Tại sao bạn muốn theo đạo Công giáo

Gia đình con muốn anh theo đạo Công giáo, học giáo lý chịu phép rửa tội, và cử hành Bí tích Hôn phối.Anh ấy hỏi con: Tại sao người Công giáo cứ bắt người khác theo đạo của mình, còn các tôn giáo khác thì không như vậy?

Thí dụ như Phật giáo hay Cao đài, kết hôn với người ngoại đạo họ không bắt người bạn đời của mình phải theo đạo.Có phải người đạo Công giáo lúc nào cũng muốn “chiêu mộ” tin đồ cho đông đúc.Con không biết phải trả lời anh ấy thế nào ? Xin cha giải thích giùm con.Con xin cám ơn cha.

Khi kết hôn, tại sao người Công giáo cứ bắt người khác theo đạo của mình?

Hỏi:

Thưa Cha, chúng con đã yêu nhau được 2 năm rồi.Con là người Công giáo, còn anh ấy theo đạo Phật.Chúng con sắp tính tới chuyện kết hôn vào cuối năm nay.Gia dình con muốn anh theo đạo Công giáo, học giáo lý chịu phép rửa tội, và cử hành Bí tích Hôn phối.

Anh ấy hỏi con : Tại sao người Công giáo cứ bắt người khác theo đạo của mình, còn các tôn giáo khác thì không như vậy ? Thí dụ như Phật giáo hay Cao đài, kết hôn với người ngoại đạo họ không bắt người bạn đời của mình phải theo đạo.Có phải người đạo Công giáo lúc nào cũng muốn “ chiêu mộ” tin đồ cho đông đúc.Con không biết phải trả lời anh ấy thế nào ? Xin cha giải thích giùm con.Con xin cám ơn cha.

Têrêsa Nguyễn Ngọc Bích

Trả lời :

Cô Bích thân mến.Đọc thư của cô, tôi rất buồn nhưng cũng hết sức thông cảm với cô. Buồn là vì cô cùng quan niệm với bạn của cô : xem Đạo Chúa “giống” như các đạo khác.Người ngoài người ta xem như vậy : đạo nào cũng tốt, đạo nào cũng khuyên dạy người ta ăn ngayở lành cả. Nếu đúng như vậy thì công trinh cứu nhân loại bằng việc nhập thể làm người của Chúa Giêsu Kytô, chịu chết vì thương nhân loại, lên trời để đưa nhân loại lên trời là chuyện vô ích ! Bên Âu châu, một nhóm người thông minh đã la lên Thiên Chúa ban ơn cho mọi người,Chúa Thánh Thần cũng hoạt động nơi mọi người, cũng hoạt động trong các tôn giáo nên các tôn giáo đều có ơn Chúa thành ra các tôn giáo đều giống nhau, chẳng phải theo đạo Công giáo lảm gì ?

Công đồng Vatican II trong Tuyên ngôn Tự do Tôn giáo (Dignitatis humanae) đã nói :” Thánh Công đông nầy tuyên bố con người có quyển tự do tôn giáo “( số 2) tức là có quyền chọn tôn giáo để theo hay không theo dựa vào chân lý và tiếng nói lương tâm của mình để bảo vệ nhân phẩm của mình. Tự do đây không phải muốn làm gì thì làm, trái lại phài làm đúng với nhân phẩm con người tức là đúng với chân lý, đúng với lương tâm của mình.

Thí dụ tôi tìm hiểu nhận thấy tôn giáo A nầy là tốt, và “tiếng lòng” của tôi chấp nhận một cách tự do,Thiên Chúa tôn trọng tiếng nói lương tâm đó. Dựa vào chân lý (sự thật) , bản tuyên ngôn Dominus Jesus của Hội Thánh nói thật : Niềm tin hoặc đức tin của các tôn giáo khác, của “các truyền thống tâm linh khác” là sản phẩm cùa con người”.Thí dụ : từ Đức Khổng tử có Khổng giáo, từ Đức Phật có Phật giáo, từ vị Hộ pháp Cao đài có đạo Cao đài v.v. đạo Hồi là do Mahomet. Còn đạo Công giáo (Thiên Chúa giáo ) là Đạo Trời trong Cựu ước, là Đạo Con Trời trong Tân ước do mạc khải : Trời (Thiên Chua) dựng nên trời đất, muôn loài muôn vật, dựng nên con người giống hình ảnh Thiên Chúa, trao cho con người làm chủ vũ trụ,và Con Trời là Ngôi Hai xuống làm người, cứu vớt con người khỏi cảnh xấu xa tội lỗi, đưa con người về trời.

Người nam và người nữ lập gia đinh với nhau phải sống theo quy luật Con Trời dạy :”Sự gì Thiên Chúa đã lập ra loài người không được ly dị “(Mt 5.31-32 ; Mc 10, 11-12 ; Lc 16,18). Người Công giáo ý thức rõ giới luật nghiêm nhặt nầy để bảo vệ tinh yêu gia đình. Ở xã hội, người ta xin tòa án xét xử cho ly dị như cơm bữa.Ly dị bên nào chịu thiệt nhất ? Cô có thấy đạo nào cũng như đạo nào được không ?

Thiên Chúa tôn trong tự do của con người, Giáo hội Công giáo là thân mình của Con Trời gìn giữ,bảo vệ tự do cho con người.Không bao giờ có chuyện ép người ta vào đạo Công giáo. Một người không muốn đi đạo bắt người ta phải đi đạo là việc vô ích và có lỗi trước mặt Thiên Chúa giống như một cô bị bắt lấy một cậu thì việc kết hôn không thành sự,vô ích.

Để bảo vệ tự do cho cuộc sống,linh mục trách nhiệm không bắt người ta trở lại đạo, trái lại xem xét kỹ người ta trở lại đạo có thật lòng vì mến Chúa hay chỉ vì lấy vợ.Linh mục sẵn sàng chỉ cho gia đình có đạo và người lương xin phép chuẩn Hôn nhân khác đạo để một người có đạo thành hôn với người lương đúng luật đạo mà không phải đi đạo.Giáo hội Công giáo qua linh muc, qua giáo xứ lo lắng cho người có đạo lấy người lương để họ sống đạo trong môi trường người lương.

Chúng tôi thấy nguy cơ mất đạo khi người có đạo lấy người lương rất lớn. Một thanh niên Công giáo xin phép chuẩn lấy người lương, nguy cơ mất đạo bốn phần, một cô Công giáo lấy người lương, nguy cơ mất đạo nơi cô nầy sáu phần mười.Sống tại một nơi người Công giáo ít, người lương nhiều, người Công giáo lấy người lương dễ xảy ra.Cha mẹ, linh mục giáo xứ phải giúp con cái mình lấy người lương đúng luật đạo nhất là phải giúp con cái mình có lòng đạo đức, hiểu biết giáo lý Công giáo cao và cũng phải giúp phía bên lương hiểu đạo Công giáo để biết phải tôn trọng bạn Công giáo của mình mới tạo ra một sự hòa hợp trong đời sống hôn nhân khác đạo.

Sinh ra trong một  gia đình có  truyền thống Phật Giáo, tuy nhiên, em thú nhận rằng mình chưa hiểu nhiều về giáo lý nhà Phật. Vì nhiều lý do khác nhau, em cứ để cuộc sống nổi trôi theo học tập và công việc. Trong dòng đời ấy, rất nhiều lần em được tiếp xúc với môi trường bên Kitô Giáo[1]. Em nói như thế vì không chỉ bên đạo Tin Lành thu hút em, nhưng đạo Công Giáo cũng là một con đường mời gọi em bước vào.

Dạo phố với em, tôi may mắn được em chia sẻ nhiều thao thức, ước mơ và thắc mắc liên quan đến tôn giáo. Là người học thức, em thừa biết mỗi tôn giáo đều có những phương thế chỉ cho con người tìm đến hạnh phúc, bình an. Nhưng cụ thể phương thế ấy là gì, thì em chịu! “Thiên Chúa là ai, Ngài có hiện hữu không? Đạo Thiên Chúa có thực sự là con đường tốt nhất để em bước vào không?” Đó là chuỗi những câu hỏi mà trong em hằng khắc khoải. Dĩ nhiên tôi chẳng thể trình bày một mớ kiến thức về Thiên Chúa cho em lúc này. Thay vào đó, tôi lắng nghe và chia sẻ chút cảm nghiệm của mình về Thiên Chúa với em. Lồng trong đó là những lời thầm nguyện dành cho em. Ước sao Thiên Chúa ban ánh sáng để em can đảm theo Ngài.

