Sorting Center là gì

Nội dung bài viết

  • Phân biệt DC [Distribution Center Trung tâm phân phối] và CD [Cross Docking Trung tâm hoàn thiện đơn hàng]
    • Hiểu đúng về trung tâm phân phối: Đâu có gì là bí ẩn
    • Vai trò của Trung tâm phân phối
    • Nhiệm vụ của Trung tâm phân phối
  • Thực trạng cross docking ở Việt Nam
  • Thực trạng Cross-docking tại Việt Nam
      • Thực trạng thế giới
      • Thực trạng tại Việt Nam
    • Milk Run là gì?

Phân biệt DC [Distribution Center Trung tâm phân phối] và CD [Cross Docking Trung tâm hoàn thiện đơn hàng]

Về bản chất thì chúng đều là nơi xử lý và hoàn thành một đơn hàng nào đó. Tuy nhiên khái niệmtrung tâm hoàn thiệnđơn hàng[cross docking] mang ý nghĩa của một mô hình kéo dài. Nhiều hơn so với trung tâm phân phối. Ở đó hoạt động cá biệt hóa [customization] được thực hiện với quy mô, độ phức tạp cao hơn.
Khái niệm trung tâm hoàn thiện đơn hàng ra đời trên nền tảng của phát triển thương mại điện tử.

Thương mại điện tử đã đặt ra các yêu cầu về xử lý đơn hàng ở cấp độ cao hơn cả. Về tốc độ [lead time] và giá trị gia tăng [value-added customization]. Điều mà một trung tâm phân phối thông thường sẽ không đủ khả năng đảm nhận. Cross docking hướng đến giao hàng trực tiếp tay người tiêu dùng theo mô hình B2C [business to consumer].

Từ phía cầu, trung tâm phân phối phải đảm bảo khả năng đáp ứng cao và nhanh [response]. Đây là một trong những sứ mạng vô cùng quan trọng. Đòi hỏi mức độ linh hoạt và thích ứng rất cao. Nhu cầu khách hàng không chỉ dừng lại ở việc nhận được một kiện hàng. Mà cả những giá trị kiện hàng có thể đem lại.
Hình dưới đây minh họa hai sứ mạng quan trọng của trung tâm phân phối. Thách thức đặt ra là làm sao cân bằng được hai sứ mạng này.

Hình 1: Sứ mạng trung tâm phân phối : làm sao cân bằng ?

Hiểu đúng về trung tâm phân phối: Đâu có gì là bí ẩn


Trung tâm phân phối không chỉ là một kho chứa hàng thông thường như nhiều doanh nghiệp Việt Nam nghĩ. Theo hai chuyên gia thuộc tập đoàn Accenture: Jeffrey B. Cashman và Bruce S. Richmond. Cho dù bạn yêu hay ghét tồn kho, cho dù bạn chẳng muốn nhìn thấy nó đi chăng nữa. Thì nó vẫn tồn tại và vì vậy kho hàng luôn tồn tại và sống khỏe. Nhưng kho hàng ngày nay không đơn thuần là nơi hay cơ sở để chứa hàng nữa Chí ít là đối với những công ty thông thái về chuỗi cung ứng. Nó chính là trung tâm phân phối. Nó đảm bảo dòng chảy hàng hóa liên tục, gia tăng nhiều giá trị để hoàn thành tốt đơn hàng.

Vai trò của Trung tâm phân phối

Vai trò của trung tâm phân phối ngày càng trở nên quan trọng hơn. Trong việc đảm bảo một chuỗi cung ứng vận hành thông suốt và hoàn hảo. Đặc biệt, trung tâm phân phối là điểm tiếp xúc nhạy cảm nhất giữa cung và cầu. Nên, sứ mạng chính của trung tâm phân phối là dung hòa được các yêu cầu cung và cầu.
Từ phía cung, trung tâm phân phối phải đảm bảo tính hiệu năng [efficiency]. Bao gồm quản lý tồn kho hiệu quả, vận tải tối ưu, vận hành trung tâm một cách hoàn hảo.

Nhiệm vụ của Trung tâm phân phối

Để hoàn thành hai sứ mạng quan trọng trên. Trung tâm phân phối ngày nay cần trang bị khả năng thực thi các hoạt động từ: Quản lý tồn kho, bổ sung tồn kho, cá biệt hóa [customization]. Đến cross docking, hoạch định vận tải, định vị hàng hóa,
Về cơ bản, chức năng chính của trung tâm phân phối là:

  • Xử lý và hoàn thành đơn hàng.
  • Quản lý việc vận chuyển hàng [trung tâm phân phối là đầu não điều tiết toàn bộ hoạt động phân phối một cách nhịp nhàng],

Hơn nữa là việc tạo ra giá trị như: Trì hoãn đơn hàng [postponement] hay đẩy nhanh việc chuyển hàng [cross-docking].
Ở góc độ giá trị gia tăng, trong khi hoạt động sản xuất chủ yếu [vốn đã phổ thông hóa và không có nhiều khác biệt giữa các đối thủ] là để duy trì giá trị. Thì phân phối sẽ là nơi tạo thêm nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng.

Thực trạng cross docking ở Việt Nam

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của chuỗi cung ứng và cross docking. Không chỉ bởi vì chuỗi cung ứng đem lại những lợi thế mà bấy lâu nay doanh nghiệp bỏ qua. Đặc biệt trong việc cắt giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ. Mà còn vì chuỗi cung ứng đã lộ diện là một vũ khí sắc bén giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh bền vững. Trong xu thế nhiều mặt hàng tiêu dùng nhanh và lâu bền đang dần bị phổ thông hóa.


Cơ sở áp dụng thành công kỹ thuật Cross-docking

Như đã phân tích ở trên, để áp dụng thành công kĩ thuật cross-docking. Yếu tố quan trọng nhất phải đảm bảo đó là thời gian kịp lúc. Vấn đề trao đổi thông tin và sự chính xác của thông tin và quy trình khai thác.
Để đảm bảo được những điều này, Wal-mart đã xây dựng một hệ thống thông tin hiện đại bậc nhất. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ RFID công nghệ nhận dạng hàng hóa bằng tần số radio.

Công nghệ chuyển giao điện tử EDI công nghệ đám mây bảo được việc trao đổi thông tin giữa các đối tác [ nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà phân phối, cửa hàng]. Nhờ việc sử dụng những công nghệ đó, dòng thông tin của Wal-mart sẽ liên tục. Đây là bước quan trọng, tiên phong để kỹ thuật cross-docking được áp dụng có hiệu quả sau này.

Thực trạng Cross-docking tại Việt Nam

Thực trạng thế giới

Đối với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới. Cross docking đã được triển khai và phổ biến cho khá nhiều hoạt động khác nhau như: Sản xuất [ gom linh kiện phụ tùng từ những nhà cung cấp khác nhau như Toyota, Dell,], phân phối [ gom hàng từ các nhà cung cấp để chuyển đến các cửa hàng bán lẻ như Wal-mart hay Meijer,] hay vận tải [ gom nhiều lô hàng thành những xe tải đầy để tận dụng lợi thế theo quy mô, được các nhà bán lẻ và các hãng vận chuyển bưu phẩm sử dụng].

Thực trạng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, do các đặc tính ngành kinh doanh. Tính chất của các doanh nghiệp chưa mở rộng mạng lưới toàn cầu. Nên hầu hết các doanh nghiệp không tự xây dựng trung tâm phân phối chức năng Cross docking. Chủ yếu cross docking tại Việt Nam được thực hiện bởi các 3PL khi gom hàng từ nhiều nhà máy tại Việt Nam. Và xuất hàng đi cho khách hàng nước ngoài. Vì hiện nay các công ty Logistics Việt Nam chỉ hoạt động trong phạm vi nội địa, hay khu vực. Chủ yếu làm đại lý hoặc đảm nhận từng công đoạn cho các doanh nghiệp logistics quốc tế.

Trong khi đó, có trên 25 công ty logistics đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam [chiếm tới 70 80% thị phần cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam]. Nên các 3PL khi gom hàng ở Cross docking được chọn chủ yếu từ công ty nổi tiếng như: APL Logistics, Maersk Logistics, OOCL Logistics

Các công ty logistics đều cung cấp dịch vụ kho bãi và vận chuyển hàng hóa cho chủ hàng. Tuy nhiên dịch vụ kho bãi được cung cấp hiện nay vẫn theo mô hình truyền thống. Tức là kho chủ yếu là dùng để lưu trữ hàng hóa. Kho mô hình cross docking vẫn chưa được sử dụng một cách phổ biến và hiệu quả tại Việt Nam.

Milk Run là gì?

Milk run là phương pháp vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu từ nhà cung cấp đến khách hàng. Không giống với các hình thức vận tải truyền thống. Mỗi ngày xe tải của nhà cung ứng di chuyển theo lộ trình quy định. Qua nhiều nhà cung cấp và dây chuyền sản xuất.

Quy trình Milk run này sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt về thời gian khởi hành và kết thúc. Toàn bộ chuỗi

cung ứng hoạt động theo chiều kim đồng hồ, phối hợp nhịp nhàng. Cho dù có tồn tại các biến số về nhu cầu hoặc biến động trong nhu cầu khách hàng.

Phương pháp này được bắt nguồn từ phương thức giao sữa mà chúng ta đã biết. Bên chịu trách nhiệm giao sữa sẽ dừng lại ở từng trạm [từng hộ gia đình] để giao sữa cho người đặt mua nó. Trong công nghiệp thời trang, Zara là một trong những hãng thời trang áp dụng thành công quy trình milk run.

Tổng hợp: Tam Doan

Thẻ CD là gìCross docking là gìDC là gìDistribution center là gìE-commerceKiến thứcLogisticsPhân biệt DC và CDPhân biệt distribution center và cross docking

Video liên quan

Chủ Đề