S.t.p là gì

S.t.p là gì

S.t.p là gì

Chiến lược STP là gì và tầm quan trọng của STP trong Marketing

  1. Chiến lược STP là gì? 
  2. Tầm quan trọng của chiến lược STP trong Marketing 
  3. Các yếu tố trong chiến lược STP 
    1. Phân khúc thị trường (Segmentation) 
    2. Lựa chọn thị trường theo mục tiêu (Targeting) 
    3. Định vị sản phẩm trên thị trường (Positioning) 

Các doanh nghiệp không thể phục vụ hết tất cả yêu cầu của khách hàng bởi mỗi người có những tiêu chuẩn hàng hoá và dịch vụ khác nhau. Để có thể khắc phục tình trạng trên và đáp ứng tốt nhất những mong muốn của khách hàng thì chiến lược STP đã ra đời.

Vậy cụ thể, chiến lược STP là gì và tầm quan trọng của STP trong Marketing là như thế nào?  Các chuyên gia Bizfly sẽ giải đáp thuật ngữ này trong bài viết sau.

Chiến lược STP là từ viết tắt của cụm từ phân khúc thị trường (Segmentation), lựa chọn thị trường theo mục tiêu (Targeting) và định vị sản phẩm trên thị trường (Positioning). Hiểu đơn giản là hoạt động phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu sau đó định vị sản phẩm trong tâm trí khách hàng mục tiêu.

S.t.p là gì

Tầm quan trọng của chiến lược STP trong Marketing 

STP là chiến lược marketing hiệu quả trong việc phân khúc thị trường được ứng dụng bởi hầu hết các doanh nghiệp. Dưới đây là tầm quan trọng của nó trong marketing.

  • Xác định được phân khúc thị trường sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng được những chiến lược kinh doanh hợp lý với mình. Từ đó tạo nên lợi nhuận và doanh thu lớn cho doanh nghiệp.
  • Sử dụng chiến lược STP giúp doanh nghiệp gây ấn tượng với bộ phận các đối tượng khách hàng mục tiêu và trở thành cái tên được ưu tiên trên một phân khúc thị trường nhất định. Qua đó, lợi nhuận doanh nghiệp được duy trì và có sự tăng trưởng mạnh mẽ.
  • STP hướng doanh nghiệp tới việc khoanh vùng các đối tượng khách hàng có những đặc tính tương đồng. Điều này giúp xây dựng được một nền tảng cộng đồng khách hàng trung thành ngày càng vững chắc.

Các yếu tố trong chiến lược STP 

Ngoài việc tìm hiểu khái niệm "STP là gì" thì Bizfly chia sẻ tới bạn nội dung các yếu tố trong chiến lược này mà bạn nên biết.

Phân khúc thị trường (Segmentation) 

Phân khúc thị trường Segmentation trong STP là cách thức chia thị trường tiềm năng thành từng phân đoạn nhỏ hơn thông qua những khác biệt về mong muốn, nhu cầu và các đặc tính hoặc hành vi khách hàng. Một đoạn thị trường là một bộ phận nhỏ của thị trường hay một nhóm khách hàng có cùng đặc điểm hành vi tiêu dùng, mua sắm và có những phản ứng giống nhau trong cùng một chương trình Marketing.

S.t.p là gì

Mục đích của việc phân khúc thị trường

Mục đích chính của phân khúc thị trường là tìm kiếm những đoạn thị trường hấp dẫn và có hiệu quả để doanh nghiệp phát huy thế mạnh của mình. Hơn nữa là xây dựng các chương trình marketing phù hợp với các đối tượng khách hàng.

Cơ sở để phân khúc thị trường

  • Địa lý: Phân chia thị trường tổng thể theo các biến số như vùng miền, khu vực địa lý, vùng ven, vùng trung tâm, vùng khí hậu, mật độ dân cư hoặc những yếu tố gắn liền với địa lý như thói quen, văn hoá, mức thu thập trung bình, hành vi khách hàng, điều kiện kinh tế,..
  • Nhân khẩu học: Phân chia khách hàng thành các nhóm dựa trên tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, quy mô gia đình, trình độ văn hoá,.. Đây là những chỉ số dễ đo lường nhờ vào tính định lượng của nó.
  • Tâm lý học: Khách hàng sẽ được phân loại thành các nhóm dựa trên các đặc điểm như giai tầng xã hội, lối sống, nhân cách,.. Đây được xem là cơ sở chính để phân loại thị trường và sản phẩm gắn liền với cá nhân.
  • Đặc điểm hành vi: Là cơ sở mang tính ứng dụng cao. Tuy nhiên nó chỉ được áp dụng trong một thời điểm nhất định và được kết hợp đồng thời với các yếu tố khác giúp thị trường được phân loại thành các nhóm đặc tính đồng nhất.

Lựa chọn thị trường theo mục tiêu (Targeting) 

Thị trường mục tiêu Targeting là một hay nhiều đoạn thị trường được doanh nghiệp lựa chọn và tập trung nỗ lực để đáp ứng được những mong muốn và nhu cầu của khách hàng ngay trên đoạn thị trường đó. Dẫn tới đạt được khả năng cạnh tranh cũng như mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. 

S.t.p là gì

Sức hấp dẫn của việc đánh giá mục tiêu

Sức hấp dẫn của việc đánh giá mục tiêu được đo lường bằng những cơ hội và rủi ro xảy ra trong kinh doanh, cạnh tranh và khả năng thực hiện mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. 3 tiêu chuẩn cơ bản khi đánh giá đoạn thị trường bao gồm quy mô và sự tăng trưởng, mục tiêu và khả năng kinh doanh, sức hấp dẫn của cơ cấu thị trường.

Phương pháp lựa chọn thị trường mục tiêu

  • Tập trung vào đoạn thị trường: Doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung vào một đoạn thị trường nhất định và đặt nó làm thị trường mục tiêu. Đây là phương thức được các doanh nghiệp trẻ lựa chọn để làm cơ sở mở rộng phát triển.
  • Chuyên môn hóa theo đặc tính thị trường: Doanh nghiệp sẽ chọn nhiều phân đoạn thị trường riêng để làm thị trường mục tiêu. Phương thức này phù hợp với doanh nghiệp có ít hoặc không có năng lực kết nối các phân đoạn thị trường lại với nhau.
  • Chuyên môn hóa theo sản phẩm: Doanh nghiệp sẽ tập trung nghiên cứu và sản xuất một loại sản phẩm và cung ứng sản phẩm đó cho nhiều đoạn thị trường.
  • Chuyên môn hóa theo tuyển chọn: Doanh nghiệp sẽ lựa chọn một nhóm khách hàng riêng biệt để làm thị trường mục tiêu. Sau đó, sẽ tập trung mọi nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của tệp khách hàng lựa chọn đó.
  • Bao phủ thị trường: Mọi khách hàng đều là thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Phương án này phù hợp với doanh nghiệp đang tìm cơ hội kinh doanh hoặc những doanh nghiệp có quy mô lớn có thể đáp ứng khách hàng.

Định vị sản phẩm trên thị trường (Positioning) 

Định vị sản phẩm thị trường Positioning là việc thiết kế hình ảnh cho doanh nghiệp và sản phẩm để giúp nó chiếm được một vị thế đặc biệt và giá trị trong tâm trí của các đối tượng khách hàng mục tiêu. Định vị đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng khuếch trương những điểm khác biệt của sản phẩm cho khách hàng.

S.t.p là gì

Bản chất của định vị sản phẩm trên thị trường

Định vị sản phẩm thị trường là những nỗ lực mang lại cho sản phẩm của doanh nghiệp một hình ảnh riêng biệt tiến sâu vào nhận thức của khách hàng. Ngoài ra, nó còn là những lợi ích sản phẩm tạo nên cơ sở để doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược và chính sách marketing phù hợp, từ đó hấp dẫn và thu hút khách hàng trên thị trường cạnh tranh.

Hoạt động định vị sản phẩm trên thị trường gồm những gì?

  • Thiết kế hình ảnh cho sản phẩm/thương hiệu: Hình ảnh là sự kết hợp giữa cảm nhận và đánh giá của khách hàng về doanh nghiệp và sản phẩm. Nó là tập hợp các khái niệm và ấn tượng mà khách hàng có được từ sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Lựa chọn vị thế sản phẩm trên thị trường: Chiến lược định vị không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc tạo dựng hình ảnh mà còn phải lựa chọn hình ảnh sản phẩm để nó có được vị thế trên thị trường mục tiêu.
  • Tạo khác biệt cho sản phẩm: Bản chất của định vị chính là tạo ra sự khác biệt. Vì vậy, doanh nghiệp cần tập trung thiết kế được những sản phẩm khác biệt có ý nghĩa để tạo được ấn tượng tích cực với khách hàng.

Trên đây là những kiến thức có liên quan đến STP như khái niệm STP là gì, tầm quan trọng của nó đối với marketing cũng như các yếu tố cần biết trong chiến lược STP. Qua bài viết Bizfly chia sẻ, bạn có thể nắm vững những thông tin nói trên và có cái nhìn toàn diện hơn về thuật ngữ STP này.

Bài liên quan

S.t.p là gì

S.t.p là gì

S.t.p là gì

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizffly