Tại sao đồng yên Nhật giảm giá 2022

Đồng yen Nhật giảm giá xuống mức thấp nhất trong 24 năm

[ĐCSVN] - Trong phiên giao dịch sáng 15/6, đồng yen Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp nhất trong 24 năm so với đồng USD trước khi tăng trở lại vào thời điểm mở cửa phiên giao dịch tại thị trường Tokyo.

Đồng yen Nhật giảm giá xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/1998. [Ảnh: AFP]

Tại thị trường Tokyo, tỷ giá mua - bán giữa hai đồng tiền được niêm yết ở mức 135,25-28 yen/USD, tăng mạnh so với mức 135,43-53 yen/USD tại thị trường New York và 134,42-44 yen/USD ở thị trường này vào lúc đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua.

Trước đó, trên thị trường New York, đồng nội tệ của Nhật Bản có lúc đã giảm xuống mức 135,60 yen/USD, mức thấp nhất kể từ tháng 10/1998.

Không chỉ giảm giá so với đồng USD, đồng yen cũng mất giá so với đồng euro. Tỷ giá mua - bán giữa 2 đồng tiền trên thị trường Tokyo vào sáng nay là 141,13-21 yen/euro, tăng mạnh so với mức giá đóng cửa phiên hôm qua là 140,70-74/euro.

Tỷ giá đồng yen đã giảm 14,5% so với đồng USD trong năm nay, mức giảm mạnh nhất trong số các loại tiền tệ thuộc Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới [G7].

Nguyên nhân chủ yếu khiến đồng yen tiếp tục mất giá so với cả USD và euro là do các nhà đầu tư dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [FED] sẽ tiếp tục tăng mạnh lãi suất cơ bản trong tuần này, khiến khoảng cách lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ sẽ tiếp tục nới rộng vì Ngân hàng trung ương Nhật Bản [BoJ] hiện vẫn duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng ngay cả khi các ngân hàng trung ương lớn khác đang thực hiện việc thắt chặt chính sách tiền tệ.

Đồng yen cũng chịu áp lực giảm giá so với các ngoại tệ mạnh khác. Hồi đầu tháng này, đồng yen giảm giá xuống mức thấp nhất so với đồng euro và đô la Australia sau khi Ngân hàng Trung ương Australia tăng lãi suất mạnh hơn dự báo.

Dự kiến, BoJ sẽ tổ chức cuộc họp chính sách tiền tệ vào cuối tuần này./.

H.Hà [Theo Reuters, AFP]

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng
  • Nga áp đặt lệnh cấm nhập cảnh bổ sung đối với các quan chức EU
  • Hàn Quốc đề xuất đối thoại với Triều Tiên về đoàn tụ gia đình ly tán
  • LHQ và Nga thảo luận về xuất khẩu ngũ cốc, phân bón
  • Liên hợp quốc, Nga thảo luận về vấn đề xuất khẩu ngũ cốc và phân bón
  • Ả rập Xê út: OPEC+ cắt giảm sản lượng để thúc đẩy sự ổn định thị trường
  • Gần 590 triệu người mắc COVID-19 trên thế giới đã được chữa khỏi

06:30' - 26/07/2022

BNEWS Theo phân tích của Giáo sư Yukio Noguchi, Đại học Hitotsubashi trên Tạp chí Tokyo Keizai, đồng yen Nhật Bản đang giảm giá mạnh và xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp diễn.

Theo phân tích của Giáo sư Yukio Noguchi, Đại học Hitotsubashi trên Tạp chí Tokyo Keizai, đồng yen Nhật Bản đang giảm giá mạnh và xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp diễn, đẩy Tổng sản phẩm quốc nội [GDP] bình quân đầu người của Nhật Bản xuống vị trí thấp hơn Hàn Quốc và chỉ bằng một nửa so với Mỹ. Điều này thậm chí có thể đến sớm hơn nhiều so với dự báo trước đó là chỉ số này của Nhật Bản sẽ bị Hàn Quốc và Đài Loan [Trung Quốc] vượt qua lần lượt vào năm 2027 và năm 2028.
Đồng yen mất giá với tốc độ khó tinĐầu năm 2022, đồng yen Nhật giao dịch ở mức 115 yen đổi 1 USD, nhưng đến ngày 14/7, con số này là 139 yen đổi 1 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 9/1998. So với các loại tiền tệ khác cũng mất giá so với đồng USD thì đồng yen là nghiêm trọng nhất. Điều này kéo theo sự suy giảm vị thế của Nhật Bản trên bản đồ kinh tế thế giới.Chỉ số hiệu quả thực chất thể hiện sức mua của đồng yen vào tháng 5/2022 là 61,77, tương đương mức năm 1971. Hiện nay chỉ số này chỉ còn 50, tức là bằng một nửa so với mức cao nhất vào năm 2010 là 100. Trường hợp đồng yen tiếp tục sụt giảm xuống mức 140 yen đổi 1 USD, chỉ số này có thể rơi xuống mức tương đương năm 1960.

Sự hoán đổi vị trí giữa Nhật Bản và Hàn Quốc

Bảng xếp hạng về GDP danh nghĩa bình quân đầu người, vốn được xem là tiêu chí đánh giá mức độ giàu có của một quốc gia, bị chi phối mạnh bởi biến động tỷ giá hối đoái. Nếu sử dụng tỷ giá giữa tháng 7/2022 với 1 USD đổi được 139 yen, GDP danh nghĩa bình quân đầu người của Hàn Quốc là 31.902 USD, trong khi Nhật Bản là 32.010 USD, cao hơn một chút so với Hàn Quốc. Tuy nhiên, nếu đồng yen giảm xuống mức 140 yen đổi 1 USD thì GDP danh nghĩa bình quân đầu người của Nhật Bản sẽ là 31.782 USD, thấp hơn Hàn Quốc. Với tốc độ tăng thu nhập người dân ở Hàn Quốc, các chuyên gia dự báo sớm muộn GDP bình quân đầu người của quốc gia này sẽ sớm vượt Nhật Bản, nhưng đồng yen thậm chí mất giá nhanh hơn tiến trình này. Điều tương tự cũng đang xảy ra tại Đài Loan.Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF], trong 10 năm gần nhất, Nhật Bản trở nên “nghèo đi” kể từ khi thực hiện chính sách kinh tế Abenomics. Nếu năm 2012, GDP bình quân đầu người của Nhật Bản tương đương Mỹ thì dự kiến năm 2022, chỉ còn bằng khoảng 40% so với Mỹ, và sẽ thấp hơn cả Hàn Quốc nếu tính tỷ giá hối đoái 140 yen đổi 1 USD.Không chỉ thua kém về GDP bình quân đầu người mà thu nhập bình quân theo năm của Nhật Bản cũng thấp hơn Hàn Quốc. Theo số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế [OECD], thu nhập bình quân năm 2021 của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ lần lượt là 4,44 triệu yen, 42,54 triệu won và 74.737 USD [tính theo đồng nội tệ]. Nếu quy đổi theo tỷ giá 140 yen đổi 1 USD, thì thu nhập bình quân năm của Nhật Bản chỉ là 31.714 USD, thấp hơn Hàn Quốc với mức 32.316 USD. Như vậy, thu nhập thực tế của người Hàn Quốc đang cao hơn Nhật Bản và sự chênh lệch này có thể sẽ tiếp tục được nới rộng.Cùng với tiến trình này, giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp Nhật Bản cũng giảm mạnh trên thị trường quốc tế. Đơn cử tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp lớn nhất Nhật Bản là Toyota Motor Corporation, hiện đứng thứ 39 thế giới với 211 tỷ USD nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn TSMC của Đài Loan, hiện đứng thứ 11 thế giới với 433,9 tỷ USD và hãng điện tử Samsung của Hàn Quốc, hiện đứng thứ 25 thế giới với 299,1 tỷ USD.Đồng yen mất giá trong khi lương không tăng đã khiến cuộc sống của người dân Nhật Bản trở nên khó khăn hơn khi giá của các sản phẩm không được sản xuất tại Nhật Bản đang tăng đều đặn. Ví dụ giá của sản phẩm điện thoại iPhone 13 Pro Max thời điểm mở bán là 134.800 yen đã tăng lên 150.800 yen vào ngày 1/7, bất chấp việc Apple sắp cho ra mắt sản phẩm iPhone mới. Tức là tốc độ tăng giá của iPhone tại thị trường Nhật Bản là 18,5%, tương đương tốc độ mất giá của đồng yen.Về triển vọng tình hình kinh tế Nhật Bản trong thời gian tới, trong một động thái mới nhất, Hội đồng Chính sách Ngân hàng trung ương Nhật Bản [BoJ] ngày 21/7 khẳng định vẫn giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu lỏng. Nhưng một thực tế là nếu đồng yen còn sụt giá thì tình hình kinh tế Nhật Bản sẽ trở nên trầm trọng hơn. Do đó, không quá lời khi nói rằng tương lai kinh tế Nhật Bản phụ thuộc vào chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ nước này trong 6 tháng cuối năm./.Phạm Tuân [TTXVN tại Tokyo]

06:30' - 16/07/2022

BNEWS Sáu tháng đầu năm 2022 ghi nhận giá trị đồng yen sụt giảm xuống mức thấp nhất của 24 năm so với đồng USD [với mức giảm tương tự so với đồng bảng Anh và đồng euro].

