Tại sao lồn có dòi


Bà bầu bị hoại tử, dòi bò lúc nhúc



Ngày 9/6, trên mạng xã hội xuất hiện lời kêu gọi: “Hãy cứu giúp chị Hà Thị Ngân bị bệnh viêm não trong khi đang mang thai 8 tháng”. Lời lẽ thống thiết miêu tả chị này đang nằm ở bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp [TP.Hải Phòng] thiếu sự chăm sóc của gia đình, bị bỏ bê dẫn tới những vết thương hoại tử. Trong khi đó, chồng và gia đình chồng không quan tâm chăm sóc.

Sản phụ Ngân nằm điều trị tại viện. [Ảnh: Lao động] 
Chuyện đời của Hà Thị Ngân là chuỗi dài bất hạnh. Chị sinh năm 1986, người dân tộc Tày, ở vùng núi tỉnh Tuyên Quang. Ngân mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ, 13 tuổi Ngân xuống Hà Nội, rồi Hải Phòng rửa bát thuê cho các hàng ăn kiếm sống. Ở thành phố Cảng, cô yêu rồi về sống như vợ chồng với một thanh niên tên Khoa ở phường Trại Chuối, Q.Hồng Bàng.

Không một lần được mặc áo cô dâu, may mắn lắm cách nay 3 tháng cô được đăng ký kết hôn với người đàn ông này khi cái thai trong bụng đã được 5 tháng. Nhưng rồi tai họa ập xuống, bỗng dưng cô bị co giật liên hồi, các bác sĩ chẩn đoán cô bị viêm não. Sau vài lần đưa cô đi điều trị tại bệnh viện, chồng và gia đình dường như... quên luôn.

Nửa tháng trước, khi Ngân được đưa đi điều trị tại bệnh viện phụ sản Trung ương, thì sức khỏe của cô cùng đứa con trong bụng đã yếu lắm rồi. Vì quá mệt mỏi hay thiếu tình yêu thương vợ con, chồng cô lên chăm vợ như... cho có. Bằng chứng là sau 15 ngày nằm viện, Ngân chẳng được vệ sinh sau mỗi lần tiểu tiện, đại tiện, sản phụ đã bị viêm nhiễm vùng hông. Vết thương ngày một lan rộng.

Tới ngày 7/6, khi các bác sĩ tiến hành tiểu phẫu, vệ sinh thì vết thương đã lan to như cái bát, hoại tử, dòi lúc nhúc xung quanh vết thương.

Có lẽ sản phụ Hà Thị Ngân cùng đứa con trong bụng sẽ vẫn nằm đó, chết dần chết mòn với vết thương lở loét, ăn dần vào da thịt, nếu không có tình thương của những người dưng đầy tấm lòng yêu thương.

Trong những ngày xách cơm hộp, mang khoai lang, bánh mì đi bán dạo ở bệnh viện Việt - Tiệp, chị Nguyễn Thị Hương cùng em trai là Nguyễn Quang Hào [học sinh lớp 10C6 Trường THPT Đồng Hòa], và chị Vũ Thị Hường, đều ở khu đường tàu Q.Lê Chân, thấy cảnh tượng thương tâm. Trong một lần hiếm hoi, chị Hương gặp bà mẹ chồng sản phụ, hỏi sao lại để con dâu nằm đáng thương như vậy, bà mẹ chồng lạnh lùng: “Nhà nghèo, hết tiền”.

Như một định mệnh, ngày 6/6 chị Hương, chị Hường và em Hào cùng gặp một bệnh nhân chuẩn bị xuất viện là bác Xuân ở phòng 304, khoa Thần kinh, chuyện của 4 người xoay quanh hoàn cảnh thương tâm của Hà Thị Ngân.

Chị Hương kể: “Một quyết định “đi xin” được cả 4 người chúng tôi đưa ra một cách chóng vánh. Thằng Hào chạy về lấy tấm bìa carton viết dòng chữ: “Làm ơn, mọi người hãy giúp một cô gái ở phòng 308 khu C bệnh viện Việt - Tiệp. Cô gái ấy đã bị bại não nhưng trong bụng là đứa bé 8 tháng tuổi. Không có tiền để phẫu thuật cứu đứa bé. Nếu không phẫu thuật nhanh thì cả 2 người sẽ chết”. Hương lấy cái rổ thường ngày bán khoai làm rổ đựng tiền, và chúng tôi đi xin”.

Chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ 2h chiều đến 11h ngày 6/6, họ đã xin được 10,5 triệu đồng giúp sản phụ Hà Thị Ngân. Không chỉ có vậy, một bức ảnh đắt giá đã được một người dân vô danh nào đó chụp rồi đưa lên mạng, để rồi hàng trăm người xúc động kéo đến giúp sản phụ này, viết nên một câu chuyện cổ tích giữa đời thường.

Chỉ trong vòng 3 ngày từ 7 đến 10/6, hàng trăm người nườm nượp đổ về khoa Thần kinh bệnh viện Việt - Tiệp thăm Ngân. Đến  nay, đã có gần 120  triệu đồng được gửi đến sản phụ Ngân. Nằm bất động trên giường bệnh, Hà Thị Ngân không biết tới vết thương ăn sâu vào tận xương tủy, cũng không biết tới những tấm lòng nhân ái đang cố giúp cô duy trì sự sống.

Mẹ thở máy, con nằm lồng kính

Ngày 10/6, gia đình sản phụ Hà Thị Ngân đã quyết định xin chuyển viện cho bệnh nhân từ Bệnh viện Việt - Tiệp [Hải Phòng] lên bệnh viện Bạch Mai [Hà Nội]. Có 5 người thay mặt các nhóm tình nguyện theo xe từ Hải Phòng lên Hà Nội để chăm sóc cho Ngân. 20h ngày 11/6, Ngân được đưa lên bàn mổ lấy thai.

Theo bác sỹ Phạm Thế Thạch, Khoa Hồi sức tích cực, chị Ngân vào BV Bạch Mai tối 11/6 trong trạng thái hôn mê sâu, co giật, tình hình sức khỏe rất xấu. Các bác sĩ Khoa Cấp cứu đã phối hợp với Khoa Sản hội chẩn và chỉ định mổ bắt con để tránh nguy cơ tử vong cao cho cả hai.

“Ca mổ thành công một phần cũng nhờ bệnh viện tuyến dưới thời gian qua đã làm việc hết mình, chăm sóc vết thương hoại tử, nâng cao thể trạng bệnh nhân”, bác sỹ Thạch cho hay.

Sau khi chào đời, ngay lập tức em bé được đưa xuống phòng sơ sinh của Khoa Nhi và được hồi sức đặc biệt bởi sinh quá non trong tình trạng mẹ bị liệt não. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, hiện tình trạng của bé rất xấu. Các bác sỹ đang dốc lòng cứu chữa, tuần sau mới có thể kết luận được.

Còn chị Ngân sau mổ đẻ, không còn lo ảnh hưởng tới con nữa nên đã được chỉ định dùng nhiều loại thuốc đặc trị chống co giật. Chị Ngân nằm điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, hiện tình trạng co giật đã giảm. Tuy nhiên, do sức khỏe yếu nên chị vẫn phải dùng các loại thuốc an thần và thở máy. “Bệnh nhân đang thở máy vì còn hôn mê và vẫn chưa qua cơn nguy kịch”, bác sỹ Phạm Thế Thạch cho biết.



Có thể bị hôn mê lâu dài

Cũng theo bác sỹ Phạm Thế Thạch, nguy hiểm nhất là có thể chị Ngân hôn mê lâu dài. Dựa trên phim chụp cắt lớp, các bác sỹ chẩn đoán chị có huyết khối xoang tĩnh mạch trong sọ, gây tình trạng nhiễm trùng và là nguyên nhân co giật kéo dài.

“Một số phụ nữ mang thai dễ bị các yếu tố đông máu làm thay đổi, máu cục sẽ làm dòng máu chảy chậm. Máu cục không gây hẹp hoàn toàn mà chỉ gây hẹp một phần, ảnh hưởng tới chức năng thần kinh. Có khả năng bệnh nhân Ngân co giật, hôn mê là do huyết khối, không phải do viêm não.

