Soạn bài đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm loigiaihay

Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm [Chi tiết]

Video hướng dẫn giải

Phần I

Video hướng dẫn giải

ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM

1. Đề văn biểu cảm

Đề văn biểu cảm thường chỉ ra đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện. Nội dung đó trong từng đầu đề như sau:

a] Cảm nghĩ về dòng sông [hoặc dãy núi, cánh đồng, vườn cây,…] quê hương.

b] Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu.

c] Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.

d] Vui buồn tuổi thơ.

e] Loài cây em yêu.

Trả lời:

a]Cảm nghĩ về dòng sông quê hương.

- Dòng sông quê hương.

- Tình yêu dòng sông, những kỉ niệm về dòng sông.

b]Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu.

- Đêm trăng trung thu.

- Sự vui thích về đêm trung thu, lòng biết ơn đối với sự quan tâm của các người lớn.

c]Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.

- Nụ cười của mẹ.

- Cảm nghĩ: hiền lành, thân yêu, độ lượng, ấm áp.

d]Vui buồn tuổi thơ.

- Những kỉ niệm tuổi thơ.

- Những vui buồn và suy nghĩ về những kỉ niệm đó.

e]Loài cây em yêu.

- Giống cây mà em thích nhất.

- Tình cảm, ý nghĩ về giống cây đó.

2. Các bước làm bài văn biểu cảm

Đề bài:Cảm nghỉ về nụ cười của mẹ.

a] Tìm hiểu để và tìm ý

Đối tượng phát biểu cảm nghĩ mà đề văn nêu ra là nụ cười của mẹ. Em hãy nêu trong trường hợp nào nhìn thấy nụ cười của mẹ [khi em vui chơi, khi em ngoan ngoãn, khi em học hành tiến bộ... và những tình cảm, suy nghĩ khi nhìn nụ cười ấy].

b] Lập dàn bài

Hãy sắp xếp các ý theo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

c] Viết bài

Dựa vào dàn bài và dự kiến cách viết từng phần của bài làm thế nào để bày tỏ cho hết niềm yêu thương, kính trọng đối với mẹ.

d] Sửa bài

Sau khi viết xong, cần đọc lại và sửa chữa bài để bớt những ý thừa, thêm những ý thiếu và kiểm tra các lỗi về chính tả, về ngữ pháp...

Phần II

Video hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP

Đọc bài văn [tr.89 SGK Ngữ văn 7 tập 1] và trả lời câu hỏi:

a. Bài văn biểu đạt tình cảm gì, đối với đối tượng nào? Hãy đặt cho bài văn một nhan đề và một đề văn thích hợp.

b. Hãy nêu dàn ý của bài.

c. Chỉ ra phương thức biểu đạt của bài văn.

Trả lời:

a]Bài văn nói lên tình yêu quê nhà của một người sau một thời gian đi xa nay trở về thăm lại làng xưa.

Nhan đề bài văn: Tình quê hương.

Đềvăn:Quêhương trong trái tim của em.

b]Dàn ý của bài: Dàn ý bài này theo bố cục ba phần:

Mở bài: Tác giả yêu quê mình hơn cả.

Thân bài:

- Yêu khung cảnh quê nhà.

- Yêu truyền thống đấu tranh anh hùng.

Kết bài:Khi đã khôn lớn quay về, tác giả thấy quê mình lại càng đẹp hơn.

c]Phương thức biểu cảm của bài văn: Tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm yêu quê hương thắm thiết của mình đối với khung cảnh cũng như truyền thống đấu tranh giữ nước.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh. Câu 1. Trong đời sống, ta cần chứng minh khi mình muốn cho ai đó thấy rằng điều mình nói là đúng, không phải nói dối.

  • Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Thêm trạng ngữ cho câu. Câu 1. Xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên:

  • Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng. Câu 1: * Luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu: “Sự nhất quán giữa hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác”.

  • Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh [Chi tiết]

    Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh trang 48 SGK Ngữ văn 7 tập 2. Câu Đề văn: Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm siêu ngắn
  • Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận [Chi tiết]

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Phần I
  • Phần II

  • Phần I
  • Phần II
Bài khác

Phần I

Video hướng dẫn giải

ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM

1. Đề văn biểu cảm:

a. Cảm nghĩ về dòng sông:

- Đối tượng: dòng sông quê hương em.

- Tình cảm cần biểu hiện: sự yêu quý của em với dòng sông quê hương.

b. Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu:

- Đối tượng: trăng trong đem trung thu, kỉ niệm trong đêm trăng.

- Tình cảm: yêu thích đêm trăng trung thu.

c. Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ

- Đối tượng: nụ cười của mẹ

- Tình cảm: yêu quý, trân trọng.

d. Vui buồn tuổi thơ.

- Đối tượng: kỉ niệm vui buồn của tuổi thơ

- Tình cảm: nhắc lại, thấy gắn bó, hoài niệm về quá khứ.

e. Loài cây em yêu.

- Đối tượng: cây na

- Tình cảm: yêu quý, coi nó như bạn.

2. Các bước làm bài văn biểu cảm:

Cho đề bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.

a. Tìm hiểu đề và tìm ý:

- Đối tượng biểu cảm: nụ cười của mẹ

- Hình dung về nụ cười của mẹ: nụ cười động viên, an ủi, hạnh phúc…

b. Lập dàn bài:

* Mở bài: giới thiệu em ấn tượng nhất nụ cười của mẹ.

* Thân bài:

- Vài nét về mẹ: hiền lành, nụ cười sáng và lan tỏa hạnh phúc đến cho mọi người.

- Biểu hiện về nụ cười của mẹ:

+, Mẹ cười khi thấy hạnh phúc [lúc em được điểm cao].

+, Nụ cười của mẹ là sự động viên cho em [ khi em học đàn nhưng chưa đánh được].

+, Nụ cười tha thứ, bao dung khi em mắc lỗi [em nói lời không phải với mẹ].

- Khi thiếu vắng nụ cười của mẹ: em cảm thấy nó thiếu đi một thứ gì đó quan trọng.

- Em làm như thế nào để lúc nào cũng thấy mẹ cười: em phải chăm ngoan, học giỏi.

* Kết bài: Cảm xúc của em với mẹ và phải luôn yêu thương, kính trọng mẹ.

c. Các em dựa trên dàn bài gợi ý và viết bài hoàn chỉnh.

d. Sau khi viết, các em chỉnh sửa các lỗi chính tả, diễn đạt và xem bài của mình đã đúng chủ đề chưa.

Phần II

Video hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP

a. Bài văn biểu đạt tình cảm: yêu làng quê An Giang của tác giả.

Đối tượng: quê hương An Giang yêu dấu.

Nhan đề: Quê hương An Giang của tôi.

b. Nêu dàn ý của bài:

- Mở bài: giới thiệu tình yêu quê hương của tác giả.

- Thân bài:

+, Những kỉ niệm tuổi thơ

+, Tình yêu quê hương trong chiến đấu và tình yêu đối với những người anh hùng của quê hương.

- Kết bài: Cảm xúc của con người xa quê.

c. Phương thức biểu cảm của bài văn: biểu cảm trực tiếp.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Đặc điểm của văn biểu cảm - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Từ Hán Việt [tiếp] - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Bánh trôi nước - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Quan hệ từ - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Luyện tập cách làm văn biểu cảm - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm siêu ngắn

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm - Ngắn gọn nhất
  • Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm [Chi tiết]

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Phần I
  • Phần II

  • Phần I
  • Phần II
Bài khác

Phần I

Video hướng dẫn giải

ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM

1. Đề văn biểu cảm:

Đề bài

Đối tượng biểu cảm

Tình cảm cần biểu hiện

a] Cảm nghĩ về dòng sông quê hương.

Dòng sông quê hương em.

Sự yêu quý và kỉ niệm của em với dòng sông quê hương.

b] Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu.

Đêm trăng trung thu.

Tình cảm yêu thích đêm trăng trung thu.

c] Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.

Nụ cười của mẹ.

Yêu quý, trân trọng.

d] Vui buồn tuổi thơ.

Kỉ niệm vui buồn của tuổi thơ.

Nhắc lại, thấy gắn bó, hoài niệm về quá khứ.

e] Loài cây em yêu.

Loài cây em yêu [na, xoài, bưởi, nhãn, ổi, …].

Cảm nghĩ về loài cây.

2. Các bước làm bài văn biểu cảm

Đề bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.

a] Tìm hiểu đề và tìm ý:

- Đối tượng biểu cảm: nụ cười của mẹ

- Hình dung về nụ cười của mẹ: nụ cười động viên, an ủi, hạnh phúc,…

- Tình cảm của em với nụ cười của mẹ nói riêng và với mẹ nói chung:

+ Không phải lúc nào mẹ cũng nở nụ cười.

+ Cảm xúc của em khi vắng nụ cười của mẹ [buồn, trống trải và nhớ mẹ].

+ Làm sao để luôn thấy nụ cười của mẹ [em phải luôn chăm ngoan và học giỏi].

b] Lập dàn bài:

* Mở bài: Nêu cảm xúc chung của em với nụ cười của mẹ.

* Thân bài:

- Vài nét về mẹ: hiền lành, nụ cười tươi sáng và lan tỏa hạnh phúc đến cho mọi người.

- Biểu hiện về nụ cười của mẹ:

+ Mẹ cười khi hạnh phúc [lúc em được điểm cao].

+ Nụ cười khuyến khích [khi em học đàn nhưng chưa đánh được].

+ Nụ cười tha thứ, bao dung khi em mắc lỗi [em nói lời không phải với mẹ].

- Khi thiếu vắng nụ cười của mẹ: em cảm thấy như thiếu đi một thứ gì đó quan trọng.

- Em làm như thế nào để lúc nào cũng thấy mẹ cười: em phải chăm ngoan, học giỏi.

* Kết bài: Cảm xúc của em với mẹ và phải luôn yêu thương, kính trọng mẹ.

c] Viết bài:

Dựa vào dàn bài và dự kiến cách viết từng phần của bài làm thế nào để bày tỏ cho hết niềm yêu thương, kính trọng đối với mẹ.

d] Sửa bài:

Sau khi viết xong, cần đọc lại và sửa chữa bài để bớt những ý thừa, thêm những ý thiếu và kiểm tra các lỗi về chính tả, về ngữ pháp, ...

Phần II

Video hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP

Trả lời câu hỏi [trang 89, SGK Ngữ văn 7, tập 1]

a]

- Bài văn biểu đạt tình yêu làng quêAn Giang của tác giả.

- Đối tượng: quê hương An Giang yêu dấu.

- Nhan đề: An Giang quê hương tôi.

b] Dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu tình yêu quê hương của tác giả.

- Thân bài:

+ Những kỉ niệm tuổi thơ êm đẹp.

+ Tình yêu quê hương trong chiến đấu và tình yêu đối với những người anh hùng của quê hương.

- Kết bài: Cảm xúc của con người xa quê.

c] Phương thức biểu cảm của bài văn thể hiện trực tiếp qua những câu văn: Tôi da diết mong gặp lại…, Tôi thèm được… , Tôi tha thiết muốn biết… , Tôi muốn tìm lại…, …

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Đặc điểm của văn biểu cảm siêu ngắn

  • Soạn bài Từ Hán Việt [tiếp theo] siêu ngắn

  • Soạn bài Sau phút chia li [Trích Chinh phụ ngâm khúc] - Siêu ngắn

  • Soạn bài Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương - Siêu ngắn

  • Soạn bài Quan hệ từ - Siêu ngắn

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Soạn bài Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm - Siêu ngắn

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Luyện tập cách làm văn biểu cảm - Ngắn gọn nhất
  • Soạn bài Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm [Chi tiết]

Video hướng dẫn giải

CHUẨN BỊ Ở NHÀ:

Đề bài: Loài cây em yêu

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

a]Đề yêu cầu nêu tình cảm thái độ đối với một loài cây cụ thể mà em thích.

b] Em yêu cây gạo [vì các phẩm chất, vẻ đẹp, sự gắn bó, ích lợi của cây]

2. Lập dàn bài

* Mở bài: Giới thiệu chung về cây gạo

* Thân bài:

- Đặc điểm: Gốc cây cổ kính từ bao đời, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng,…

- Phẩm chất: gắn bó với làng quê và người nông dân, là bóng mát xua tan cái mệt nhọc trong lao động, là nơi để những người con xa quê khi trở về sẽ thấy ấm lòng,…

+ Cây gạo còn có những phẩm chất khác: ý chí vượt khó, sức sống bền bỉ và sự hi sinh thầm lặng để làm đẹp cho đời.

* Kết bài: Tình cảm của em đối với cây gạo.

3. Viết đoạn văn

* Mở bài: Cây gạo trải qua bốn mùa nắng, mưa, bão bùng nhưng chưa bao giờ bị quật ngã. Nó vẫn cứ hiên ngang, sừng sững và oai phong như một người lính bảo vệ cho cả làng.

* Kết bài: Cây gạo đem đến niềm hạnh phúc, sự nhớ nhung cho những người con xa quê hương trở về. Có lẽ, đó là lí do mà em yêu quý cây gạo và muốn nó sẽ sống mãi, điểm tô cho nét đẹp bình dị của quê hương.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Quan hệ từ - Siêu ngắn

  • Soạn bài Chữa lỗi về quan hệ từ - Siêu ngắn

  • Soạn bài Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương - Siêu ngắn

  • Soạn bài Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan - Siêu ngắn

  • Soạn bài Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến - Siêu ngắn

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Siêu ngắn

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học [Chi tiết]
  • Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Ngắn gọn nhất

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Phần I
  • Phần II
  • Câu 1
  • Câu 2

  • Phần I
  • Phần II
  • Câu 1
  • Câu 2
Bài khác

Phần I

Video hướng dẫn giải

TÌM HIỂU CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC

1. Đọc văn bản

2. Trả lời câu hỏi:

a] Bài văn viết về bài ca dao :

Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn trông sao sao mờ

Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai

Đêm đêm tưởng dải ngân hà

Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

b]

- Yếu tố tưởng tượng: Có một bóng người đội khăn, mặc áo dài, …

- Yếu tố liên tưởng: Có lúc tôi đã nghĩ đây là một người quen của tôi.

- Yếu tố hồi tưởng: ...tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng, ...

- Yếu tố suy ngẫm: A! Sông Ngân! ... Thì ra cái vùng sao như cát, như thuỷ tinh.. vô cùng.

Phần II

LUYỆN TẬP

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 [trang 148, SGK Ngữ văn 7, tập 1]

Cảm nghĩ về bài “Cảnh khuya”:

1. Mở bài: Giới thiệu bài thơ của Bác .

2. Thân bài:

- Thời điểm tiếp xúc với thiên nhiên của Bác

- Hình ảnh so sánh, quấn quýt, sinh động

- Từ sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người

- Từ tâm hồn cao cả của Bác: Bác vì dân, vì nước.

3. Kết bài: Cảm xúc chung về tác phẩm.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 [trang 148, SGK Ngữ văn 7, tập 1]

Lập dàn ý “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”:

1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn bài thơ và hoàn cảnh sáng tác.

2. Thân bài:

- Nghĩ về lúc ra đi và lúc trở về của nhà thơ.

- Giữa những cái đổi và cái không đổi của nhà thơ.

- Khi nhà thơ bị coi là người khách xa lạ

- Sự cảm thương đối với nhà thơ.

3. Kết bài: Thông cảm với những người xa quê.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm [làm tại lớp] - Siêu ngắn

  • Soạn bài Thành ngữ - Siêu ngắn

  • Soạn bài Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh siêu ngắn

  • Soạn bài Điệp ngữ siêu ngắn

  • Soạn bài Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học siêu ngắn

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Soạn bài Luyện tập cách làm văn biểu cảm - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm - Siêu ngắn
  • Soạn bài Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm [Chi tiết]

Video hướng dẫn giải

I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ

1. Tìm hiểu đề và tìm ý:

a. Đề yêu cầu viết về thái độ và tình cảm thái độ đối với một loài cây cụ thể.

b. Em yêu cây gạo vì: các phẩm chất của cây, sự gắn bó, ích lợi.

2. Lập dàn bài:

* Mở bài: giới thiệu chung về cây gạo

* Thân bài:

- Cây gạo: cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng, có các chú chim đậu trên cành.

- Phẩm chất: gắn bó với cuộc đời, có ích cho con người, là nơi để những người con xa quê khi trở về sẽ thấy ấm lòng vì cây gạo trước ngõ.

Cây gạo còn có những phẩm chất khác: ý chí vượt khó, sức sống bền bỉ và sự hi sinh thầm lặng để làm đẹp cho đời.

* Kết bài: Tình cảm của em đối với cây gạo.

3. Viết đoạn văn Mở bài và kết bài

* Mở bài: Cây gạo trải qua bốn mùa nắng, mưa, gió, bão bùng nhưng chưa bao giờ bị quật ngã. Nó vẫn cứ hiên ngang, sừng sững và oai phong như một người lính bảo vệ cho cả làng.

