Sàng lọc ung thư cổ tử cung gia bao nhiêu năm 2024

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phụ khoa phổ biến thứ 3 và là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 ở nữ giới sau độ tuổi 30. Cứ 2 phút trên thế giới có 1 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung và hàng năm có tới khoảng 500,000 phụ nữ tử vong.

Diễn ra âm thầm và có tầm “sát thương” cao do bệnh thường không có dấu hiệu cụ thể để nhận biết đến khi có các triệu chứng lâm sàng thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Hơn 80% người bệnh được chẩn đoán ung thư giai đoạn 3 và 4 làm giảm nguy cơ cứu chữa và phục hồi. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống trong 5 năm ở giai đoạn 1 của ung thư cổ tử cung là khoảng 92%.

Khám sàng lọc thường xuyên có thể giúp phát hiện biến đổi bất thường tại cổ tử cung giúp điều trị kịp thời trước khi hình thành khối u cư trú. Khám sức khỏe phụ khoa định kì hàng năm được các bác sĩ khuyên nên thực hiện: khám phụ khoa, bao gồm pap test- kiểm tra tế bào mặt ngoài cổ tử cung cho phụ nữ dưới 30 và thêm HPV test cho phụ nữ sau 30 tuổi.

Ung thư cổ tử cung thường phát triển từ các đối tượng có yếu tố nguy cơ cao bao gồm:

  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư, khối u.
  • Nhiễm virus HPV [đặc biệt là HPV chủng 16, 18 và 2 chủng nguy cơ cao 3 và 4].
  • Từng nhiễm các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục STI [đặc biệt là Herpes sinh dục, mụn cóc sinh dục, u mềm gây ra bởi Molluscum].
  • Người suy giảm miễn dịch.
  • Người dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài.
  • Người hút thuốc lá và tiêu thụ nhiều thức uống có cồn.

2. Tầm soát ung thư cổ tử cung tại Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn có gì đặc biệt?

Tầm soát ung thư cổ tử cung tại Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn- SIGC giai đoạn sớm cùng các xét nghiệm phát hiện yếu tố nguy cơ và đề xuất hướng điều trị phù hợp tránh biến chứng dẫn đến ung thư:

  • Thinprep PAP test: là xét nghiệm kiểm tra tế bào mặt ngoải cổ tử cung, giúp sàng lọc ung thư cổ tử cung dựa trên chất lỏng và xử lý mẫu bằng máy ThinPrep tự động. Phương pháp này ra đời sau giúp khách phục được nhược điểm của phương pháp Papsmear trước đó, cho kế quả chính xác và phát hiện được các tổn thương nội biểu mô cao hơn.
  • APTIMA HPV: là xét nghiệm mới nhất phát hiện RNA của 14 chủng HPV nguy cơ cao với độ chính xác trên 95%, vượt trội hơn những sét nghiệm DNA HPV thông thường trong việc phát hiện và theo dõi yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung.

3. Giá Tầm soát Ung thư Cổ tử cung bao nhiêu?

4. Quy trình khám Tầm soát ung thư tại Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn- SIGC

  • Đăng ký/ Đặt lịch qua hotline: [028] 38.213.456, hoặc đặt hẹn online tại website Bệnh viện hoặc đăng ký trực tiếp tại 2 địa chỉ 9-15 Trịnh Văn Cấn, Q.1, TP.HCM hoặc 441 Lê Văn Lương, Q.7, Tp.HCM.
  • Khách hàng nhận thông tin xác nhận từ bộ phận Tổng đài.
  • Tiếp nhận và làm hồ sơ khám tại quầy CSKH.
  • Khám, tư vấn với bác sĩ.
  • Thực hiện cận lâm sàng theo sự hướng dẫn của nhân viên.
  • Bác sĩ tư vấn kết quả hình ảnh và cận lâm sàng, các lời khuyên về sức khỏe và đưa ra hướng điều trị [nếu cần].
  • Nhận toa thuốc và thuốc [nếu có] hoặc nhập viện điều trị theo chỉ định từ bác sĩ.

