Tại sao cần có tiền

Khi còn trẻ, chúng ta thường coi nhẹ giá trị đồng tiền mà chỉ để tâm đến niềm vui của bản thân. Chỉ đến lúc cuộc đời dội vào ta vài gáo nước lạnh, chúng ta mới chịu tỉnh ngộ. Khi còn trẻ, ta sống thoải mái mà không biết cách quản lý thu chi cá nhân, kiếm tiền thì ít mà suy nghĩ lung tung thì nhiều. Chúng ta khi ấy vẫn chưa tin rằng, mọi vấn đề đều có thể giải quyết ổn thoả bằng tiền.

[1] Có đủ sức mạnh để nói "không"

Nhà văn người Anh William Somerset Maugham từng nói: "Tất nhiên con người không theo đuổi tiền bạc. Nhưng chỉ có tiền mới giúp ta duy trì một cuộc sống đàng hoàng, mạnh khỏe, thoải mái và độc lập."

Diễn viên Trung Quốc Lưu Ngọc Linh từng kể rằng: "Tôi học được từ bố tôi một bài học: làm mọi thứ đều phải giống như làm kinh doanh. Mỗi ngày, tôi đều chăm chỉ làm việc, sau đó trích ra một khoản tiết kiệm. Tôi gọi đó là quỹ "biến đi". Có nó rồi, mỗi khi gặp bất lợi hay gặp người muốn gây khó dễ cho mình, tôi mới có thể nói: biến đi!"

Bạn kiếm được ra tiền thì bạn mới có thể nói "không" với những thứ bạn không thích. Thiếu tiền cũng chính là thiếu đi những cơ hội. Bạn thiếu tiền, đồng nghĩa với việc bạn đánh mất luôn quyền lựa chọn của chính mình. Có tiền rồi, chúng ta mới có sức mạnh để từ bỏ. Có tiền rồi, chúng ta mới có tư cách để theo đuổi những thứ thực sự quan trọng.

Ngay từ khi còn trẻ, nhà khoa học người Mỹ Franklin Benjamin đã rất đam mê nghiên cứu khoa học. Nhưng trước tuổi 42, ngoài việc kiên trì đọc sách mỗi ngày, ông chỉ tập trung vào việc kiếm tiền. Cho đến khi không còn vướng bận chuyện tiền nong, ông mới chuyên tâm vào nghiên cứu khoa học. Sau nhiều nỗ lực, ông đã để lại cho nhân loại một phát minh quan trọng trong đời sống: Cột thu lôi.

Trong cuộc sống của người trưởng thành, tiền là cái gốc của mọi hoạt động sinh tồn. Không có tiền thì chúng ta không thể nghĩ đến những chuyện cao siêu. Có tiền rồi, chúng ta mới có thể mơ ước lý tưởng cao đẹp.

Nhân lúc còn trẻ còn khỏe, bạn hãy học cách kiếm tiền. Tiền sẽ là nền tảng vật chất để bạn thực hiện ước mơ. Hơn nữa, nó còn cho bạn quyền tự do lựa chọn khi đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Chỉ khi kiếm được đủ tiền, bạn mới có thể sống những tháng ngày không trái với lương tâm.

[2] Chống đỡ những rủi ro trong tương lai

Bạn muốn mạnh mẽ hiên ngang đối diện với mọi giông tố cuộc đời, nhất định phải có một khoản tiền phòng thân. Tiền là tấm khiên vững chắc che chắn cho bạn khỏi bất trắc và tai họa.

Năm ngoái, chị tôi đã đi vay vốn để khởi nghiệp. Tiếc rằng công việc vừa mới khởi sắc thì dịch bệnh hoành hành khiến cửa tiệm phải dừng hoạt động. Phí thuê mặt bằng cũng đủ khiến chị chật vật mỗi tháng. Lòng nhiệt huyết không thể chống đỡ nổi sự trớ trêu của số phận. Chị chỉ biết tự trách rằng: "Biết thế mấy năm trước kiếm thêm được chút tiền, có phải giờ đỡ khổ hơn không?"

Dịch bệnh giống như một tấm gương phản chiếu những nỗi lo mà ta luôn che giấu lâu nay. Thời gian này, có rất ít người chọn cách sống chậm lại để điều chỉnh mọi thứ, trong khi đại đa số tiêu hết tiền tiết kiệm của mình cho những cuộc vui.

Thời buổi dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Các công ty lớn liên tục cắt giảm nhân sự. Một tai ương từ trên trời rơi xuống đủ để làm cho chúng ta lao đao khốn đốn. Chúng ta mang trong mình sự sợ hãi với bệnh dịch cùng với nỗi lo về cơm áo gạo tiền.

