Sốt nhẹ là bao nhiêu độ?

Bao nhiêu độ là sốt ở người lớn? Được biết, sốt là hiện tượng thân nhiệt tăng cao hơn giới hạn bình thường đối với cơ thể con người. Cùng nha khoa My Auris tìm hiểu bài viết dưới đây để theo dõi sức khỏe khi đau ốm.

Mục Lục

Bao nhiêu độ là sốt ở người lớn?

Nhiệt độ bình thường ở người lớn là 37 độ C, kiểm tra thân nhiệt bằng cách đo nhiệt kế với khả năng đáp ứng nhanh chóng cũng như độ chính xác cao. 

Thân nhiệt bình thường của con người là 37 độ C

Vậy, “Bao nhiêu độ là sốt ở người lớn?” – Theo chuyên gia, mức thân nhiệt trên 37 độ C được coi là sốt. Vì thế bạn hãy theo dõi thân nhiệt cơ thể để biết tình trạng cụ thể như:

  • Sốt ở mức nhẹ: Nhiệt độ khoảng 38 độ C 
  • Sốt ở mức trung bình: Nhiệt độ khoảng 39 độ C 
  • Sốt cao: Nhiệt độ cơ thể lên tới khoảng 39 đến 40 độ C 

Bên cạnh đó, khi thân nhiệt tăng cao trên 40 độ C, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái co giật, khó kiểm soát ý thức. Lúc này, bạn cần đến bệnh viện hoặc trạm y tế gần nhất để có phương án điều trị phù hợp. 

Tuy vậy, những trường hợp khác tuy không phải sốt nhưng cũng khiến nhiệt độ cơ thể gia tăng, cụ thể như:

  • Người trưởng thành làm việc liên tục, cường độ cao trong điều kiện thời tiết nóng bức.
  • Trẻ em có tính cách hiếu động, đùa nghịch, vui chơi nhiều 
  • Phản ứng phụ sau khi tiêm hoặc sau khi sử dụng kháng sinh mạnh

Nhiệt độ sốt của người lớn bao nhiêu là cao?

Khác với trẻ em, người lớn có cơ thể khỏe mạnh và hệ miễn dịch và sức đề kháng cao. Dù vậy, tình trạng sốt ở người lớn cũng được chú ý vì nó có thể đe dọa đến tính mạng nếu bạn không tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết bạn bị sốt khi thân nhiệt cơ thể trên 37 độ C 

Bạn cần lưu ý nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường của bản thân hoặc người thân khi rơi vào các tình trạng dưới đây:

  • Sốt cao với thân nhiệt lớn hơn 37 độ C, không có dấu hiệu hạ sốt dù đã uống hạ sốt và các biện pháp làm mát cơ thể. 
  • Sốt cao kéo dài trong vòng 2 ngày nhưng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
  • Sốt rất cao khi thân nhiệt lớn hơn 40 độ C. 
  • Mắc các bệnh lý nền về tim mạch, hô hấp khiến bạn bị khó thở khi sốt
  • Ho nhiều hoặc đau rát họng nhưng không rõ nguyên nhân 
  • Xuất hiện những vết bầm tím khắp cơ thể hoặc phát ban trên da khi sốt

Dấu hiệu để nhận biết bạn đang bị sốt là gì?

Dựa vào độ tuổi, dấu hiệu và tình trạng bệnh lý đi kèm sẽ giúp bạn đánh giá tình trạng sốt của mình có thực sự nguy hiểm hay không và cần phải cấp cứu. Những dấu hiệu giúp bạn nhận biết một cơn sốt: 

  • Cảm thấy cơ thể rét run, sởn gai óc dù cho thời tiết oi bức, nóng nực.
  • Dấu hiệu cảnh báo tình trạng mất nước và có nhu cầu uống nước cao hơn bình thường 
  • Đau nhức cơ, trạng thái mệt mỏi 
  • Da nóng ran, ửng đỏ 
  • Sốt ở trẻ em có thể kèm theo những cơn giật đột ngột xuất hiện và cũng tự mất đi. 

Có nhiều nguyên nhân gây sốt ở người lớn, tuy vậy sốt không phải là bệnh. Trong đó chủ yếu là tình trạng nhiễm trùng [virus, vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng], sau đó là dị ứng và những nguyên nhân gây sốt khác. Đôi khi chưa thể xác định được có thực sự bị sốt hay không mà chỉ đơn thuần dựa vào tăng thân nhiệt cơ thể, mà bạn cần phải căn cứ vào những biểu hiện khác đi kèm.

Khi bị sốt cao nên làm gì?

Sau khi bạn đã biết bao nhiêu độ là sốt ở người lớn, điều bạn cần làm chính là những biện pháp cơ bản giúp hạ thân nhiệt trước khi sử dụng thuốc hạ sốt:

  • Nằm ở nơi thoáng mát, tránh hướng gió lùa vào và hạn chế bị nhiều người vây xung quanh.
  • Theo dõi sự thay đổi thân nhiệt: có thể đo thân nhiệt ở nách hoặc nhét ở hậu môn của bệnh nhân [ vì nhiệt độ ở hậu môn chính xác nhưng ở nách dễ đo hơn]
Cập nhật thân nhiệt liên tục để có phương án điều trị phù hợp

Nếu thân nhiệt < 39 độ C 

  • Bạn cần được mặc thoáng mát, cởi bớt quần áo ấm, đặc biệt không đắp chăn. Ngoài ra, bạn cần theo dõi thân nhiệt thường xuyên, khoảng 1 -2 giờ đo một lần. 
  • Chườm mát đúng cách để hạ sốt: Bằng cách lau sơ người bằng nước ấm. Cách thực hiện, nhúng khăn bông mềm vào nước ấm, vắt hơi ráo rồi lau khắp thân mình. Nhất là cá vị trí ở nách, bẹn, chờ cho đến khi bốc hơi thoáng thì lau tiếp và lặp lại khi thân hạ nhiệt dưới 38 độ C thì mặc quần áo cho người bệnh.
  • Theo dõi sức khỏe liên tục, trường hợp thân nhiệt tăng trở lại thì tiếp tục chườm mát liên tục. 

