So sánh bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp năm 2024

So sánh

- Giống nhau: Đều là bản vẽ kỹ thuật và có hình biểu diễn, kích thước và khung tên

- Khác nhau:

Bản vẽ lắp

- Không có yêu cầu kỹ thuật

- Bảng kê: gồm số thứ tự, tên gọi chi tiết, số lượng, vật liệu.

- Nhờ các chi tiết lắp ghép với nhau tạo nên một bộ phận máy hoặc máy

Bản vẽ chi tiết

- Yêu cầu kĩ thuật: gồm chỉ dẫn về gia công, xử lí bề mặt...

- Không có bảng kê

- Bản vẽ chi tiết là một trong các thành phần để xây dựng lên bản vẽ lắp

* Bản vẽ lắp dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm

Căn cứ theo Tiểu mục 3.6 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9256:2012, bản vẽ chi tiết (detail drawing) là một loại bản vẽ kỹ thuật thể hiện các phần của công trình hoặc một cấu kiện, thường được phóng to ra và gồm có các thông tin đặc trưng về hình dạng, cấu tạo hoặc cách lắp ráp và các mối nối.

So sánh bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp năm 2024

Thế nào là bản vẽ chi tiết? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì? (Hình từ Internet)

Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì?

Thực tế, bản vẽ chi tiết dùng để thực hiện các công việc sau:

- Chế tạo chi tiết: Cung cấp đầy đủ thông tin về hình dạng, kích thước, vật liệu, phương pháp gia công, các yêu cầu kỹ thuật khác của chi tiết, giúp người thợ chế tạo có thể sản xuất ra chi tiết đúng theo yêu cầu.

- Kiểm tra chi tiết: Là cơ sở để xác định chất lượng chi tiết sau khi được chế tạo. Người kiểm tra sẽ sử dụng bản vẽ chi tiết để so sánh với chi tiết thực tế, từ đó xác định xem chi tiết có đạt yêu cầu hay không.

- Lao động, chế tạo, lắp ráp, thi công và vận hành: Là tài liệu kỹ thuật quan trọng trong quá trình lao động, chế tạo, lắp ráp, thi công và vận hành các sản phẩm có sử dụng chi tiết. Bản vẽ chi tiết giúp người lao động hiểu rõ về chi tiết, từ đó có thể thực hiện công việc một cách chính xác và hiệu quả.

Lưu ý: Nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo!

Các loại bản vẽ kỹ thuật hiện nay? Tỷ lệ bản vẽ kỹ thuật như thế nào?

Theo quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9256:2012, hiện nay có các loại bản vẽ kỹ thuật như sau:

- Bản vẽ hoàn công, bản vẽ ghi lại (as- built drawing/ record drawing)

- Bản vẽ lắp ráp (assembly dwawing)

- Mặt bằng khu đất (block plan)

- Bản vẽ cấu kiện (component drawing)

- Bản vẽ nhóm cấu (component range drawing)

- Bản vẽ chi tiết (detail drawing)

- Bản vẽ phác thảo, bản vẽ sơ bộ (draft drawing/ preliminary drawing)

- Bản vẽ bố trí chung (general arrangement drawing)

- Bản vẽ tổ hợp chung (general assembly drawing)

- Bản vẽ lắp đặt (installation drawing)

- Bản vẽ giao diện (interface drawing)

- Danh mục chi tiết cấu tạo (item list)

- Bản vẽ mặt bằng (layout drawing)

- Bản vẽ gốc (original drawing)

- Bản vẽ đường bao (outline drawing)

- Bản vẽ từng bộ phận (part drawing)

- Bản vẽ bố trí bộ phận (partial arrangement drawing)

- Bản vẽ khuôn mẫu (pattern drawing)

- Bản vẽ chế tạo (production drawing)

- Bản vẽ tương đồng (tabular drawing)

- Mặt bằng khu đất xây dựng (site plan)

- Bản vẽ lắp ráp bổ sung (sub - assembly drawing)

Bên cạnh đó, theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7286:2003 có giải thích tỷ lệ (Scales) bản vẽ kỹ thuật là tỷ số giữa kích thước dài của một phần tử vật thể biểu diễn trong bản vẽ gốc và kích thước dài thực của chính phần tử đó.

Tỷ lệ bản vẽ kỹ thuật hiện nay bao gồm các tỷ lệ như sau:

- Tỷ lệ nguyên hình (Full scale): Tỷ lệ với tỷ số 1:1

- Tỷ lệ phóng to (Enlargement scale): Tỷ lệ với tỷ số lớn hơn 1:1. Tỷ lệ được gọi là lớn hơn do tỷ số của nó tăng lên.

- Tỷ lệ thu nhỏ (Reduction scale): Tỷ lệ với tỷ số nhỏ hơn 1:1. Tỷ lệ được gọi là nhỏ hơn do tỷ số của nó giảm xuống.

*Chú thích – Tỷ lệ của một bản in có thể khác với tỉ lệ của bản vẽ gốc.

Ký hiệu đầy đủ gồm có chữ “TỈ LỆ” và tiếp sau đó là tỷ số, như sau:

- TỈ LỆ 1:1 cho tỉ lệ nguyên hình

- TỈ LỆ X:1 cho tỉ lệ phóng to.

- TỈ LỆ 1:X cho tỉ lệ thu nhỏ.

Để không gây ra hiểu nhầm, từ “TỈ LỆ” có thể không ghi

*Chú thích: tỉ lệ chọn một bản vẽ phụ thuộc vào mức độ phức tạp của đối tượng cần mô tả và mục đích của hình biểu diễn. Trong mọi trường hợp, tỉ lệ được chọn phải đủ lớn để cho phép truyền đạt một cách dễ dàng và sáng sủa các thông tin mô tả. Tỷ lệ và kích thước của vật thể sẽ quyết định kích thước của bản vẽ.

Những chi tiết quá nhỏ, không thể ghi được đầy đủ kích thước ở hình biểu diễn chính, thì phải vẽ ở bên cạnh hình biểu diễn chính theo kiểu hình chiếu riêng phần (hoặc hình cắt) theo một tỉ lệ lớn hơn.

So sánh nội dung bản vẽ lắp với bản vẽ chi tiết được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

So sánh nội dung bản vẽ lắp với bản vẽ chi tiết

Đề bài: So sánh nội dung bản vẽ lắp với bản vẽ chi tiết. Bản vẽ lắp dùng để làm gì?

Lời giải

* So sánh

- Giống nhau: Đều là bản vẽ kỹ thuật và có hình biểu diễn, kích thước và khung tên

- Khác nhau:

Bản vẽ lắp

Bản vẽ chi tiết

- Không có yêu cầu kỹ thuật

- Bảng kê: gồm số thứ tự, tên gọi chi tiết, số lượng, vật liệu.

- Nhờ các chi tiết lắp ghép với nhau tạo nên một bộ phận máy hoặc máy

- Yêu cầu kĩ thuật: gồm chỉ dẫn về gia công, xử lí bề mặt...

- Không có bảng kê

- Bản vẽ chi tiết là một trong các thành phần để xây dựng lên bản vẽ lắp

* Bản vẽ lắp dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm

A. Bản vẽ lắp

1. Nội dung của bản vẽ lắp

Bản vẽ lắp là tài liệu kĩ thuật chủ yếu dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm.

Bản vẽ lắp diễn tả hình dạng, kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết máy của sản phẩm.

Hình biểu diễn: Gồm hình chiếu và hình cắt diễn tả hình dạng, kết cấu và vị trí các chi tiết máy của bộ vòng đai.

Kích thước: Gồm kích thước chung của sản phẩm, kích thước lắp của các chi tiết.

Bảng kê: Gồm số thứ tự, tên gọi chi tiết, số lượng,vật liệu …

Khung tên: Tên sản phẩm, tỷ lệ, kí hiệu bản vẽ, cơ sở thiết kế …

2. Đọc bản vẽ lắp

Đọc bản vẽ lắp là thông qua các nội dung của bản vẽ lắp để biết được hình dạng. Kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm.

Khi đọc thường theo trình tự nhất định.

- Khung tên.

- Bảng kê.

- Hình biểu diễn.

- Kích thước.

- Phân tích chi tiết.

- Tổng hợp.

So sánh bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp năm 2024

Lưu ý:

  1. Cho phép vẽ một phần hình cắt (hình cắt cục bộ) ở trên hình chiếu.
  2. Kích thước chung: kích thước chiều dài, chiều cao và chiều rộng của sản phẩm.
  3. Kích thước lắp: kích thước chung của hai chi tiết ghép với nhau như đường kính của trục và lỗ, đường kính ren.
  4. Vị trí của chi tiết: mỗi chi tiết được tô một màu để xác định vị trí của nó ở trên bản vẽ.
  5. Trình tự tháo lắp: ghi số chi tiết theo trình tự tháo và lắp.

B. Bản vẽ chi tiết

1. Định nghĩa

Bản vẽ chi tiết là bản vẽ vừa thể hiện được hình dạng, vừa thể hiện được kích thước và các yêu cầu kỹ thuật trong bản vẽ. Thường thì bản vẽ chi tiết gồm: Các hình biểu diễn, khung bản vẽ và khung tên, các con số kích thước và các yêu cầu kỹ thuật. Bản vẽ chi tiết là tài liệu kĩ thuật dùng trong việc chế tạo và kiểm tra chi tiết.

2. Cách đọc bản vẽ chi tiết

Trình tự đọc bản vẽ

Gồm 5 bước:

  1. Đọc nội dung trong khung tên.
  2. Phân tích các hình chiếu, hình cắt.
  3. Phân tích kích thước.
  4. Đọc yêu cầu kĩ thuật.
  5. Mô tả hình dáng và cấu tạo của chi tiết, công dụng của chi tiết đó.

Bản vẽ ống lót:

Tên gọi chi tiết: ống lót.

Vật liệu: thép

Tỉ lệ: 1:1

Tên gọi hình chiếu: hình chiếu cạnh

Vị trí hình cắt: cắt ở vị trí hình chiếu đứng.

Kích thước chung của chi tiết: 28mm,30mm.

Kích thước các phần của chi tiết: Đường kính ngoài 18mm, đường kính lỗ 16mm, chiều dài 30mm.

Gia công: làm tù cạnh

Xử lí bề mặt: mạ kẽm.

Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết: ống hình trụ tròn.

Công dụng của chi tiết dùng để lót giữa các chi tiết.

Phân loại bản vẽ kỹ thuật

Bản vẽ kỹ thuật bao gồm :

- Bản vẽ chi tiết

- Bản vẽ lắp ráp

- Bản vẽ tháo rời

- Bản vẽ sơ đồ

C. Bài tập: Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Bản vẽ lắp thể hiện

  1. Hình dạng sản phẩm
  2. Kết cấu sản phẩm
  3. Vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm
  4. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 2: Bản vẽ lắp dùng trong:

  1. Thiết kế sản phẩm
  2. Lắp ráp sản phẩm
  3. Sử dụng sản phẩm
  4. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 3: Trong bản vẽ lắp thể hiện mấy nội dung?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Đáp án: C

Đó là hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, khung tên.

Câu 4: Bản vẽ lắp có thêm nội dung nào mà bản vẽ chi tiết không có?

  1. Hình biểu diễn
  2. Kích thước
  3. Bảng kê
  4. Khung tên

Đáp án: C

Câu 5: Bản vẽ lắp thiếu nội dung nào so với bản vẽ chi tiết?

  1. Hình biểu diễn
  2. Yêu cầu kĩ thuật
  3. Kích thước
  4. Khung tên

Đáp án: B

Câu 6: Trình tự đọc bản vẽ lắp gồm mấy bước?

  1. 4
  2. 5
  3. 6
  4. 7

Đáp án: C

Đó là hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, khung tên, phân tích chi tiết, tổng hợp.

Câu 7: Trình tự đọc bản vẽ lắp khác trình tự đọc bản vẽ chi tiết ở chỗ có thêm bước

  1. Bảng kê
  2. Phân tích chi tiết
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 8: Kích thước trên bản vẽ lắp là

  1. Kích thước chung
  2. Kích thước lắp
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Đáp án khác

Đáp án: C

Câu 9: Kích thước chung trên bản vẽ lắp là kích thước

  1. Chiều dài sản phẩm
  2. Chiều rộng sản phẩm
  3. Chiều cao sản phẩm
  4. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 10: Trình tự đọc bản vẽ lắp là

  1. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp
  2. Khung tên, hình biểu diễn, bảng kê, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp
  3. Khung tên, hình biểu diễn, bảng kê, phân tích chi tiết, kích thước, tổng hợp
  4. Hình biểu diễn, khung tên, bảng kê, phân tích chi tiết, kích thước, tổng hợp

Đáp án: A

-----

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài So sánh nội dung bản vẽ lắp với bản vẽ chi tiết VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 8, Soạn Công nghệ 8 VNEN, Tài liệu học tập lớp 8 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Bản vẽ lập và bản vẽ chi tiết có công dụng gì?

Với bản vẽ lắp cho biết hình dạng, kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm. Trong khi đó, bản vẽ chi tiết sẽ biết hình dạng, kích thước và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết. Bản vẽ chi tiết có yêu cầu kỹ thuật, còn bản vẽ lắp có bảng kê.

Bản vẽ chi tiết là gì?

Bản vẽ chi tiết là loại bản vẽ thể hiện được đầy đủ các hình dạng đồng thời cũng thể hiện chi tiết các kích thước và các yêu cầu kỹ thuật. Đây được coi là một tài liệu kĩ thuật được sử dụng trong sản xuất và chế tạo để cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm thiết kế.

Phần khung tên của bản vẽ chi tiết gồm những thông tin gì?

- Khung tên gồm: tên gọi chi tiết, vật liệu, tỉ lệ vẽ, họ tên của những người có trách nhiệm đối với bản vẽ.

Đâu là nội dung bản vẽ nhà?

- Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà. Trong đó, - Mặt bằng: Là hình chiếu mặt bằng của ngôi nhà, diễn tả vị trí, kích thước các tường, vách, cửa đi, cửa sổ và các đồ đạc…