5. Các lưu ý cần chuẩn bị khi khám Tầm soát ung thư?

Để việc kiểm tra sức khỏe được thuận lợi, khách hàng đến kiểm tra sức khỏe nên đặt hẹn trước với bệnh viện. Bộ phận Chăm sóc khách hàng của bệnh viện sẽ tư vấn các chương trình khám sức khỏe phù hợp, cũng như dặn dò các việc cần chuẩn bị trước ngày khám:

Tháng 10 – Tháng nâng niu phái đẹp, Hệ thống BVĐK Tâm Anh triển khai gói khám tầm soát ung thư cổ tử cung với chi phí ưu đãi, giúp chị em được thăm khám ở môi trường y tế cao cấp với chi phí tiết kiệm. Gói tầm soát được thiết kế toàn diện, là món quà tặng ý nghĩa dành cho những người phụ nữ yêu thương nhân dịp 20/10.

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết, việc tầm soát phát hiện sớm Ung thư cổ tử cung [UTCTC] từ khi chưa có triệu chứng vô cùng quan trọng. Vì khoảng thời gian hình thành và phát triển tổn thương tiền UTCTC tương đối dài, từ 3-7 năm nên nếu phát hiện sớm có thể xử trí và điều trị kịp thời, giúp giảm chi phí, giảm thời gian điều trị, giảm thiểu rủi ro, tăng chất lượng sống trên 5 năm không tái phát bệnh.

Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?

Tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp giúp sàng lọc để phát hiện những tế bào bất thường, dấu hiệu tiền ung thư ở khu vực cổ tử cung – vị trí khe hẹp nối âm đạo với tử cung của người phụ nữ. Ung thư cổ tử cung [UTCTC] xảy ra khi các tế bào ở cổ tử cung tăng sinh là nhân rộng một cách bất thường và không kiểm soát được. Khi điều này xảy ra, cơ thể không thể sắp xếp các tế bào này cho các chức năng bình thường và các tế bào này tạo thành khối u. Các khối u ác tính ở cổ tử cung có thể lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể, lấn át và phá huỷ các bộ phận này. [1]

Hiện nay xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung có thể phát hiện bệnh trước khi người phụ nữ có thể thấy hoặc cảm nhận bất kỳ những thay đổi trong cơ thể. Khi phát hiện bệnh sớm, việc chữa trị sẽ dễ dàng hơn.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] và Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư [IARC] trong năm 2018, đã có khoảng 570.000 trường hợp mới mắc UTCTC trên toàn thế giới và 311.000 ca tử vong do UTCTC. Hơn 85% trong số các ca này được ghi nhận ở các nước đang phát triển. Các trường hợp mắc UTCTC mới được tìm thấy ở các nước phát triển là 83.000 ca và tại các nước kém phát triển là 445.000 ca.

Tại Việt Nam, căn bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hóa “thần tốc” về độ tuổi, hy hữu nhất là trường hợp bé gái 14 tuổi đã phát hiện mắc ung thư cổ tử cung. Ước tính hiện nay, mỗi năm ở nước ta có 5.174 phụ nữ được chẩn đoán mắc UTCTC và 2.472 chết vì căn bệnh này.

Một con số đáng lo ngại là trung bình mỗi ngày, Việt Nam hiện có khoảng 14 ca mắc mới, trong đó 7 ca tử vong vì ung thư cổ tử cung. Con số này cao gấp 2 đến 3 lần số trường hợp tử vong liên quan đến các biến chứng thai sản. Ở mức độ toàn cầu, số trường hợp tử vong do ung thư cổ tử cung lớn hơn nhiều so với tổng các ca tử vong do HIV, sốt rét và lao kết hợp lại.

Ung thư cổ tử cung tạo ra các gánh nặng bệnh tật khủng khiếp lên bản thân người bệnh, gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội. Theo thống kê năm 2012, gánh nặng trực tiếp của ung thư cổ tử cung khoảng 1.755 tỷ đồng, xếp vị trí thứ 4 và chiếm khoảng 0,015% GDP. Bên cạnh đó, gánh nặng gián tiếp mà căn bệnh này gây ra chiếm khoảng 418 tỷ đồng, xếp thứ 5 trong số 6 loại bệnh ung thư thường gặp nhất.

Tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm những phương pháp nào?

Việt Nam có khoảng 30,77 triệu phụ nữ trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên có nguy cơ phát triển UTCTC và điều này đặt ra một vấn đề y tế cộng đồng lớn cho đất nước. Theo bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi: “Hiện nay UTCTC có thể dự phòng và điều trị triệt để nhờ tiêm ngừa, khám phụ khoa và tầm soát định kỳ. Nhờ tầm soát, nhiều bệnh nhân được phát hiện, điều trị tiền ung thư cổ tử cung giai đoạn rất sớm, giúp phụ nữ bảo toàn khả năng sinh sản.”

Xét nghiệm tầm soát UTCTC được thực hiện ở phụ nữ đã có quan hệ tình dục và mong muốn được tầm soát UTCTC. Các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung hiện nay bao gồm: [2]

  • Khám phụ khoa
  • Tầm soát UTCTC
    • Xét nghiệm tế bào cổ tử cung [cổ điển hoặc nhúng dịch] giúp phát hiện sự thay đổi các tế bào bất thường ở cổ tử cung.
    • Xét nghiệm HPV nhằm xác định có nhiễm HPV không và nhiễm chủng virus nào.

Tại Trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh, quá trình tầm soát UTCTC được thực hiện nhanh chóng và đơn giản. Khách hàng sẽ được hướng dẫn nằm lên bàn khám phụ khoa, bác sĩ bộc lộ cổ tử cung bằng cách đặt mỏ vịt vào âm đạo. Các tế bào sẽ được lấy bằng một bàn chải nhỏ, không gây đau hay bất kỳ khó chịu nào. Sau đó, các tế bào sẽ được đặt vào một dung dịch đặc biệt và gửi đến phòng xét nghiệm. [3]

Từ sau tuổi dậy thì, phụ nữ có quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc UTCTC, trong đó phổ biến nhất là độ tuổi > 35 và thường gặp 45 – 50 tuổi. Do đó, các chuyên gia Sản Phụ khoa khuyến cáo, các cột mốc chị em nên lưu ý để chủ động tầm soát UTCTC gồm:

  • Dựa vào tế bào học [từ 21 tuổi]: Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung mỗi 2 năm/lần.
  • Dựa vào xét nghiệm HPV đơn thuần [từ 25 tuổi]: mỗi 3 năm/lần.
  • Dựa vào Cotesting [tế bào học và HPV: từ 30 tuổi]: mỗi 5 năm/lần
  • Trên 65 tuổi: Nếu 3 lần tế bào cổ tử cung liên tiếp bình thường hoặc 2 lần cotesting âm tính hoặc sau phẫu thuật cắt tử cung vì bệnh lý lành tính có thể ngưng tầm soát.
  • Bệnh nhân có bất thường ở cổ tử cung cần tiếp tục tầm soát đến 25 năm sau điều trị ban đầu nhằm phát hiện tái phát tại chỗ.

Ngoài các mốc trên khi thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, chị em nên đến cơ sở y tế để thực hiện kiểm tra ngay. [4]

Gói tầm soát ung thư cổ tử cung của BVĐK Tâm Anh với sự kết hợp của “bộ đôi” xét nghiệm cho kết quả tầm soát chính xác, giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, nâng cao hiệu quả điều trị, giúp chị em sống khỏe và bảo tồn được thiên chức làm mẹ. Vì vậy, phụ nữ trên 21 tuổi nên chủ động tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ theo khuyến nghị của bác sĩ kết hợp chủng ngừa vaccine HPV để tăng hiệu quả trong phòng bệnh ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung là gì?

Phết tế bào cổ tử cung là phương thức an toàn để tầm sát ung thư cổ tử cung nhưng không thể phát hiện ung thư 100%. Kết quả thu được có thể âm tính giả, nghĩa là xét nghiệm không phát hiện bất thường dù có tế bào bất thường. Kết quả âm tính giả có thể là do: Thu thập không đủ tế bào.

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung giá bao nhiêu?

Câu trả lời cho thắc mắc tầm soát ung thư cổ tử cung bao nhiêu tiền là mức phí tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ vào khoảng 1.500.000 – 2.500.000 đồng tùy cơ sở y tế bạn nhé!

Nên tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu một lần?

Phụ nữ trong độ tuổi 21 – 24: Nên làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung Pap smear hoặc Thinprep với tần suất tối thiểu 3 năm/lần. Phụ nữ trong độ tuổi 25 – 65: Nên kết hợp Pap smear và xét nghiệm HPV định kỳ 5 năm/lần.

Giai đoạn tiền ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Giai đoạn tại chỗ [insitu]: Bệnh nhân phát hiện bệnh sớm và được các chuyên gia hàng đầu về phụ khoa và ung bướu điều trị tích cực, lúc này cơ hội sống trên 5 năm có thể lên đến 96%. Giai đoạn 1: Tỷ lệ sống trên 5 năm giảm còn 80-90%. Giai đoạn 2: Khả năng sống sót trên 5 năm còn 50-60%.

Chủ Đề