Tại sao gà mổ lông nhau

Bệnh cắn mổ lông nhau là hiện tượng thường xuyên xảy ra trong quá trình chăn  nuôi gà. Biểu hiện của bệnh rất đặc trưng và rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Gà đuổi đánh nhau hoặc mổ chụi lông lưng, lông cánh, lông đuôi của nhau. Thậm chí khi bệnh bị nặng gà sẽ mổ cắn thủng phao câu của nhau.

Gà bị mổ chụi lông

Chính vì vậy hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân gà cắn, mổ lông nhau và cách khắc phục căn bệnh khó chữa này. Bệnh này thường xuyên xảy ra khi nuôi gà, nhất là các giống gà như Đông Tảo, gà Nòi, gà Chọi…

I. Tại sao gà cắn, mổ lông nhau.

Chính các chuyên gia nghiên cứu khoa học nông nghiệp cũng chưa tìm ra nguyên nhân chính xác. Bởi vậy có rất nhiều nguyên nhân khiến gà bùng phát hiện tượng cắn, mổ lông nhau. Đó có thể là:

1. Các nguyên nhân từ tự nhiên

  • Bản năng sinh tồn của gà: Chúng luôn muốn tranh chấp vị trí thứ bậc trong đàn. Cũng giống như con người, luôn muốn làm đàn anh đàn chị để có nhiều lợi ích hơn. Đây là bản năng của tự nhiên. Do vậy hầu như bà con nuôi đàn nào cũng sẽ xảy ra hiện tượng cắn, mổ nhau.
  • Thích mùi tanh: Tôm, tép, giun, dế đều là thức ăn mà gà luôn ưa thích. Do vậy bà con nên chuẩn bị sẵn cho chúng thường xuyên.
  • Thích màu đỏ: Gà là con vật luôn dùng mỏ để tìm hiểu những thứ xung quanh nó, nhất là các vật mới, lạ, nhỏ xinh và đặc biệt có màu đỏ. Chính vì vậy chỉ cần một con gà trong đàn bị cắn mổ chảy máu là các con gà khỏe mạnh khác sẽ xúm vào mổ cắn tiếp cho đến chết mới tha.
  • Thời tiết quá nóng cũng khiến gà bị stress. Và khi gà bị stress thì gà rất dễ đánh nhau, mổ cắn nhau để giải tỏa cảm xúc bức bối khó chịu.
  • Mưa – cũng là một nguyên nhân đối với bà con nuôi gà thả vườn. Hàng ngày thả gà ra vườn nhưng khi trời mưa bà con lại nhốt chúng lại. Như vậy gà phải chịu cảnh chật chội và bị stress.
Gà trụi lông lưng và đuôi

2.Các nguyên từ người chăn nuôi

  • Thiếu chất dinh dưỡng do thức ăn không đủ nhu cầu phát triển trong từng giai đoạn của gà nên gà sẽ tự tìm kiếm thức ăn xung quanh bằng việc mổ cắn lông nhau.
  • Thèm rau xanh và chất xơ trong giai đoạn gà mọc lông ống – đây là nguyên nhân khiến gà bùng phát bệnh nhất. Ở giai đoạn mọc lông ống gà cần rất nhiều chất, đặc biệt là chất đạm, chất khoáng và rau xanh [chất xơ] để cơ thể gà có thể phát triển bộ lông bên ngoài. Vì vậy khi bà con không cung cấp đủ dinh dưỡng thì gà sẽ tự tìm nguồn thức ăn bổ sung. Khi đó thì chính những chiếc lông mọc lún phún của những con gà bên cạnh lại là nguồn thức ăn bổ béo và thơm ngon nhất trên đời. Và hiển nhiên là chúng sẽ mổ cắn lông nhau và thói quen cũng được hình thành từ đây.
  • Mật độ nuôi gà khá đông cũng khiến gà stress. Giống như con người khi sống ở nơi chật chội sẽ luôn cảm thấy bức bối hơn so với sống ở khu rộng rãi thoáng mát.
  • Ngứa – gà có thể bị ngứa toàn thân do rận mạt hay giun sán… Do vậy người chăn nuôi cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng trại cho gà.
  • Nòi tĩ – thường xuất hiện ở gà đẻ. Do đẻ nhiều, trứng to hay gặp vấn đề về sinh sản mà phần hậu môn bị lòi ra ngoài. Và phần này cũng thường có màu đỏ nên sẽ kích thích các con gà khác tìm hiểu rồi chúng rượt đuổi mổ cắn nhau. Do vậy người chăn nuôi cần thải loại dần những con gà đã đẻ nhiều lứa…

II. Chữa bệnh gà mổ lông nhau bằng cách nào cho hiệu quả?

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nên cũng không thể có một phương pháp nào chữa trị một cách dứt điểm cả. Việc chúng ta phải làm là áp dụng nhiều cách để tạo ra một công thức tổng hợp tối ưu nhất khiến lũ gà không còn cắn, mổ lông nhau nữa. Qua trải nghiệm của rất nhiều anh em chăn nuôi gà thì tôi đã tổng hợp lại được một số cách cùng áp dụng đồng thời để trị dứt điểm hiện tượng này.

1.Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại:

Cách tốt nhất là nuôi gà trên nền cát, vừa tránh rận mạt vừa dễ quét dọn lông lá rơi rụng, lại còn phòng chống tối đa bệnh cầu trùng ở gà. Đã thế chi phí lại cũng rẻ, cát lại giúp gà có chỗ chơi, bới, tránh stress rất tốt. Nuôi gà trên sân cát thật sự rất tốt và đang được áp dụng hầu hết tại các trang trại chăn nuôi gà chuyên nghiệp trên toàn quốc.

Nuôi gà trên sân cát

2.Làm sạp cho gà:

Đó là sạp chống lên giống như các bậc thang hay có thể các mặt sàn khác ở phía trên mặt đất để cho gà ngủ và chơi. Chi phí rất rẻ mà lại có vai trò rất lớn trong chăn nuôi gà. Sạp sẽ giúp cho gà có chỗ leo trèo, chỗ đậu để ngủ mà không bị các con khác làm ảnh hưởng, từ đó giúp gà có tinh thần tốt và không bị stress. Chiếc sạp này cũng giúp gà có nhiều chỗ đậu hơn vì chúng có nhiều bậc thang. Con gà nào thích làm anh làm chị thì cứ việc leo lên bậc cao nhất, còn con nào an phận là em thì cứ việc ở bậc dưới. Đồng thời với cách  này bà con có thể tăng mật độ nuôi lên đến 30%. Ngủ trên cao cũng giúp gà ít mắc bệnh hơn, lông mượt hơn vì không con nào trèo lên lưng con nào, đảm bảo độ thông thoáng.

3.Cho gà ăn đủ chất:

Bên cạnh cám viên hỗn hợp thì bà con nên bổ sung thức ăn thô và rau xanh. Đặc biệt khi gà bắt đầu mọc lông ống thì nhu cầu dinh dưỡng cần cao hơn.

4.Đeo kính cho gà – đây là phương pháp cuối cùng. Tuy nhiên ở Việt Nam việc đeo kính cho gà chưa được phổ biến.

5.Tuyệt đối không dùng thuốc kích thích mọc lông hay bất kỳ loại thuốc kích thích nào khác.

Thuốc kích thích là chất cấm và gây hại cho người tiêu dùng. Đồng thời nếu dùng thuốc cần dùng trong thời gian dài và sẽ gây tốn kém cho bà con.

Vì bệnh mổ cắn lông nhau ở gà là bệnh khó chữa, không có thuốc đặc trị nên bà con cần áp dụng nhiều biện pháp cùng một lúc để điều trị dứt điểm. Đồng thời bà con cần kiên trì, tuyệt đối tránh thuốc kích thích để gà được khỏe mạnh và an toàn cho cả chúng ta.

Gà cũng giống như con người, bà con cần cho chúng sống trong môi trường sạch sẽ và đủ dinh dưỡng thì chúng sẽ khỏe mạnh. Chính vì vậy anh em nuôi gà chúng tôi xin chia sẻ một vài cách trên hy vọng bà con có thể nuôi gà một cách dễ dàng và làm giàu trên chính quê hương mình.

Xin cảm ơn các bạn đã đọc hết bài viết này. Để nhiều người cùng được biết mong các bạn hãy chia sẻ bài viết này rộng rãi để cho nhiều bà con cùng được đọc và học hỏi để cùng chung tay làm giàu quê hương từ việc nuôi gà ngon, khỏe, sạch.

621 views

Share FacebookTwitterPin It

Ở các trang trại chăn nuôi tập trung hiện nay hiện tượng gà cắn mổ lông nhau xảy ra rất phổ biến chúng gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Vậy nguyên nhân gà ăn lông lẫn nhau và cách khắc phục gà mổ lông triệt để như thế nào? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nguyên nhân gà ăn lông lẫn nhau

Có rất nhiều nguyên nhân khiến gà cắn mổ lông lẫn nhau, sau khi quan sát nhiều đàn gà và thử nghiệm với nhiều môi trường chăn nuôi khác nhau các nhà nghiên cứu và chuyên gia chăn nuôi phát hiện ra ở một số đàn gà có đặc điểm nuôi nhất định gà có hiện tượng cắn mổ ăn lông của nhau nhiều hơn. Các đặc điểm này được tổng hợp thành các nguyên nhân gây bệnh cắn mổ, ăn lông lẫn nhau ở gà.

Bệnh gà mổ lông nhau xảy ra rất phổ biến ở các trang trại nuôi tập trung.

Những nguyên nhân chính khiến gà ăn lông lẫn nhau:

Mật độ nuôi quá dày

Khi bà con nuôi rất nhiều gà trong một không gian hạn chế chúng sẽ cảm thấy khó chịu và không có không gian để sinh hoạt, mặt khác việc nuôi gà với mật độ dày khiến cho tỉ lệ cạnh tranh về thức ăn, nước uống hay thậm chí là cạnh tranh về thứ bậc trong đàn đều có thể dẫn đến việc mổ và ăn lông lẫn nhau.

Chế dộ dinh dưỡng cho gà

Đối với gà nuôi công nghiệp chúng chủ yếu ăn cám ngô, cám gạo hoặc thức ăn sẵn mà không có rau cỏ khiến chúng thèm và thiếu đi một lượng chất xơ nhất định dẫn đến việc ăn lông lẫn nhau để bổ xung nguồn chất xơ còn thiếu. Gà còn là loại có tập tính đào bới ăn côn trùng như sâu bọ, giun, cá, tép… khi nuôi trong lồng chúng có thể thèm chất tanh và dễ cán mổ nhau để thỏa mãn cơn thèm.

Thời tiết

Thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của đàn gà đặc biệt khi chuồng nuôi quá nóng không được thoáng khí vào mùa hè sẽ khiến gà dễ bị stress và việc cắn mổ, ăn lông lẫn nhau để giải tỏa là việc thường xuyên xảy ra, có những trường hợp gà cắn mổ lông rất khốc liệt dẫn đến gà bị xệ cánh, bị lòi ruột dẫn đến chết rất nhiều.

Nhạy cảm với màu đỏ

Gà rất nhạy cảm với màu đỏ, những vật có màu đỏ thường kích thích khiến chúng bị tò mò và muốn khám phá vì thế chỉ cần bất cứ vết thương nào của cá thể gà khác đều khiến chúng tò mò và lao vào mổ. Xem thêm bài viết: Tại sao gà đeo kính đỏ

Gà bị lòi trĩ

Những cá thể gà nuôi đẻ trứng có hiện tượng lòi trĩ rất nhiều, biểu hiện là phần hậu môn của gà thường có những búi trĩ bị lòi ra ngoài những búi trĩ này lại có màu đỏ khiến cho những con gà khác bị kích thích lao vào mổ. Kết quả các cá thể gà cắn mổ, ăn lông của nhau, đa số bị mổ nát phần hậu môn và thường chết sau vài ngày.

Những nguyên nhân gà cắn mổ lông lẫn nhau đều có thể dự đoán trước và có cách khắc phục hiệu quả tuy nhiên ở một số trang trại chăn nuôi hoặc hộ chăn nuôi để khắc phục được những nguyên nhân này thường rất tốn kém mà hiệu quả không cao. Thay vì việc loại bỏ hoàn toàn các nguyên nhân gây bệnh cắn mổ, ăn lông lẫn nhau ở gà thì các nhà nghiên cứu và chuyên gia chăn nuôi đã tìm ra cách khắc phục chúng làm giảm tối đa hiện tượng cắn mổ nhau ở gà.

Cách khắc phục gà mổ lông triệt để

Khắc phục triệt để bệnh gà mổ lông nhau để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nghiên cứu về hiện tượng gà mổ lông lẫn nhau các nhà nghiên cứu và các chuyên gia chăn nuôi đã thử bằng rất nhiều biện pháp khác nhau tuy nhiên có những biện pháp không khả thi vì chi phí cao và không phải hộ nào cũng áp dụng được. Cho đến nay thì việc áp dụng biện pháp đeo kính gà vẫn là biện pháp khắc phục tình trạng gà mổ lông triệt để nhất mà không cần phải loại bỏ hoàn toàn các nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Khắc phục gà mổ lông bằng phương pháp đeo kính cho gà

Khắc phục hiện tượng gà mổ lông lẫn nhau bằng phương pháp đeo kính cho gà là phương pháp sử dụng những chiếc kính nhỏ có màu đỏ [có thể là kính đeo cho gà loại kẹp hoặc kính đeo cho gà loại xuyên] đeo lên mỏ của gà để hạn chế tầm nhìn của chúng, khiến chúng gặp khó khăn trong việc đuổi theo cắn mổ nhau từ đó giúp chúng hiền lành hơn và không còn hung hăng nữa. Mặt khác những chiếc kính đỏ sẽ phân tán sự chú ý với màu đỏ của những cá thể gà xung quanh khiến chúng giảm đi sự tò mò mà chỉ quan tâm đến màu đỏ của chiếc kính.

Việc đeo kính cho gà là một phương pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả và có thể sử dụng cho nhiều lứa gà khác nhau. Chi phí của 1 chiếc mắt kính cho gà chỉ từ 500đồng/chiếc  – 1000đồng/chiếc, có thể tái sử dụng cho 3-5 lứa gà khác nhau tính ra chi phí để khắc phục hiện tượng cắn mổ lông triệt để cho gà với cách này chỉ tiêu tốn 200đồng/1 cá thể gà.

Khắc phục gà mổ lông bằng phương pháp khác

Ngoài phương pháp này bà con nên áp dụng kèm theo những cách sau để hạn chế gà cán mổ ăn lông lẫn nhau, giúp gà phát triển tốt và nhanh lớn:

  • Bổ xung rau cỏ và các chất tanh như sâu bọ, tôm tép cho gà.
  • Vào mùa hè đảm bảo chuồng trại phải thoáng mát và sạch sẽ, nếu là các chanh trại lớn cần có quạt thông gió.
  • Đối với gà mái đẻ cần điều tiết cho gà nghỉ đẻ một cách hợp lý.
  • Mật độ nuôi gà không được quá dày nếu gà con thì mật độ chuồng khoảng 10 – 12 con/m2, còn gà dò thì khoảng 5 – 6 con/m2.
  • Loại bỏ hoặc tách những cá thể gà bị thương những cá gà dị tật để không ảnh hưởng chung đến cả đàn gà.

Hy vọng với chia sẻ của các chuyên già từ Công ty Hoài Yến về nguyên nhân gà ăn lông lẫn nhau và cách khắc phục gà mổ lông triệt để sẽ giúp ích nhiều cho bà con chăn nuôi. Nếu bà con còn có những thắc mắc hoặc cần tư vấn gì thêm về cách chăn nuôi chăm sóc gà xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi để được tư vẫn miễn phí.

Xem thêm: Kinh nghiệm nuôi gà hiệu quả

Video liên quan

Chủ Đề