Tại sao bị tê đầu ngón tay

Tê bì chân tay là hội chứng phổ biến nhất trong các bệnh thần kinh, gặp ở nhiều đối tượng khác nhau và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể tê bì chân tay như dây thần kinh bị tổn thương hoặc bị chèn ép có thể dẫn đến ngón tay bị tê, biến chứng của bệnh tiểu đường hoặc cũng có thể là bạn đang ngồi quá lâu.

Triệu chứng ban đầu của tê bì chân tay được mô tả là tê rần ở đầu ngón tay hay ngón chân, người bệnh cảm thấy như có kim chích hay như bị kiến cắn. Những triệu chứng này có thể càng ngày càng nặng và lan lên cổ tay, cánh tay... khiến người bệnh giảm cảm giác, thậm chí là mất cảm giác.

Hiện nay, tê bì chân tay được chia làm 2 loại:

  • Tê bì chân tay sinh lý: xảy ra khi ngồi lâu hoặc cầm nắm vật gì đó trong một thời gian dài dẫn đến tê bì tay chân. Đối với loại này, triệu chứng tê bì chân tay sẽ tự biến mất mà không cần điều trị.
  • Tê bì chân tay bệnh lý: đây có thể là triệu chứng hoặc biến chứng của một số bệnh lý.

2.1. Tê bì ngón tay, tê tay

Nếu bạn bị tiểu đường, theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương dây thần kinh dẫn đến triệu chứng tê ngón tay, tê bàn tay. Đây là biến chứng viêm dây thần kinh ngoại biên [peripheral neuropathy]. Một khi lượng đường trong máu cao đã làm tổn thương dây thần kinh, thì không có cách điều trị nào có thể giúp hồi phục các tổn thương đó. Nhưng bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giúp điều trị các triệu chứng, bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật và kem bôi da. Bên cạnh đó, để tránh biến chứng này, bạn cũng nên kiểm soát tốt bệnh tiểu đường của mình để ngăn ngừa các biến chứng thần kinh trở nên nặng hơn.

Bệnh tiểu đường gây tê bì ngón tay, tê tay

Thần kinh giữa đi xuống bàn tay qua ống cổ tay, ống này được bao quanh bởi các xương ở cổ tay ở phía sau và dây chằng vòng cổ tay ở phía trước tức phía gan tay. Đấy là một lối đi khá chật hẹp, trong đó có dây thần kinh giữa, các mạch máu và các gân gấp ngón tay. Nếu bạn dành nhiều thời gian làm việc trên máy tính hoặc thực hiện các hoạt động khác làm căng cổ tay, gây kích thích hoặc chèn ép các dây thần kinh trong ống cổ tay thì sẽ gây ra triệu chứng tê ở ngón tay, bàn tay và cánh tay.

  • Rối loạn do sử dụng rượu:

Uống một lượng lớn rượu trong một thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương thần kinh được gọi là bệnh đa dây thần kinh gây ra triệu chứng tê ngón tay.

  • Đau nửa đầu có cơn thoáng:

Một số cơn đau nửa đầu được gọi là cơn thoáng, có thể ảnh hưởng đến cảm giác và các giác quan khác của bạn. Nếu chứng đau nửa đầu có cơn thoáng là nguyên nhân gây tê cánh tay của bạn thì các triệu chứng thường bắt đầu trong vòng một giờ sau khi bị đau đầu và thường kéo dài dưới một giờ.

Các bệnh khác cũng có thể dẫn đến tê ngón tay, bàn tay và cánh tay như:

  • Đột quỵ
  • Chấn thương não hoặc tủy sống
  • Chấn thương vai
  • Đa xơ cứng
  • Nhiễm trùng: bệnh Lyme hoặc giang mai
  • Một tác dụng phụ của hóa trị
  • Thiếu vitamin B12
  • Hội chứng Raynaud.

2.2. Tê bì ngón chân

Lượng đường và chất béo trong máu cao do bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương thần kinh, ảnh hưởng đến bàn chân và chân của bạn [hoặc cánh tay và bàn tay], còn được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên. Có đến một nửa số người mắc bệnh tiểu đường có biến chứng liên quan thần kinh ngoại biên. Nếu tê ở ngón chân và các vấn đề khác ở chân liên quan đến bệnh mà người bệnh không cảm nhận thấy [ví dụ bị nước sôi đổ vào chân nhưng không cảm nhận được dẫn tới bỏng, tổn thương chân] hoặc không được điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng nặng, thậm chí phải cắt cụt chi.

U dây thần kinh Moron gây đau ở phần phía trước của lòng bàn chân, ở đây có sự dày lên của mô quanh sợi thần kinh giữa các gốc ngón chân [thường giữa ngón ba và bốn của bàn chân]. Triệu chứng thường gặp của bệnh này gồm đau bàn chân, dị cảm hoặc tê ngón chân.

U dây thần kinh Moron gây tê bì ngón chân

  • Đau ụ ngón chân [Metatarsalgia]:

Đau ụ ngón chân [được đặt tên theo xương metatarals, đây là xương dài ở bàn chân giữa vòm chân và ngón chân]. Nguyên nhân do sự bất thường trong hình dạng của bàn chân như vòm lòng bàn chân cao, bệnh bunions hoặc ngón chân cong và làm việc quá sức đơn giản dẫn đến triệu chứng tê bì ở đầu ngón chân.

Thời tiết lạnh hoặc stress có thể làm chậm lưu lượng máu đến các chi ở một số người có hội chứng Raynaud. Các ngón chân có thể trở nên tê bì và thậm chí thay đổi màu sắc: đỏ, trắng hoặc xanh.

  • Hội chứng Guillain Barre:

Hội chứng Guillain - barré là một bệnh tổn thương thần kinh ngoại biên cấp tính [rễ và dây thần kinh ở tủy sống và dây thần kinh sọ não]. Đây là trường hợp cần cấp cứu về bệnh thần kinh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ tử vong do suy hô hấp hoặc sặc phổi do rối loạn chức năng nuốt hoặc thậm chí có thể bị ngừng tim do tổn thương dây thần kinh chi phối tim. Triệu chứng đầu tiên của bệnh gồm cảm giác tê bì, kiến bò ở ngọn chi, lúc đầu ở chi dưới sau lan lên chi trên, đôi lúc có thể tê ở mặt, thường xuất hiện ở cả hai bên cơ thể.

Các vấn đề y tế khác có thể khiến ngón chân của bạn bị tê như:

  • Đột quỵ
  • Chấn thương não hoặc tủy sống
  • Đa xơ cứng
  • Nhiễm trùng, như bệnh Lyme hoặc giang mai
  • Tác dụng phụ của hóa trị
  • Thiếu vitamin B12

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: Webmd.com

XEM THÊM:

Tê đầu ngón tay nếu không chấm dứt sẽ làm bạn khó chịu, mất đi cảm giác và khó khăn khi cầm nắm đồ vật. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng này sẽ được giải đáp trong nội dung sau.

Tê đầu ngón tay là tình trạng đầu hoặc cả ngón tay bị tê, ngứa ran như bị kim châm chích, kiến cắn. Bạn cũng có thể thấy cảm giác hơi nóng rát. Nếu bị tê đầu ngón tay, bạn sẽ gặp khó khăn khi nhặt đồ hoặc cảm thấy tay không còn sức lực.

Dây thần kinh ngón tay có thể bị tê do viêm nhiễm độc, nhiễm trùng, thiếu vitamin B và rối loạn cung cấp máu ngón tay. Hầu hết các ngón tay của cả hai bàn tay xảy ra cùng một lúc nếu uống hoặc tiêm vitamin B1, châm cứu và các phương pháp điều trị khác có thể thúc đẩy phục hồi.

Khi dây thần kinh cánh tay của cẳng tay và cánh tay trên bị chấn thương, bị nén hoặc có khối u có thể sẽ gây ra tê ngón tay út và ngón đeo nhẫn ở cùng một bên và một số rối loạn vận động ngón tay ở phía sau khuỷu tay dễ bị tổn thương hoặc chèn ép.

Dây thần kinh giữa của cẳng tay và cánh tay trên là do các nguyên nhân như chấn thương, khối u, áp lực… làm lòng bàn tay, ngón cái , ngón trỏ và ngón giữa bị tê. Cổ tay là khu vực dễ bị tổn thương hoặc chèn ép nhất.

Các dây thần kinh hướng tâm dễ bị tổn thương hơn ở phần giữa và phần dưới của mặt ngoài phần cánh tay trên. Bạn sẽ thấy cảm giác tê đầu ngón tay cái và ngón trỏ và chảy xệ các ngón tay, cổ tay.

Hội chứng ống cổ tay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay hoặc hội chứng chèn ép thần kinh giữa. Dây thần kinh giữa là tập hợp hệ thống một số dây thần kinh giữa ở cổ tay giúp tay cảm nhận cảm giác bên ngoài và co duỗi dễ dàng. Khi bị hội chứng này bạn sẽ thấy ngón tay bị tê đau như kim châm, cử động ngón tay bị cứng. Nặng hơn sẽ thấy đau ở bàn tay, ngoài đầu ngón tay… Tình trạng đau xảy ra ở cả hai tay và nặng hơn ở tay thuận.

Khi mạch máu bị tắc làm cho quá trình lưu thông máu của cơ thể bị tắc nghẽn. Tay không được cung cấp đủ máu nên xảy ra hiện tượng tê đầu ngón tay. Tình trạng này sẽ rõ rệt hơn vào mùa đông khi tốc độ lưu thông của máu chậm hơn.

Khi một dây thần kinh khiến cổ bị viêm hoặc nén sẽ dẫn đến tình trạng tê tay như hội chứng ống cổ tay.

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến tổn thương thần kinh ở bàn chân và bàn tay mà triệu chứng ban đầu của bệnh là tê đầu ngón chân.

Raynaud là căn bệnh hiếm gặp với triệu chứng tê bì đầu ngón tay và khá nguy hiểm. Khi một số mạch máu ngoại vi phản ứng với thời tiết lạnh bắt buộc dẫn đến tình trạng co thắt và co mạch. Từ đó làm cho lượng máu mắc luân chuyển đến mũi, tai, chân, ngón tay.

Rối loạn tự miễn dịch nên gây đau và sưng ở vùng khớp, trong đó có khớp cổ tay, ngón tay. Bạn sẽ có cảm giác nóng, ngứa và tê ở đầu ngón tay.

Thần kinh trụ ở khuỷu tay trụ chạy qua ngón tay, khi bị chèn ép có thể là nguyên nhân gây tê tay.

Thoái hóa đốt sống cổ cũng là nguyên nhân gây tê 2 bàn tay. Bạn sẽ thấy nhức xương, tê đầu ngón tay, chóng mặt buồn nôn…

Thoái hóa khớp ngón tay là nguyên nhân thường gặp gây tê đau ngón tay. Triệu chứng này thường gặp ở người làm việc văn phòng, thường xuyên đánh máy. Bị tê tay trái phải và đầu ngón tay cũng là biểu hiện của hội chứng thoái hóa khớp sau chấn thương.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra điển hình ở độ tuổi 40 – 60 tuổi. Nguyên nhân là do nhân nhầy tạo áp lực lên hệ thống dây thần kinh chi phối hoạt động bàn tay.

Người bị trúng gió không chỉ thấy đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi mà còn có thể kèm theo biểu hiện tê ở đầu ngón tay, run tay.

Khi bị đau cơ xơ bạn sẽ thấy bị đau, tê và cảm giác kiến bò ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể kèm theo đó là các vấn đề về giấc ngủ, mệt mỏi, vấn đề về trí nhớ, khó tập trung…

Cơ thể bạn không được cung cấp đủ những loại vitamin cần thiết như vitamin E, B1, B6, B12… sẽ phản ánh trực tiếp lên các ngón bàn tay trái hoặc chân trái gây tê.

Khi các mô không nhận được đủ máu trong một khoảng thời gian dài, các dây thần kinh phản ứng sẽ phản ứng lại bằng cảm giác tê và ngứa ran từ đó khiến tê đầu ngón tay.

Chị em ở độ tuổi mãn kinh, sẽ xuất hiện triệu chứng thoái hóa và dấu hiệu tê bì đầu ngón tay thường xảy ra do hormone nội tiết,

Ngoài ra tê đầu ngón tay còn do một số nguyên nhân như chấn thương ở tay, do các đầu ngón tay làm việc nhiều hay do giữ nguyên một tư thế quá lâu, do thời tiết, stress…

Ban đầu bác sĩ sẽ tiến hành các bước thăm khám lâm sàng, kết hợp tìm hiểu bệnh sử. Bạn sẽ trả lời câu hỏi nếu từng có thực hiện phẫu thuật, chỉnh hình hay các vấn đề ở tay… . Đồng thời bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện phương pháp chẩn đoán khác như:

  • Chụp cộng hưởng từ [MRI]/chụp X-quang để xác định nguyên nhân có phải đến từ xương khớp hay không.
  • Xét nghiệm máu để biết nguyên nhân gây bệnh do cơ thể thiếu vitamin B12 hay không.
  • Điện cơ [EMG] đo tình trạng của cơ bắp và các tế bào thần kinh để biết nguyên nhân gây tê các đầu ngón tay có phải do các dây thần kinh, phần cơ bắp hay không.

Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn thuốc không kê đơn [OTC] để giảm viêm, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid [ibuprofen]. Bạn cũng có thể đeo nẹp để giữ khuỷu tay hoặc cổ tay ở vị trí tốt để dây thần kinh ít bị nén hơn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị xâm lấn nếu các thuốc không kê toa không hiệu quả. Phẫu thuật có thể làm giảm tổn thương thần kinh, loại bỏ hoặc giảm xương đang đè lên dây thần kinh và các phẫu thuật có thể được chỉ định có: phẫu thuật điều trị ống cổ tay, phẫu thuật chuyển dây thần kinh trụ ra trước.

Khi bị tê đầu ngón tay bạn nên áp dụng các bài tập tay. Nên duỗi các ngón tay rộng hết mức có thể và giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 giây, hoặc cho tay hoạt động phức tạp hơn như lắp ráp các mô hình nhựa nhỏ, chơi với đồ chơi nhỏ, gọt bút chì bằng dao… hay có thể thực hiện co duỗi ngón tay, treo khuỷu tay để viết và vẽ, đan áo len…

Cùng với điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì bạn có thể chọn dùng thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn. Đó là viên uống có chứa thành phần là Ginkgo Biloba, cao Blueberry, Chondroitin và các vitamin nhóm B. Viên uống này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ điều trị tê bì chân tay, dị cảm đầu chi, giúp giảm các biến chứng thần kinh và mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường, rối loạn lipid. Đồng thời hỗ trợ điều trị hiệu quả đau dây thần kinh, đau mỏi lưng, vai gáy do thoái hóa xương khớp. Viên uống thích hợp để giúp giảm tê bì chân tay và biến chứng thần kinh, mạch máu do các nguyên nhân bệnh lý.

Với trường hợp tê chân tay do thoái hóa hay thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hay cột sống thắt lưng, bạn có thể bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương như canxi nano, vitamin D3, MK7, mangan, magie, silic, sắt, kẽm….

Một trong những cách giúp phòng tê đầu ngón tay đơn giản nhất là tránh các chuyển động lặp đi lặp lại, chú ý giữ tư thế đúng khi sử dụng công cụ, bàn phím hoặc thiết bị khác có thể dẫn đến chấn thương bàn tay hoặc cổ tay.

Nên để tay nghỉ ngơi sau 30-60 phút làm việc, đứng dậy vận động để tay được nghỉ ngơi rồi mới tiếp tục làm việc để giúp kéo giãn các cơ bắp, giảm căng thẳng.

Để phòng tê đầu ngón tay bạn nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Ăn nhiều thực phẩm chứa canxi, vitamin, khoáng chất. Hàng ngày nên uống đủ nước, ít nhất là 2l nước. Bạn nên tập thể dục thường xuyên để giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.

Bạn nên có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ để xương khớp cũng được kiểm tra và kịp thời phát hiện bệnh nếu có.

Video liên quan

Chủ Đề