Số tay tiết kiệm kakeibo đã trở thành từ khóa thịnh hành tại Nhật Bản trong một vài năm trở lại đây. Được ví như một “nghệ thuật” chi tiêu gia đình, kakeibo hướng đến việc khuyến khích người tiêu dùng điều chỉnh lối sống. Họ sẽ tuân theo các nguyên tắc chi tiêu cẩn thận hơn để tiết kiệm tiền trong bối cảnh lạm phát và thuế tăng cao, đi kèm với suy thoái kinh tế.

Mặc dù kakeibo về cơ bản chỉ là phương pháp cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết, cuốn sổ tay về chủ đề này và các kỹ thuật tiết kiệm tiền khác đang là những mặt hàng được tìm mua nhiều nhất trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Tham gia vào thị trường chứng khoán và sở hữu bất động sản nếu có thểSáu tháng đầu năm 2022 ghi nhận giá trị đồng yen sụt giảm xuống mức thấp nhất của 24 năm so với đồng USD [với mức giảm tương tự so với đồng bảng Anh và đồng euro]. Đồng nội tệ Nhật Bản đã để mất 18% giá trị so với đồng bạc xanh.Điều này xảy ra đồng thời với việc lạm phát trong nước của Nhật Bản gia tăng. Chỉ số giá tiêu dùng [CPI] của nước này đã tăng hơn 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái, do nhiều yếu tố bao gồm sự phục hồi sau đại dịch COVID-19, sự thiếu hụt chuỗi cung ứng toàn cầu và chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.Lạm phát đã vượt mức mục tiêu 2% mà Ngân hàng trung ương Nhật Bản [BOJ] đề ra. Tuy nhiên, mức lạm phát này vẫn thấp hơn so với một số quốc gia đang phát triển khác. Đây có thể được coi là một niềm an ủi nhỏ đối với người dân Nhật Bản, khi họ đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm sức mua và sự mất giá của các khoản tiền tiết kiệm, đặc biệt là khi các điều kiện tiền lương trong nước vẫn trì trệ.“Chúng ta đã ở trong một môi trường lạm phát kéo dài”, David Rubenstein, chuyên gia quản lý tài sản cấp cao tại công ty tư vấn tài chính Argentum được cấp phép có trụ sở tại Nhật Bản nhận định.Theo chuyên gia này, phương pháp quan trọng nhất để giảm thiểu thiệt hại tài chính cá nhân trong thời kỳ lạm phát là thông qua quyền sở hữu tài sản hữu hình.“Bạn nên tham gia vào thị trường chứng khoán và sở hữu bất động sản nếu có thể”, ông nói.Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng khả thi đối với những người có thu nhập khả dụng thấp hơn. Ngoài ra, danh mục đầu tư cũng phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro của từng cá nhân nhất định, độ tuổi, số năm làm việc và sự ổn định thu nhập.“Các kế hoạch đầu tư hàng tháng sẽ giúp bạn phòng ngừa rủi ro tiền tệ. Bạn không phải mua tất cả cùng một lúc, bạn sẽ mua chúng từng chút một. Điều này cho phép giảm thiểu rủi ro trong một ‘thị trường giá xuống’”, chuyên gia Rubenstein chia sẻ.Ông nói: “Phương pháp này cũng hiệu quả đối với những người có thu nhập thấp hơn”.Đây là điểm mấu chốt quan trọng vì dĩ nhiên bạn không muốn đầu tư toàn bộ số tiền mình có vào một thị trường đang biến động vì các yếu tố bất ổn. Mặc dù vậy, sự đa dạng hóa các khoản đầu tư bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, kim loại quý, hàng hóa và bất động sản… cũng là cần thiết.Thị trường chứng khoán được cho là con đường đầu tư dễ tiếp cận nhất, trong khi thị trường trái phiếu ổn định truyền thống – vốn được coi là đầu tư ít rủi ro mang lại lợi tức thấp hơn - đã trở nên kém ổn định trong năm qua.Ngoài ra đối với chứng khoán, những rào cản gia nhập thị trường ban đầu đã được hạ thấp thông qua các nền tảng đầu tư trực tuyến.Tương tự như vậy là cơ hội dành cho những người muốn “bơm” tiền mặt vào những cổ phiếu mà họ cho là phù hợp, ví dụ như quỹ ESG [môi trường, xã hội và quản trị] hoặc đầu tư vào các tổ chức từ thiện.

"Bỏ trứng vào nhiều giỏ"

Đa dạng hóa là một yếu tố quan trọng khác để bảo vệ nguồn tài chính, bên cạnh việc điều chỉnh số tiền bạn chuyển sang tài khoản nước ngoài sao cho phù hợp với biến động tiền tệ.Nếu một người có tài sản ở Nhật Bản, được trả tiền ở Nhật Bản và có một số khoản đầu tư khác ở nước này thì họ sẽ muốn sở hữu một số tài sản bằng đồng USD hoặc có lẽ bằng đồng euro, chuyên gia Rubenstein nói.Và mặc dù hiện tại một người đang ít chịu ảnh hưởng bởi xu hướng giảm giá của đồng yen, nếu họ đang gửi tiền vào các tài khoản nước ngoài, họ có thể chia thành nhiều đợt. Điều quan trọng hơn là phải xem tại sao đồng yen lại suy yếu và liệu điều này có khả năng thay đổi trong những tháng tới hay không.Theo cách giải thích đơn giản nhất, việc BOJ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng [sử dụng lãi suất thấp] và tăng nguồn cung tín dụng để tạo ra tăng trưởng kinh tế, trong khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ [Fed] đang thắt chặt chính sách tiền tệ để giảm lạm phát đã khiến đồng USD mạnh lên so với đồng yen, vì đồng bạc xanh giờ đây đã trở thành đồng tiền ổn định hơn.Nhà kinh tế Nhật Bản Tom Learmouth hy vọng nền kinh tế nước này sẽ phục hồi trong quý này và sự phục hồi sẽ tiếp tục vào nửa cuối năm nay.“Nhật Bản sẽ vượt trội hơn các nền kinh tế G7 khác trong thời gian tới. Sự phục hồi trở lại của chi tiêu tiêu dùng sẽ diễn ra muộn hơn nhiều so với những nơi khác, với lạm phát chỉ ở mức 2,5%”, nhà kinh tế này nói.Lạm phát ở nước ngoài đã tác động đến chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản. Vào tháng 5/2022, Khu vực sử dụng đồng euro [Eurozone] ghi nhận lạm phát tăng 8,1% so với năm trước, trong khi lạm phát tại Mỹ leo lên 8,5% trong cùng tháng, mức tăng cao nhất kể từ năm 1981. Lạm phát toàn cầu cũng được dự đoán sẽ tăng vọt lên 6,7% vào năm 2022.Trong khi đó, môi trường chính sách tiền tệ hiện tại có nghĩa là người gửi tiết kiệm ở Nhật Bản từ lâu đã phải đối mặt với vấn đề lãi suất tiền gửi thấp hoặc bằng 0, khiến người nước ngoài tìm cách chuyển tiền yen sang ngoại tệ để hưởng lợi từ nguồn tiền mặt nhàn rỗi.

Dhwani Pandya, một công dân Ấn Độ có hộ khẩu thường trú tại Nhật Bản, đã quyết định chuyển khoản tiết kiệm bằng đồng yen đến một ngân hàng ở Mumbai, nơi có lãi suất huy động 5% mỗi năm.

“Nếu tôi gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng MUFG, tôi sẽ không có gì”, cô nói.Tuy nhiên, chuyên gia Learmouth cũng lưu ý rằng những người ở Nhật Bản hiện đang khá giả hơn so với người châu Âu và Mỹ vì lạm phát ở phương Tây cao hơn nhiều so với lãi suất tiết kiệm trong nước của họ.Do đó, không có lý do gì để tự mãn, chuyên gia Learnmouth cảnh báo.Theo chuyên gia này, “cách tốt nhất để quản lý rủi ro tiền tệ đối với người nước ngoài [sinh sống tại Nhật Bản] là gửi tiết kiệm rải rác và đổi ra một số loại tiền tệ chính. Trong trường hợp cụ thể này, đồng yen hiện đang được định giá thấp hơn rõ rệt nên chiến lược hợp lý sẽ là chờ đến khi chu kỳ thắt chặt toàn cầu hiện tại kết thúc và đồng yen bắt đầu mạnh lên.Tiếng nói của lý trí có lẽ là công cụ đầu tư quan trọng nhất trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Đồng yen đã dao động trước đây và sẽ tiếp tục dao động. Vì vậy, việc giảm thiểu thiệt hại sẽ bao gồm các điều chỉnh có tính toán trong dài hạn.Chuyên gia Rubenstein khẳng định: “Bạn không muốn đưa ra quyết định theo cảm tính khi đầu tư”./.

Video liên quan

Chủ Đề