với giáo viên:

- Dạy tốt các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu và đặc biệt là phân môn Tập làm văn.

-Tận dụng thời gian rèn luyện cho học sinh thói quen sử dụng từ gợi tả chính xác và dùng biện pháp tu từ khi viết văn.

- Chú ý cho học sinh biết chọn từ phù hợp với văn cảnh

- Rèn nhiều hơn các đối tượng trung bình, yếu để các em vươn lên cùng các bạn.

*Đối với quản lí:

Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn về chuyên đề phân môn Tập làm văn để giáo viên học hỏi và nắm chắc phương pháp dạy học nhất là thể loại miêu tả đồng thời học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình dạy học.

Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thực hiện trong những năm làm công tác giảng dạy. Đồng thời tôi cũng chia sẻ cùng đội ngũ giáo viên của mình và đã thực hiện có hiệu quả. Tôi rất mong được sự đóng góp của tất cả đồng nghiệp để tôi có thêm những kinh nghiệm nhằm góp phần vào công tác giáo dục- đào tạo trong những năm tiếp theo đạt được hiệu quả cao hơn, Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trung An, ngày ...... tháng ..... năm 2019

Người viết

Phạm Ngọc Diện

Nhận xét và đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của Hiệu Trưởng

Sáng kiến kinh nghiệm của thầy [cô] .......................................... là giáo viên trường Tiểu học Trung An A tham dự hội thi giáo viên giỏi cấp trường

năm học 2019-2020 được BGK thống nhât chấm ........./ 10 điểm.

10. Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Minh Thuyết [chủ biên] - Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 - Tập 1, tập 2- Nhà xuất bản Giáo dục – Năm 2006

2. Nguyễn Minh Thuyết [chủ biên] - Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5 - Tập 1, tập 2- Nhà xuất bản Giáo dục – Năm 2006

3. Những tài liệu liên quan đến việc dạy văn miêu tả Thế giới trong ta, chuyên đề số: CĐ-TV 2005

4. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học lớp 5-Nhà xuất bản Giáo dục – Năm 2009

5. Sách tham khảo: Một số biện pháp dạy học văn miêu tả ở Tiểu học- NXB-TPHCM.Năm 2005

Tổng số điểm của bài viết là: 19 trong 5 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề