Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên lớp 6 tập 1 trang 83

Hướng dẫn Soạn văn 6 bài: Bài học đường đời đầu tiên trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 1 nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Cùng đến với những hướng dẫn cụ thể và lời giải chi tiết sau đây để nắm vững bài học hiệu quả hơn nhé.

Chuẩn bị đọc

1. Hãy chia sẻ với bạn về một chuyện đáng nhớ mà em từng trải qua.

2. Dựa vào nhan đề và ấn tượng ban đầu của bản thân khi đọc lướt qua văn bản, em đoán xem “bài học đường đời đầu tiên” được nhân vật kể lại sau đây là bài học gì?

Lời giải

1. Truyện đáng nhớ mà em từng trải qua: đó là một lần vì bị điểm kém nhưng sợ bố mẹ biết em đã nói dối và giấu bài kiểm tra đi. Khi mẹ tìm thấy bài kiểm tra em đã vứt đi đó, mẹ rất buồn và nhẹ nhàng nhắc nhở về tính trung thực trong cuộc sống. Điều đó đã khiến em ân hận và em tự hứa sẽ không bao giờ nói dối, luôn trung thực và không để mẹ phải buồn.

2. Theo em bài học đường đời đầu tiên sẽ được nhân vật kể sẽ là những vấp ngã đầu tiên khi bước ra cuộc sống, là bài học khiến nhân vật nhận ra được sự sai lầm của bản thân và khiến từ đó thay đổi chính mình.

Trải nghiệm cùng văn bản

1. Những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật “tôi” trong đoạn này là lời của ai? Điều này giúp em biết được gì về tính cách nhân vật?

2. Qua cách nhân vật “tôi” tự miêu tả hành động của mình ở đoạn này, em biết thêm điều gì ở đặc điểm nhân vật?

3. Những từ ngữ “hung hăng”, “hống hách”, “ngu dại”, “ân hận” cho thấy nhân vật “tôi” có thái độ và đánh giá như thế nào về trải nghiệm sắp kể ra dưới đây?

4. Việc Dế Choắt muốn đào một cái ngách sang nhà nhân vật “tôi” phòng khi có kẻ nào bắt nạt cho thấy Dế Choắt suy nghĩ, đánh giá như thế nào về nhân vật “tôi”?

5. Cụm từ “đứa ích kỉ” thể hiện sự nhận thức của ai? Tự nhận thức về điều gì?

Lời giải

1. Chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật “tôi” là lời của chính nhân vật Dế Mèn. Điều này giúp em hiểu rằng Dế Mèn là một nhân vật có tính cách tự tin về vẻ bề ngoài và sức mạnh của mình.

2. Nhân vật có đặc điểm: Kiêu căng, tự phụ, hống hách, cậy sức bắt nạt kẻ yếu.

3. Những từ ngữ trên cho thấy nhân vật có thái độ ân hận, hối lỗi và tự đánh giá đó là sự ngu ngốc, dại dột về những sự việc mình đã trải qua.

4. Việc Dế Choắt muốn đào cái ngách sang nhà nhân vật “tôi” phòng khi có kẻ nào bắt nạt cho thấy Dế Choắt tự được ý thức được sức khoẻ của bản thân và nghĩ rằng Dế Mèn là người hàng xóm tốt bụng, có thể chia sẻ và giúp đỡ được mình khi hoạn nạn.

5. “Đứa ích kỉ” là sự tự nhận thực của Dế Mèn. Chú tự nhận thức được sự ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích và thoả mãn được thú vui của bản thân mà không nghĩ đến hậu quả việc mình đã gây ra.

Suy ngẫm và phản hồi

1. Thời điểm Dế Mèn kể lại cho chúng ta nghe bài học đường đời đầu tiên là trước hay sau cái chết của Dế Choắt? Dựa vào chi tiết nào mà em cho là như vậy?

2. Dựa vào gợi ý trong bảng dưới đây, em hãy tìm một vài câu thể hiện lời kể của Dế mèn [lời kể xưng “tôi”] và lời đối thoại của Dế Mèn với nhân vật khác

3. Tìm những chi tiết thể hiện ngoại hình, hành động, ngôn ngữ và tâm trạng của nhân vật Dế Mèn. Trên cơ sở đó, nhận xét về tính cách của Dế Mèn.

4. Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra sau sự việc xảy ra với Dế Choắt là gì? Theo em, việc tác giả để cho Dế Mèn tự kể lại câu chuyện của mình bằng ngôi thứ nhất có tác dụng thế nào trong việc thể hiện bài học ấy?

5. Có thể xem cái chết của Dế Choắt là một bước ngoặt khiến Dế Mèn thay đổi cách nhìn về bản thân và về người khác không? Vì sao?

6. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Bài học đường đời đầu tiên là truyện đồng thoại?

7. Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, em hiểu thêm điều gì về lỗi lầm của những người ở tuổi mới lớn và về thái độ cần có trước những lỗi lầm có thể mắc phải trong cuộc sống?

Lời giải

1. Thời điểm Dế Mèn kể lại cho chúng ta nghe bài học đường đời đầu tiên là sau cái chết của Dế Choắt thể hiện qua chi tiết “Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

2.

Lời kể của Dế mèn

Lời đối thoại của Dế Mèn

- Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.

- Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng thôi. Còn Dế Choắt than thở thế nào, tôi không để tai. Hồi ấy, tôi có tính tự đắc, cứ miệng mình nói tai mình nghe chứ không biết ai nghe, thậm chí cũng chẳng để ý có ai nghe mình không.

- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ, chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.

- Chú mình có muốn cùng tớ đùa vui không?

[Lời của Dế Mèn với Dế Choắt]

3. Những chi tiết thể hiện ngoại hình, hành động, ngôn ngữ và tâm trạng của nhân vật Dế Mèn:

- Thể hiện ngoại hình DM: Đôi càng mẫm bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt, cánh dài, răng đen nhánh, râu dài uốn cong, hùng dũng

- Thể hiện hành động của Dế Mèn:tôi co cẳng lên, đạm phanh phách vào các ngọn cỏ; Tôi đi đứng oai vệ; Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ; thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên.

- Thể hiện ngôn ngữ của Dế Mèn:gọi Dế Choắt là “chú mày” với giọng điệu khinh khỉnh..

- Thể hiện tâm trạng của Dế Mèn:tôi lấy làm hãnh hiện với bà con về cặp râu ấy lắm, Tôi tợn lắm, tôi cho là tôi giỏi; thoát nạn rồi mà còn ân hận quá, ân hận mãi.

=> Qua những chi tiết trên cho ta thấy Dế Mèn là một chàng thanh niên trẻ trung, yêu đời, tự tin nhưng vì tự ý thức được vẻ bề ngoài và sức mạnh của mình, Dế Mèn đã kieu căng, tự phụ, hống hách, cậy sức bắt nạt kẻ yếu.

4. Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra sau cái chết của Dế Choắt đó là thói ngông cuồng của mình, trêu đùa, khinh thường người khác, thoả mãn niềm vui cho mình đã gây ra hậu quả khôn lường, phải ân hận suốt đời.

Việc tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, cho Dế Mèn tự kể lại câu chuyện của mình đã khiến câu chuyện trở nên chân thực, khách quan, nhân vật có thể bộc lộ rõ nhất tâm trạng, cảm xúc của mình khi trải qua.

5. Có thể xem cái chết của Dế Choắt là một bước ngoặt với Dế Mèn vì qua đó chú đã nhận thức được những sai lầm của bản thân đó là tính kiêu căng, tự phụ. Với mọi người, Dế Mèn đã nhận thức được sự ích kỉ, coi thường người khác.
6. Đặc điểm truyện đồng thoại:

- Nhân vật là các loài vật đã được nhân hoá: trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên có các nhân vật là Dế Mèn, Dế Choắt, Chị Cốc, chị Cào Cào.

- Thể hiện đặc điểm sinh hoạt của loài vật như ngoại hình của Dế Mèn được miêu tả bằng những chi tiết đặc trưng cho loài dế [râu, đôi càng, đôi cánh, đầu, cái răng đen], hành động của Dế Mèn như đạp phanh phách lên ngọn cỏ, đào hang… Qua những đặc điểm đó cũng thể hiện đặc điểm của con người được thể hiện ở tính cách của Dế Mèn như tự tin, trẻ trung, yêu đời nhưng cũng vô cùng xốc nổi, kiêu căng, coi thường người khác.

7.Qua truyện của Dế Mèn khiến em hiểu vì Dế Mèn mới lớn, sống trong một thế giới nhỏ bé, quanh quẩn gồm những người hiền lành nên đã lầm tưởng sự ngông cuồng là tài ba của mình, có thái độ kiêu căng, tự phụ, xốc nổi. Đây cũng là những lỗi lầm dễ mắc phải ở những người tuổi mới lớn.
Tuy nhiên, trước những lỗi lầm, chúng ta phải biết nhận ra và sửa chữa những sai lầm mà mình mắc phải, phải tự trọng, biết nghiêm khắc trước những thiếu xót của mình.

Hướng dẫn soạn Bài 4: Những trải nghiệm trong đời. Nội dung bài Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên sgk Ngữ Văn 6 tập 1 CTST giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 6, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng.

Tri thức đọc hiểu

Truyện đồng thoại là gì?

Truyện đồng thoại là thể loại văn học dành cho thiếu nhi. Nhân vật trong truyện đồng thoại thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hoá. Vì thế, chúng vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.

Tri thức tiếng Việt

Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

Cụm từ: Trong câu tiếng Việt, thành phần chính gồm có chủ ngữ [C] và vị ngữ [V]. Chủ ngữ và vị ngữ của câu có thể chỉ là một từ [Ví dụ: “Gà gáy”; “Hoa nở”] nhưng cũng có thể là một cụm từ [Ví dụ: “Con gà nhà tôi gáy rất to”; “Những bông hoa cúc nở vàng rực cả khu vườn”].

Cụm từ do 2 từ trở lên kết hợp với nhau nhưng chưa tạo thành câu, trong đó có một từ [danh từ/ động từ/ tính từ] đóng vai trò là thành phần trung tâm, các từ còn lại bổ sung ý nghĩa cho thành phần trung tâm. Cụm từ đóng vai trò chủ ngữ và vị ngữ trong câu thường có những loại như:

– Cụm danh từ có danh từ làm thành phần chính. Ví dụ: hai cái răng đen nhánh.

– Cụm động từ có động từ làm thành phần chính. Ví dụ: thường dẫn tôi ra vườn.

– Cụm tính từ có tính từ làm thành phần chính. Ví dụ rất chăm chỉ.

Cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ:

– Biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ một từ thành một cụm từ, có thể là cụm danh từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ.

– Biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ cụm từ có thông tin đơn giản thành cụm từ có những thông tin cụ thể, chi tiết hơn.

– Có thể mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ, hoặc mở rộng cả chủ ngữ lẫn vị ngữ của câu

Tác dụng: Việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ làm cho thông tin của câu trở nên chi tiết, rõ ràng. Đó là lí do khiến chủ ngữ và vị ngữ của câu trong thực tế thường là một cụm từ.

Chuẩn bị đọc

Câu 1 trang 83 Ngữ Văn 6 tập 1 CTST

Hãy chia sẻ với bạn về một chuyện đáng nhớ mà em từng trải qua.

Trả lời:

Em có thể chọn một trong số những chuyện em từng trải qua và để lại cho em bài học nào đó.

Ví dụ: Đó là một lần em nói dối mẹ đi học để đi chơi nô đùa cùng các bạn. Sau đó hiểu ra việc làm sai trái và em đã ân hận và sửa lỗi.

Hoặc:

Truyện đáng nhớ mà em từng trải qua: đó là một lần bị điểm kém nhưng sợ bố mẹ biết nên em đã nói dối và xé rồi ném bài kiểm tra vào một xó trong phòng. Khi mẹ dọn nhà vô tình thấy bài kiểm tra em đã vứt đi đó, mẹ rất buồn và nhẹ nhàng nhắc nhở về tính trung thực trong cuộc sống.

Điều đó đã khiến em ân hận và em tự hứa sẽ không bao giờ nói dối, luôn trung thực và không để bố mẹ phải buồn.

Câu 2 trang 83 Ngữ Văn 6 tập 1 CTST

Dựa vào nhan đề và ấn tượng ban đầu của bản thân khi đọc lướt qua văn bản, em đoán xem “bài học đường đời đầu tiên” được nhân vật kể lại sau đây là bài học gì?

Trả lời:

Theo em bài học đường đời đầu tiên sẽ được nhân vật kể sẽ là những vấp ngã đầu tiên khi bước ra cuộc sống.

Hoặc:

Theo em nghĩ, “Bài học đường đời đầu tiên” được nhân vật kể sẽ là những vấp ngã đầu tiên khi bước ra đường đời, bước ra cuộc sống, là bài học khiến nhân vật vấp ngã, sau đó nhận ra được sự sai lầm của bản thân.

Trải nghiệm cùng văn bản

Suy luận trang 84 Ngữ Văn 6 tập 1 CTST

Những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật “tôi” trong đoạn này là lời của ai? Điều này giúp em biết được gì về tính cách nhân vật?

Trả lời:

– Chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật “tôi” là lời của nhân vật Dế Mèn.

– Điều này giúp em hiểu rằng Dế Mèn là một nhân vật có tính cách tự tin về vẻ bề ngoài và sức mạnh của mình.

Suy luận trang 84 Ngữ Văn 6 tập 1 CTST

Qua cách nhân vật “tôi” tự miêu tả hành động của mình ở đoạn này, em biết thêm điều gì ở đặc điểm nhân vật?

Trả lời:

Nhân vật có đặc điểm: kiêu căng, tự phụ, hống hách, cậy sức bắt nạt kẻ yếu.

Suy luận trang 84 Ngữ Văn 6 tập 1 CTST

Những từ ngữ “hung hăng”, “hống hách”, “ngu dại”, “ân hận” cho thấy nhân vật “tôi” có thái độ và đánh giá như thế nào về trải nghiệm sắp kể ra dưới đây?

Trả lời:

Những từ ngữ trên cho thấy nhân vật có thái độ ân hận, hối lỗi và tự đánh giá đó là sự ngu ngốc, dại dột về những sự việc mình đã trải qua.

Suy luận trang 86 Ngữ Văn 6 tập 1 CTST

Việc Dế Choắt muốn đào một cái ngách sang nhà nhân vật “tôi” phòng khi có kẻ nào bắt nạt cho thấy Dế Choắt suy nghĩ, đánh giá như thế nào về nhân vật “tôi”?

Trả lời:

Việc Dế Choắt muốn đào cái ngách sang nhà nhân vật “tôi” cho thấy Dế Choắt hiểu được bản thân yếu ớt và nghĩ rằng Dế Mèn là người khỏe mạnh, tốt bụng.

Suy luận trang 88 Ngữ Văn 6 tập 1 CTST

Cụm từ “đứa ích kỉ” thể hiện sự nhận thức của ai? Tự nhận thức về điều gì?

Trả lời:

“Đứa ích kỉ” là sự tự nhận thực của Dế Mèn. Chú tự nhận thức được sự ích kỉ của bản thân mà không nghĩ đến hậu quả việc mình đã gây ra.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 trang 89 Ngữ Văn 6 tập 1 CTST

Thời điểm Dế Mèn kể lại cho chúng ta nghe bài học đường đời đầu tiên là trước hay sau cái chết của Dế Choắt? Dựa vào chi tiết nào mà em cho là như vậy?

Trả lời:

– Thời điểm Dế Mèn kể lại cho chúng ta nghe bài học đường đời đầu tiên là sau cái chết của Dế Choắt.

– Điều đó thể hiện qua chi tiết “Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

Câu 2 trang 89 Ngữ Văn 6 tập 1 CTST

Dựa vào gợi ý trong bảng dưới đây, em hãy tìm một vài câu thể hiện lời kể của Dế mèn [lời kể xưng “tôi”] và lời đối thoại của Dế Mèn với nhân vật khác.

Lời kể của Dế mèn Lời đối thoại của Dế Mèn
Một tai họa đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được. Đó là: không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt… – Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!

[Dế Mèn nói với Dế Choắt]

Trả lời:

Lời kể của Dế mèn Lời đối thoại của Dế Mèn
– Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.
– Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng thôi. Còn Dế Choắt than thở thế nào, tôi không để tai. Hồi ấy, tôi có tính tự đắc, cứ miệng mình nói tai mình nghe chứ không biết ai nghe, thậm chí cũng chẳng để ý có ai nghe mình không.
– Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
– Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ, chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.
– Chú mình có muốn cùng tớ đùa vui không?

[Lời của Dế Mèn với Dế Choắt]

Câu 3 trang 89 Ngữ Văn 6 tập 1 CTST

Tìm những chi tiết thể hiện ngoại hình, hành động, ngôn ngữ và tâm trạng của nhân vật Dế Mèn. Trên cơ sở đó, nhận xét về tính cách của Dế Mèn.

Trả lời:

Các chi tiết thể hiện :

– Ngoại hình: Đôi càng mẫm bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt, cánh dài, răng đen nhánh, râu dài uốn cong, hùng dũng.

– Hành động: tôi co cẳng lên, đạm phanh phách vào các ngọn cỏ; Tôi đi đứng oai vệ; Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ; thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên.

– Ngôn ngữ: gọi Dế Choắt là “chú mày” với giọng điệu khinh khỉnh.

– Tâm trạng: tôi lấy làm hãnh hiện với bà con về cặp râu ấy lắm, Tôi tợn lắm, tôi cho là tôi giỏi; thoát nạn rồi mà còn ân hận quá, ân hận mãi.

⇒ Qua những chi tiết trên cho ta thấy Dế Mèn là một chàng thanh niên trẻ trung, yêu đời, tự tin nhưng vì tự ý thức được vẻ bề ngoài và sức mạnh của mình, Dế Mèn đã kieu căng, tự phụ, hống hách, cậy sức bắt nạt kẻ yếu.

Câu 4 trang 89 Ngữ Văn 6 tập 1 CTST

Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra sau sự việc xảy ra với Dế Choắt là gì? Theo em, việc tác giả để cho Dế Mèn tự kể lại câu chuyện của mình bằng ngôi thứ nhất có tác dụng thế nào trong việc thể hiện bài học ấy?

Trả lời:

– Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho mình là: không nên hung hăng, kiêu ngạo và hành động thiếu suy nghĩ.

– Việc tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp câu chuyện trở nên chân thực, khách quan, nhân vật có thể bộc lộ rõ nhất tâm trạng, cảm xúc của mình.

Câu 5 trang 89 Ngữ Văn 6 tập 1 CTST

Có thể xem cái chết của Dế Choắt là một bước ngoặt khiến Dế Mèn thay đổi cách nhìn về bản thân và về người khác không? Vì sao?

Trả lời:

Có thể xem cái chết của Dế Choắt là một bước ngoặt với Dế Mèn vì qua đó chú đã nhận thức được những sai lầm của bản thân đó là tính kiêu căng, tự phụ. Với mọi người, Dế Mèn đã nhận thức được sự ích kỉ, coi thường người khác.

Câu 6 trang 89 Ngữ Văn 6 tập 1 CTST

Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Bài học đường đời đầu tiên là truyện đồng thoại?

Trả lời:

Dấu hiệu nhận biết nhận biết Bài học đường đời đầu tiên là truyện đồng thoại:

– Nhân vật là các loài vật đã được nhân hoá: trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên có các nhân vật là Dế Mèn, Dế Choắt, Chị Cốc, chị Cào Cào.

– Thể hiện đặc điểm sinh hoạt của loài vật như ngoại hình của Dế Mèn được miêu tả bằng những chi tiết đặc trưng cho loài dế. Qua những đặc điểm đó cũng thể hiện đặc điểm của con người.

Câu 7 trang 89 Ngữ Văn 6 tập 1 CTST

Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, em hiểu thêm điều gì về lỗi lầm của những người ở tuổi mới lớn và về thái độ cần có trước những lỗi lầm có thể mắc phải trong cuộc sống?

Trả lời:

– Qua truyện của Dế Mèn khiến em hiểu vì Dế Mèn mới lớn, sống trong một thế giới nhỏ bé nên đã lầm tưởng sự ngông cuồng là tài ba của mình, có thái độ kiêu căng, tự phụ, xốc nổi.

– Trước những sai lầm của mình, chúng ta phải biết nhận ra và sửa chữa.

Hoặc:

– Qua truyện của Dế Mèn khiến em hiểu vì Dế Mèn mới lớn, sống trong một thế giới nhỏ bé, quanh quẩn gồm những người hiền lành nên đã lầm tưởng sự ngông cuồng là tài ba của mình, có thái độ kiêu căng, tự phụ, xốc nổi. Đây cũng là những lỗi lầm dễ mắc phải ở những người tuổi mới lớn.

– Thế nhưng, trước những lỗi lầm, chúng ta phải biết nhận ra và sửa chữa những sai lầm mà mình mắc phải, phải tự trọng, biết nghiêm khắc trước những thiếu xót của bản thân và khắc phục.

Bài trước:

👉 Soạn bài Ôn tập trang 79 sgk Ngữ Văn 6 tập 1 CTST

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Giọt sương đêm sgk Ngữ Văn 6 tập 1 CTST

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên sgk Ngữ Văn 6 tập 1 CTST đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 6 tốt nhất!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Video liên quan

Chủ Đề