Sự nguy hiểm khi cường độ dòng điện đi qua cơ thể người càng cao thì càng

TƯ VẤN SỬ DỤNG AN TOÀN ĐIỆN TRONG NHÂN DÂN

[Thực hiện theo tinh thần văn bản số: 2813/NPT-KT V/v thực hiện Chỉ thị số 4417/CT-EVN,

V/v tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn tai nạn lao động trong EVN và tai nạn điện trong nhân dân]

NHẬN THÔNG TIN TƯ VẤN VÀ GÓP Ý QUA ĐỊA CHỈ:
Địa chỉ Email: .
Điện thoại: 0500 2218186, 096 333 6768 [Gặp Đ/C Thuận, KS.Điện tự động hóa] Trưởng phòng kỹ thuật -Truyền tải điện Đắk Lắk.
Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồitrong thời gian sớm nhất có thể.
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của quý vị, để chất lượng ngày một hoàn thiện.

Chuyên đề tư vấn để sử dụng điện một cách an toàn, tiết kiệm và hiệu quả

//sites.google.com/site/antoandiend5/tu-van-su-dung-dhien-an-toan


Điện là một ngành lao động đặc thù, trong quá trình sản xuất vẫn còn tìm ẩn nhiều rủi ro, mất an toàn; Công nhân ngành điện khi làm việc luôn đối diện với nguy cơ điện giật, ngã cao, mặc dù đã được trang bị khá đầy đủ dụng cụ bảo hộ an toàn cá nhân nhưng vẫn còn xảy ra một số tai nạn lao động đáng tiếc trong hệ thống trung áp. Vì vậy, việc nghiên cứu để đánh giá hiện trạng và đề ra giải pháp khả thi góp phần bảo đảm an toàn hơn cho người lao động ngành điện nói riêng và đông đảo nhân dân nói chung là một đòi hỏi nghiêm túc của thực tiễn đối với những người làm điện am hiểu về điện. Tôi thật sự trăn trở!

Giỏi như vậy, chuyên nghiệp như vậy mà còn tìm ẩn nhiều nguy cơ bị điện giật huống chi người dân lao động Việt Nam chúng ta ai là người tư vấn, bày bảo cho họ biết sử dụng điện sao thật hiệu quả, tiết kiệm, an toàn Phòng tránh được những tai nạn thương tâm, gây ra bỡi dòng điện 50Hz này!

Với kiến thức chút đỉnh, tôi xin làm từ thiện bằng cách là Tư vấn miễn phí cho mọi người trong cộng đồng [i] Sử dụng điện đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả; [ii] Sử dụng điện một cách an toàn, tránh được chạm chập, cháy nổ, điện giật; [iii] Sử dụng điện thông minh, điều khiển các thiết bị xung quanh ta, làm theo ý muốn của mình mà không cần chúng ta phải mó tay vào, như giúp ta tưới cây trồng, tưới hoa kiểng, tưới phong lan, bơm nước trong lúc ta vắng nhà; [iv] Sử dụng điện giúp ta trông nhà, trông con, bảo vệ tải sản; [v] Đặc biệt sử dụng điện nhưng không bao giờ bị điện giật, cho dù bạn là người lớn hay trẻ em, cho dù bạn đi chân đất!

Ai có nhu cầu xin gọi cho tôi [ngoài giờ hành chính] hoặc để lại tin nhắn hoặc để lại số điện thoại qua facebook hoặc gửi Email cho tôi theo bảng địa chỉ trên.

1. Bọc các ổ cắm điện lại: Bạn có thể dán hoặc mua các miếng bảo vệ để bọc các ổ cắm điện lại. Các miếng này được thiết kế để tránh tay bạn chạm vào các ổ điện không dùng đến, chúng đóng vai trò là một hàng rào chắn bên trong và chỉ hở ra đúng diện tích của lỗ cắm để bạn có thể cắm cái phít vào khi cần dùng, mà các ngón tay và đồ lạ không thể lọt vào được.
2. Các miếng nhựa bảo vệ trẻ: Bạn có thể lắp các miếng nhựa bảo vệ trẻ vào các ổ cắm điện không được bảo vệ. Các miếng nhựa này có nhiều loại khác nhau, được thiết kế vừa vặn với các ổ cắm tiêu chuẩn. Bảo vệ các ổ cắm không dùng đến với một miếng bảo vệ có lò xo để người lớn có thể dễ dàng mở ra nhưng trẻ em thì lại khó tiếp xúc.

3. Các nắp của ổ cắm: Bạn cũng có thể gắn một cái nắp nhựa lên các chỗ trống của ổ cắm điện. Khá nhanh khi lắp đặt và chúng cũng có tác dụng làm giảm nguy hiểm của việc bị điện giật bằng cách ngăn cản các ngón tay của bé tiếp xúc với ổ điện trống.

4. Các khóa ngắt điện: Cài đặt khóa công tắc. Các khóa này thường vừa vặn với một số công tắc tiêu chuẩn, có thể dùng khá tiện lợi như là một cái khóa để ngăn bé bật tắt các bóng đèn hay các trang thiết bị khác.

5. Đèn ngủ: Sử dụng đèn ngủ để tạo cho bé cảm giác an toàn trong bóng tối. Thích hợp cho các phòng dành riêng cho trẻ bú, phòng tắm, phòng ngủ, và chúng có hình ảnh khá đa dạng phù hợp với trẻ em như hình gấu teddy, khủng long và thiên thần. Một số mẫu còn có các tiện ích tự động tắt mở như mở lên khi trời chập choạng và tắt vào lúc hoàng hôn. Đây cũng là một mẫu khá thông dụng vừa vặn với các lỗ cắm kép tiêu chuẩn, vừa ngăn cản các ngón tay tò mò vào các ổ cắm điện vừa mang lại ánh sáng ấm áp vào ban đêm. Luôn luôn chắc chắn rằng trẻ nhà bạn ý thức được việc nước và điện là hai thứ không được tiếp xúc cùng lúc; các thiết bị điện như đài phát thanh và máy sấy tóc không bao giờ được đặt gần bồn rửa mặt hay bồn tắm.

6. Bóng đèn: Hãy đảm bảo rằng mỗi ổ cắm trong tầm với của trẻ đều có bóng đèn trong đó.

7. Các dây nối dài: Tránh sử dụng các dây điện nối dài trong phòng của trẻ bất cứ khi nào có thể. Trẻ em rất có khả năng sẽ cầm chúng lên nhai, đặc biệt khi không có gì cắm vào chúng hoặc kéo giật chúng, làm cây đèn hoặc các thiết bị điện khác đổ ụp xuống. Hãy nhớ khi tạo an toàn cho trẻ trong ngôi nhà của mình, bạn nên phòng tránh tất cả các sự nguy hiểm từ điện.

Dạy cho trẻ biết rằng không bao giờ được chạm vào dây điện bị đứt rời hay dây điện bị hở, không chạm đến bất kỳ dụng cụ điện nào khi tay còn ướt hoặc đi chân trần trên nền ẩm ướt. Tránh xa những dây điện bị đứt rơi xuống đất.Báo cho người lớn khi thấy dây điện bị sờn, hở.

- Các bậc phụ huynh phải luôn nhắc nhở con tránh xa dây điện, không dùng dây điện làm đồ chơi.

- Những ổ cắm điện, công tắc phải lắp đặt ở vị trí cao hơn 1m40 để trẻ em không với tới được.

ĐIỆN GIẬT LÀ THẾ NÀO

Con người bị điện giật là do dòng điện đi qua cơ thể của người đó. Cơ thể khi đó được xem như một điện trở, mức độ điện giật phụ thuộc vào trị số dòng điện đi qua cơ thể người. Nếu:

- Dòng điện đi qua cơ thể người từ 1-5mA thì thực tế xem như không nguy hiểm, trong giới hạn an toàn.

- Dòng điện đi qua cơ thể người từ 10-20mA thì gây cảm giác tê tê, như kim châm.

- Dòng điện đi qua cơ thể người từ 25-30mA thì các bắp thịt bị co giật, lồng ngực bị co thắt, có nguy cơ bị ngạc thở.

- Dòng điện đi qua cơ thể người từ 50-80mA thì hô hấp gần như bị tê liệt, tim đập mạnh.

- Dòng điện đi qua cơ thể người từ 90-100mA thì hô hấp hoàn toàn bị tê liệt, nếu kéo dài thời gian t 3 giây thì tim bị tê liệt, ngừng đập, có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

THỜI GIAN TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG ĐIỆN

Là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hậu qủa gây chấn thương điện. Thời gian có ảnh hướng rất đa dạng đến mức độ nguy hiểm của dòng điện. Thời gian tác động càng ngắn thì xác suất gây chấn thương sẽ càng nhỏ. Cùng với thời gian, điện trở của cơ thể người sẽ giảm dần và do đó cường độ dòng điện sẽ tăng, mức độ nguy hiểm sẽ càng lớn.

Trong chu kỳ làm việc của tim trung bình có khoảng 0,1 giây tim nghỉ [trạng thái giữa co và giãn], ở trạng thái này tim rất nhạy cảm. Khi dòng điện tác động với thời gian ngắn không trùng vào nhịp đập của tim ở khoảng thời gian nhạy cảm thì mức độ nguy hiểm sẽ không cao. Một dòng điện nhỏ chừng vài chục mA đi vào đúng lúc nhạy cảm của tim thì mức độ nguy hiểm sẽ tương đương với dòng điện 10A đi vào ở trạng thái bình thường. Ảnh hưởng của cường độ dòng điện và thời gian được thể hiện trong bảng sau:

Ing, mA

Hiệu ứng

Thời gian

0,5 ¸ 1

Ngưỡng cảm nhận phụ thuộc vào trạng thái của da

8

Bắt đầu có phản ứng mạnh

10

Phản ứng cơ khó rời ra được

4 ¸ 30 s

20

Bắt đầu co cứng cơ của hộp lồng ngực

60 s

30

Tê liệt hô hấp

30 s

40

Rối loạn nhịp tim

3 s

75

Rối loạn nhịp tim

1 s

300

Tê liệt hô hấp

110 ms

500

Rối loạn nhịp tim

100 ms

1000

Tê liệt tim

25 ms

2000

Hệ thống thần kinh ngừng hoạt động

tức thời

5000

Đốt cháy


I. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY ĐIỆN GIẬT

1. Do tiếp xúc trực tiếp: với dây hay đầu cực có điện áp hoặc tiếp xúc với 2 dây có điện áp khác nhau, dòng điện sẽ đi qua người xuống đất.
2. Do tiếp xúc gián tiếp: Máy làm việc bình thường vỏ máy không có điện áp. Nếu như bị hỏng cách điện vỏ máy trở nên vật dẫn điện và cõ điện áp.
Ví dụ: Máy giặt cách điện của máy bên trong lâu ngày bị hỏng nên sẽ truyền điện ra vỏ máy bằng kim loại, người tiếp xúc vào vỏ máy sẽ bị điện giật.

II. CÁC CON SỐ CẦN BIẾT

- Thân thể con người có điện trở khoảng 1000 ôm nếu đi chân không cộng với môi trường ẩm ướt.
- Nếu môi trường khô ráo, độ ẩm bé cộng với tay người bị chai sần thì điện trở người khoảng 50.000 ôm.
- Nếu môi trường trung bình, độ ẩm trung bình
cộng với tay người không chai sần thì điện trở người khoảng 5000 ôm.
Do vậy điện trở người là 1000 ôm [nếu đi chân không môi trường ẩm ướt] dòng điện đi qua người ta lấy là 25mA thì điện áp nguy hiểm sẽ là: U=I*R=0,025*1000=25 Volt

+ Ở điện áp 220 Volt:
I=U/R= 220/1000=0,22 [A] = 220 [mA] dòng điện này sẽ làm chết người.
+Ở điện áp 6 Volt:
I=U/R= 6/1000=0,006 [A] = 6 [mA] dòng điện này sẽ không nguy hiểm.

=>>>>>> Vì vậy đồ chơi trẻ em thường có nguồn là 6 Volt.

III. ĐIỆN ÁP AN TOÀN CHO PHÉP

Mỗi nước có qui định điện áp an toàn khác nhau.
Ở Việt Nam:
Điện áp an toàn là 36V [đối với môi trường khô ráo].
Điện áp an toàn là 12V [đối với môi trường ẩm ướt được xem là nơi đặc biệt nguy hiểm].
IV. CÁC CÁCH AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐIỆN:

1. Bảo vệ an toàn bằng vỏ ngoài cách điện:
Mua các thiết bị điện như máy giặt, thiết bị - dụng cụ nấu bếp và những thiết bị lắp đặt nơi ẩm ướt phải có vỏ ngoài
bằng vật liệu cách điện như nhựa hay composite....

2. Bảo về an toàn bằng phương pháp cắt nguồn tự động:
Tất cả vỏ của thiết bị điện bằng kim loại đều phải nối với dây dẫn bảo vệ PE [protection electrique]. Khi cách điện của thiết bị điện bị hỏng thì một phần của dòng điện sẽ được rẽ nhánh đi xuống đất [qua dây bảo vệ PE], đó chính dòng điện rò. Khi đó dòng điện trở về theo đường dây trung tính [hay còn gọi dây nguội] rất nhỏ và rơle so lệch sẽ dò tìm sự mất cân bằng này và điều khiển cắt mạch điện nhờ Aptômát có chức năng bảo vệ so lệch [hay còn gọi Áptômát có chức năng chống điện giật].

3. Nối đất an toàn:
Sử dụng Áptômát có chức năng bảo vệ so lệch bắt buộc phải đi kèm với một đường dây nối đất của vỏ các thiết bị bằng kim loại, nhằm mục đích: để Áptômát bảo vệ làm việc khi thiết bị điện bị chạm mát và người sử dụng vô ý tiếp xúc với vỏ thiết bị không bị điện giật.


V. CÁCH LÀM MỘT VỊ TRÍ TIẾP ĐỊA

ĐỂ LÀM TIẾP ĐỊA CHO MÁI NHÀ VÀ NỐI VỎ CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN

TRONG GIA ĐÌNH ĐỂ CHỐNG ĐIỆN GIẬT


Trong lúc thi công xây dựng nhà ta phải đào sâu một rãnh dài 30-40m, sâu 0,8-1m để đặt một dây dẫn bằng đồng trần tiết diện thối thiểu từ 6-25mm2, thép tròn đường kính không nhỏ hơn 6mm hoặc các thanh thép dẹp L 24x4mm và dây này được nối đến 2-4 cọc tiếp đất, cọc này đóng sâu vào lòng đất ít nhất 1m [có thể là cọc đồng tròn đường kính 16-20mm hay sắt mạ kẽm V40x40x5], dây và cọc này có thể chôn xung quanh nhà.
Sau khi thi công xong đưa đầy dây đồng trần lên và ép đầy cốt tương ứng, công việc tiếp theo là đấu nối tất cả vỏ kim loại các thiết bị dùng điện vào đầu cốt này [để bảo vệ an toàn].

VI. Trang bị nối đất các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình trong phạm vi cần phải thực hiện nối đất
chống điện cảm ứng đối với ĐZ cao áp.

1. Cọc tiếp đất được làm bằng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 16 mm [hoặc thép vuông có tiết diện tương đương] hoặc thép góc có kích thước không nhỏ hơn 40 x 40 x 4mm; chiều dài không nhỏ hơn 1,0m đặt vào đất theo phương thẳng đứng, một đầu nhô lên khỏi mặt đất từ 0,1m đến 0,15m; nơi đặt cọc tiếp đất không được gây trở ngại cho người sử dụng nhà ở, công trình. Không được sơn phủ các vật liệu cách điện lên bề mặt cọc tiếp đất. Tại những nơi dễ bị ăn mòn, các cọc tiếp đất phải được mạ đồng hoặc mạ kẽm.
2. Dây nối đất có thể được làm bằng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 6mm; thép dẹt kích thước không nhỏ hơn 24 x 4mm; dây đồng mềm tiết diện không nhỏ hơn 16mm2; nếu dây nối đất làm bằng thép thì phải được mạ kẽm hoặc sơn chống gỉ; dây nối đất được nối với phần nổi trên mặt đất của cọc tiếp đất và kết cấu kim loại cần nối đất bằng bu lông bắt chặt hoặc hàn.
3. Trong trường hợp nhà ở, công trình đã có nối đất đang được sử dụng thì không cần phải làm thêm cọc tiếp đất mà chỉ cần liên kết dây nối đất vào nối đất đó bằng bu lông bắt chặt hoặc hàn.
4. Cho phép thay thế cọc tiếp đất bằng các vật nối đất tự nhiên như kết cấu kim loại nằm trong đất của nhà ở và công trình.

VII. An toàn trong chiếu sáng:
Kỹ thuật chiếu sáng dựa vào trắc quang học hay còn gọi là bộ môn khoa học đo sáng
- Bóng đèn huỳnh quang và bóng đèn sợi đốt sẽ phát ra một lượng khác nhau. Lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng gọi là quang thông [đơn vị là lumen "lm"].
- Quang thông phát ra từ nguồn sáng [đèn] có thể toả ra trên các diện tích khác nhau và sẽ cho ta hiệu quả khác nhau. Người ta định nghĩa một đơn vị quang thông toả ra trên một đơn vị diện tích là một đơn vị độ rọi, kí hiệu là E.

E= Đơn vị quang thông/đơn vị diện tích=1*lm/m2=lux

Ví dụ:
- Một bóng đèn sợi đốt 220V-60W sẽ phát ra quang thông là 450 lm.
- Một bóng đèn huỳnh quang 220V-40W sẽ phát ra quang thông là 2900 lm.


Từ dữ liệu trên ta sẽ tính được độ chiếu sáng sao cho phù hợp với yêu cầu sử dụng và an toàn để làm việc dựa theo số liệu sau:

- Nhà bếp : 300 lux
- Phòng ngoài, phòng khách:
+ Chiếu sáng chung: 150 lux
+ Đọc sách báo: 300 lux
- Phòng ngủ: 150 lux
- Phòng ăn: 200 lux
- Hành lang, cầu thang: 300 lux
- Gara: 100 lux
- Phòng thí nghiệm, sửa chữa trong gđ: 300 lux.

2. Các bài hướng dẫn sử dụng điện an toàn online:

Video liên quan

Chủ Đề