Sở dĩ em muốn vào đạo Công Giáo vì vài lý do thú vị ban đầu. Không hiểu vì cơ duyên nào đó, em được tiếp xúc với nhiều người công giáo. Họ thực sự là những người dễ mến và tử tế, hòa đồng và chân thành. Em cảm nhận như thế! Tạ ơn Thiên Chúa vì những chứng nhân em gặp được.[2] Đó là bước khởi đầu để em đặt dấu hỏi về nguồn động lực nào để người công giáo sống được như thế. Em lên đường đi tìm. Trên hành trình ấy, đôi khi em lẫn lội những người Tin Lành với người Công Giáo[3]. Là người bạn, tôi hạnh phúc chia sẻ với em đôi điều khác nhau giữa hai đạo này. Hy vọng em hiểu hơn và có thêm chất liệu để đưa ra quyết định cho riêng mình.

Tại sao bạn muốn theo đạo Công giáo

Dừng lại bên vỉa hè dưới bóng cây cổ thụ, tôi chỉ cho em nhà Dòng Thánh Phaolô, một tu viện cổ kính với những bóng dáng người tu sĩ đang dạo bước trong vườn. Ông Phaolô là người theo đạo Do Thái. Khi Đức Giêsu sống lại, Giáo Hội Công Giáo đang trong bước khởi đầu phát triển. Trong bối cảnh đó, chính Phaolô ra sức bách bớ những ai tin vào Đức Giêsu. Trên đường truy lùng bắt tận những tín hữu theo đạo này, Phaolô đã được Chúa Giêsu phục sinh kêu gọi: hãy tin vào Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô. Ông đã tin và trở thành môn đệ truyền giáo nhiệt thành, vĩ đại trong Giáo hội Công Giáo sơ khai.

Sở dĩ tôi lan man đến chuyện thánh Phaolô, để nói với em rằng mỗi ngày đều có nhiều người được Đức Giêsu mời gọi nên con cái của Chúa. Lời gọi ấy không âm thanh, không ồn ào, không lôi kéo, nhưng nó nhẹ nhàng chuyển biến trong tâm hồn những ai đang muốn bước theo Ngài. Nó cũng tựa như những điều em chia sẻ với tôi:

“Em không biết Thiên Chúa nhiều, nhưng mỗi khi buồn sầu, những lúc gặp chuyện chẳng may, em cũng cầu xin Chúa. Điều lạ lùng là em nhận thấy mình được bình an hơn, được may mắn hơn.” – Em nói trong xúc động.

Lời chia sẻ ấy cũng là dấu chỉ để em thấy Thiên Chúa đang mời gọi mình. Dĩ nhiên Thiên Chúa không hiện diện như bất cứ người nào, hoặc vật thể hữu hình nào. Ngài có đó, nhưng ta chẳng thể nhìn bằng đôi mắt thể lý. Ngược lại, qua lời em nói, chúng ta có thể cảm nhận được Thiên Chúa và Ngài đang chi phối đời sống của chúng ta. Đó là một trong những con đường để em thấy Thiên Chúa thực sự đồng hành với mỗi người.

Điều em thắc mắc vốn gây bất ngờ với tôi: “Em có thể vào đạo Công Giáo, nhưng vẫn tin Đức Phật không?” Hỏi như thế, vì em biết nếu mình bước vào đạo Công giáo, ít nhiều sẽ gặp cản trở từ phía gia đình.

Em thân mến,

Tôn giáo nào cũng đòi người tín hữu trung thành và yêu mến Đấng họ tin theo với trọn vẹn con tim và lý trí. Dĩ nhiên em không thể vừa tin Thiên Chúa và vừa tin vào Đức Phật, (hay ngược lại). Chúng ta tạm chấp nhận đạo nào cũng tốt. Khi muốn đối thoại với Phật Giáo cũng như những tôn giáo khác, Giáo Hội Công Giáo nhấn mạnh: “Kitô hữu cũng như các tín đồ các truyền thống tôn giáo khác, tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa đích thân mời gọi để đi vào mầu nhiệm của đức kiên nhẫn của Ngài, khi con người nỗ lực tìm ánh sáng và chân lý nơi Ngài. Chỉ có Thiên Chúa biết lúc nào và vào giai đoạn nào sẽ hoàn thành con đường thăm thẳm mà con người từng bước tìm về Ngài.”[4]

Mặt khác, Giáo Hội Công Giáo không hề phủ nhận những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo ấy[5]. Giáo Hội nhìn thấy trong mỗi tôn giáo, Phật Giáo cũng vậy, những hạt mầm đức tin rất tốt. Để từ đó, bên Công Giáo tiếp tục trong đối thoại, để chia sẻ, giới thiệu cho mỗi người về một Đức Giêsu Kitô vốn là đường, sự thật và sự sống. (Ga 14,6).

Tôi không muốn đi vào quá nhiều tài liệu bàn về vấn đề này! Hẳn nhiên nếu là người công giáo, em cũng cần giữ lòng kính trọng đến các tôn giáo khác. Nếu em yêu mến Thiên Chúa càng nhiều, Ngài càng chỉ cho em biết cách cư xử với gia đình em ra sao, và cần đón nhận những tôn giáo khác như thế nào. Điều quan trọng là em cần quyết định đi vào một tôn giáo duy nhất mà thôi.

Cảm ơn em vì những chia sẻ và thao thức của em. Hy vọng em để cho lòng mình thanh thản, để “ơn trên” soi sáng. Từ đó, tôi đoan chắc em sẽ tìm thấy câu trả lời cho đời sống tâm linh của mình. Em đừng ngần ngại thì thầm với Thiên Chúa. Ngài hiểu những điều em ước nguyện. Tuy chưa được rửa tội để trở thành con Chúa, nhưng Ngài có cách để em bước vào một thế giới mới. Nơi đó, hầu chắn có nhiều ngôn ngữ nhà đạo mới, giáo lý mới, niềm tin mới, và con người mới. Càng tìm hiểu, hy vọng em càng xác tín vào lựa chọn của mình. Chắc chắn không ai hiểu hết Thiên Chúa. Nhưng với tâm hồn cởi mở, với ước ao tốt lành, em sẽ được Thiên Chúa hướng dẫn để bước vào Giáo Hội của Ngài.

Chia tay em, tôi cầu chúc cho em thật nhiều bình an trên hành trình khám phá niềm tin của mình. Em biết điều này: Thiên Chúa sáng tạo muôn loài. Nhiều thế kỷ trước Công Nguyên, người Do Thái chờ mong Đấng Cứu Thế. Đức Giêsu Kitô đã đến vào đêm Giáng Sinh. Sau thời gian rao giảng Nước Trời, Ngài đã chịu chết. Sau ba ngày, Ngài đã sống lại. Đó là Tin Mừng cho muôn dân. Em có thể đọc thấy những điều này trong Kinh Thánh. Tin hay không, tùy em, bởi mỗi người đều có tự do lựa chọn tôn giáo cho riêng mình! Cầu chúc cho em thật nhiều bình an để sớm đưa ra quyết định cho hành trình đức tin của mình, em nhé!

Trên đường về nhà, lời em cứ văng vảng trong tôi: Em muốn vào đạo Công Giáo! Đó là ước muốn tốt lành thánh thiện. Hy vọng một ngày nào đó tôi nhận được tin vui: “Thầy ơi! Em đã lãnh nhận bí tích rửa tội rồi!” Hy vọng và nguyện cầu cho em thật nhiều!

Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

[1] Kitô giáo là từ gọi chung của nhiều nhánh khác nhau. Hai ngàn năm qua, do nhiều bất đồng, bối cảnh lịch sử và chính trị, đã hình thành các hệ phái Kitô giáo khác nhau. Bốn nhánh chính hiện nay của Kitô giáo là Công giáo Rôma, Tin Lành, Chính Thống giáo Đông phương, và Chính Thống giáo Cựu Đông phương.

[2] Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI chia sẻ: “Con người ngày nay họ cần chứng nhân hơn thầy dạy, và nếu họ tin vào lời thầy dạy, thì chính thầy dạy đó là chứng nhân”.

[3] Anh em bên Tin Lành không tin vào Huấn Quyền của Giáo Hội Công Giáo Rôma. Họ không có 7 bí tích. Giáo lý Tin Lành chỉ tập trung vào Đức Giêsu Kitô, vào đức tin, ân sủng và Kinh Thánh.

[4] Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn, Đối Thoại và Rao Truyền, số 84.

[5] X. Công Đồng Vaticano II, Tuyên ngôn Nostra aetate, số 2.