Soạn bài thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng lớp 6

Câu chuyện giúp các em hiểu hơn về tấm lòng và y đức cao đẹp của người thầy thuốc họ Phạm. Ông không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn luôn hết lòng vì người bệnh, không kể giàu nghèo, địa vị cao thấp. Hãy cùng TOPLOIGIAI soạn bài Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng để tìm hiểu rõ hơn về lòng y đức của người thầy thuốc nhé

Khái quát truyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

TÓM TẮT:

Tóm tắt 1

Tóm tắt 2:

Ông Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông mg tiền mua thuốc và lương thực để giúp người nghèo khó. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó sứ giả đến triệu ông vào cung vua chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Nhưng ông đã đi chữa bệnh cho người dân trước, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông.

BỐ CỤC:

- Đoạn 1 [từ đầu ...trọng vọng]: kể khái quát vị Thái y lệnh Phạm Bân.

- Đoạn 2 [tiếp ...mong mỏi]: Phạm Bân quyết định cứu người nguy cấp trước.

- Đoạn 3 [còn lại]: ý nghĩa của việc làm trượng nghĩa thầy thuốc Phạm Bân.

Soạn bàiThầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

Câu 1 [trang 164 sgk Ngữ văn 6 tập 1]

Các chi tiết nói về Thái y lệnh:

+ Đem hết của cải, mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo

+ Gặp kẻ tật bệnh cơ khổ, ngày cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị. Dẫu bệnh có dầm dề máu mủ, ngài cũng không hề né tránh, bệnh nhân đến chữa bệnh khỏe rồi đi

+ Năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, ngài lại dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật ở đó, cứu sống hơn ngàn người

+ Có người đến gõ cửa mời gấp ngài đến chữa bệnh cho người đàn bà đang trong cơn nguy kịch, ngà nghe xong đi ngay.

+ Khi đi chữa bệnh cho người bị nặng hơn, không ngại bị Trần Anh Vương quở trách.

+ Sau khi chữa trị xong cho người đàn bà kia thì ngài đến gặp Trần Anh Vương bày tỏ lòng thành và được ngợi khen tấm lòng lương y

→ Qua những chi tiết trên

Thứ nhất Thái y lệnh là thầy thuốc giỏi, cứu sống được hàng ngày người, khi mà nghe người nọ kể về tình hình người đàn mà ngài biết được bệnh nào nặng, bệnh nào nhẹ để ra tay cứu giúp người nguy nạn trước.

Thứ hai là người yêu dân, hết lòng để cứu, giúp đỡ người, đặc biệt là người nghèo đói, khổ hạnh. Gặp người bệnh thì ông cứu chữa bằng ý đức của mình chứ không dựa vào danh lợi phù phiếm.

Đặc biệt, ngài không sợ quyền y, địa vị, mà luôn làm theo cái tâm của mình, xứng đáng là một lương ý và được nhân dân trọng vọng. Điều này thể hiện rõ qua sự việc Những hành động của ngài còn được Trần Anh Vương khen ngợi, xứng đáng với mong mỏi của Vương có cả tài năng và đức độ.

b, Câu thoại đáp lại với quan Trung sứ của Thái y lệnh: «Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu»

- «Tôi có mắc tội» tội ở đây là không theo sứ giả vào cung chữa trị cho bậc quý nhân bị sốt ngay lúc đó, mà đi cứu bệnh nhân nguy cấp trước. Ông hiểu rõ trách nghiệm của mình là Thái y phục vụ trực tiếp cho triều đình mà nay lại từ chối hồi cung khẩn cấp. Khẳng định việc cứu người quan trọng hơn tính mạng của mình.

- Ông con đưa ra lý do vì sao ông không theo sứ gia vao cung luôn, ông người bệnh này khẩn cấp hơn. Việc làm của ông nên được coi trọng và sẽ được Vương gia hiểu, bỏ qua cho Rồi ông cũng cảm chấp nhận sự trừng phạt nghiêm khắc nhất: “tội tôi xin chịu”

→ Thái y lệnh đã yêu thương người bệnh cơ khổ hết mức. Ông quyết tâm cứu sống người bệnh, bất chấp mạng sống của bản thân

Câu 2 [trang 165 sgk Ngữ văn 6 tập 1]

Trước cách cư xử của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương thay đổi:

+ Ban đầu Vương quở trách, nhưng không nghe Thái y bày tỏ long thành liền thay đổi . Từ trách giận sang mừng rỡ

+ Ngợi khen: “Ngươi là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp còn có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi”

→ Trần Anh Vương sáng suốt, rộng lượng, không hẹp hòi chuyện cá nhân mà còn ngợi khen tài năng, đức độ của Thái y lệnh.

+ Ngợi ca và tôn vinh người tài, cái nhìn rộng phán xét tài tình đúng là minh quân

+ Vương gia cũng là người yêu thương dân chúng, ngài mong các quan triều đình đều có tấm lòng giúp dân đỏ, để họ không lầm than, họ được quan tâm đúng lúc. Và sự mong mỏi đó, Thái y lệnh đã đáp ứng được.

Câu 3 [trang 165 sgk Ngữ văn 6 tập 1]

Những bài học về người làm nghề y:

- Phải có tài năng thực sự, có chuyên môn nghiệp vụ và không ngừng trau dồi thêm để tránh việc khám, chẩn đoán sai bệnh dẫn đến chữa trị sai. Điều này dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, ví dụ như đã có trường hợp người bệnh chỉ gãy chân cần bó bột mà bác sĩ phán chân đã hỏng liền chặt luôn khiến cho cuộc đời họ trở thành kẻ tàn phế.

- Thầy thuốc như mẹ hiền, thương yêu, giúp đỡ người bệnh. Có tấm lòng bao dung, rộng lượng và coi trọng con người, tính mạng con người. Nghề y là nghề cứu người mà thờ ơ trước những người bệnh hay hách dịch bệnh nhân thật đáng trách.

- Người bệnh nặng cần chữa trị ưu tiên, bất kể địa vị của họ như thế nào, đừng để danh lợi làm mờ mắt, đôi khi khiến người bệnh chết oan.

Câu 4 [trang 165 sgk Ngữ văn 6 tập 1]

Nội dung y đức trong truyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng và truyện về Tuệ Tĩnh:

- Cả hai người đều là thầy thuốc giỏi có lương tâm, là thầy thuốc cứu giúp bệnh không mong được trả ơn.

- Là quan niêm yết, chính trực, không phân biệt địa vị, chữa bệnh dựa vào chuyên môn, người bệnh nào nặng thì cần ưu tiên chữa trị trước.

- Dù nguy hiểm tới tính mạng nhưng vẫn đặt nhiệm vụ cứu người bệnh lên trên hết, coi mạng sống của người bệnh lên trên hết.

Xem thêm các bản Soạn bàiThầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

  • Soạn bài: Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng [ngắn nhất]
  • Soạn bài: Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng [siêu ngắn]

LUYỆN TẬP

Bài 1 [Trang 165 sgk Ngữ văn 6 tập 1]

Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người:

- Thứ nhất là người thầy thuốc có chuyên môn giỏi, dành hết tâm huyết cho nghề.

- Thứ hai là có lòng đức độ, biết thương xót dân nghèo, người bệnh. Đây cũng là cái cốt làm lên một thầy thuốc giỏi, vừa giỏi nghề vừa có lòng.

→ Tuy nhiên, lòng nhân đức của Thái y lệnh không chỉ thể hiện trong việc cứu người đàn bà nguy kịch mà còn thông qua việc chữa trị cho người cơ hàn, cứu sống mạng người lúc đói kém. Tấm lòng y đức luôn luôn sẵn sàng để giúp đỡ dân tình, ông thương dân nghèo, ông giúp họ, không chỉ chữa bệnh mà còn cho họ cái ăn, cho họ cái ở.

Bài 2 [trang 119 sgk Ngữ văn 6 tập 1]

Cách dịch thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng:

- Nhan đề này khẳng định cái tài và cái đức của thầy thuốc, là thầy thuốc giỏi không chỉ đánh giá về chuyên môn mà còn cả tấm lòng, thầy thuốc đi liền với lương y.

- Đặc biệt, sử dụng từ « cốt là» nhấn mạnh vào vai trò của y đức, nhân cách, bản chất thiện lương của người làm nghề y. Dù là người có tay nghề giỏi đến đâu mà không có sự thương người cứu độ, cứ nạn thì cũng không được coi là thầy thuốc giỏi. Cách dịch này đề cao, xem trọng vai trò của y đức hơn cả chuyên môn.

- Cái tài và cái đức phải song hành cùng nhau, giống như Bác Hồ đã nói «Người có tài mà không có đức là người vô dụng, kẻ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó»

Cách dịch thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì không nhấn mạnh được nội dung cần biểu đạt về lòng nhân hậu.

Ý nghĩa truyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

Tham khảo thêm các bài viết liên quan truyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng:

  • Tìm hiểu truyệnThầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng
  • Dàn ý phân tích truyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

Truyện trung đại Việt Nam

Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng đã ca ngợi phẩm phất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm: không chỉ có tài chữa bệnh mà còn có lòng yêu thương và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy hay mang vạ vào thân. 

Dưới đây là tài liệu giới thiệu về tác phẩm trên, mời bạn đọc cùng tham khảo để có thêm những kiến thức hữu ích.

Nghe đọc tác phẩm:

Cụ tổ bên ngoại của Trừng, người họ Phạm, húy là Bân, có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương.

Ngài đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp kẻ bệnh tật cơ khổ, ngài cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị. Dẫu bệnh có dầm dề máu mủ, ngài cũng không hề né tránh. Bệnh nhân đến chữa tới khi khỏe mạnh rồi đi. Cứ như vậy, trên giường không lúc nào vắng người.

Bỗng liền năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, ngài lại dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người. Ngài được người đương thời trọng vọng.

Một lần, có người đến gõ cửa, mời gấp:

- Nhà có người đàn bà, bỗng nhiên nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét.

Nghe vậy, ngài theo người đó đi ngay. Nhưng ra tới cửa thì gặp sứ giả do vương sai tới, bảo rằng:

-Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, vương triệu đến khám.

Ngài nói:

- Bệnh đó không gấp. Nay mệnh sống của người nhà này chỉ ở trong khoảnh khắc. Tôi hãy cứu họ trước, lát nữa sẽ đến vương phủ.

Quan Trung sứ tức giận nói:

- Phận làm tôi, sao được như vậy? Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình chăng?

Ngài đáp:

- Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tội tôi xin chịu.

Nói rồi, đi cứu người kia. Họ quả được cứu sống. Lát sau, ngài đến yết kiến, vương quở trách. Ngài bỏ mũ ra, tạ tội, bày rõ lòng thành của mình.

Vương mừng nói:

- Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.

Về sau, con cháu của ngài làm quan lương y đến hàng ngũ phẩm, tứ phẩm có tới hai ba vị. Người đời đều khen ngợi họ không để sút sa nghiệp nhà.

II. Một vài nét về thể loại: Truyện trung đại Việt Nam

- Trung đại là một thuật ngữ có tính chất quy ước, để chỉ một giai đoạn trong lịch sử, đó là thời kì từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX

- Truyện trung đại thuộc loại truyện nói chung nhưng nó có những đặc điểm riêng. Ở đây vừa có loại truyện hư cấu [tưởng tượng nghệ thuật] vừa có loại truyện gần với ký [ghi chép sự việc], với sử [ghi chép truyện thật]. Cốt truyện hầu hết còn đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Sự phân tích nội tâm, ngôn ngữ độc thoại của nhân vật rất hiếm được biểu hiện.

III. Đôi nét về Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

1. Tóm tắt

Phạm Bân vốn có nghề ý gia truyền, giữ chức Thái y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương. Ông thường đem hết của cái trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp người nghèo khổ bệnh tật ông thường cho ở nhà mình, cấp cơm cháo và chữa trị nên ai cũng trọng vọng.

Một lần, có người đến gõ cửa mời đến chữa trị cho một người đàn bà đang nguy kịch, ông bảo người đó đi ngay. Nhưng tới cửa lại gặp sứ giả do vương sai tới mời vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Phạm Bân nói với sứ giả rằng bệnh đó không gấp, còn tính mạng của người nhà người này chỉ ở trong khoảnh khắc nên sẽ cứu họ trước rồi đến vương phủ. Quan Trung sứ lấy làm tức giận nói với Phạm Bân: “Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình sao?”. Phạm Bân cương quyết chịu tội rồi đi cứu người kia trước. Lát sau, đến yết kiến bị vương quở trách liền bỏ mũ ra, tạ tôi. Vương vui mừng khen ông là vị lương y có đức độ

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “người đương thời trọng vọng”. Giới thiệu xuất thân, nghề nghiệp, địa vị của bậc lương y.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “xứng với lòng ta mong mỏi”. Phạm Bân kháng chỉ của vương để cứu người bệnh nguy kịch trước.
  • Phần 3: Còn lại. Hạnh phúc của bậc lương y.

Cập nhật: 06/11/2020

Video liên quan

Chủ Đề