Logline là gì

1.Các bước xây dựng kịch bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [237.3 KB, 5 trang ]

1. Xây dựng kịch bản:

Mỗi kịch bản, mỗi câu chuyện đều bắt đầu bằng một ý tưởng, và điều mà các giả
muốn gửi gắm.
a] Xây dựng ý tưởng:
Hãy viết ra bất cứ kiều gì nảy ra trong đầu bạn trong một đến hai câu văn, ngắn
gọn, vừa đủ ý và hấp dẫn, ta gọi đó là logline, logline không cần phải quá cao siêu,
quá khủng, chỉ cần hấp dẫn và dĩ nhiên đừng quá bình thường. Đừng nói về một học
sinh nghèo vượt khó mà hãy nói về một kẻ có ước mơ và anh ta thực hiện nó. Logline
có thể là điều tác giả muốn gửi gắm, có thể là một câu thoại.
VD:
Logline : Một kẻ ăn mày bỗng nhiên trở nên giàu có chỉ sau một đêm - ngắn ngọn vừa
đủ để người nghe tò mò và muốn đi tìm câu trả lời.
Sau đó, hãy liệt kê tất cả những điều có liên quan đến câu logline nảy ra trong đầu
bạn. Đó gọi là tagline. Tagline là những thứ liên quan đến câu chuyện, nhân vật trong ý
tưởng ban đầu của bạn.
VD:
Logline : Một kẻ ăn mày bỗng nhiên trở nên giàu có chỉ sau một đêm.
Tagline : Ăn mày, nghèo khổ, kì thị, hắt hủi, giàu có, siêu xe, lố lăng, quan hệ, v.v
Cứ như vậy làm cho ý tưởng trong đầu của bạn lớn dần lên, và dần dần hình thành
toàn bộ câu chuyện của bạn.
Tất nhiên quá trình trên chỉ cần thiết, nếu như bạn bắt buộc phải làm theo ý tưởng của ai
đó ví dụ như nhà sản xuất đưa ra hay bạn chưa hề có một hình dung nào về bộ phim sắp
làm. Và tất nhiên nếu bạn đã có ý tưởng và có thể hình dung ra toàn bộ câu chuyện thì
bước trên hoàn toàn không cần thiết.
b] Đề cương kịch bản:

Khi bạn đã có ý tưởng và câu chuyện của bạn gần như đã có những tình tiết, hãy
đi xây dựng đề cương kịch bản được coi là phần khung xương. Nhưng trước tiên hãy
tìm hiểu cấu trúc của một kịch bản.
b.1] Cấu trúc:


Sau đây tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một cấu trúc kịch bản đơn giản và cơ bản
nhất không chỉ trong điện ảnh mà nó còn được áp dụng trong các môn nghệ thuật khác
như văn học, kịch, v.v. Đó là cấu trúc 3 hồi, cụ thể, ta sẽ đi xây dựng một câu chuyện
gồm 3 hồi:
Hồi 1 : Giời thiệu [Nhân vật, hoàn cảnh, thời gian,...]
Hồi 2 : Diễn biến câu chuyện [Xung đột, thay đổi, bi kịch,]
Hồi 3 : Kết [Kết quả, bài học, ý nghĩa,...]


Ở giữa các hồi chúng ta sẽ có hai điểm quan trong chúng ta gọi đó là bước ngoặt, cũng có
người gọi là nút thắt hay thắt nút, mở nút.
Và ở giữa câu chuyện [giữa hồi 2] có một điểm quan trọng ta gọi đó là điểm không thể
quay đầu lại, giống như việc bạn đã đi được một nữa quãng đường và bạn chẳng có lý
do nào để dừng lại hoặc là mọi việc gần như đã ngoài tầm kiểm soát và không thể quay
đầu lại được nữa.
Hãy chia bộ phim ra làm bốn phần :
1/4 đầu là hồi 1, 2/4 giữa là hồi 2 và 1/4 cuối cùng là hồi 3
VD : Một bộ phim dài 16 phút thì 4 phút đầu là hồi 1 ; 8 phút giữa là hồi 2 và 4 phút cuối
là hồi 3.
Vì vậy việc xác định trước thời lượng của bộ phim bạn sắp làm là vô cùng quan trọng để
xác định đúng bước ngoặt và chia các hồi cho hợp lý.
Vì sao chúng ta phải tuân theo điều này?
Có thể có một số người trong số các bạn có năng khiếu kể chuyện, bạn hoàn toàn biết
cách cuốn hút mọi người vào điều bạn kể còn nếu không thì cấu trúc sẽ giúp bạn. Để
tránh việc người xem, người nghe họ phải đợi quá lâu và sẽ chán trước khi câu chuyện
của bạn có điều gì đó mới mẻ, cuốn hút hoặc cũng có thể quá nhiều tình tiết, quá dồn dập
cũng làm họ khó theo kịp. Vì vậy việc phân chia như vậy giúp họ đón nhận sản phẩm của
bạn 1 cách thoải mái.
Điều gì xảy ra ở những bước ngoặt?
Bước ngoặt là những thay đổi trong câu chuyện, hoàn cảnh, tâm lý, tính cách của nhân

vật, sự vật, hiện tượng trong câu chuyện đủ hấp dẫn để người xem có thể tò mò và xem
tiếp bộ phim của bạn,
Chú ý thời lượng bộ phim không bao gồm phần intro đầu và phần credit cuối
phim
Lấy một ví dụ cho tất cả những điều trên, hãy mở bộ phim Spider Man [2002] lên
và kiểm tra những điều tôi nói ở trên. Bạn chia bộ phim ra làm 4 phần bộ phim có thời
lượng khoảng 120 phút như vậy.
Hồi 1 trong khoảng 30 phút đầu - phần giới thiệu. Peter là một cậu bé nhút nhát,
hiền lành, sống cùng với dì và chú Ben. Cậu thường bị bắt nạt và trở thành trò đùa cho
mọi người
Bước ngoặt xảy ra ở cuối hồi khoảng gần những phút thứ 25 30. Đó là lúc cậu có được
sức mạnh, mọi thứ dường như thay đổi. Hãy để ý vào phần này và bạn sẽ thấy điều thú vị.
Qua đó có thể thấy bước ngoặt trong phim cần đủ lớn để đẩy câu chuyện đi tiếp kéo theo
sự tò mò của người xem.
Hồi 2 nằm trong khoảng 60 phút tiếp theo. Peter có được sức mạnh và cậu đã sử
dụng nó thế nào? Áp dụng cho bộ phim của các bạn sau bước ngoặt 1, khi đã có sự thay


đổi thì nhân vật sẽ làm gì tiếp theo với sự thay đổi đó? Trở nên tốt hơn hay xấu đi là tùy
thuộc vào các bạn.
Và một điều nữa là điểm không thể quay đầu lại ở đây là gì?
Sau khi có được sức mạnh cậu đã phạm phải sai lầm dẫn tới cái chết của chú Ben. Kể từ
đó, Peter quyết định trở thành người hùng trừ gian diệt ác, giúp đỡ mọi người, điểm
không thể quay đầu là việc cậu đã chọn lựa làm 1 người hùng thầm lặng và mọi người
biết đến Người Nhện.
Sau điểm không thể quay đầu là bước ngoặt 2. Đây lại là một thay đổi nữa trong
câu chuyện sau khi đã quyết định sử dụng sức mạnh vào việc tốt thì đương nhiên cái xấu
xuất hiện, đe dọa đến người thân cùng người dân trong thành phố và cậu quyết định
chống lại nó dẫn đến hồi 3.
Hồi 3 là hồi kết, nó vô cùng quan trọng. Bộ phim của bạn có thực sự hay, thực sự

