Tại sao phải tiêm 2 mũi vacxin

Liên quan tới việc tiêm vắc xin Covid-19, nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao vắc xin Covid phải tiêm nhiều mũi, và việc tiêm đủ số mũi có ý nghĩa như thế nào trong việc phòng chống dịch bệnh. Vì thế, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề này.

1. Tại sao vắc xin Covid phải tiêm nhiều mũi

Nhiều loại vắc xin cần tiêm nhắc lại để tạo đủ miễn dịch, giúp cơ thể có khả năng phòng ngừa bệnh tật. Ngoài ra, sau một thời gian tiêm có thể số lượng kháng thể sẽ giảm xuống nên cần tiêm nhắc lại, trong đó có vắc xin Covid-19.

Vắc xin Covid-19 là gì?

Vắc xin Covid-19 là vắc xin tạo kháng thể giúp cơ thể nhận biết và chiến đấu lại virus SARS-CoV-2. Hiện nay, những loại vắc xin Covid trên thế giới đều được chứng minh đạt hiệu quả cao trong phòng, tránh dịch bệnh đồng thời giảm tỷ lệ tử vong do virus này gây ra.

Với tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu nhất để đưa nhân loại thoát khỏi đại dịch đồng thời đưa cuộc sống về lại trạng thái bình thường.

Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để đưa cuộc sống về trạng thái bình thường

Tại sao vắc xin Covid phải tiêm nhiều mũi?

Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu về dịch bệnh, mũi vắc xin Covid thứ hai làm giảm số lượng người mắc Covid một cách đáng kể. Liều thứ hai có khả năng tạo miễn dịch cộng đồng và bảo vệ con người trước những biến chứng nguy hiểm mà virus SARS-CoV-2 gây ra. Nếu bỏ qua liều thứ 2, không chỉ miễn dịch cá nhân bị ảnh hưởng mà miễn dịch cộng đồng cũng bị ảnh hưởng.

Đặc trưng phổ biến của virus là tìm vật chủ. Do đó, tiêm đầy đủ hai mũi vắc xin là cách tốt nhất để ngăn chặn những biến thể của Covid-19 xâm nhập vào cơ thể. Bạn hoàn toàn có thể tránh được nguy cơ tử vong nếu tiêm đủ hai mũi vắc xin.

Một nghiên cứu về khả năng mắc, tử vong vì Covid-19 nếu tiêm đầy đủ và chỉ tiêm một mũi đã cho kết quả rằng: Số người nhập viện khi tiêm đủ hai mũi vắc xin chỉ dưới 1%. Trong khi đó, người nhập viện khi chưa tiêm đủ chiếm hơn 3%. Ngoài ra, nếu tiêm đủ hai mũi, hiệu quả ngăn ngừa nguy cơ tử vong đạt tới 98%. Tỷ lệ này giảm còn 64% nếu bạn chỉ tiêm một lần.

Tại sao vắc xin Covid phải tiêm nhiều mũi là thắc mắc của nhiều người

2. Điều gì xảy ra nếu chỉ tiêm một mũi vắc xin Covid

Sau khi đã có câu trả lời cho vấn đề tại sao vắc xin Covid phải tiêm nhiều mũi, bạn cần lưu ý những điều có thể xảy ra nếu bạn chỉ tiêm một mũi. Theo khuyến cáo, để đạt được miễn dịch tối đa, bạn cần tiêm đủ phác đồ 2 mũi. Hiện nay, một số nước đã bắt đầu tiêm mũi thứ 3 để củng cố lại miễn dịch. Thế nhưng, thực tế tại nước ta hiện nay, số lượng người bỏ qua mũi tiêm thứ 2 khá nhiều. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng miễn dịch của cơ thể cũng như miễn dịch cộng đồng.

Việc tiêm không đủ liều lượng hay không đúng lịch khiến bạn vẫn có nguy cơ mắc Covid-19 nếu tiếp xúc với F0 bởi hệ miễn dịch sẽ giảm đi rất nhiều, hoặc không đạt đến mức kháng thể để trung hòa được virus nếu chỉ tiêm một mũi. Tổ chức Y tế thế giới đã khẳng định việc giữ khoảng cách, đeo khẩu trang hay rửa tay, kháng khuẩn là vẫn chưa đủ. Chỉ tiêm vắc xin mới có thể giúp thế giới thoát khỏi đại dịch.

Hiện nay, SARS-CoV-2 đã xuất hiện nhiều biến thể nguy hiểm, tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng cao. Do đó, việc tiêm vắc xin cần được thực hiện đầy đủ, nhất là khi tất cả các loại vắc xin Covid-19 [trừ vắc xin của Johnson & Johnson] đều có phác đồ tiêm đủ 2 mũi.

Trong trường hợp bạn đã bỏ lỡ lịch tiêm mũi 2, hãy đến trung tâm tiêm chủng gần nhất để hoàn thành mũi còn lại.

Tiêm đủ vắc xin giúp cơ thể đạt miễn dịch tối đa

3. Những lưu ý trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19

Dù chế độ ăn uống không ảnh hưởng nhiều nhưng việc ăn uống khoa học, hợp lý sẽ giúp vắc xin phát huy tối đa công dụng của mình. Do đó, ngoài việc tìm hiểu tại sao vắc xin Covid phải tiêm nhiều mũi, bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống trước và sau khi tiêm.

Không uống rượu trước và sau khi tiêm

Sau khi tiêm, đa số sẽ gặp những tác dụng phụ như đau đầu, mỏi người, sốt, buồn nôn,… Khi uống rượu trong thời điểm này, cơ thể mất nước khiến những tác dụng phụ càng nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu bạn uống rượu sau khi tiêm sẽ rất khó phân biệt phản ứng của rượu với phản ứng sau khi tiêm vắc xin của cơ thể.

Hệ miễn dịch của bạn cũng bị ảnh hưởng rất nhiều nếu uống rượu. Giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng về cả chất lượng lẫn thời lượng. Chính những tác nhân này sẽ gây ra chứng rối loạn chức năng miễn dịch tối ưu.

Tuyệt đối không uống rượu trước và sau khi tiêm

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học trước và sau khi tiêm

Trước cũng như sau khi tiêm, bạn nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là chất xơ có trong rau xanh, trái cây, các loại đậu, hạt. Một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch và hỗ trợ kháng viêm. Bạn cũng nên hạn chế tối đa đường và chất béo bão hòa như thịt mỡ, sữa, đồ ngọt,…

Điều quan trọng là bạn phải uống đủ nước trước và sau khi tiêm đồng thời trước khi đi ngủ ít nhất 6 giờ, bạn không được uống caffeine.

Với những người có tiền sử ngất xỉu hoặc đã từng ngất xỉu ở lần tiêm trước thì nên uống nước và ăn nhẹ trước khi tiêu. Điều này sẽ giúp bạn bớt lo lắng đồng thời ổn định lượng đường trong máu.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể để vắc xin đạt hiệu quả tốt nhất

Một số người có thể buồn nôn sau khi tiêm. Do đó, bạn có thể chuẩn bị một số thức ăn nhạt và dễ tiêu như chuối, nước dừa, khoai tây,… và uống đủ nước để cơn buồn nôn giảm bớt. Nếu sau khi tiêm cảm thấy chán ăn, hãy chia bữa ăn thành những bữa nhỏ và chỉ ăn nhẹ. Đồng thời khi lựa chọn thực phẩm, chỉ nên chọn những thực phẩm tươi, nguyên chất, hạn chế thức ăn chế biến sẵn để đảm bảo dinh dưỡng.

Hi vọng qua những chia sẻ trên, bạn đã có câu trả lời chính xác cho vấn đề tại sao vắc xin Covid phải tiêm nhiều mũi. Việc tiêm đầy đủ hai mũi sẽ giảm nguy cơ mắc và tử vong do Covid-19 đồng thời là chìa khóa để khống chế dịch bệnh thành công. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe khác, bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900565656 để được tư vấn và giải đáp.

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Diễm Thúy - Bác sĩ tư vấn vắc-xin - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ...bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh và có thể gây thành dịch. Biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất đó là tiêm vắc-xin phòng sởi. Vậy tiêm vắc xin thế nào là đúng và đầy đủ hãy cùng tham khảo bài viết Tại sao phải tiêm 2 mũi vắc-xin sởi? sau đây để cùng hiểu rõ hơn và có cách phòng tránh cho trẻ và người thân xung quanh.

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan qua đường hô hấp và do virus sởi gây ra. Bệnh sởi thường xảy ra vào mùa đông xuân và hay gặp chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi với các triệu chứng như sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi là viêm não đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng...

Bệnh sởi ở trẻ em rất dễ lây lan

Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi và tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau sẽ phát ban. Virus sởi lây lan rất mạnh trên diện rộng nên có thể gây thành dịch lớn, chu kỳ 2-4 năm một lần. Một người mắc sởi có thể gây lây nhiễm cho khoảng 20 người khác.

Tất cả những người cơ thể chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Tại Việt Nam, nhóm có nguy cơ mắc sởi thường là trẻ nhỏ không có miễn dịch từ mẹ truyền sang, trẻ đã tiêm vắc-xin nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch, thanh niên do chưa từng mắc sởi hoặc chưa tiêm vắc-xin trước đây.

Bất kỳ ai chưa từng tiêm phòng sởi hoặc chưa bị sởi có tiếp xúc với người bị sởi mà có triệu chứng sốt 39-40 độ, đỏ mắt, kèm ho khan, chảy nước mũi, cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám.

Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng sởi an toàn nhất. Khi tiêm vắc-xin sởi, đáp ứng miễn dịch tùy thuộc vào tuổi tiêm chủng, loại vắc-xin và đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khỏe của mỗi người, chất lượng vắc-xin và kỹ thuật thực hành tiêm chủng.

Hiện nay, trên thế giới có nhiều vắc-xin sởi dưới dạng vắc-xin đơn hoặc vắc-xin phối hợp [Sởi- Rubella hoặc Sởi - Quai bị -Rubella]. Hầu hết các loại vắc-xin được trình bày dưới dạng vắc-xin đông khô đi kèm với dung môi.

Phòng tránh bệnh sởi bằng cách tiêm vắc-xin Sởi-Quai bị-Rubella đúng lịch

Cũng như nhiều loại vắc-xin khác, tiêm 1 mũi vắc-xin sởi đạt phòng ngừa 80-85%, tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi có thể đạt hiệu quả tới khoảng 95%.

Điều này có thể hiểu như sau: Về nguyên tắc, khi sản xuất vắc-xin sởi, các nhà sản xuất cố gắng đảm bảo hiệu quả phòng bệnh đến 90%. Tuy nhiên, có một số yếu tố sẽ ảnh hưởng đến kết quả tiêm chủng như: sức khỏe của mỗi trẻ và một số lý do khác ngoài mong muốn của ngành y tế. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm vắc-xin sởi cho trẻ vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm có đáp ứng miễn dịch. Còn lại khoảng 15% trẻ không có đám ứng miễn dịch do các yếu tố còn tồn lưu miễn dịch do mẹ truyền sang con, tình trạng sức khỏe, chất lượng bảo quản vắc xin...Việc tiêm vắc-xin sởi mũi 2 sau 12 tháng tuổi là cơ hội thứ hai tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đám ứng miễn dịch sau khi tiêm mũi thứ nhất hoặc chưa được tiêm vắc-xin sởi, từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên đến 95%. Theo Tổ chức Y tế Thế giới cũng hướng dẫn những người được tiêm phòng đủ 2 mũi sẽ có miễn dịch cả đời, và đủ kháng thể truyền cho con, với phụ nữ.

Sau khi tiêm sởi, vắc- xin sẽ kích thích cơ thể đáp ứng tạo miễn dịch giúp cơ thể không nhiễm virus sởi, bao gồm miễn dịch thể, miễn dịch tế bào và interferon. Thông thường, sau khi tiêm vắc-xin phải cần từ 2 đến 3 tuần để cơ thể tạo kháng thể bảo vệ, trong thời gian cơ thể chưa có miễn dịch bảo vệ thì bạn vẫn có nguy cơ nhiễm và mắc bệnh.

Virus sởi cần thời gian để xâm nhập vào các mô cơ thể để gây bệnh. Do vậy, vắc-xin có thể phòng bệnh nếu tiên trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc và tiêm vắc-xin trong vòng 6 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus sởi có thể phòng biến chứng nặng của bệnh.

Người lớn mà cơ thể chưa có miễn dịch sởi, tức chưa tiêm phòng hoặc chưa chắc chắn mình đã bị sởi hoặc chưa tiêm đủ mũi sởi thì vẫn có nguy cơ lây nhiễm cao. Vì vậy người lớn cũng cần được chích ngừa phòng bệnh sởi.

Ngoài tiêm chủng vắc-xin cần lưu ý một số biện pháp phòng tránh như:

  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

  • Tăng cường vệ sinh cá nhân: rửa tay bằng xà phòng, thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt, đặc biệt là người tiếp xúc gần với bệnh nhân sởi.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
  • Giữ gìn vệ sinh khu vực và gia đình để ngăn ngừa dịch sởi bùng phát.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã thấy được tầm quan trọng của việc tiêm 2 mũi vắc-xin phòng sởi. Vì vậy hãy đảm bảo rằng con em mình và người thân trong gia đình đã được tiêm đầy đủ, đúng lịch theo lịch tiêm chủng vắc-xin sởi để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm bệnh sởi gây ra.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Riêng trong tháng 12/2019, Vinmec miễn phí tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh [tiêm ngay sau khi sinh] cho bé khi đăng kí Gói tiêm chủng trọn gói dành cho trẻ từ 0-1 tuổi hoặc từ 0-2 tuổi.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bạn có biết đưa trẻ đi tiêm vắc xin sởi lúc nào thì tốt nhất không?

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề