So sánh độ bền liên kết của hf hcl hbr hi.

theo mình: tính axit dựa vào độ dài liên kết bán kính Cl lớn hơn F nên độ dài liên kết với H sẽ dài hơn

=> tính axit mạnh hơn. HBr và HI còn mạnh nữa

tan nhiêu hay ít dựa vào độ fân cực H-X
fân cực HF lớn hơn HCl> HBr>HI=> độ tan giảm dần em ạ
chắc chắn đúng rồi, cả cái trên nữa, k sai đâu cho chị xin cái THANKS hihi^^

thế còn nhiệt độ sôi nữa chị à , của HF là +19.5 độ c, còn của HCL là -85.1độ c .. chị giải thích cho em nhá

Vì F là chất oxi hoá mạnh nhất trong halogen nên tính khử của nó yếu nhất trong halogen
Axit thể hiện tính khử => HF là axit yếu=> HF H2O là chất phân cực , độ phân cực giảm từ HF-HI =>độ tan giảm dần

_nhiệt độ sôi của các axit, cũng có 1 số TH giải thích thoả đáng được , giải thích = kl phân tử , độ bền liên kết H , cấu tạo của phân tủ....=> trong TH này mình giải thích bằng lk H do tạo liên kết O của nước và H của axit =>độ bền liên kết H giảm HF-HI => nhiệt độ sôi giảm dần từ HF-HI

Last edited by a moderator: 26 Tháng hai 2010

hic, các em trả lời sai hết rồi

Trước tiên, thầy nhắc lại: tính axit là khả năng cho proton [hay chính là ion H+], khả năng này càng lớn thì tính axit càng mạnh

HF là một axit đặc biệt, do độ âm điện của F rất lớn nên liên kết H-F rất phân cực, lẽ ra tính axit của HF phải rất mạnh, nhưng cũng do độ âm điện của HF lớn mà làm hình thành liên kết Hiđro liên phân tử giữa các phân tử HF: ... HF ... HF ...

Do có liên kết Hiđro nên HF dễ phân ly thành axit, trước tiên cần cung cấp năng lượng để phá vỡ các liên kết hiđro giữa các phân tử HF trước [năng lượng phân tử hóa] rồi mới đến năng lượng phân ly ra H+. Quá trình này tiêu thụ rất nhiều năng lượng nên HF có tính axit rất yếu đồng thời nhiệt độ sôi của HF cũng cao hơn hẳn các hiđro halogenua khác trong dãy.

Ngoài liên kết Hiđro liên phân tử, HF còn tạo liên kết Hiđro với nước, do đó, HF cũng tan rất tốt trong nước.

Đối với các HX còn lại, ta có thể giải thích như sau: từ trên xuống dưới trong cùng 1 nhóm, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử tăng rất nhanh, độ dài liên kết H-X tăng lên nhanh chóng làm cho liên kết yếu đi và dễ phân ly ra ion H+ hơn, đó là lý do tại sao HCl < HBr < HI

Tổng kết lại, ta có dãy: HF M[H2O]]

thầy giáo ạ?????
có vẻ câu trả lời hơi muộn cho em bé ngày mai học Hoá đang đi kiếm câu TL
k sao đây là bài học cho mọi ng`^^

em cũng đưa ra ý kiến này [ st] từ HF – HI: bán kính nguyên tử tăng dần, độ âm điện của các nguyên tố giảm dần, độ dài liên kết tăng dần, năng lượng liên kết H-X giảm dần. Khi độ dài liên kết tăng, năng lượng liên kết giảm thì độ bền liên kết phân tử giảm mạnh. Đối với HF chỉ thực sự bị phân huỷ ở 3500oC, còn các HX khác ở 1000oC đã phân huỷ và % phân huỷ tăng dần từ HCl đến HI. Ở HF có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao hơn rất nhiều so với các HX khác đó là do hiện tượng trùng hợp phân tử nhờ liên kết hidro: nHF g [HF]n ............. [n = 2g6] ...F – H ... F – H ... F - H ... Năng lượng liên kết hiđro trong trường hợp này là lớn nhất, khoảng 40 kJ/mol. Các phân tử HF không chỉ trùng hợp ở trạng thái rắn và lỏng mà còn trùng hợp cả ở trạng thái khí. Do đó, từ HF đến HCl nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi giảm vì HCl không tạo được liên kết hiđro giữa các phân tử.

Từ HCl đến HI nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng. Các hiđro halogenua tương tác với nhau bằng lực tương tác giữa các phân tử gồm lực định hướng, lực khuếch tán và lực cảm ứng gọi chung là tương tác Van de Van. Nhưng năng lượng tương tác cảm ứng thường rất bé so với năng lượng tương tác định hướng và tương tác khuyếch tán, do đó ảnh hưởng của tương tác cảm ứng đến nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi có thể bỏ qua.

vậy đúng là sao băng lạnh giá_vũ khắc ngọc đó sao .hay qua ta . mình có rất nhìu vấn đề muốn hỏi

hic, các em trả lời sai hết rồi

Trước tiên, thầy nhắc lại: tính axit là khả năng cho proton [hay chính là ion H+], khả năng này càng lớn thì tính axit càng mạnh

HF là một axit đặc biệt, do độ âm điện của F rất lớn nên liên kết H-F rất phân cực, lẽ ra tính axit của HF phải rất mạnh, nhưng cũng do độ âm điện của HF lớn mà làm hình thành liên kết Hiđro liên phân tử giữa các phân tử HF: ... HF ... HF ...

Do có liên kết Hiđro nên HF dễ phân ly thành axit, trước tiên cần cung cấp năng lượng để phá vỡ các liên kết hiđro giữa các phân tử HF trước [năng lượng phân tử hóa] rồi mới đến năng lượng phân ly ra H+. Quá trình này tiêu thụ rất nhiều năng lượng nên HF có tính axit rất yếu đồng thời nhiệt độ sôi của HF cũng cao hơn hẳn các hiđro halogenua khác trong dãy.

Ngoài liên kết Hiđro liên phân tử, HF còn tạo liên kết Hiđro với nước, do đó, HF cũng tan rất tốt trong nước.

Đối với các HX còn lại, ta có thể giải thích như sau: từ trên xuống dưới trong cùng 1 nhóm, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử tăng rất nhanh, độ dài liên kết H-X tăng lên nhanh chóng làm cho liên kết yếu đi và dễ phân ly ra ion H+ hơn, đó là lý do tại sao HCl < HBr < HI

Tổng kết lại, ta có dãy: HF M[H2O]]

Không biết đây là anh hay là chị nhưng thực ra anh cũng trả lời đâu đã đúng bản chất nếu chỉ nói là độ âm điện thì vẫn quá chung chung.Đây cũng là 1 câu trong quyển 121 bài tập Hóa học của GS.Đào Hữu Vinh giải thích thế này "Cường độ axit tăng dần theo dãy HF

Chủ Đề