Tại sao mèo giấu cứt

Bản năng của loài mèo khiến chúng trở nên đa nghi, cùng trách nhiệm của mèo mẹ là bảo vệ bản thân cùng đàn con giống như tổ tiên loài mèo hoang dã, nên sau khi sinh mèo sẽ rất cảnh giác với bất cứ thứ gì xung quanh kể cả đối với chủ nuôi. Vì thế việc mèo mẹ giấu con là có thể xảy ra. Và bạn sẽ phải xử lý thế nào khi đàn mèo con nhà bạn bỗng dưng biến mất?

LÝ DO MÈO MẸ GIẤU CON VÀ XỬ LÝ KHI MÈO GIẤU CON

Vì sao mèo mẹ giấu con?

Mèo mẹ có thể giấu con trong các trường hợp:

  • Mèo mẹ còn quá trẻ hoặc chưa đẻ lần nào.
  • Mèo vừa chuyển tới nhà mới và chưa đủ thân thiết với chủ.
  • Ổ đẻ không đủ riêng tư, kín đáo.
  • Mèo từng đi lạc, mèo được giải cứu, nhận nuôi… Tốt nhất bạn đừng cố gắng tiếp cận gần ổ đẻ của mèo nếu mèo mẹ đã từng ở vào những trường hợp này.

Những trường hợp tương tự khi mèo đem con đi giấu:

  • Mèo sinh con ở nơi khác và tha từng con về nhà.
  • Mèo sinh con ở nhiều nơi rồi đi cho từng con bú.
  • Mèo sinh con rồi đem giấu nhiều chỗ.

Vậy làm sao để phát hiện ra mèo mẹ đã sinh con nhưng lại đem đi giấu? Có nhiều trường hợp mèo mẹ tha con ra chỗ khác, hoặc nó mang toàn bộ con giấu vào một góc kín, hoặc đem từng con và giấu ở nhiều nơi khác nhau đến nỗi chính nó cũng quên mất không biết để con chỗ nào.

Khi vuốt ve mèo mẹ, bạn có thể nhận biết những dấu hiệu cho thấy mèo đã sinh con bằng mắt thường: Mèo mẹ bị gầy đi so với khi còn mang bầu hoặc khu vực xung quanh núm vú bị ướt khi cho con bú hoặc có thể cũng bị sưng, cứng do mèo con bú.

Mèo mẹ và mèo con sẽ không được an toàn khi mèo mẹ tha con đi giấu, đặc biệt đối với mèo con điều này là rất nguy hiểm. Mèo con bị tha đi có thể bị ốm, mèo mẹ quên nơi giấu mèo con, bị thú vật khác tấn công, người ngoài vô tình dẫm phải… và có nhiều nguy cơ khác mà mèo mẹ không lường trước được.

Nên xử lý thế nào khi mèo mẹ giấu con?

1. Mèo mẹ giấu mèo con ở đâu?

Mèo có thể giấu con ở bất kì khoảng trống nào, và bạn có thể lưu ý những địa điểm sau:

  • Phía sau tủ lạnh.
  • Bên trong tủ quần áo.
  • Phía dưới máy giặt.
  • Trong chậu đựng quần áo bẩn.
  • Bên trong lò vi sóng.
  • Trong các hộp trống không sử dụng.
  • Trong những chỗ tối.
  • Phòng tắm.
  • Gầm ô tô.
  • Mèo trốn sang nhà hàng xóm.

2. Phải làm sao để mèo không giấu con?

Để không gặp phải trường hợp mèo mẹ giấu con, bạn cần chuẩn bị đầy đủ ổ đẻ cho mèo khi mèo sắp sinh con:

  • Chuẩn bị chuồng cho mèo để mèo không thể đi lung tung khi sắp sinh con.
  • Đặt chuồng mèo nơi yên tĩnh, kín đáo, không có nhiều ánh sáng.
  • Đặt đầy đủ đồ ăn, thức uống để mèo yên tâm và luôn no đủ. Chuẩn bị đồ ăn ngon mèo thích để giữ mèo ở lại ổ.
  • Tuyệt đối không để người và thú cưng khác tiếp cận mèo. Ngay cả chủ mèo cũng cần tránh lại gần chuồng mèo và mèo con khi không cần thiết.
  • Vuốt ve, an ủi mèo mẹ thường xuyên để mèo mẹ yên tâm hơn nhưng không sờ vào mèo sơ sinh.
  • Loại bỏ tất cả mùi lạ, âm thanh lạ xung quanh khu vực mèo đẻ hay ổ mèo.

3. Nếu tìm thấy mèo con bị giấu phải làm sao?

Khi mèo mẹ giấu con thì mèo con có thể đang bị giấu vào bất kì đâu, miễn là chỗ đó kín đáo, yên ổn. Vì mèo mẹ cũng có thể giấu mèo sơ sinh ở nhiều nơi, nên bạn cần cẩn thận khi hoạt động, đi lại để tránh vô ý làm tổn thương mèo con. Nếu nghi ngờ mèo mẹ giấu con bạn cần chú ý những nơi bạn tiếp xúc có thể đang được giấu một chú mèo con.

Ví dụ, cẩn thận khi bật lò vi sóng, khi đổ chậu quần áo vào máy giặt, chú ý lúc đi vào hoặc đặt đồ nặng vào các góc nhà, ngóc ngách trong nhà hay khi cần di chuyển đồ vật to nặng…

Bạn nên đi tìm một vòng quanh nhà hoặc để ý từ xa xem mèo mẹ hay lui tới chỗ nào khuất tầm nhìn nhưng tốt nhất là đi tìm quanh nhà để chắc chắn mèo mẹ không sơ xuất].

Nếu bạn tìm được mèo con: Tuyệt đối không di chuyển, không sờ vào chúng trong ít nhất 6 ngày đầu. Nếu mèo mẹ vẫn đang cho mèo con bú đầy đủ, thì đừng nên mang mèo con ra nơi khác, vì mèo mẹ sẽ lại tha chúng đi giấu tiếp mà thôi.

Mèo mẹ có thể yên tâm để bạn tiếp xúc với mèo con hơn khi chúng lớn một chút và đã trở nên cứng cáp. Và cho dù bạn không tìm thấy mèo con, thì mèo mẹ có thể sẽ tự mình giới thiệu lũ nhỏ với bạn nếu chúng đã lớn và có thể đi lại.

Nếu mèo con đang được đặt ở một nơi nguy hiểm như máy giặt, gầm ô tô, góc ban công … thì bạn cần thận trọng hơn. Hãy làm chuồng đầy đủ tiện nghi cho mèo, đặt nó ở một chỗ kín đáo ít người qua lại, và che kín khu vực chuồng để mèo mẹ yên tâm chăm sóc con.

Và bạn đừng cố gắng săn tìm và di chuyển những chú mèo con, bởi điều này có thể gây cực đoan tới mèo mẹ thậm chí khiến mèo mẹ bỏ rơi mèo con, đem con giấu chỗ khác hoặc ăn thịt mèo con.

Trên đây là một số thông tin về cách xử lý khi mèo mẹ giấu con mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Chúc bạn có được những bé mèo khỏe mạnh và đáng yêu. Nếu cần biết thêm về các cách chăm sóc mèo khác, hãy liên hệ ngay với //vanchuyenchomeo.com/ để được tư vấn.

Tại sao mèo đi vệ sinh không lấp cát? Mèo thường che đậy chất thải của chúng. Nhưng không có gì lạ khi một con mèo, đặc biệt là một con mèo đực, đột nhiên dừng việc che phân của mình trong thau cát. Vậy đâu là lý do?

1. Vì sao mèo giấu phân?

Chó giấu xương, mèo giấu phân. Giấu chất thải là bản năng tự nhiên của mèo. Mèo giấu phân một cách tỉ mỉ bắt nguồn từ lịch sử lâu đời của loài mèo; khi chúng dùng nước tiểu và phân để đánh dấu lãnh thổ của mình. Đối với người, phân mèo có thể có mùi giống nhau [chúng thúi], nhưng với mèo thì khác. Chúng có thể phân biệt chất thải của mình chất thải của kẻ khác nhờ mùi hương hóa học độc đáo gọi là pheromone, có trong nước tiểu và phân của chúng.

– Trong tự nhiên, những con mèo đầu đàn, có tính thống trị, chẳng hạn như sư tử, hổ, báo và báo đốm đang tranh giành lãnh thổ, thường không chôn phân. Đây là một cách để báo hiệu rằng chúng muốn chiếm một khu vực cụ thể. Những con mèo hoang nhỏ hơn, yếu hơn hoặc phục tùng hơn thường lấp phân của chúng như một cách để nói “Tôi không phải là mối đe dọa và tôi không đến để đòi lãnh thổ này.

– Mèo lấp phân của chúng để tránh thu hút sự chú ý không mong muốn từ những kẻ săn mồi để bảo vệ bản thân hoặc đàn mèo con của chúng. Mèo nuôi trong nhà cũng có bản năng tự vệ tương tự. Mặc dù không có động vật ăn thịt nào trong nhà, mèo của bạn vẫn muốn chắc chắn nên mèo chôn phân thải của nó để đề phòng.

– Thói quen lấp phân của mèo nhà cũng thể hiện rằng chúng coi bạn như một “con mèo” thống trị trong nhà; hoặc chúng cảm thấy bị chi phối bởi những con mèo khác trong khu phố hoặc trong nhà.

Trong một ngôi nhà không bị xáo trộn, tất cả mèo nhà đều coi mình là cấp dưới của chủ nhân của chúng, vì vậy trong những trường hợp bình thường, tất cả mèo nhà đều sử dụng khay vệ sinh hoặc chôn phân của chúng trong vườn.

nhà động vật học và dân tộc học Desmond Morris viết trong cuốn sách của mình, Catlore

– Mèo không phải là những con duy nhất chôn chất thải của mình để loại bỏ những kẻ săn mồi và giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Bọ hung, chồn hương, chồn và một số loài chồn khác cũng được biết đến là có thể che đậy phân của chúng.

2. Tại sao mèo đi vệ sinh không lấp cát?

a. Đánh dấu lãnh thổ

Mèo đi vệ sinh không lấp cát để đánh dấu lãnh thổ. Chúng sử dụng các hành vi đánh dấu để cảnh báo những con mèo khác rằng một lãnh thổ cụ thể thuộc về chúng, với mục đích giảm thiểu sự tiếp xúc với những con mèo không thân thiện. Ngoài việc phun nước tiểu, xoa đầu và gãi, mèo cũng để phân ở đó để phát tán mùi hương và đánh dấu lãnh thổ của chúng. Điều này đặc biệt phổ biến ở mèo đực.

Nếu bạn mới đem một con mèo mới về nhà, mèo của bạn có thể ngừng lấp phân để truyền đạt cho con mèo mới rằng anh mày mới là kẻ thống trị ở đây.

Ngay cả khi bạn không có một con mèo mới nào và những con mèo trong nhà của bạn đã hòa thuận với nhau, mèo của bạn có thể đã đạt đến độ trưởng thành về mặt xã hội [thường xảy ra khi mèo được hai đến bốn tuổi] và do đó bắt đầu có biểu hiện việc đánh dấu hành lãnh thổ.

b. Do cát mèo

Nếu mèo không thích kết cấu hoặc mùi của cát, hoặc nếu thau cát quá bẩn không được dọn, chúng có thể không muốn ở trong đó lâu hơn so với mức cần thiết. Do đó, mèo đi vệ sinh không lấp cát. Tiến sĩ Katherine Houpt, một nhà hành vi động vật ứng dụng được chứng nhận nói với VetSTREET, “Một con mèo không thích cát thường sẽ không đào bới trước và sau khi đi ị.”

Cát mèo hữu cơ an toàn và phù hợp với mọi giống mèo

Mèo rất nhạy cảm với khứu giác và chúng dễ không thích sử dụng chất độn chuồng khi nó bốc mùi! May mắn cho bạn là ít nhất chúng còn đi vệ sinh đúng chỗ, thay vì ị ở những nơi khác trong nhà, chẳng hạn như trên thảm, giường hoặc bồn tắm của bạn.

c. Thau cát không phù hợp

Mèo có thể gặp nhiều vấn đề với hộp vệ sinh của chúng, dẫn đến việc mèo đi vệ sinh không lấp cát.

– Hãy bắt đầu với kích thước. Một nhà vệ sinh cho mèo lý tưởng phải đủ lớn để vừa với cơ thể chúng. Nó phải có đủ chỗ ngọ nguậy để mèo có thể thoải mái chui vào và tìm những chỗ còn chưa dính nước tiểu và phân.

– Nếu hộp vệ sinh cho mèo có nắp đậy, đây có thể là vấn đề. Nói chung, mèo thích khay cát không được đậy kín vì nó ít bám mùi hơn và mèo của bạn cảm thấy an toàn hơn khi có thể nhìn môi trường xung quanh.

d. Vị trí đặt thau cát

Ngay cả khi con mèo của bạn hài lòng với khay cát, nó có thể có vấn đề với vị trí. Nếu gần đây bạn đã chuyển hộp vệ sinh của mèo sang một địa điểm mới, và vị trí này có thể khiến mèo bị căng thẳng hoặc không vui, cuối cùng dẫn đến việc mèo đi vệ sinh không lấp cát.

e. Vấn đề về y tế

Nếu con mèo của bạn đột nhiên ngừng lấp phân, nó có thể đang phải đối phó với một vấn đề y tế: nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc đau nhức chân. Ví dụ, con mèo của bạn có thể bị đau ở bàn chân, khiến nó miễn cưỡng đào bới cát. Nếu bạn đã cắt móng cho mèo, vết đau ở móng sẽ là yếu tố ngăn cản việc mèo lấp cát.

Mèo đi vệ sinh không lấp cát

f. Mèo không biết lấp cát

Hầu hết việc mèo chôn phân như một bản năng tự nhiên của loài mèo. Điều này đúng với mèo trong tự nhiên, bao gồm cả mèo lớn như sư tử và hổ. Tuy nhiên, hành vi này không hoàn toàn thuộc về bản năng đối với tất cả các loài mèo.

Đối với mèo nhà, việc lấp chất thải đôi khi là một hành vi có thể học được. Mèo đi vệ sinh không lấp cát có thể chỉ đơn giản là không biết rằng chúng phải lấp đi phân của mình, chúng không học được điều này từ mẹ khi còn bé.

Tại sao mèo chôn phân

3. Cách để mèo lấp phân sau khi đi vệ sinh

a. Dạy mèo lấp cát

Nếu mèo của bạn chưa bao giờ lấp chất thải, có thể là do chúng chưa bao giờ học được từ mèo mẹ. Hãy canh lúc mèo đi vệ sinh xong, sau đó nhẹ nhàng cầm 2 bàn chân trước của chúng để lấp phân. Mèo rất khôn, bạn chỉ cần hướng dẫn vài lần là chúng quen. Thưởng cho mèo bất cứ khi nào chúng làm đúng. Bạn sẽ phải lặp lại quy trình này nhiều lần để huấn luyện mèo.

b. Thêm nhiều khay cát ở các vị trí khác nhau

Nếu mèo đi vệ sinh không lấp cát, hãy thêm nhiều thau cát hơn. Nếu nuôi nhiều mèo trong nhà, bạn nên có đủ số lượng hộp vệ sinh. Theo nguyên tắc chung, số lượng thau cát trong nhà sẽ bằng số mèo cộng thêm 1, nghĩa là nếu bạn có 2 con mèo thì nên có 3 thau cát trong nhà.

Mèo đi vệ sinh không lấp cát

Đặt các hộp vệ sinh ở các khu vực khác nhau của ngôi nhà để mỗi con mèo của bạn có thể có lãnh thổ riêng để đi vệ sinh. Đảm bảo rằng một số tránh xa tiếng ồn lớn như máy giặt hoặc xe cộ qua lại đông đúc. Một con mèo bị phân tâm bởi tiếng ồn có thể quên che phân của mình.

  • Thau cát mèo phải dễ dàng tiếp cận
  • Không được gần bát đựng thức ăn và nước uống
  • Địa điểm phải yên tĩnh
  • Khay cát mèo phải ở một khu vực thoáng đãng để mèo của bạn không bị “phục kích”
  • Nơi cần có đủ ánh sáng
  • Không được gần các thiết bị như máy giặt hoặc tủ lạnh [vì âm thanh có thể gây sợ hãi cho mèo]

Bạn có thể phải đặt một vài thùng rác xung quanh nhà để tìm một vị trí thích hợp mà mèo của bạn thích nhất, trước khi loại bỏ những thùng thừa.

c. Giảm căng thẳng

Đôi khi, sự căng thẳng có thể khiến mèo đi vệ sinh không lấp cát. Nếu bạn nghi ngờ rằng mèo của bạn bị căng thẳng do cạnh tranh với những con mèo khác, hãy tạo một môi trường trong nhà không có căng thẳng bằng cách bố trí chỗ cào, chỗ ẩn nấp và cung cấp vòi phun nước.

Hãy thử một bộ khuếch tán pheromon làm dịu. Những chất này giải phóng một loại hơi không mùi, giúp chúng cảm thấy dễ chịu. Chơi với mèo để tiêu hao bớt năng lượng lo lắng cũng có thể hữu ích.

d. Kiểm tra cát mèo

– Dọn khay vệ sinh ít nhất một hoặc hai lần một ngày. Thỉnh thoảng bạn cũng nên thay toàn bộ cát hoàn toàn. Tần suất phụ thuộc vào tình trạng của cát, số mèo bạn có; có thể là hai lần một tuần đến hai tuần một lần. Điều này có thể giúp giải quyết tình trạng mèo đi vệ sinh không lấp cát.

– Mèo rất nhạy cảm với cát vệ sinh. Hầu hết chúng thích cát mềm và không có mùi. Vì vậy, hãy thử nhiều loại rác khác nhau, từ dạng hạt cho tới dạng vụn. Bạn có thể tìm hiểu thêm và thử các loại cát mèo trên thị trường. Khi đổi cát, hãy làm từ từ, trộn cát mới với cát cũ cho đến khi cuối cùng bạn chỉ sử dụng cát mới.

Bạn có thể dùng thêm bột khử mùi phân mèo có khả năng trung hòa, từ đó làm giảm và khử mùi hôi hiệu quả

e. Thay khay cát mèo

Mèo đi vệ sinh không lấp cát có thể do hộp vệ sinh cho mèo không phù hợp. Hãy dùng một loại hộp vệ sinh không có nắp đậy đủ lớn cho mèo có không gian di chuyển. Bạn có thể thử loại thau cát mèo có cạnh thấp. Một số mèo già hoặc mèo mắc chứng loạn sản xương hông có thể cảm thấy đau khi chúng cố gắng bước vào khay vệ sinh. Điều này có thể khiến chúng muốn rời khỏi hộp nhanh chóng hoặc thay vào đó, chúng có thể bắt đầu đi ra ngoài hộp. Cách chọn khay cát mèo phù hợp.

mèo đi vệ sinh không lấp cát có thể do nhà vệ sinh không phù hợp

f. Đem đến thú y

Bạn nên tham khảo bác sĩ thú y nếu mèo có sự thay đổi đột ngột về hành vi. Nếu bình thường mèo của bạn vẫn lấp phân nhưng đột nhiên dừng lại, nó có thể đang gặp vấn đề sức khỏe.

Hãy nhớ rằng: nếu một con mèo đi vệ sinh không lấp cát, nó không cố tỏ ra xấu tính hoặc thể hiện rằng nó đang giận bạn. Một con mèo mèo đi vệ sinh không lấp cát vì căng thẳng, đau đớn hoặc các vấn đề về hộp cát. Vì vậy, hãy nhẹ nhàng với chúng và thử một số giải pháp sau để xem có giúp ích không.

Video liên quan

Chủ Đề