So sánh gạo nếp gạo tẻ và năm 2024

Thành phần và giá trị dinh dưỡng của hai loại gạo gần như giống nhau. Vậy tại sao gạo nếp lại dẻo hơn gạo tẻ.

Lý do khiến gạo nếp dẻo và dính hơn gạo tẻ

Gạo tẻ và gạo nếp đều có thành phần chính là tinh bột. Amilozo và amilopectin là hai thành phần của tinh bột. Hai chất này thường không tách rời nhau được. Trong hạt tinh bột, amilopectin đóng vai trò là vỏ bọc, nhân chính là amilozo.

Amilozo là chất tan được trong nước còn amilopectin hầu như không tan. Khi gặp nước nóng, amilopectin trương lên tạo thành hồ. Điều này tạo nên tính dẻo của hạt tinh bột.

Trong mỗi hạt tinh bột của gạo tẻ, ngô tẻ có 80% là amilopectin, 20 & là amilozo. Do đó, các loại gạo tẻ, ngô tẻ thường có độ dẻo bình thường.

Trong khi đó, amilopectin trong hạt tinh bột của gạo nếp chiếm đến 90%. Đây chính là lý do khiến gạo nếp luôn dẻo và dính hơn gạo tẻ.

So sánh gạo nếp gạo tẻ và năm 2024

Ảnh minh họa

Ăn gạo nếp hay gạo tẻ tốt hơn?

Trên thực tế, gạo nếp và gạo tẻ có giá trị dinh dưỡng gần như tương đồng nhau. 100 gram gạo nếp cung cấp 344 kcal, trong khi đó, 100 gram gạo tẻ có 350 kcal.

Tuy nhiên, khi ăn cùng một bát nhưng lượng cơm nếp thường nhiều hơn cơm tẻ do các hạt cơm nếp dẻo và dính nên vô tình bị nén xuống. Hạt gảo tẻ lại có độ rời rạc, tơi xốp hơn. Đây là một trong những lý do khiến người ta có cảm giác ăn cơm nếp no và béo hơn cơm tẻ. Tuy nhiên, về bản chất, hai loại gạo này không có quá nhiều sự khác biệt về dinh dưỡng.

Việc ăn nhiều cơm nếp hơn cơm tẻ cũng không gây ra nguy hiểm nào cho sức khỏe. Tất cả đều phụ thuộc vào thói quen và sở thích của từng người.

Theo Đông y, gạo nếp tính ôn ấp nên ăn nhiều sẽ bị nóng. Những người thể chất thiên nhiệt, đàm nhiệt, người đang bị sốt, ho khạc có đờm, chướng bụng nên tránh dùng đồ nếp.

Gạo nếp, gạo tẻ là hai loại gạo chính được sử dụng từ ngàn đời nay. Tuy nhiên, chúng ta chỉ biết chúng qua sự giới thiệu trực tiếp của người bán mà không thực sự rõ về chúng. Vậy gạo nếp gạo tẻ phân biệt như thế nào? Công dụng của gạo nếp ra sao, gạo tẻ như nào? Cùng nhau tìm hiểu sự khác biệt của hai loại gạo chính này nhé.

Phân biệt gạo nếp – gạo tẻ

Gạo nếp là gì?

Gạo nếp, một số nơi gọi là gạo sáp, là loại gạo hạt ngắn rất phổ biến ở châu Á. Đặc biệt khi nấu, gạo có tính chất dính. Gạo nếp được thu hoạch từ lúa nếp. Lào là quốc gia trồng nhiều loại gạo này với sản lượng gạo đến 85%.

Gạo nếp có mấy loại?

Tại Việt Nam có rất nhiều loại gạo nếp, một trong số chúng còn là đặc sản như nếp cái hoa vàng. Loại nếp này chủ yếu xuất hiện ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

Ngoài nếp cái hoa vàng, còn có nếp Tú Lệ, đây được xem như đặc sản của tỉnh Yên Bái. Nếp có hình tròn đầy, màu trắng, ăn rất lâu ngán và sở hữu hương vị đậm đà. Và một đặc sản gạo nếp nữa chính là nếp ngỗng với hạt gạo dài và có mùi thơm nhẹ, thường được trồng tại đồng bằng sông Cửu Long.

Gạo tẻ là gì?

Gạo tẻ là loại gạo có mức độ phổ biến rộng rãi, là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Loại gạo này được dùng để nấu cơm, món cháo và một số món bánh.

Khác với gạo nếp, gạo tẻ có hình dáng dài, nhỏ hơn và có màu trắng đục.

Gạo tẻ có mấy loại?

Số lượng loại gạo tẻ thì có rất nhiều, chúng khác nhau về độ nở, độ dẻo, vị ngọt khi ăn. Có thể liệt kê một số như gạo Thơm Thái, gạo Tám Xoan,…

Đặc biệt có gạo ST25, một loại gạo “cực phẩm” với hạt cơm khô ráo, dẻo và thơm, khi để nguội cũng không bị khô cứng.

So sánh gạo nếp gạo tẻ và năm 2024

So sánh gạo nếp gạo tẻ và năm 2024

Cách chọn gạo nếp và gạo tẻ

Gạo nếp

  • Để đảm bảo chất lượng của các món ăn làm từ gạo nếp, bạn cần phải biết cách chọn gạo nếp chuẩn như sau:
  • Hạt gạo nếp ngon là hạt gạo phải có kích thước to, đều hạt.
  • Vẻ ngoài của gạo nếp phải căng bóng, gạo không bị gãy, mủn, có màu vàng và hạt gạo có mùi thơm đặc trưng.
  • Gạo nếp có thể chế biến được nhiều món ăn đa dạng, từ các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, hay những món ăn thông dụng hàng ngày như món xôi, món chè,…
  • Ngoài ra, gạo nếp còn là nguyên liệu chính để cất rượu nếp, ngâm rượu cần,…

Gạo tẻ

  • Để có thể nấu được cơm bằng gạo tẻ ngon, bạn cần lưu ý những cách sau:
  • Gạo ngon là loại gạo có hạt đều, tròn và bóng, gạo phải có mùi thơm thoảng nhẹ, không bị ẩm mốc.
  • Không nên chọn gạo bị gãy, nát quá nhiều và có màu vàng, đen vì đây là gạo cũ lâu ngày.
  • Nên chọn gạo mới và theo mùa, bạn có thể cắn thử để biết gạo ngon hay không bằng cách cho hạt gạo vào miệng nhai, nếu gạo có vị ngọt vừa phải, cảm nhận được vị bột, thơm nhẹ thì đó là loại gạo ngon.
  • Gạo tẻ có trong bữa cơm hàng ngày của gia đình người Việt, gạo có thể chế biến đa dạng các món như cơm trắng hay cháo. Biến tấu một tí với rong biển, bạn sẽ có kimbap, hay bột gạo có thể làm ra sợi phở, bún, miến,…

Mua gạo ECOBA tại đây

Có thể bạn quan tâm

So sánh gạo nếp gạo tẻ và năm 2024

Cách nhận biết gạo mốc và bảo quản gạo đúng cách

Gạo cũng như các loại thực phẩm khác nếu không được bảo quản đúng cách, gạo sẽ bị mốc. Tuy vậy, nhiều người vì tiếc vẫn tiếp tục sử dụng gạo mốc. Vậy gạo bị mốc có ăn được không? Làm thế nào để chúng ta nhận biết và xử lý gạo bị mốc? Lí […]

So sánh gạo nếp gạo tẻ và năm 2024

Cách nấu phở gạo lứt nước lèo thơm ngon tại nhà

Gạo lứt đang ngày càng chiếm được nhiều tình cảm và có được chỗ đứng vững chắc bởi độ dinh dưỡng và sự biến tấu vô cùng đa dạng. Nếu như bạn đang tò mò thì đừng ngại ngần gì mà vào bếp ngay để cùng thực hiện phở gạo lứt nước lèo sau đây […]

So sánh gạo nếp gạo tẻ và năm 2024

Khám phá cách bảo vệ gạo bằng 2 biện pháp tự nhiên

Trong thời đại ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của gạo trong chế độ ăn hàng ngày của chúng ta. Gạo là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng và cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên, có những yếu tố tự nhiên có thể ảnh hưởng […]