Nếu bệnh nhân đến viện sớm, được khẩn trương điều trị từ đầu có thể cứu được. Đây cũng là bài học cho các thai phụ, khi có vấn đề về sức khỏe không nên coi thường mà nên đến các cơ sở y tế để được khám tổng thể”, bác sỹ Thạch khuyến cáo.

Số tiền hơn 100 triệu đồng chị Ngân được ủng hộ đã được BV Việt Tiệp làm thủ tục chuyển vào một tài khoản ở BV Bạch Mai cùng với thời điểm chuyển bệnh nhân lên tuyến trên nhằm giúp đỡ bệnh nhân chi trả viện phí trong quá trình điều trị, chứ không chuyển trực tiếp cho người nhà.

Hiện, ngoài mẹ chồng chị Ngân còn có cậu và mợ của chị từ quê Tuyên Quang xuống, đang ở bệnh viện giúp chăm sóc chị.

Nam Anh[tổng hợp]

Vì sao có hiện tượng dòi bò lúc nhúc trong đậu hủ?

Vừa qua, chị Trần Mỹ Huyền [Sông Công, Thái Nguyên] đã đăng tải lên mạng xã hội clip ghi lại dòi lúc nhúc chui ra từ miếng đậu hủ rán.

  • Hàng chục con dòi đào đường hầm trên đầu bệnh nhân

  • Gắp 15 con dòi ra khỏi miệng bé gái

Xem clip dòi bỏ lúc nhúc trong đậu hủ:

Kèm theo clip này, chị Huyền chia sẻ vào ngày 7-4, gia đình mua đậu hủ về ăn nhưng còn thừa vài miếng. Sáng hôm sau, người nhà tá hỏa khi phát hiện dòi bò lúc nhúc trong miếng đậu hủ.

Lý giải về hiện tượng này, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, giảng viên khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra, thậm chí rất hay gặp mà chúng ta không hề biết.

Miếng đậu chị Huyền mua có thể đã chứa trứng ruồi, phát triển thành dòi chỉ trong vài giờ.

“Dòi trong thực phẩm có thể bị tiêu diệt khi đun nấu hoặc vào trong ruột. Tuy nhiên, gia đình chị Huyền chỉ mới rán đậu sơ qua, làm nóng bên ngoài, nên trứng dòi vẫn sống bên trong và không bị tiêu diệt khi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Vì vậy, ngày hôm sau, miếng đậu mới xuất hiện dòi” – PGS-TS Thịnh phân tích.

Theo ông, các cơ sở sản xuất đậu hủ hiện nay rất mất vệ sinh, chế biến món ăn ở những nơi ẩm ướt, nhiều ruồi nhặng, thậm chí gần nhà vệ sinh, chuồng gia súc, gia cầm. Đây là môi trường thuận lợi để ruồi nhặng sinh sống, bám và đẻ trứng vào miếng đậu.

Với trường hợp này, chị Huyền đã mua phải miếng đậu sản xuất từ 2-3 ngày, đủ thời gian để ruồi đẻ trứng, sau đó nở thành dòi.

“Tại sao đậu để lâu mà người mua không hay biết bởi thông thường, món ăn này sẽ có mùi chua, thiu? Có thể trong quá trình chế biến, người sản xuất đã sử dụng các hóa chất bảo quản để ngăn chặn điều này. Việc làm này chỉ làm kìm hãm vi sinh vật chứ không ngăn chặn sự sinh sôi của trứng ruồi. Do đó, hàng ngày, chúng ta có thể mua phải đậu thối, thiu mà không biết”, PSG-TS Thịnh nhấn mạnh.

Vị chuyên gia này cũng cho biết thêm dòi là ấu trùng của ruồi, nhặng [tương tự như nhộng tằm]. Chúng không thể bay, nên khó mang theo các sinh vật gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Tuy nhiên, miếng đậu xuất hiện dòi tức là đã bị hỏng nặng và chứa hóa chất bảo quản. Nếu bạn ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. PGS.TS Thịnh khuyến cáo mọi người cần thận trọng trong quá trình chọn thực phẩm. Đặc biệt, quá trình nấu nướng cũng phải đảm bảo nguyên tắc ăn chín, uống sôi.

Theo Hà Quyên [Zing News]

Video liên quan

Chủ Đề