* Kết bài: Cây gạo đem đến niềm hạnh phúc, sự nhớ nhung cho những người con xa quê hương trở về. Có lẽ, đó là lí do mà em yêu quý cây gạo và muốn nó sẽ sống mãi để mọi người ai cũng có thể tận hưởng cái gọi là nét quê đó.

II. THỰC HÀNH TRÊN LỚP

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Quan hệ từ - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Bánh trôi nước - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Qua Đèo Ngang - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Bạn đến chơi nhà - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Chữa lỗi về quan hệ từ - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Siêu ngắn
  • Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Ngắn gọn nhất

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Phần I
  • Phần II

  • Phần I
  • Phần II
Bài khác

Phần I

Video hướng dẫn giải

Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học:

1. Đọc văn bản:

2. Trả lời câu hỏi [trang 147 SGK Ngữ văn 7 tập 1]:

a.Bài văn viết về bài ca dao : “Đêm qua ra đứng bờ ao”.

b.Các yếu tố:

- Yếu tố tưởng tượng : một bóng người đội khăn, áo dài,…

- Liên tưởng và tưởng tượng : Có lúc tôi nghĩ đây là một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt,…

- Hồi tưởng và tưởng tượng : tiếng gió khuya vu vu và chính bóng người,…

- Liên tưởng và suy ngẫm : Lại đến con sông Tào Khê này nữa! Hơn bốn mươi năm sau đấy, tôi đã được tới đứng bên bờ phù sa của nó mà trông trời mây sông nước và cả sao khuya,…

Phần II

Video hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP:

Trả lời câu hỏi [trang 148 SGK Ngữ văn 7 tập 1]:

1. Cảm nghĩ về bài “Cảnh khuya”:

* Mở bài: giới thiệu bài thơ của Bác .

* Thân bài:

- Thời điểm tiếp xúc với thiên nhiên của Bác

- Hình ảnh so sánh, quấn quýt, sinh động

- Từ sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người

- Từ tâm hồn cao cả của Bác: Bác vì dân, vì nước.

* Kết bài: Cảm xúc. Cảm nghĩ chung về tác phẩm.

2. Lập dàn ý “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”:

* Mở bài: giới thiệu ngắn gọn bài thơ và hoàn cảnh sáng tác.

* Thân bài:

- Nghĩ về lúc ra đi và lúc trở về của nhà thơ.

- Giữa những cái đổi và cái không đổi của nhà thơ.

- Khi nhà thơ bị coi là người khách xa lạ

- Sự cảm thương đối với nhà thơ.

* Kết bài: Thông cảm với những người xa quê.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Thành ngữ - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Tiếng gà trưa - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Điệp ngữ - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học [Chi tiết]

Phần I

Video hướng dẫn giải

TÌM HIỂU CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC

1. Đọc bài văn [tr. 146 SGK Ngữ văn 7 tập 1]

2. Trả lời câu hỏi

a. Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó.

b. Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn.

Trả lời:

a] Bài văn viết về bài ca daoĐêm qua ra đứng bờ ao:

Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ

Buồn trông con nhện chăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?

Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà

Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

b] Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó:

- Những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng do hai câu đầu gợi nên: “Đêm qua... sao mờ”.

- Những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng do hai câu sau gợi nên: “Buồn trông... mối ai”.

- Những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng do hai câu kế tiếp gợi nên: “Đêm đêm..., năm tròn”.

- Những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng do hai câu cuối gợi nên: “Đá mòn... trơ trơ”.

=> Tác giả liên tưởng và tưởng tượng ra cái mạng nhện và cảnh con nhện nghển trông, vờn đón, ngạc nhiên, thất vọng. Tác giả cũng lại hình dung đến dòng sông Ngân Hà [trong điển tích Ngưu Lang – Chức Nữ] – nơi có người quen và thân thương đang ngẩng lên ngắm nhìn và trông đợi. Từ con sông sao trên trời tới con sông Tào Khê, nhỏ hẹp nhưng cũng xiết lòng người, từ đó mà tác giả liên hệ đến lòng thuỷ chung không bao giờ vơi cạn.

Phần II

Video hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP

Trả lời câu hỏi [trang 148 SGK Ngữ văn 7 tập 1]

1. Phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ:Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng

Trả lời:

Gợi ý bài Cảnh khuya

a. Mở bài:Giới thiệu bài thơ của Bác và hoàn cảnh tiếp xúc của người viết.

b. Thân bài:Cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên:

- Thời điểm tiếp xúc với thiên nhiên của người viết.

- Hình ảnh so sánh mang đầy chất thơ [tiếng suối như tiếng hát].

- Vẻ đẹp trữ tình của trăng

- Tấm lòng vì nước vì dân của người thi sĩ – người chiến sĩ cách mạng.

- Cảm nghĩ về đặc sắc nghệ thuật.

c. Kết bài:Phát biểu ấn tượng chung về tác phẩm.

2. Lập dàn ý phát biểu cảm nghĩ bài: Hồi hương ngẫu thư

Trả lời:

a. Mở bài:Giới thiệu đôi nét về Hạ Tri Chương và bài thơ.

b. Thân bài:Cảm xúc, suy nghĩ về các hình ảnh và cảm xúc của tác phẩm.

- Hoàn cảnh viết bài thơ có nét gì độc đáo, đặc biệt.

- Sự đối lập các trạng thái trẻ – già, đi xa – trở về và sự thay đổi của tác giả [tóc mai đã rụng].

- Điểm không thay đổi sau bao năm xa cách: giọng quê [cũng chính là cái tình đối với quê hương].

- Cuộc gặp gỡ với lũ trẻ con trong làng.

- Sự xót xa của tác giả khi bị lũ trẻ coi là người khách lạ.

- Cảm nghĩ về đặc sắc nghệ thuật.

c. Kết bài:Cảm xúc chung về tác phẩm. Tình cảm của người viết đối với quê hương

BÀI THAM KHẢO

CẢM NGHĨ VỀ BÀI ”BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ ” CỦA ĐỖ PHỦ

Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ, tự nhiên tôi thấy gần gũi, thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao!

Đỗ Phủ sống vào thế kỉ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì ngày hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh gió bão, đã nhìn thấy cảnh tàn phá của gió bão trên màn ảnh nhỏ đều dễ dàng nhận thấy, sự tàn phá của thiên nhiên xưa nay thật giống nhau. Mà đâu phải chỉ giống nhau! Với nhịp độ phá hoại môi trường, nhất là phá rừng diễn ra ngày càng nhanh, càng nhiều như hiện nay, bão lụt gần đây hoành hành càng thất thường, càng dữ dội.

Đỗ Phủ kể đến chuyện trẻ con thôn Nam khinh ông già yếu, nỡ cướp tranh mái nhà của ông rồi chạy vào lũy tre! Có lẽ đó là chuyện thường thấy của nghìn năm trước ở nơi hẻo lánh, và cuộc sống lúc đó nghèo khổ lắm, một ấp tranh lợp nhà cũng tranh cướp của kẻ yếu. Ngày nay tổ chức cứu trợ, quyên góp giúp đỡ đồng bào bị bão lụt, lá lành đùm lá rách, chắc không ai nỡ tàn nhẫn như trẻ con thời Đỗ Phủ.

Cảnh nhà dột, chăn ướt, không ngủ được trong bài thơ thật là chân thực. Đọc lên như thấy tình cảnh thê thảm hiện lên trước mắt. Chi tiết “Con nằm xấu nết đạp lót nát” rất thật. Trẻ con ngủ mê thường đạp lung tung, làm rách thêm cái chăn vốn đã cũ nát. Sự vô tâm của trẻ thơ cũng làm hư hỏng thêm gia sản vốn đã nghèo nàn của nhà thơ!

Nhưng tâm hồn nhà thơ thật cao thượng và giàu có biết bao. Ông ao ước: ước được nhà rộng muôn ngàn gian. Cho khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan!

Ông thương nhất là kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ, bởi họ chẳng có gì ngoài chữ nghĩa và tấm lòng lương thiện! Tấm lòng nhà thơ càng đáng quý trọng gấp bội khi ông nói muốn có nhà ngay trước mắt để ấm lòng mọi kẻ sĩ:

Than ôi, bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mát. Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được.

Đỗ Phủ quả là nhà thơ lớn, ông đã vượt lên tình cảnh bi thảm của riêng mình để nghĩ đến kẻ sĩ trong thiên hạ.

Ngữ văn 7 [Sách giáo khoa thí điểm]

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh. Câu 1. Trong đời sống, ta cần chứng minh khi mình muốn cho ai đó thấy rằng điều mình nói là đúng, không phải nói dối.

  • Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Thêm trạng ngữ cho câu. Câu 1. Xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên:

  • Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng. Câu 1: * Luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu: “Sự nhất quán giữa hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác”.

  • Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh [Chi tiết]

    Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh trang 48 SGK Ngữ văn 7 tập 2. Câu Đề văn: Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm - Siêu ngắn

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm [Chi tiết]
  • Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm - Ngắn gọn nhất

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Phần I
  • Phần II

  • Phần I
  • Phần II
Bài khác

Phần I

Video hướng dẫn giải

NHỮNG CÁCH LẬP Ý THƯỜNG GẶP CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM

1. Liên hệ hiện tại và tương lai

- Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hóa đã gợi cho tác giả nghĩ tới sự gắn bó mật thiết, sự trường tồn của tre với đời sống, với nhân dân trong tương lai sắt, thép, xi măng.

- Tác giả đã biểu cảm trực tiếp bằng biện pháp: miêu tả, so sánh, liên tưởng, phân tích.

2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ hiện tại

- Tác giả đã say mê con gà đất: đó là một trò chơi tuổi thơ rất kì diệu, mang màu sắc lung linh của tâm tưởng nhớ nhung.

- Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên suy nghĩ sâu sắc của tác giả: đồ chơi không phải là những sự vật vô tri vô giác bởi chúng có linh hồn và nhờ chúng mà con người có khát vọng hướng tới cái đẹp .

3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn và mong ước

a] Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ lòng yêu mến với cô giáo bằng những cảm xúc mạnh mẽ, ấn tượng sâu sắc, đặc biệt là qua những kỉ niệm được khơi gợi lại.

b] Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực bắc của Tổ quốc tới Cà Mau, cực nam Tổ quốc đã thể hiện tình cảm yêu đất nước, sự gắn bó và ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc của tác giả.

4. Quan sát, suy ngẫm

- Quan sát giúp miêu tả chân thực sự hi sinh thầm lặng của người mẹ, qua đó cho thấy nỗi xót xa, ân hận về những lỗi lầm và sự vô tâm tác giả đối với mẹ.

Phần II

Video hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP

Trả lời câu 1 [trang 121, SGK Ngữ văn 7, tập 1]

Đề a: Cảm xúc về vườn nhà [Tham khảo SGK trang 122]

Đề b: Cảm xúc về con vật nuôi [con bò, con chó, con mèo,…]

1. Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi em yêu thích [con mèo]

2. Thân bài:

- Kể lại hoàn cảnh nuôi mèo

+ Đó là giống mèo tam thể.

+ Bà ngoại tặng cho em.

+ Năm nay nó tròn 1 tuổi.

+ Tên chú mèo.

- Tả chi tiết con mèo:

+ Dáng nó nhỏ nhắn, uyển chuyển, rất đáng yêu.

+ Bộ lông mềm mại với ba màu: trắng, vàng, cam tuyệt đẹp.

+ Đôi mắt xoe tròn, màu xanh trong, lấp lánh.

+ Mũi lúc nào cũng ươn ướt.

+ Tả thêm các chi tiết như: bộ râu, đôi chân, cái đuôi,…

- Hoạt động: Bắt chuột, khi ăn uống, khi nghịch ngợm, khi ngủ, …

- Tính cách: tinh nghịch, hiền lành, lanh lợi.

- Kể một kỉ niệm của em với mèo.

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với chú mèo đó.

- Con mèo cũng có đời sống tình cảm. Nó biết cư xử tốt với mọi người.

Đề c: Cảm xúc về người thân [Tham khảo SGK trang 122]

Đề d: Cảm nghĩ về mái trường:

1. Mở bài: giới thiệu về ngôi trường

2. Thân bài:

- Ngôi trường đó ở đâu? Gồm có mấy dãy nhà.

- Mỗi nơi để lại cho em cảm xúc gì? [Kỉ niệm về một nơi trong trường]

- Công việc chăm sóc và bảo vệ ngôi trường như thế nào?

3. Kết bài: Cảm xúc của em về mái trường thân thương đó.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Từ đồng nghĩa - Siêu ngắn

  • Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư [Vọng Lư sơn bộc bố] - Siêu ngắn

  • Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh [Tĩnh dạ tứ] siêu ngắn

  • Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê [Hồi hương ngẫu thư] siêu ngắn

  • Soạn bài Từ trái nghĩa siêu ngắn

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề