Sữa mẹ hâm xong để được bao lâu

Chắc hẳn mẹ đã quen thuộc với tình trạng bé ti không hết sữa trong bình ti, hoặc đôi khi, mẹ vừa hâm xong sữa cho bé ti thì bé ngủ quên, bỏ nguyên cả bình sữa. Mẹ băn khoăn không biết “sữa hâm rồi có để tủ lạnh được không, bé uống có bị đi ngoài không? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ trả lời tất tần tật băn khoăn trên, mẹ theo dõi nhé!

1. Tại sao sữa hâm rồi không nên để trong tủ lạnh?

Sữa hâm rồi không nên để lại vào tủ lạnh và cho bé dùng tiếp vì:

  • Hâm đi hâm lại nhiều lần khiến dinh dưỡng trong sữa bị biến chất hay mất đi, vi khuẩn xâm nhập được vào sữa gây hại cho bé.
  • Sau mỗi lần bú sữa, bình sữa để ngoài môi trường lâu có thể bị vi khuẩn bám vào núm ti, xâm nhập vào sữa gây nhiễm khuẩn. Vì thế, nếu bé không ti hết, mẹ bỏ đi chứ đừng bỏ vào tủ lạnh để dùng lại mẹ nhé!

Lưu ý nho nhỏ: Sữa mẹ vắt ra để ở nhiệt độ thường chỉ nên sử dụng trong vòng 4 tiếng. Còn đối với sữa mẹ hâm nóng chỉ để được 1 tiếng và chỉ hâm nóng 1 lần duy nhất thôi

Nếu mẹ cho bé ti sữa hâm đi hâm lại nhiều lần sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé, khiến bé gặp phải các vấn đề như:

Sữa đã hâm rồi mẹ không nên để lại vào tủ lạnh nữa đâu nhé
  • Tiêu chảy: Bú sữa mẹ đã hỏng cũng tương tự như sử dụng thực phẩm đã quá hạn sử dụng ở người lớn. Bé sẽ gặp tình trạng rối loạn tiêu hoá: tiêu chảy, nôn mửa,… ngay sau khi ti.
  • Co thắt dạ dày: Sữa bị hỏng, quá hạn, vón cục có thể khiến bé gặp tình trạng co thắt dạ dày, đau bụng, sôi bụng, đầy bụng. Bé cảm thấy khó chịu và hay quấy khóc.
  • Ngộ độc thực phẩm: Sữa mẹ hỏng dẫn tới nhiễm khuẩn, bé bú vào gây tiêu chảy, nôn mửa… Nếu nặng hơn có thể gây ngộ độc thực phẩm nguy hiểm tới tính mạng của bé.
Bú sữa mẹ hỏng sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá còn non nớt của con

2. Thời gian bảo quản sữa mẹ đã vắt ra tiêu chuẩn

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, thời gian bảo quản sữa mẹ đã vắt ở các điều kiện khác nhau như sau:

  • Ở nhiệt độ phòng 15 độ C, có thể bảo quản tối đa trong 24 tiếng.
  • Ở nhiệt độ phòng 22 độ C, thời gian bảo quản sữa mẹ đã vắt ra chỉ nên kéo dài trong khoảng 10 tiếng.
  • Nhiệt độ phòng 25 độ C, bảo quản trong thời gian tiêu chuẩn từ 4-6 tiếng.
  • Ngăn mát tủ lạnh thường, nhiệt độ từ 0 đến -4 độ C, có thể bảo quản tối đa trong 5 ngày.
  • Ngăn đá tủ lạnh thường có nhiệt độ dưới -5 độ C, bảo quản sữa mẹ vắt ra trong vòng 2 tuần.
  • Tủ đông chuyên dụng dưới -18 độ C, có thể bảo quản từ 3 đến 6 tháng.
  • Tủ đông chuyên dụng dưới – 20 độ C, bảo quản từ 6 tháng tới 1 năm.

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Sữa đem đi bảo quản phải là sữa mẹ vừa được vắt ra, không phải sữa thừa sau mỗi lần cho con bú. Nếu bé bú thừa sữa thì mẹ nên bỏ đi mẹ nhé!

Sữa mẹ vắt ra sẽ được bảo quản trong thời gian khác nhau tùy từng điều kiện

3. Một số thắc mắc mẹ thường gặp khi hâm sữa

Góc của mẹ sẽ giúp mẹ gỡ rối các vấn đề về hâm sữa ngay sau đây:

3.1. Sữa hâm nóng có mất nhiều dinh dưỡng?

Hâm sữa là việc quan trọng đối với sữa mẹ sau khi bảo quản lạnh. Nếu sữa được hâm đúng cách thì mẹ không cần lo lắng sữa bị mất dinh dưỡng. Chỉ khi hâm sữa sai cách như tiếp xúc với nhiệt độ quá cao [trên 150 độ C] hoặc do mẹ lắc sữa mạnh thì lượng vitamin và kháng thể trong sữa mới bị hao hụt, làm giảm chất lượng sữa.

Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không hâm nóng sữa quá nhiều lần vì sẽ làm sữa bị biến chất, mất các chất dinh dưỡng, đồng thời lại tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Mẹ lưu ý, để sữa rã đông đảm bảo dưỡng chất cho con, mẹ chỉ nên hâm nóng 1 lần duy nhất mẹ nhé!

  • Mẹ tham khảo Hâm sữa cho bé đúng cách giúp giữ 100% dưỡng chất sữa mẹ ở đây!
Sữa mẹ vắt ra sẽ không mất nhiều dinh dưỡng nếu được hâm đúng cách

3.2. Sữa mẹ vừa vắt có cần hâm nóng không?

Đối với sữa mẹ vừa vắt:

  • Nếu bé ăn ngay thì mẹ không cần hâm nóng, nhưng chỉ được sử dụng trong vòng 4 giờ ở nhiệt độ phòng thôi mẹ nhé!
  • Nếu bé không bú ngay, mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Khi lấy ra sử dụng, mẹ cần hâm lại để sữa có độ ấm như sữa mẹ vừa vắt giúp bé dễ uống hơn.
Nếu bé bú ngay thì mẹ không cần phải hâm nóng sữa vừa vắt ra

3.3. Sữa mẹ ủ trong máy hâm được bao lâu?

Rất nhiều mẹ có thói quen để bình sữa trong máy hâm sữa sau khi hâm nóng và chờ đến khi bé đói mới lấy sử dụng. Đó là điều hoàn toàn sai lầm đó ạ!

Các nhà sản xuất khuyến cáo rằng, sữa mẹ ủ trong máy chỉ nên để khoảng 1 giờ. Vi khuẩn có thể sống ở môi trường nóng và lạnh và phát triển tốt nhất ở điều kiện ấm, ẩm, đặc biệt là môi trường giàu protein. Vì vậy, sữa mẹ sẽ bị hỏng nếu để lâu quá 1 giờ trong máy hâm sữa.

Tốt nhất, khi pha sữa mà con không bú ngay, mẹ nên để vào tủ lạnh. Khi con có nhu cầu bú thì lấy ra hâm nóng và dùng ngay chứ không nên để lâu trong máy hâm.

Chỉ nên ủ sữa mẹ trong máy hâm khoảng 1 giờ

3.4. Dấu hiệu nào để biết sữa đã bị hỏng?

Mẹ nắm rõ các dấu hiệu nhận biết sữa hỏng để loại bỏ kịp thời, tránh để bé uống gây các vấn đề về tiêu hoá, ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé:

  • Nhận biết qua màu sắc: Sữa mẹ bình thường có màu trắng ngà. Nếu mẹ thấy sữa đổi màu vàng đậm hay màu xám là sữa đã bị hỏng rồi, mẹ nên bỏ đi nhé!
  • Nhận biết qua mùi vị: Điều kiện bình thường sữa mẹ có mùi thơm đặc trưng, khác xa với các loại sữa khác, nếm có vị béo ngậy, nhạt, thanh mát, không quá ngọt hay quá mặn. Nếu mẹ nếm thử có vị lạ như chua, tanh, có mùi hôi khó chịu… thì sữa có thể đã hỏng, không đảm bảo dinh dưỡng cho bé bú nữa.
  • Sữa mẹ nổi váng: Trong thành phần sữa mẹ có hàm lượng chất béo khá cao, nổi váng là điều rất bình thường. Tuy nhiên, nếu đã lắc đều bình mà váng sữa không tan cùng với sữa tức là sữa có vấn đề. Nếu mẹ thấy váng sữa dày nổi trên bề mặt và kết tủa cứng, dù lắc vẫn tách biệt với lớp sữa thì sữa đã bị hỏng, mẹ hãy bỏ đi và không được cho bé bú nữa.

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Sữa sau khi rã đông có thể xuất hiện cặn trắng. Nhưng đây không phải dấu hiệu sữa hỏng đâu ạ. Sữa đặc, có cặn là do mẹ uống ít nước hoặc ăn quá nhiều chất béo thôi. Mẹ uống đủ 3 lít nước, đảm bảo năng lượng từ chất béo từ 20 – 30% chế độ ăn hàng ngày, sữa sẽ trong hơn đấy ạ!

Sữa có màu lạ, mùi hôi, vị chua, tanh hay nổi váng… mẹ hãy bỏ ngay nhé!

Chắc hẳn tới đây mẹ đã rõ câu trả lời rồi cho vấn đề “Sữa hâm có để tủ lạnh được không?” rồi! Mẹ đừng nên đem sữa đã hâm bỏ lại vào tủ lạnh nhé. Sau khi hâm nóng sữa mẹ nên cho bé dùng ngay và nếu còn dư thì chỉ có thể để được trong 1h. Nếu mẹ còn băn khoăn gì, đừng ngại để lại bình luận bên dưới để được giải đáp mẹ nhé!

Sữa mẹ sau khi hâm nóng chỉ có thể dùng được trong thời gian 24 giờ đồng hồ, sau khoảng thời gian này, nếu bé ti không hết thì bắt buộc mẹ phải bỏ lượng sữa thừa này đi. Cũng không được tận dụng lượng sữa này để làm sữa chua từ sữa mẹ mà bắt buộc phải đổ bỏ.

Sữa mẹ sau khi vắt ra nếu không sử dụng ngay thì cần được bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá của tủ lạnh, bởi nếu để bên ngoài quá lâu, các vi khuẩn sẽ xâm nhập làm sữa bị chua và những dưỡng chất quan trọng trong đó cũng bị biến đổi.

Sữa mẹ sau khi bỏ từ tủ lạnh ra không thể cho bé ti ngay, vì sữa lạnh sẽ làm tổn thương răng nướu và hệ tiêu hóa của bé. Vì vậy, mẹ cần hâm nóng sữa rồi mới cho bé ti.

Tuy nhiên, sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu không bị mất chất, bé uống vào vẫn an toàn sức khỏe… là quan tâm của nhiều mẹ khi đang và có ý định “trữ” nguồn dinh dưỡng quý giá này cho con.

Theo đó, sau khi hâm nóng sữa mẹ có thể dùng trong 24h giờ. Qua thời gian này, nếu bé ti không hết thì các mẹ bắt buộc phải đổ đi lượng sữa thừa.

Cách hâm nóng sữa mẹ đúng cách

Đối với sữa bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, mẹ lấy sữa trong tủ lạnh ra và ngâm trong nước ấm với nhiệt độ nước đạt khoảng 40 độ. Sau một lúc khi sữa không còn quá lạnh các mẹ có thể lấy ra cho bé thưởng thức. Tuyệt đối không nên ngâm sữa trong nước quá nóng vì sẽ làm mất khoáng chất có trong sữa mẹ.

Đối với sữa mẹ bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh thì việc hâm nóng sữa mẹ có phần phức tạp hơn vì nó còn phải trải qua quá trình rã đông.

Do vậy, trước khi sử dụng 1 ngày, tốt nhất mẹ nên cho sữa xuống ngăn mát để rã đông nhưng vẫn giữ nhiệt độ tủ lạnh. Khi sữa đã chảy mềm hoàn toàn sang dạng lỏng và không còn lớp đá đóng xung quanh thì mẹ nên nhẹ nhàng lắc để lớp sữa nhiều chất béo và lớp sữa trong được hòa đều với nhau.

Khi sữa đã tan, cho sữa vào bình hâm ở nhiệt độ 40 độ C trước khi bé ti, vì đây là nhiệt độ tốt nhất để sữa không bị tác động nhiệt làm mất các dinh dưỡng.

Tuyệt đối không lắc mạnh bình sữa hay làm nóng đột ngột ở nhiệt độ cao vì sẽ làm đứt gãy cấu trúc của một số phân tử protein bảo vệ, hay còn gọi là kháng thể trong sữa, từ đó làm mất tính năng tự nhiên của sữa mẹ do các kháng thể như lysozyme, lactoferrin,… trong sữa chỉ phát huy được chức năng bảo vệ của nó khi ở đúng cấu trúc phân tử ban đầu.

Cho bé ti ngay sau khi thấy sữa đã ấm theo đúng yêu cầu. Sữa thừa không thể bỏ lại vào tủ lạnh để bảo quản hay trữ đông tiếp được. Cũng không được tận dụng lượng sữa này để làm sữa chua từ sữa mẹ mà bắt buộc phải đổ bỏ.

Sữa mẹ biến đổi màu và có mùi lạ trong khi bảo quản có sao không?

Nhiều phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ sẽ thấy một hiện tượng là sữa mẹ được bảo quản trong ngăn mát hay ngăn đông của tủ lạnh thường sẽ có mùi lạ, mùi tanh, mùi xà phòng hay mùi mỡ… và mẹ cho rằng sữa bảo quản có vấn đề, hay mẹ đã vắt và bảo quản sữa không đúng cách, mẹ lo lắng…

Tuy nhiên, mẹ không phải quá lo lắng về điều này bởi đơn giản, đó là những tác động của enzim lipase bẻ gãy các chất béo có trong thành phần của sữa mẹ khi mà sữa mẹ được bảo quản trong một môi trường nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, việc sữa có mùi lạ sẽ ảnh hưởng tới việc thích nghi của bé, bé có thể sẽ không ăn hoặc ăn ít đi.

Ngoài ra, có rất nhiều bà mẹ trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ gặp tình trạng tắc tia sữa. Khi bị tắc tia sữa, mẹ cần cho bé ti nhiều hơn, tích cực hút sữa để làm thông sữa ra bên ngoài.

Video liên quan

Chủ Đề