Nếu thân nhiệt > 39 độ C trở lên 

  • Dùng thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng, cân nặng [ đặc biệt đối với trẻ em] và khoảng cách 4 – 6 giờ. Đối với trường hợp bệnh nhi bị buồn nôn, ói mửa, không uống được thuốc có thể dùng viên thuốc đạn và nhét vào hậu môn cho trẻ.
  • Uống nhiều nước để tránh cơ thể bị mất nước khi sốt. Đối với trẻ đang bú sữa mẹ thì cần bổ sung cho bú nhiều hơn. Ngoài ra, bạn có thể bù nước và điện giải bằng Oresol theo đúng hướng dẫn sử dụng 
  • Ăn uống bình thường, ưu tiên các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp và các loại nước trái cây nhiều Vitamin C như cam, chanh,…

Nếu những phương pháp trên không làm tình trạng bạn thuyên giảm, hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế để bác sĩ có phương pháp điều trị kịp thời và tránh nguy hiểm đến sức khỏe. 

Một số phương pháp chăm sóc bản thân khi sốt 

Nguyên tắc đầu tiên bạn cần nắm được chính là: kiểm soát thân nhiệt của cơ thể bằng cách đo nhiệt độ để có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu bạn phát hiện mức thân hiện cao, bạn có thể áp dụng một số cách tự hạ sốt nhưng sau thời gian lại không thuyên giảm mà ngược lại tăng cao hơn. Bạn hoặc người thân nên chủ động đến bệnh viện hoặc phòng khám để có phương án điều trị kịp thời.

Ăn cháo và uống thuốc 

Theo kinh nghiệm dân gian, bạn nên ăn cháo tía tô [nóng]. Sau đó uống thuốc hạ sốt và nghỉ ngơi để giảm nhiệt độ cho thân nhiệt. Vì thế, bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Khi bạn có dấu hiệu bị sốt [như trên], bạn có thể tham khảo một số loại thuốc như: Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin, Naproxen,… Ngoài ra, bạn nên mua ở hiệu thuốc để được tư vấn kỹ hơn.

Uống nhiều nước 

Khi cơ thể bị sốt, lượng nước trong cơ thể có thể bị mất đáng kể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và đau đầu. Việc bổ sung lượng nước đã mất giúp cơ thể tăng khoáng chất, giảm triệu chứng sốt rõ rệt. Ngoài ra, bạn có thể uống cam vắt để bổ sung Vitamin C cho cơ thể phục hồi nhanh hơn.

Nghỉ ngơi và chườm mát cho cơ thể

Khi bạn bị sốt, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi và dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể hồi sức nhanh chóng để cơ thể hạ thân nhiệt ở mức bình thường. Bằng cách dùng một chiếc khăn mát để chườm lên trán để hạ sốt nhanh hơn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nhiệt độ cơ thể ở người lớn và cách hạ sốt nhanh, an toàn nhất. Để đảm bảo sức khỏe tránh bị sốt hoặc ốm, bạn nên ăn uống đủ chất, sinh hoạt lành mạnh và đặc biệt kiểm tra thân nhiệt thường xuyên bằng nhiệt kế.

Người bình thường sốt bao nhiêu độ?

Sốt ở người lớn. Nhiệt độ bình thường của người lớn thường dao động trong khoảng 36.1 độ C - 37.5 độ C. Vì thế nếu nhiệt độ thấp hoặc cao hơn 37 độ C một chút thì vẫn bình thường. Khi nhiệt độ lên trên 37.8 độ C thì có thể xem là bất thường.

Sốt nhẹ ở trẻ em là bao nhiêu độ?

Trẻ được xác định là sốt khi nhiệt độ cơ thể trên 37.5 độ C, sốt nhẹ khi nhiệt độ cơ thể trong khoảng 37.5 độ C - 38 độ C, sốt vừa khi nhiệt độ cơ thể trong khoảng 38 độ C - 39 độ C và sốt cao khi nhiệt độ cơ thể trên 39 độ C. Sốt co giật là tình trạng co giật do sốt cao gây ra.

Nhiệt kế điện tử bao nhiêu độ là sốt?

Rút nhiệt kế ra và đọc kết quả: nếu nhiệt độ trên 38 độ C được xem là sốt.

Khi bị sốt nhẹ nên làm gì?

7 cách hạ sốt nhanh cho người lớn tại nhà, an toàn, hiệu quả.
Uống thuốc giảm đau hạ sốt cho người lớn không kê đơn..
Uống nhiều nước hơn..
Bổ sung Vitamin C..
Bổ sung Canxi..
Tắm bằng nước ấm..
Chườm khăn mát lên trán..
Sử dụng tinh dầu xoa bóp..

Chủ Đề