Nhà văn Ireland Oscar Wilde từng nói: "Khi tôi còn trẻ, tôi luôn cho rằng tiền là quan trọng hơn tất thảy. Bây giờ già rồi, tôi mới thấy điều đó chẳng sai chút nào cả."

Người xưa có câu: "Mạnh vì gạo, bạo vì tiền." Cảm giác an toàn của người lớn đại đa số đều đến từ tiền bạc. Thế sự vô thường. Chỉ có chăm chỉ kiếm tiền, bạn mới cho mình cơ hội hóa nguy thành an trước những cơn sóng của cuộc đời.

[3] Bảo hiểm sinh mạng

William Shakespeare nói: "Đồng tiền là một chiến binh cừ khôi. Có tiền rồi thì dũng khí sẽ tăng lên bội phần."

Tôi có một người bạn tính tình phóng khoáng. Mức lương hơn chục triệu một tháng đủ để cậu tiêu pha thoải mái. Ngày nghỉ, cậu thường giết thời gian cho những cuộc ăn nhậu hay hàng giờ cày phim với một đống đồ ăn vặt. Tiền đối với cậu vốn không là vấn đề gì. Hơn nữa do là con một nên bố mẹ cũng chưa yêu cầu cậu phải đỡ đần về kinh tế. Cậu cũng không có ý thức quản lý chi tiêu hay tiết kiệm tiền bạc.

Cho đến dạo trước, mẹ cậu gặp tai nạn giao thông, phải nằm viện nửa tháng. Khi đó, cậu mới nhận ra mình không thể ích kỷ sống cho riêng mình được. Nhìn tờ viện phí chục triệu trên tay, cậu vô cùng hối hận, ước rằng giá như lúc trước có thể tiết kiệm hoặc kiếm ra nhiều tiền hơn? May mà bố mẹ cũng có tiền để dành, không thì cậu dốc cạn túi cũng không đủ để trang trải một phần nhỏ của chi phí phẫu thuật.

Tôi bây giờ đang cật lực kiếm tiền vì hiểu được một đạo lý ở đời. Những người như chúng ta ngày thường cái ăn cái mặc không thiếu, nhưng chỉ cần một tai ương ập tới, cả gia đình sẽ rơi vào cảnh kiệt quệ, khó mà gượng dậy.

Cuộc sống tàn khốc vì nó sẽ cho bạn một bài học xương máu vào lúc bạn yếu đuối nhất. Thuốc tốt trên thế gian nhiều nhưng loại nào cũng cần đến tiền. Cuộc sống khó khăn, kiếm tiền giỏi cũng là một cách cứu rỗi bản thân.

[4] Không bất lực khi phải lựa chọn giữa tình cảm và tiền bạc

Khi nào bạn thấy tiền rất rất quan trọng?

Khi ta phải từ bỏ người mình thích vì không môn đăng hộ đối. Khi trong tay có tiền nhưng lại không kịp cho cha mẹ hưởng phúc.

Hạnh phúc mỗi người là giống nhau, chỉ có bất hạnh là muôn hình muôn vẻ. Diễn viên Trung Quốc Giả Linh vẫn luôn canh cánh về chuyện chiếc áo da năm xưa. Khi đó, cô dùng hết số tiền đi làm thêm để mua cho bố mẹ hai chiếc áo da. Nhưng mẹ cô lại không mặc vừa nên cô phải đem đi đổi áo. Tiếc thay áo chưa kịp lấy thì mẹ cô đã đột ngột qua đời.

Lúc sinh thời, mẹ cô luôn ao ước nhà có tủ lạnh. Đến lúc bà nhắm mắt xuôi tay, đó vẫn mãi là ước mơ. Trong vở diễn nọ, Giả Linh có cơ hội ngược dòng thời gian về gặp lại mẹ hồi còn trẻ. Cô đã bật khóc và giãi bày hết những nỗi lòng của bản thân.

Mẹ ơi, con đã mua cho mẹ chiếc tủ lạnh hai cánh và cả chiếc áo da màu xanh mà mẹ thích.

Mẹ ơi, sao lúc nào mẹ cũng hay cười thế?

Mẹ ơi, con giờ đã là một diễn viên nổi tiếng với rất nhiều fan hâm mộ.

Mẹ ơi, con nhớ mẹ nhiều lắm.

Từng câu thoại làm rung động đến tận cùng trái tim của người xem khiến họ phải rơi lệ.

Giá như ngày xưa có nhiều tiền hơn, có lẽ hôm nay ta đã không có quá nhiều tiếc nuối đến vậy. Chuyện đau khổ nhất thế gian là khi con cái muốn phụng dưỡng mà cha mẹ lại chẳng còn trên đời.

Cuộc đời dang dở và muộn màng. Chúng ta có thể không cần lo đến cái ăn cái mặc, sống một cuộc sống như ý muốn. Nhưng một vài người không bao giờ thấy được những hạnh phúc đến muộn. Tốc độ kiếm tiền của chúng ta mãi không thể bắt kịp được với tốc độ già đi của bố mẹ.

Tiểu thuyết gia người Mỹ Nabakov từng nói: "Có ba thứ không thể níu kéo chính là thời gian, sinh mạng và tình yêu." Nhân lúc mái đầu còn xanh và con tim còn nhiều khao khát, bạn hãy học cách yêu thương và trân trọng. Hãy đi kiếm tiền để sau này bớt đi những niềm tiếc nuối.

Sống mà không có tiền, không phải khó sống mà là không thể sống được.

Không có tiền, bạn chỉ có thể cắn răng chịu đựng làm công việc mình không thích.

Không có tiền, bạn đừng mơ đến chuyện đi chu du bốn phương.

Không có tiền, gia đình sẽ lâm vào cảnh lao đao khi gặp phải tai ương hay bệnh tật.

Không có tiền, bạn muốn cho cha mẹ hưởng cuộc sống an nhàn, cũng đành lực bất tòng tâm.

"Cái lợi lớn nhất của đồng tiền chính là cho ta tự do khi đứng trước chính nó."

Chăm chỉ kiếm tiền chính là không để cho hai chữ "thiếu tiền" trở thành thứ kìm hãm chúng ta. Ở đời, ta không cần giàu nứt đố đổ vách, chỉ mong sống một đời không hối tiếc. Lúc trẻ, bạn không chịu kiếm tiền. Về sau bạn muốn kiếm tiền lại tiếc mình không còn trẻ. Vì vậy, hãy học cách kiếm tiền và quản lý chi tiêu ngay từ bây giờ.

Tỷ phú dạy con: “Đỉnh cao của sự khôn ngoan chính là LÒNG TỐT”, càng cố kiếm nhiều tiền từ đối phương thì càng khó mà giàu


Tiền tệ [Currency] là gì? Tiền tệ tiếng Anh là gì? Phân tích bản chất và chức năng của tiền tệ? Tiền tệ là thước đo giá trị, dùng để đo lường giá trị của các loại hàng hóa.

Tiền tệ là một phạm trù kinh tế và cũng là một phạm trù lịch sử. Sự xuất hiện của tiền là một phát minh vĩ đại của loài người, nó làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế – xã hội. Vậy tiền tệ là gì, chức năng của tiền tệ sẽ được giải thích trong bài viết sau đây?

1. Tiền tệ là gì?

Tiền tệ là một phạm trù lịch sử, nó là sản phẩm tự phát của nền kinh tế hàng hóa, sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị. Đồng thời cũng là sản phẩm của sự phát triển mâu thuẫn giữa lao động và phân công lao động xã hội trong sản xuất hàng hóa. Sự ra đời và phát triển của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa.

Theo Mac, tiền tệ là một thứ hàng hoá đặc biệt, được tách ra khỏi thế giới hàng hoá, dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hoá khác. Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa.

Theo Mác, tiền tệ xuất hiện sau một quá trình phát triển lâu dài của trao đổi và các hình thái giá trị. Quá trình phát triển của các hình thái giá trị để đi đến hình thái giá trị diễn ra như sau:

Hình thái giá trị tương đối – vật ngang giá chung.

Hình thái giá trị toàn bộ hay mở rộng xuất hiện sau lần phân công lao động lần thứ nhất. Lúc này giá trị của vật không chỉ biểu hiện thông qua giá trị sử dụng của một vật mà còn biểu hiện thông qua giá trị sử dụng của nhiều hàng hoá khác.

Hình thái giá trị chung khi sự phân công lao động lần thứ 2, thủ công nghiệp tách rời khỏi nông nghiệp.

Hình thái tiền tệ khi vật ngang giá chung cố định ở một thứ hàng hoá, đó là kim loại [kẽm, đồng, sắt, bạc, vàng] chỉ đến lúc này thì hình thái tiền tệ mới được xác lập và vàng với tư cách là vật ngang giá chung và đã trở thành tiền tệ, gọi là kim tệ.

Kết luận: 

Sự ra đời và tồn tại của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và tồn tại của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Và trong quá trình này nó xuất hiện vật ngang giá chung.

Xem thêm: Lưu thông tiền tệ là gì? Tìm hiểu quy luật lưu thông tiền tệ?

Vàng, tiền tệ được coi là một hàng hoá đặc biệt.

Theo các nhà kinh tế hiện đại: Tiền được định nghĩa là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hoá, dịch vụ hoặc trong việc trả nợ.

Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh toán, là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh tế. Vì định nghĩa như vậy, tiền tệ còn được gọi là “tiền lưu thông”. Tiền tệ có thể mang hình thức tiền giấy hoặc tiền kim loại [tiền pháp định] do Nhà nước [Ngân hàng nhà nước, Bộ tài chính…] phát hành, tiền hàng hóa [vỏ sò, gạo, muối, vàng], tiền thay thế [coupon, dặm bay, điểm thưởng, phỉnh poker,…], hoặc tiền mã hóa do một mạng lưới máy tính phát hành [điển hình là Bitcoin].

Khi phân biệt tiền tệ của quốc gia này với tiền tệ của quốc gia khác, người ta dùng cụm từ “đơn vị tiền tệ”. Đơn vị tiền tệ của nhiều quốc gia có thể có cùng một tên gọi [ví dụ: dollar, france…] và để phân biệt các đơn vị tiền tệ đó, người ta thường phải gọi kèm tên quốc gia sử dụng đồng tiền [ví dụ: dollar Úc]. Với sự hình thành của các khu vực tiền tệ thống nhất, ngày nay có nhiều quốc gia dùng chung một đơn vị tiền tệ như đồng EUR.

Tiền tệ là phương tiện thanh toán pháp quy nghĩa là luật pháp quy định người ta bắt buộc phải chấp nhận nó khi được dùng để thanh toán cho một khoản nợ được xác lập bằng đơn vị tiền tệ ấy. Một tờ séc có thể bị từ chối khi được dùng để thanh toán nợ nhưng tiền giấy và tiền kim loại thì không. Tuy nhiên tiền kim loại có thể là phương tiện thanh toán pháp quy bị luật pháp của một quốc gia giới hạn không vượt quá một số lượng đơn vị tiền tệ nào đó tuỳ theo mệnh giá của những đồng tiền kim loại ấy.

2. Tiền tệ tiếng Anh là gì?

Tiền tệ trong tiếng Anh là Currency. Tiền tệ có thể định nghĩa theo nhiều cách như sau:

Quan điểm của Trường phái trọng thương

Tiền tệ đồng nghĩa với sự giàu có. Một quốc gia muốn làm giàu thì phải tích lũy thật nhiều tiền.

Xem thêm: Lý thuyết khu vực tiền tệ tối ưu là gì? Nội dung và ví dụ trong thực tế

Quan điểm của Trường phái trọng nông

Tiền tệ chỉ là một thứ hư tưởng. Tiền chỉ có tác dụng như một chất nhờn bôi trơn hoạt động của guồng máy kinh tế. Bản thân guồng máy đó không hề chịu bất cứ tác động nào của tiền tệ.

Quan điểm của N. Gregory Mankiw

Tiền tệ là một khối lượng tài sản có thể sử dụng ngay để tiến hành giao dịch.

Quan điểm của Frederic S. Mishkin

Tiền tệ là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để lấy hàng hóa và dịch vụ hoặc trong việc hoàn trả các món nợ.

3. Phân tích bản chất của tiền tệ:

Tiền được xem là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong thanh toán để đổi lấy hàng hoá, dịch vụ hoặc để hoàn trả các khoản nợ.

Định nghĩa này chỉ đưa ra các tiêu chí để nhận biết một vật có phải là tiền tệ hay không. Tuy nhiên nó chưa giải thích được tại sao vật đó lại được chọn làm tiền tệ. Để giải thích được điều này phải tìm hiểu bản chất của tiền tệ.

Xem thêm: Polymath là gì? Tìm hiểu về đồng tiền điện tử POLY?

Về bản chất, tiền tệ là vật trung gian môi giới trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ, là phương tiện giúp cho quá trình trao đổi được thực hiện dễ dàng hơn.

Bản chất của tiền tệ được thể hiện rõ hơn qua hai thuộc tính sau của nó:

Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thoả mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi. Như vậy người ta sẽ chỉ cần nắm giữ tiền khi có nhu cầu trao đổi. Giá trị sử dụng của một loại tiền tệ là do xã hội qui định: chừng nào xã hội còn thừa nhận nó thực hiện tốt vai trò tiền tệ [tức là vai trò vật trung gian môi giới trong trao đổi] thì chừng đó giá trị sử dụng của nó với tư cách là tiền tệ còn tồn tại. Đây chính là lời giải thích cho sự xuất hiện cũng như biến mất của các dạng tiền tệ trong lịch sử.

Giá trị của tiền được thể hiện qua khái niệm “sức mua tiền tệ”, đó là khả năng đổi được nhiều hay ít hàng hoá khác trong trao đổi. Tuy nhiên khái niệm sức mua tiền tệ không được xem xét dưới góc độ sức mua đối với từng hàng hoá nhất định mà xét trên phương diện toàn thể các hàng hoá trên thị trường.

4. Chức năng của tiền tệ:

Tiền tệ là thước đo giá trị, dùng để đo lường giá trị của các loại hàng hóa. Mỗi vật phẩm đều có giá trị khác nhau và được đo lường bằng giá trị của tiền tệ. Giá trị hàng hóa tiền tệ [vàng] thay đổi không ảnh hưởng gì đến chức năng tiêu chuẩn giá cả chức năng của tiền tệ.

– Chức năng là phương tiện trao đổi: Khi tiền tệ xuất hiện, cũng là lúc quá trình trao đổi hàng hóa dần xuất hiện. Hình thức trao đổi trực tiếp dần dần chuyển qua trao đổi gián tiếp thông qua trung giang của tiền tệ. Tiền là vật ngang giá chung, là trung gian làm cho sự trao đổi hàng hoá giữa người này với người khác trở nên thuận lợi hơn. Phương tiện trao đổi là chức năng quan trọng nhất của tiền tệ. Nếu không có chức năng này thì tiền tệ sẽ không còn.

– Chức năng là phương tiện đo lường và tính toán giá trị: Việc đo giá trị hàng hoá dịch vụ bằng tiền cũng giống như việc đo khối lượng bằng cân và đo khoảng cách bằng mét. Đơn vị tiền tệ là một thước do được sử dụng phổ biến trong các quan hệ xã hội. Nhờ chức năng này mà tính chất tiền tệ hoá ngày càng phổ biến trong đo lường sự phát triển của xã hội, đo lường mức sống của con người…Nó đã tạo ra một nền kinh tế mang tính chất tiền tệ.

Tiền làm phương tiện trao đổi chỉ đóng vai trò trong chốc lát. Người ta đổi hàng hóa lấy tiền rồi lại dùng tiền để mua lại hàng hóa mà mình cần. Bản thân tiền giấy không có giá trị vì vậy việc in tiền giấy phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy.

– Chức năng phương tiện thanh toán. Cùng với tiền quá trình trao đổi hàng hóa giữa người với người được đơn giản hóa đi rất nhiều. Người nông dân có thể bán lúa cho một người thứ ba và dùng tiền thu được để mua công cụ.

– Chức năng phương tiện tích luỹ: Tích luỹ là cơ sở để tái sản xuất và mở rộng sản xuất cho nên nó cũng là cơ sở phát triển kinh tế. Tiền có được chức năng này là vì nó là phương tiện trao đổi, là tài sản có tính lỏng cao nhất. tích lũy. Một phương tiện thanh toán phải giữ được giá trị của nó. Vì vậy hầu như các loại hàng hóa không hư hỏng mới được sử dụng làm tiền, ví dụ vàng hay kim cương. Nếu không có tiền thì người nông dân chỉ có thể trao đổi lúa gạo của mình để đổi lấy các hàng hóa khác đến khi chúng bị hư hỏng.

Vì thế người nông dân nên trao đổi nông phẩm để đổi lấy tiền để tích lũy và bảo toàn được giá trị của nó.

– Chức năng tiền tệ thế giới. Tiền tệ của một nước có chức năng tiền tệ thế giới khi được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Làm chức năng tiền tệ thế giới phải là tiền vàng hoặc tiền tín dụng được thừa nhận thanh toán quốc. Tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực hiện bốn chức năng thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy ở phạm vi ngoài quốc gia, nói cách khác là đồng tiền của một nước thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền của quốc gia đó được nhiều nước trên thế giới tin dùng và sử dụng như chính đồng tiền của nước họ.

Tóm lại, điều kiện quan trọng nhất để cho một vật được sử dụng làm tiền tệ thực hiện các chức năng: thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy, tiền tệ thế giới là chúng phải có sức mua ổn định, bền vững, tạo được niềm tin và sự tín nhiệm của dân chúng.

Video liên quan

Chủ Đề