có ý nghĩa và có truyền tải đúng thông điệp là do hồi kết quyết định. Sau tất cả những
thay đổi, tất cả những bước ngoặt thì hồi kết là điều vô cùng quan trọng. Một điều đáng
chú ý nữa: Hãy để nhân vật thay đổi một cách tích cực.
Màn kịch đã đến lúc hạ màn, hãy để khán giả trầm trồ và vỗ tay thật lớn!
Peter đã mất gì? Đã nhận ra điều gì?
Great power comes, great responsibility [sức mạnh càng nhiều, trách nhiệm càng lớn]
đó cũng là câu thoại chủ đạo của bộ phim [sẽ nói về thoại trong phim sau], điều mà tác
giả muốn gửi gắm.
Trên đây là một cấu trúc cơ bản, đơn giản và hiệu quả [nhất] các bạn có thể áp
dụng cho bộ phim của các bạn.
Sau khi các bạn đã hiểu về cấu trúc và có ý tưởng các bạn sẽ đi xây dựng đề cương kịch
bản cho ý tưởng đó.
Đề cương kịch bản giống như phần khung xương của câu chuyện của các bạn trước khi
các bạn xây dựng lên được kịch bản hoàn chỉnh, nó bao gồm các trường đoạn kịch tính.
Trước tiên hãy hiểu về trường đoạn:
Có hai loại trường đoạn là trường đoạn chuyển tiếp và trường đoạn kịch tính:
Trường đoạn chuyển tiếp là những tình tiết nhỏ mang tình chất cầu nối cho những trường
đoan kịch tính [thức dậy, đánh răng, đi đường,]
Trường đoạn kịch tính là những tình tiết lớn, có anh hưởng đến nội dung của bộ phim
[rượt đuổi, đánh nhau,]
Chú ý đề cương kịch bản chỉ có trường đoạn kịch tính
Một trường đoạn gồm có
- Mục đích
- Chướng ngại


-

Hành động
Và tất cả những điều trên đều xuất phát từ nhân vật.


Ví dụ:
Trích đề cương kịch bản phim ngắn Bố

Qua đó chúng ta xây dựng đề cương từ hồi một, trường đoạn 1 cho đến trường đoạn 2,...
Tùy theo thời lượng của bộ phim và trí tưởng tượng của bạn để xây dựng nên đề cương hoàn
chỉnh gồm 3 hồi và tốt nhất nên ghi chú rõ nhửng điểm bước ngoặt.
Sau khi đã xây dựng nên đề cương kịch bản thì những việc còn lại đơn giản đi rất nhiều vì bạn đã
có phần khung xương công việc còn lại chị là thêm da thêm thịt mà thôi
Kịch bản phân cảnh
Kịch bản phân cảnh là kịch bản cuối cùng và duy nhất và chính thức cho bộ phim gồm đầy đủ
các diễn biến và tình tiết được xây dựng dựa trên đề cương kịch bản, có thể đưa cho nhà sản xuất
duyệt, đưa cho diễn viên, dựng phim,
Chú ý chỉ đưa cho những người bạn có thể tin tưởng tránh trường hợp bị đánh cắp ý tưởng
Nó bao gồm các yếu tố thời gian, không gian và toạn bộ mọi điều diễn ra trong cảnh đó


Nội hoặc ngoại, ngày hay đêm:
Giờ đây việc viết kịch bản này không chỉ còn là riêng của các bạn nữa, mà bạn phải làm
cho người khác hiểu nên cần đủ ý và càng rõ ràng càng tốt.
Ví dụ:
Trích kịch bản phân cảnh phim ngắn Ăn Mày

Chú ý số trang kịch bản ứng với số thời lượng của bộ phim của bạn [font Courier New
font chữ 12]. 1 trang ứng với 1 phút trong phim vì vậy bạn phải căn chỉnh cho hợp lý. Như đã
nói ở trên việc xác định trước thời lượng của bộ phim sắp làm là vô cùng quan trọng, nó giúp bạn
kiểm soát được thời gian quay phim, thời gian thuê thiết bị cũng như kinh phí cho bộ phim.
THOẠI:
Có 2 loại thoại chính:
-


Lời thoại [Dialog]
Lời dẫn [Voice over]

Thoại là lời nói giữa các nhân vật với nhau, nên nhớ chỉ cho nhân vật thoại khi cần thiết, ngắn
gọn, đầy đủ và cần thiết, tránh những câu thoại thừa như: ừm, à, vâng, ừ, ạ,
Voice over cũng rất nguy hiểm khi sử dụng. nên nhớ phim chủ yếu là hình ảnh nên khi sử
dụng cần chú ý đừng lạm dụng nó.



Video liên quan

Chủ Đề