Tại sao nắng nóng lại đau đầu

Khi thời tiết thay đổi bất thường, nắng nóng, mưa lạnh đột ngột, nhiều người hay gặp phải các cơn đau đầu, đau nửa đầu từ nhẹ đến dữ dội. Tuy nhiên, rất ít người tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa, cải thiện khiến bệnh ngày một nặng thêm, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ tai biến mạch máu não, đe dọa tính mạng khó lường.

Show

Vì sao bị đau đầu do thay đổi thời tiết?

Đau đầu do thời tiết thường do nhiệt độ thay đổi đột ngột đòi hỏi hệ thống mạch máu sẽ phải có các phản xạ để thích nghi với sự thay đổi đó. Khi mạch máu co lại, tuyến thượng thận sẽ tăng tiết các chất thần kinh thể dịch (catecholamine) trong máu dẫn đến co mạch ngoại vi. Bên cạnh đó, đường trong gan sẽ được huy động tối đa để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Dưới tác động của các yếu tố căng thẳng và thời tiết, người bị đau đầu thường rơi vào chứng mất ngủ kéo dài triền miên. Bên cạnh đó, càng mất ngủ thì “nạn nhân” càng rơi vào trạng thái đau đầu, đau nửa đầu dai dẳng. Đặc biệt là những người đang làm công việc “bàn giấy”, văn phòng, những cơn đau đầu lúc dữ dội, lúc âm ỉ có thể khiến cơ thể mệt mỏi, vật vờ, choáng váng, làm mất tập trung và giảm năng suất làm việc rõ rệt.

Ngoài ra, vào mùa hè, cơ thể ra mồ hôi nhiều khiến cơ thể luôn thiếu nước, nếu không bổ sung nước kịp thời để phục vụ cho các hoạt động của cơ thể trong đó có não bộ, bạn cũng dễ bị đau đầu khi thay đổi tư thế.

Thời tiết nóng bức cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ, mất ngủ khiến hoạt động của trí não bị rối loạn dễ gây đau đầu, stress, nhức mỏi tay chân. Việc sử dụng các loại đồ uống ướp lạnh khi vừa đi ngoài trời nắng vào cũng là nguyên nhân làm cho bạn bị đau đầu, viêm họng, mệt mỏi.

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Neurology thì nhiệt độ tăng cao khiến nhiều người phải cấp cứu vì đau đầu. Các nhà nghiên cứu cho rằng, với mức tăng nhiệt khoảng 5 độ C thì trong ngày hôm sau, tỉ lệ người đau đầu phải nhập viện tăng lên 7,5%. Và khi áp suất không khí giảm - hiện tượng xảy ra trước khi trời mưa, cũng liên quan đến việc gia tăng số người bị đau đầu trong 48 - 72 giờ sau đó.

Tại sao nắng nóng lại đau đầu

Đau đầu do thời tiết thay đổi đột ngột - kể cả trường hợp nhẹ cũng có liên quan trực tiếp đến những tổn thương ở mạch máu não

Dấu hiệu không thể bỏ qua

Đau đầu do thay đổi thời tiết sẽ có điểm chung là cơn đau có khi âm ỉ, tê buốt hoặc đau dữ dội, choáng váng, lan xuống cả hốc mắt, mũi… Những cơn đau dạng này thường xảy ra trước, trong và sau khi thời tiết khắc nghiệt (quá nóng, quá lạnh); thay đổi đột ngột (đang nắng chuyển mưa bất chợt) hoặc người bệnh từ ngoài trời nắng vào phòng máy lạnh; tắm sớm hoặc khuya; tắm nước có nhiệt độ quá chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài; đi du lịch ở vùng khí hậu khác.

Nhiều người nhạy cảm với sự thay đổi của mưa nắng đến nỗi tự ví cơ thể mình giống như “cỗ máy dự báo thời tiết”. Cứ mỗi lần “đau đầu nhức óc” là y như rằng sau đó trời mưa hoặc khí hậu thay đổi như đã chuyển mùa. Dù buổi sáng, trưa hay tối chẳng biết cơn đau ập đến lúc nào.

Cứ vào mỗi dịp thời tiết thay đổi mưa - nắng, nóng - lạnh, số lượng người đến khám chuyên khoa thần kinh vì đau đầu tăng lên rõ rệt, tuy nhiên, theo các chuyên gia, số người “cam chịu" những cơn đau nhưng chưa đến khám còn đông hơn rất nhiều. Có hai dạng đau đầu cơ bản là đau cả đầu hoặc đau nửa đầu với các triệu chứng âm ỉ, tê buốt đầu cách hồi, hoặc đau dồn dập, dữ dội, choáng váng…gây suy giảm sức khoẻ, dẫn tới nhiều phiền toái trong công việc, cuộc sống.

Tại sao nắng nóng lại đau đầu

Thời tiết nóng bứt có thể làm các cơn đau đầu diễn ra dồn dập đến choáng váng, đặc biệt là ở những người làm công việc văn phòng

Bệnh lý nào “báo động” những cơn đau đầu do thời tiết ?

Liên quan đến thời tiết thay đổi bị đau đầu, các nghiên cứu gần đây cho thấy, sự nhạy cảm với thời tiết ở bệnh nhân đau đầu có liên quan chặt chẽ đến các rối loạn hoạt động não và những tổn thương nhất định ở mạch máu do đau đầu, mất ngủ, căng thẳng… hay xơ vữa động mạch. 

Trong đó, đau đầu - mất ngủ là cặp đôi song hành tạo thành một vòng xoáy bệnh lý dai dẳng, và làm tăng nguy cơ đột quỵ. Dưới tác động của các yếu tố căng thẳng và thời tiết, người bị đau đầu thường rơi vào trạng thái mất ngủ kéo dài triền miên. Bên cạnh đó, càng mất ngủ thì “nạn nhân” càng rơi vào đau đầu, đau nửa đầu dai dẳng. Đặc biệt là những người đang làm công việc “bàn giấy”, văn phòng, những cơn đau đầu lúc dữ dội, lúc âm ỉ có thể khiến cơ thể mệt mỏi, vật vờ, choáng váng, làm mất tập trung và giảm năng suất làm việc rõ rệt.

Trên cơ sở nghiên cứu sinh học phân tử, các nhà khoa học chỉ ra đau đầu, mất ngủ và các tổn thương mạch máu có liên quan chặt chẽ đến yếu tố gọi là gốc tự do. Gốc tự do sản sinh liên tục do nội sinh (quá trình trao đổi chất của cơ thể) và ngoại sinh (stress, thức ăn độc hại, hóa chất…), gây ra hàng loạt các bệnh lý như đau đầu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, thoái hóa thần kinh (như Alzheimer)... và đặc biệt là đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm đang khiến 50% trường hợp tử vong và 50% bại liệt, tổn thương não vĩnh viễn.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Thông (Chủ tịch Hội Phòng chống Đột quỵ miền Bắc, Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh Viện nghiên cứu YDLS 108), quá trình tấn công liên tục của gốc tự do lên não sẽ “phá vỡ” hàng rào phòng vệ tự nhiên ở não, làm tổn thương các mạch máu não, tăng phản ứng viêm và hình thành mảng xơ vữa, cản trở lưu thông máu gây thiếu máu não dẫn mắc chứng đột quỵ. Vì vậy, không nên lơ là bỏ qua các cơn đau do thời tiết vì có thể đó là “báo động đỏ” bệnh não nguy hiểm.

Tại sao nắng nóng lại đau đầu

Dưới tác đác động của thời tiết, vòng xoáy đau đầu - mất ngủ càng gây mệt mỏi, phiền toái dai dẳng cho người bệnh

3 sai lầm cần tránh ngay khi bị đau đầu do thời tiết

Bên cạnh việc tìm ra giải pháp giải quyết cơn đau đầu, người bệnh cũng cần tránh các thói quen như:

- Lơ là, bỏ qua: Đau đầu do thời tiết gây khó chịu, phiền toái nhưng tâm lý chung của nhiều người là chủ quan, chưa nhận thức đúng mức độ nguy hiểm của bệnh. Nhiều người hay cố gắng chịu đựng và nghĩ cơn đau sẽ hết khi thời tiết bớt khắc nghiệt. Tuy nhiên, cơn đau sẽ tăng nặng hơn khi quay lại và tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ khó lường, đe dọa tính mạng.

- Đánh cảm (cạo gió), bấm huyệt, xoa dầu nóng, xoa bóp: Nhiều người khi bị đau đầu thường dùng đồ bạc đánh gió vùng trán, hai bên đầu hay xức dầu, uống trà nóng, xông tinh dầu… Những cách này có thể giúp người bệnh có cảm giác dễ chịu hơn nhưng chỉ là tác dụng tạm thời, không hiệu quả khi đau đầu kéo dài, đặc biệt không thể can thiệp sâu khi những mạch máu não đã bị tổn thương, không giúp cải thiện được cơn đau đầu mà nguy cơ đột quỵ còn rình rập. Tự cạo gió hoặc bấm huyệt, xoa bóp còn có nguy cơ day ấn vào chính mạch máu đang tổn thương, gây xuất huyết trong, tạo thành cục máu đông (huyết khối) gây tắc nghẽn hoặc vỡ mạch, đột quỵ. 

- Lạm dụng thuốc giảm đau nhanh: Hiện nay rất dễ dàng để mua 1 loại thuốc đau đầu mà người dùng không chắc về cơ chế giảm đau và các tác dụng phụ. Trong khi đó, chỉ số ít trường hợp đau đầu được chỉ định dùng thuốc giảm đau hàng ngày. Còn lại, không nên lạm dụng thuốc giảm đau bởi sẽ gây tác dụng ngược khiến cơn đau dần trở thành đau đầu mạn tính, và cơ thể phải chịu đựng những tác dụng phụ nguy hiểm như viêm loét dạ dày, tổn thương gan thận…

Đặc biệt, các cách can thiệp “cắt cơn” tạm thời hay lạm dụng thuốc giảm đau sẽ làm lu mờ triệu chứng sớm của cơn tăng huyết áp, đột quỵ, khiến bệnh nhân “không kịp trở tay” và làm lỡ thời gian điều trị.

Tại sao nắng nóng lại đau đầu

Thuốc giảm đau có thể làm lu mờ tạm thời triệu chứng và làm lỡ cơ hội xử lý bệnh từ gốc

Giải quyết cơn đau đầu từ gốc và phòng ngừa đột quỵ tiềm ẩn

Đau đầu có thể xảy ra với tất cả mọi người, đặc biệt ở phụ nữ, người làm việc căng thẳng, người cao tuổi. Theo GS.TS Nguyễn Văn Thông, để đối phó với các cơn đau đầu, đặc biệt những cơn đau bùng phát do nắng mưa thất thường, cần có các giải pháp trước mắt và giải pháp căn cơ, lâu dài, đánh ngay vào cơ chế bệnh để đề phòng đột quỵ hiệu quả. Cụ thể như sau:

Nhờ xác định rõ nguyên nhân chính của các cơn đau đầu (vốn càng dễ xuất hiện khi thời tiết thay đổi) là do các gốc tự do tấn công lên não quá nhiều, y học hiện đại đưa ra giải pháp can thiệp bệnh từ gốc bằng cách chống gốc tự do, bảo vệ mạch máu não và chăm sóc não toàn diện, giúp tránh đau đầu và ngăn ngừa đột quỵ.

Tại sao nắng nóng lại đau đầu

Tinh chất thiên nhiên từ Blueberry có trong OTIV giúp chống gốc tự do, cải thiện đau đầu đồng thời bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu não, phòng ngừa đột quỵ

Tại sao nắng nóng lại đau đầu

Trong nỗ lực theo hướng này, ứng dụng công nghệ sinh học phân tử, gần đây các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy 2 hoạt chất thiên nhiên là Anthocyanin và Pterostilbene từ quả Blueberry (nguồn gốc từ Bắc Mỹ) có tác dụng đặc hiệu trong việc chống gốc tự do tăng sinh quá mức. Hai hoạt chất này được nghiên cứu khoa học chứng minh có khả năng vượt qua các “hàng rào máu não” tiến vào bên trong não để trung hòa các gốc tự do và kích hoạt men chống gốc tự do trong cơ thể hoạt động mạnh mẽ. Từ đó giúp ngăn ngừa tổn thương mạch máu, hạn chế hình thành xơ vữa, giúp cải thiện hiệu quả đau đầu do thời tiết và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ tiềm ẩn từ các cơn đau đầu dạng này.

Từ những nghiên cứu đó, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra công thức kết hợp tinh chất Anthocyanin và Pterostilbene (từ Blueberry) cùng với Ginkgo Biloba, tạo ra sản phẩm OTiV. OTiV được chứng minh hiệu quả và an toàn cao trong việc trung hòa gốc tự do, chống oxy hóa, bảo vệ và chống lão hóa tế bào thần kinh. Từ đó, cải thiện tình trạng MẤT NGỦ, ĐAU ĐẦU, thiếu máu não, suy giảm trí nhớ, giảm nguy cơ đột quỵ,... một cách an toàn và hiệu quả, đem đến một tinh thần sảng khoái, một sức khỏe viên mãn.

Bên cạnh đó, ngay khi xuất hiện cơn đau đầu, người bệnh nên áp dụng cách giảm đau đầu như: nằm nghỉ ở nơi thoáng mát và nằm với tư thế chân cao hơn đầu giúp máu lưu thông lên não tốt hơn. Khi thời tiết thay đổi, nên lưu ý giữ ấm khi trời lạnh và che chắn kỹ khi ra đường trong thời điểm nắng nóng; uống khoảng 1/2 - 1 cốc nước mỗi giờ (cốc khoảng 230-250ml); vào mùa hè nên mặc đồ có chất liệu vải thoáng mát, hạn chế ra đường trong khung giờ nắng nóng đỉnh điểm từ 10h - 15h; nghỉ ngơi điều độ; tránh căng thẳng, tập thể dục đều đặn để hạn chế khởi phát cơn đau đầu. Khi bị đau đầu, có thể sử dụng các bài thuốc dân gian giúp giảm nhanh cơn đau đầu.

Trường hợp đau đầu dữ dội kèm theo tê bì, yếu liệt nửa người, khó nói, nôn ói… cần đặt người bệnh nằm chỗ thoáng, nghiêng một bên nếu bị nôn, móc hết đờm nhớt và nới bớt quần áo cho bệnh nhân dễ thở. Sau đó, ngay lập tức đưa họ đến bệnh viện gần nhất có thể (trong vòng 3h kể từ khi bị đột quỵ là khoảng thời gian vàng để cấp cứu), chú ý di chuyển người bệnh ở trạng thái giữ nguyên phần đầu, không rung lắc…. Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác, không để nằm chờ xem bệnh nhân có khỏe lại không. Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện hỗ trợ thì không nên chuyển đến bệnh viện ở xa, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì càng di chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn.

Xem video Giải pháp tự nhiên chống gốc tự do, phòng và cải thiện đau đầu, đau nửa đầu

Tại sao nắng nóng lại đau đầu

Tại sao nắng nóng lại đau đầu

Đau đầu do thời tiết gây ra rất nhiếu khó chịu, phiền toái và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, tìm kiếm biện pháp điều trị và phòng tránh là hết sức cần thiết.



Page 2

Tại sao nắng nóng lại đau đầu
 Cập nhập:17/05/2022

Đau đầu, đau nửa đầu kéo dài, dữ dội và kèm các rối loạn mờ mắt, cứng cổ còn là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm. Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp giảm nhẹ cơn đau đầu, nhưng nếu ăn uống không đúng cách rất dễ khiến đau đầu trở thành mạn tính.

Vậy khi bị đau nửa đầu, đau đầu nên ăn gì?

Mối liên hệ giữa thực phẩm và bệnh đau đầu, đau nửa đầu

Mặc dù căng thẳng, stress được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ra cơn đau đầu và đau nửa đầu, nhưng theo một số ước tính gần đây, các thực phẩm và đồ uống cũng có thể góp phần hình thành đau nửa đầu. 

Theo các thông tin công bố trên Tạp chí Đau đầu, chế độ ăn uống và loại thực phẩm ăn mỗi ngày có tác động đến sức khỏe thần kinh. Cũng có thể suy đoán rằng, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp hỗ trợ ngăn chặn chứng viêm thần kinh, từ đó kiểm soát cơn đau đầu, đau nửa đầu thông qua việc giảm tình trạng viêm.

Hơn thế nữa, thừa cân - béo phì cũng là nguyên nhân gây ra cơn đau đầu và đau nửa đầu thông qua các cơ chế như gây viêm và chức năng vùng dưới đồi không đều. Do đó, áp dụng các chiến lược ăn kiêng để giảm cân cũng có thể cải thiện chứng đau đầu và chứng đau nửa đầu phần nào.

Một mối tương quan quan trọng khác về chế độ ăn uống với đau đầu, đau nửa đầu là sự cân bằng giữa việc hấp thụ các axit béo thiết yếu như omega-6, omega-3… giúp ức chế hình thành phản ứng viêm, từ đó hỗ trợ kiểm soát đau đầu hiệu quả. 

Do đó, lựa chọn thực phẩm, món ăn giảm đau đầu được coi là chiến lược hiệu quả để trong phòng tránh bệnh lý thần kinh khó chịu này.

Tại sao nắng nóng lại đau đầu

Chế độ ăn Ketogenic và chế độ ăn Atkins được cho là có thể hỗ trợ bảo vệ hệ thần kinh.

Khi bị đau nửa đầu, đau đầu nên ăn gì?

Đau đầu nên ăn gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Theo các nhà khoa học, người bị đau đầu nên ưu tiên lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, tươi, chứa nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây, tránh thực phẩm nhiều hóa chất hay thức ăn chế biến sẵn.

Ngoài ra, chế độ ăn uống ở người đau đầu nên được chia thành nhiều bữa trong ngày, trung bình từ 5 đến 6 lần kết hợp kiểm soát calo. Hành vi ăn uống này giúp ngăn ngừa đau đầu do đói, tăng cường sự trao đổi chất của những người bị thừa cân, giúp ngăn ngừa tăng cân.

Ăn gì chữa bệnh đau đầu? Thực phẩm giảm đau đầu

Các món ăn từ cá béo

Cá béo rất giàu axit béo omega-3 EPA và DHA có tác dụng chống viêm. Cá béo còn chứa nhiều vitamin B đặc biệt là vitamin B2, có thể giúp kiểm soát các cơn đau nửa đầu. Nhiều nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng cá hồi có chứa coenzyme Q10 và vitamin D, kết hợp với nhau giúp giảm chứng đau nửa đầu nếu bổ sung thường xuyên vào bữa ăn hàng ngày. Các loại cá béo tốt cho người đau đầu bao gồm:

  • Cá hồi

  • Cá tuyết

  • Cá thu

  • Cá chim lớn

Bơ là loại quả giúp hỗ trợ giảm đau đầu

Chứa nhiều magie, kali và vitamin B, quả bơ được xem là một siêu thực phẩm giảm đau đầu. Quả bơ rất dễ chế biến và có thể ăn hoặc uống vào tất cả thời gian trong ngày để ngăn chặn cơn đau đầu và cơn đói của bạn. Không chỉ vậy, bơ còn giúp bạn kiểm soát cơn thèm ăn, hỗ trợ giảm cân cũng như bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Chuối - món ăn giảm đau đầu 

Chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin A, B6, C, kali và magie… Loại trái cây này cũng được xem là “chiến binh” giúp triệt hạ chứng đau nửa đầu và đau đầu hiệu quả nhờ hàm lượng magie và kali khá cao. Tuy nhiên, chuối cũng chứa Tyramine - yếu tố khởi phát cơn đau nửa đầu, bạn cũng nên lưu ý điều này.

Tại sao nắng nóng lại đau đầu

Ăn chuối vừa đủ giúp bạn ngăn chặn tần suất tái phát của các cơn đau đầu

Nước dừa có thể đỡ đau đầu

Mất nước là một trong những nguyên nhân chính kích hoạt cơn đau đầu hoạt động, do thiếu hụt nồng độ kali. Tuy nhiên, bạn có thể bù đắp lượng kali bị thiếu hụt bằng cách bổ sung uống nước dừa tươi thường xuyên.

Dưa hấu là loại quả giúp bớt nhức đầu

92% thành phần trong quả dưa hấu là nước. Trong dưa hấu chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm như vitamin C, Cucurbitacin E… giúp kiểm soát tần suất xuất hiện của cơn đau đầu. Đây được xem là món ăn giảm đau đầu khoái khẩu của nhiều người.

Quả sung 

Quả sung có nhiều công dụng đối với sức khỏe như trị viêm họng, hen phế quản, táo bón, viêm khớp… Ngoài ra, nhựa sung cắt ra cho chảy vào tờ giấy rồi dán lên hai bên thái dương có thể giúp làm giảm cảm giác đau đầu. Bạn cũng có thể ăn quả sung để trực tiếp bổ sung thêm hàm lượng kali, giúp giảm viêm, giảm tần suất của cơn đau đầu và đau nửa đầu.

Hạt diêm mạch (Quinoa)

Đây là loại hạt chứa carbohydrate phức hợp, có khả năng làm đầy lượng glycogen dự trữ trong não, nhờ vậy có thể giúp giảm đau đầu. Ăn hạt quinoa thay cho cơm giúp bạn bổ sung lượng lớn chất chống oxy hóa có trong hạt diêm mạch. Chất chống oxy hóa có thể chống lại sự tấn công của gốc tự do gây hại, nhờ đó chống lão hóa và nhiều bệnh tật khác.

Tại sao nắng nóng lại đau đầu

Ăn hạt diêm mạch thay cho những bữa chính có thể giúp giảm đau đầu

Cải bó xôi giúp giảm nhức đầu

Đau đầu nên ăn gì vừa ngon vừa bổ não? Vâng, câu trả lời chính là cải bó xôi (rau bina) - một loại siêu thực phẩm cho sức khỏe, gần gũi với mọi người. Cải bó xôi có tác dụng làm dịu cơn đau đầu bằng cách giảm nhẹ huyết áp - thủ phạm hàng đầu khiến cơn đau đầu “trỗi dậy”. Cải bó xôi có thể chế biến thành sinh tố, súp, salad, xào hoặc ăn kèm bánh sandwich.

Sữa chua

Sữa chua là một thực phẩm giàu probiotic và riboflavin có hiệu quả đối với việc thúc đẩy sức khỏe đường ruột, tăng khả năng cung cấp nước và cải thiện chứng đau nửa đầu. Vì vậy, ăn sữa chua hàng ngày giúp phòng ngừa đau đầu “ghé thăm”.

Nấm

Đối với những người thường xuyên bị đau đầu và đau nửa đầu, thêm nấm vào chế độ ăn uống của bạn có thể hữu ích. Nấm rất giàu riboflavin, có khả năng hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng của não, vì vậy tác động đến việc giảm số lần xuất hiện của đau đầu và đau nửa đầu. Một số loại nấm tốt cho người bị đau đầu là nấm rơm, nấm tràm, nấm linh chi…

Ớt

Thông thường, các cơn đau có xu hướng trở nặng khi thời tiết quá lạnh, đặc biệt là đau đầu. Các áp lực từ thay đổi nhiệt độ môi trường có thể ảnh hưởng và làm tắc nghẽn xoang - đây là thủ phạm gây đau đầu khó loại bỏ. Vì vậy, với thắc mắc ăn gì chữa bệnh đau đầu khi thời tiết thay đổi, bạn có thể thêm ớt cay vào các món ăn để hỗ trợ làm giảm áp lực xoang gây đau đầu. Ớt cũng có thể hỗ trợ lưu thông máu, nhờ vậy giúp giảm viêm, giảm đau và hạn chế nguy cơ tái phát cơn đau đầu.

Nên kiêng các món gì khi bị đau đầu, đau nửa đầu

Các loại thực phẩm kích hoạt cơn đau đầu và đau nửa đầu ở mỗi người là khác nhau. Thông thường để tìm ra loại thực phẩm nào gây ra chứng đau nửa đầu chính là ghi lại nhật ký thực phẩm mà bạn đã nạp vào cơ thể. Nếu cơ thể nhạy cảm với một loại thức ăn hoặc đồ uống nào đó, bạn có thể bị đau đầu liên tục từ 20 phút đến 2 giờ sau khi ăn loại thức ăn đó. 

Có thể liệt kê một số thực phẩm được nhiều người cho rằng chúng có thể gây ra chứng đau đầu và đau nửa đầu khi ăn vào:

  • Rượu, đặc biệt là rượu vang đỏ.

  • Chất tạo ngọt Aspartame.

  • Đậu và các loại thực phẩm khác có chứa tyramine.

  • Caffeine (thường có trong thực phẩm, đồ uống và thuốc).

  • Phô mai và sữa chua.

  • Bột ngọt.

  • Thịt, cá đã qua chế biến (có chứa sulfite như: thịt xông khói, xúc xích, xúc xích Ý, giăm bông).

  • Các loại vitamin và thực phẩm chức năng có chứa caffeine hoặc các thành phần hoạt tính có thể làm cho cơn đau đầu tồi tệ hơn.

  • Phô mai và các chế phẩm từ sữa có chứa một lượng tyramine cao, đây là một chất liên quan đến chứng đau nửa đầu.

  • Các loại hạt

  • Trái cây họ cam quýt

Tại sao nắng nóng lại đau đầu

Ngưng uống rượu bia và các chất kích thích nếu bạn có tiền sử bị đau đầu và đau nửa đầu

Đặc biệt, tùy theo mỗi thể trạng, đôi lúc bạn sẽ bị kích ứng bởi một loại thực phẩm nào khác và kích hoạt cơn đau đầu, đau nửa đầu khác nhau. 

==> Tham khảo: 17 cách giảm đau đầu tại nhà không cần thuốc

Phương pháp phòng ngừa nhức đầu, đau nửa từ thói quen sinh hoạt

Bên cạnh quan tâm đến món ăn giảm đau đầu hay thực phẩm khiến cơn đau đầu tăng nặng, bạn cũng có thể “bỏ túi” một số mẹo hay như sau:

  • Kiểm soát căng thẳng: Hạn chế tối đa các tác nhân gây căng thẳng và giải quyết nhanh các vấn đề khiến bạn suy nghĩ nhiều để tránh khởi phát cơn đau đầu. Nếu stress “ập đến” và bạn không kiểm soát được chúng, bạn nên thư giãn bằng cách nghe nhạc, ngồi thiền, xem chương trình vui nhộn, đọc sách… để xua tan những căng thẳng, mệt mỏi đang “tấn công” bạn.

  • Uống đủ nước: Thiếu nước làm cản trở máu lưu thông đến các cơ quan, trong đó có hệ thần kinh. Khi thiếu nước, bạn dễ có nguy cơ đau đầu hơn so với những người uống đủ nước. Do vậy, bạn cần bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, vì thiếu nước có thể khiến cơ thể choáng váng, mệt mỏi dẫn tới đau ở vùng đầu.

  • Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ là nguyên nhân gây đau nhức đầu phổ biến. Ngủ đủ giấc (7 – 8 tiếng mỗi đêm) sẽ giúp nâng cao năng lượng vào buổi sáng, giảm mệt mỏi, đau đầu và căng thẳng.

  • Tập thể dục thường xuyên: Vận động đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày trong tuần có thể giúp giảm căng thẳng, giảm đau đầu và nâng cao sức khỏe tổng thể. Bạn có thể chọn các bài tập tùy theo tình trạng sức khỏe và cố gắng duy trì đều đặn mỗi ngày.

  • Hạn chế uống rượu, bia, các thức uống chứa chất kích thích như caffeine… Bởi vì những thức uống này có thể khiến cho cơ thể bạn bị mất nước, làm trầm trọng hơn triệu chứng của đau đầu và đau nửa đầu.

  • Xây dựng thói quen tốt khi làm việc: Nghỉ ngơi ngắn khoảng 5-10 phút trong lúc làm việc để tránh đau đầu và chống mỏi mắt.

OTiV - giải pháp kiểm soát đau đầu, đau nửa đầu với tinh chất thiên nhiên an toàn

Phần lớn những bệnh nhân bị đau đầu, đau nửa đầu “quấy rầy” thường chịu đựng hoặc tự ý mua thuốc giảm đau để cắt cơn đau. Thế nhưng, thói quen này khiến đau đầu và đau nửa đầu ngày càng nghiêm trọng hơn, dễ tái diễn, lệ thuộc thuốc, lâu dần sẽ rất khó cải thiện.

Việc cải thiện đau đầu và đau nửa đầu từ bên ngoài như dùng thực phẩm giảm đau đầu, ngủ đúng giờ, uống đủ nước, tập thể dục… chỉ phần nào giảm đau tạm thời. Muốn cắt cơn đau hữu hiệu và an toàn, bạn cần có giải pháp tác động vào yếu tố gây ra các cơn đau này.

Theo ThS. Lâm Văn Chế, khoa Nội thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: “Sự tấn công của gốc tự do được xem là nguồn gốc bệnh sinh của chứng đau đầu, đau nửa đầu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, gốc tự do làm gia tăng hoạt động bạch cầu, khởi phát quá trình viêm và sản sinh chất gây giãn mạch. Tình trạng này xảy ra quá mức làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu dẫn đến những rối loạn vận mạch, khiến mạch máu não giãn nở, biến đổi bất thường và gây nên cơn đau ở đầu.” Vì vậy, ngăn chặn sự hình thành và trung hòa gốc tự do là biện pháp “trúng đích” được nhiều chuyên gia ủng hộ để ngăn ngừa đau đầu và đau nửa đầu. Đặc biệt là chủ động bổ sung nguồn dưỡng chất thiên nhiên đã được nghiên cứu có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa gốc tự do như hoạt chất sinh học quý là Anthocyanin và Pterostilbene của quả Blueberry (thành phần chính của OTiV).

Theo nhiều nghiên cứu, khi kết hợp tinh chất thiên nhiên từ Blueberry với Ginkgo Biloba sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương cấu trúc thành mạch, chống lại quá trình viêm, tăng cường nuôi dưỡng mạch máu não. Từ đó, giúp phòng ngừa và cải thiện hiệu quả bệnh đau đầu, đau nửa đầu, - ThS. Lâm Văn Chế cho biết thêm.

Tại sao nắng nóng lại đau đầu

OTiV chứa các thành phần thiên nhiên Blueberry và Ginkgo Biloba giúp chống gốc tự do, cải thiện đau đầu, đau nửa đầu hiệu quả

Khi bị đau đầu nên ăn gì? Nếu như cơn đau đầu ập đến bất chợt, bạn có thể tham khảo các loại món ăn giảm đau đầu. Tuy nhiên, cách làm này sẽ mất khá nhiều thời gian và chỉ có thể áp dụng với tình trạng đau đầu nhẹ. Nếu bạn bị đau đầu kéo dài và nghiêm trọng hơn, bạn nên đến cơ sở y tế và tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị phù hợp, đồng thời kết hợp sử dụng các dưỡng chất thiên nhiên trong OTiV để cải thiện cơn đau từ gốc.



Page 3

Tại sao nắng nóng lại đau đầu
 Cập nhập:12/05/2022

Đau đầu cụm không phổ biến như đau nửa đầu, nhưng có thể xảy đến với bất kỳ ai, ở bất kì độ tuổi nào. Dạng đau đầu này thường xảy ra đột ngột, không có dấu hiệu báo trước, thế nên trong tâm thế bị động, nhiều người sẽ không biết xử lý cơn đau này như thế nào? Đó là lý do chúng tôi dành bài viết này để cung cấp những kiến thức hữu ích về phòng và điều trị đau đầu từng cụm đến quý độc giả.

Đau đầu cụm là gì?

Đau đầu cụm (tiếng anh gọi là Cluster Headache) còn gọi là đau đầu chùm là những cơn đau dữ dội ở một bên đầu, chủ yếu là xung quanh mắt. Loại đau đầu này mặc dù hiếm gặp nhưng các chuyên gia đánh giá là rất nghiêm trọng và thuộc nhóm đau đầu thứ phát (tức là đau đầu do một tình trạng sức khỏe khác, chứ không phải bắt đầu từ những phản ứng bất thường bên trong não).

Cơn đau đầu từng cụm có thể làm gián đoạn cuộc sống của người bệnh trong nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng. Chúng có xu hướng xuất hiện theo chu kỳ, thường là vào cùng một thời điểm mỗi ngày, nên có tên gọi là đau đầu từng cụm (từng chuỗi) tức là từng cụm thời gian.

Đặc biệt, đau đầu Cluster có thể khiến người bệnh thức giấc sau khi đã chìm vào giấc ngủ khoảng 1, 2 tiếng. Những cơn đau đầu xảy ra vào ban đêm thường có cảm giác dữ dội hơn cơn đau đầu vào ban ngày.

Loại đau đầu này đe dọa đến sức khỏe của mọi người, mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên và trung niên (từ 20 - 40 tuổi). Để giảm bớt tác động tiêu cực do cơn đau đầu cụm gây ra, mọi người cần trang bị kiến thức về cách chữa trị và giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh.

Các loại nhức đầu theo cụm

Chứng đau đầu từng cụm được phân thành 2 loại là đau đầu cụm từng đợt và đau đầu cụm mãn tính. Đặc điểm của mỗi loại đau đầu cụm này như sau:

  • Đau đầu cụm từng đợt: Xảy ra thường xuyên trong khoảng một tuần đến một năm. Sau đó, khoảng thời gian không đau là từ một tháng trở lên.

  • Đau đầu cụm mãn tính: Xảy ra thường xuyên trong hơn một năm. Sau đó, giai đoạn không đau đầu là dưới một tháng.

Tại sao nắng nóng lại đau đầu

Mỗi người có thể trải qua cả cơn đau đầu cụm từng cơn và đau đầu cụm mãn tính

Một người bị đau đầu cụm từng đợt có thể bị đau đầu từng cụm mãn tính và ngược lại. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt và chủ động bổ sung dưỡng chất chăm sóc não bộ từ sớm để kiểm soát cơn đau đầu từng cụm hiệu quả.

Phân biệt đau đầu theo cụm và đau nửa đầu

Đau đầu theo cụm và đau nửa đầu đều gây ra những cơn đau dữ dội. Tuy nhiên, thời gian đau và vị trí bị ảnh hưởng bởi cơn đau của hai dạng đau đầu đầu này là khác nhau.

Đau đầu theo cụm

Đau nửa đầu

  • Bắt đầu, kết thúc đột ngột và kéo dài trong thời gian ngắn, khoảng 30-45 phút hoặc vài giờ.

  • Cơn đau tập trung ở vùng xung quanh mắt.

  • Không liên quan đến các yếu tố kích thích như căng thẳng, thực phẩm, rối loạn nội tiết tố… 

  • Xảy ra bất ngờ, không có dấu hiệu cảnh báo trước. 

  • Cảm giác đau kèm theo hiện tượng  nghẹt mũi, chảy nước mũi và chảy nước mắt.

  • Mức độ đau tăng nặng khi nằm xuống.

  • Bắt đầu từ từ và có thể kéo dài đến 72 giờ. 

  • Cơn đau lan tỏa khắp một bên đầu.

  • Liên quan đến các yếu tố kích thích như căng thẳng, thực phẩm, rối loạn nội tiết tố… 

  • Trước khi cơn đau bắt đầu, người bệnh có thể nhận thấy một số dấu hiệu cảnh báo như thèm ăn một loại thực phẩm nào đó hoặc thay đổi tâm trạng. Một số người có thể bị rối loạn thị giác, bao gồm nhìn thấy đèn nhấp nháy hoặc đường ngoằn ngoèo. 

  • Triệu chứng đi kèm cơn đau đầu là buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.

  • Mức độ đau giảm nhẹ khi nằm xuống.

Các triệu chứng đau đầu cụm đặc trưng

Đau đầu từng cụm bắt đầu nhanh chóng và không có dấu hiệu báo trước. Cơn đau đầu trở nên nghiêm trọng sau 5-10 phút và thường diễn ra từ 30 phút đến 2 giờ/lần, 1-8 lần/ngày. 

Kiểu đau đầu từng cụm rất dữ dội, được mô tả là cảm giác nhói, buốt và rát chủ yếu ở vùng xung quanh mắt, thái dương và má, nhưng cũng có khi lan sang các bộ phận khác như cổ, vai... 

Cơn đau có xu hướng ảnh hưởng đến cùng một phía cho mỗi lần tái phát. Bên cạnh đó, người bệnh có thể phải chịu đựng thêm một hoặc nhiều triệu chứng sau:

  • Đỏ, sưng và chảy nước mắt cùng bên với cơn đau.

  • Nghẹt mũi và chảy nước mũi cùng bên với cơn đau.

  • Sụp và sưng mí mắt cùng bên với cơn đau.

  • Mặt đổ nhiều mồ hôi, da nhợt nhạt. 

  • Cơ thể mệt mỏi và cảm thấy bồn chồn. 

Tại sao nắng nóng lại đau đầu

Người bị đau nửa đầu thường có biểu hiện sụp hoặc sưng mí mắt cùng bên đầu đau

Một triệu chứng đặc trưng giúp mọi người phân biệt được đau đầu cụm so với các loại đau đầu khác đó là tình trạng rối loạn thị giác. Người bệnh sẽ nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy trước khi cơn đau đầu xuất hiện. Thế nhưng, không phải ai bị đau đầu theo cụm cũng gặp triệu chứng này. 

Đặc điểm chu kỳ của đau đầu cụm

Chu kỳ của đau đầu từng cụm thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Ngày bắt đầu và khoảng thời gian diễn ra của các chu kỳ có tính nhất quán. Ví dụ: Một người bị nhức đầu cụm theo mùa, chẳng hạn như mùa xuân hoặc mùa thu thì những chu kỳ sau, cơn đau đầu sẽ lặp lại vào đúng hai thời điểm này. 

Sau mỗi chu kỳ của cơn đau là giai đoạn thuyên giảm và không đau. Trạng thái bình thường này có thể duy trì đến 12 tháng trước khi cơn đau đầu khác phát triển.

Cường độ giảm đau của đau đầu cụm rất nhanh chóng, nó có thể kết thúc đột ngột ngay khi bắt đầu. Sau mỗi lần “chiến đấu” với cảm giác nhức đầu gay gắt này, cơ thể của bạn sẽ cảm thấy cạn kiệt sức lực (kiệt sức).

Nguyên nhân gây đau đầu cụm 

Các nhà nghiên cứu cho hay, những bất thường ở vùng dưới đồi - một khu vực nhỏ của não giữ vai trò điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, huyết áp, giấc ngủ và giải phóng các hormone có thể là nguyên nhân gây ra chứng nhức đầu từng cụm. Ngoài ra, đau đầu Cluster cũng được cho là do sự giải phóng quá mức hóa chất Histamine nhằm chống lại các chất gây dị ứng hoặc Serotonin - chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng điều chỉnh tâm trạng.

Cùng với đó, cơn đau đầu theo cụm cũng dễ xảy ra hơn khi có sự thúc đẩy của một số yếu tố nguy cơ sau đây: 

  • Giới tính: Nam giới bị đau đầu cụm nhiều hơn nữ giới.

  • Tuổi tác: Mặc dù tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng hầu hết các trường hợp đau đầu cụm nằm trong độ tuổi từ 20 đến 40, 50 tuổi. 

  • Hút thuốc lá, uống rượu bia: Đau đầu cụm thường gặp nhiều hơn ở những người hút thuốc hoặc nghiện rượu nặng, nhất là trong chu kỳ của cơn đau.

  • Di truyền: Người có cha mẹ hoặc anh chị em bị đau đầu từng cụm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Nguyên nhân chính xác dẫn đến chứng đau đầu từng cụm vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mọi người khi bị đau đầu chuỗi nghĩa là đồng hồ sinh học của cơ thể, đặc biệt là vùng dưới đồi đang gặp vấn đề. Do vậy, điều cần thiết lúc này là đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh lý một cách chi tiết, từ đó có giải pháp khắc phục phù hợp, giảm tác động tiêu cực của cơn đau đầu cụm đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. 

Các bước chẩn đoán đau đầu theo cụm

Kết quả chẩn đoán bệnh tình phụ thuộc rất nhiều vào mô tả của người bệnh về các biểu hiện của cơn đau đầu theo cụm. Bởi lẽ đó, để khai thác tối đa thông tin về bệnh cản, bác sĩ thường hỏi bệnh nhân những vấn đề như:

  • Thời gian xuất hiện và kết thúc của cơn đau đầu.

  • Vị trí và mức độ của cơn đau đầu.

  • Những triệu chứng đi kèm với cơn đau đầu. 

Sau khi trao đổi với người bệnh về những vấn đề trên, bác sĩ sẽ tiếp tục sử dụng những phương pháp chẩn đoán khoa học để có thể xác định rõ ràng hơn nguyên nhân gây đau đầu theo cụm, bao gồm:

Kiểm tra thần kinh

Bác sĩ sẽ dùng một loạt các thủ tục để đánh giá chức năng não của bạn, chẳng hạn: Kiểm tra các giác quan, phản xạ thần kinh… Thông qua bài kiểm tra thần kinh, bác sĩ sẽ phát hiện ra các dấu hiệu đặc trưng của chứng đau đầu từng cụm.

Kiểm tra hình ảnh

Nếu tình trạng của người bệnh phức tạp, chưa thể kết luận cụ thể bằng phương pháp khám thần kinh, bác sĩ có thể đề nghị áp dụng thêm các xét nghiệm hình ảnh để loại trừ các nguyên nhân dẫn đến cơn đau đầu khác như khối u hoặc chứng phình động mạch:

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này sử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết về não và mạch máu não.

  • Chụp cắt lớp: Phương pháp này sử dụng một loạt tia X để tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang của não.

Tại sao nắng nóng lại đau đầu

Tiến hành kiểm tra hình ảnh để loại trừ những nguyên nhân gây đau đầu khác như khối u

Những hình ảnh sắc nét này cho phép bác sĩ nhìn thấy những bất thường bên trong cấu trúc não. Nhờ đó, bác sĩ có thể đưa ra kết luận về nguyên nhân và tình trạng đau đầu cụm chính xác nhất.  

Điều trị đau đầu theo cụm như thế nào?

Có hai điều quan trọng mà các bạn cần biết về việc điều trị chứng đau đầu theo cụm: Thứ nhất, gần như không có cách chữa trị dứt điểm đau đầu từng cụm. Thứ hai, thuốc giảm đau không kê đơn thường dùng không mang lại hiệu quả đối với chứng nhức đầu này vì chúng phát huy tác dụng quá chậm so với tiến triển của cơn đau. 

Mục tiêu của điều trị đau đầu cụm là giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau, rút ​​ngắn thời gian đau đầu và ngăn chặn các đợt tái phát mới. Các phương pháp điều trị được thực hiện ngay sau khi bắt đầu xuất hiện cơn đau đầu.

  • Hít thở oxy tinh khiết: Hít thở oxy tinh khiết qua mặt nạ giúp giảm nhẹ đáng kể cơn đau đầu. Hiệu quả của giải pháp này có thể cảm nhận được trong vòng 15 phút. Dù vậy, chuyên gia khuyến cáo mọi người cần hết sức thận trọng khi dùng oxy tinh khiết, vì việc lạm dụng sử dụng oxy có thể gây nhiều hệ lụy như gây ức chế trung tâm hô hấp, chậm nhịp thở, tổn thương phế nang, viêm phổi... Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

  • Thuốc sumatriptan (Triptans) dạng tiêm: Triptans mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng đối với cả cơn đau đầu từng cơn cấp tính lẫn cơn đau nửa đầu. Nếu có tiền sử bệnh về tim mạch hoặc cao huyết áp, bạn nên thông báo với bác sĩ bởi dùng thuốc Triptans có thể gây nguy hiểm cho những ai mắc phải các vấn đề sức khỏe này. 

  • Thuốc Octreotide dạng tiêm: Octreotide có thể phát huy tác dụng đối với chứng đau đầu từng cụm ở một số người. So với Triptans, hiệu quả giảm đau nhanh của thuốc Octreotide kém hơn.

Những lựa chọn khác có thể kể đến là thuốc gây tê cục bộ và Dihydroergotamine dạng tiêm. Các phương pháp điều trị này thường làm giảm cơn đau đầu trong vòng 15 đến 30 phút.

Biện pháp cuối cùng được đưa ra trong điều trị đau đầu cụm là phẫu thuật khi mà việc dùng thuốc không hiệu quả hoặc người bệnh không thể dung nạp thuốc. Phẫu thuật chữa đau đau đầu theo cụm thường áp dụng là cắt một phần của dây thần kinh sinh ba - dây thần kinh chức năng ở khu vực phía sau và xung quanh mắt.

Chỉ một sơ suất nhỏ trong quá trình phẫu thuật cũng có thể dẫn đến yếu cơ hàm hoặc mất cảm giác ở mặt. Vậy nên, bạn cần lựa chọn bệnh viện uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn khi tiến hành phẫu thuật chữa đau đầu cụm.

Phòng ngừa đau đầu cụm như thế nào?

Để giảm các đợt bùng phát của cơn đau đầu cụm trong một chu kỳ, đồng thời giảm nhẹ mức độ đau và thời gian đau khi đau đầu theo cụm tấn công, người bệnh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thay đổi lối sống

Lối sống khoa học, lành mạnh luôn là liều thuốc tuyệt vời nhất giúp chúng ta hạn chế được tối đa bệnh tật. Đối với người bị đau đầu cụm, những điều cơ bản nhất trong lối sống cần phải làm được, bao gồm:  

  • Tuân theo một lịch trình ngủ đều đặn: Ngủ sớm, ngủ đủ giờ và duy trì mốc thời gian đi ngủ - thức dậy nhất quán (mỗi ngày đều ngủ trước 11 giờ đêm và dậy lúc 6 giờ sáng). 

  • Tránh rượu bia và thuốc lá: Chất kích thích có trong rượu bia và thuốc lá làm tăng nguy cơ tái phát chứng đau đầu từng cụm. Hơn nữa, chúng còn có thể kéo dài thời gian đau đầu cụm, thế nên người bệnh nên tránh hoặc từ bỏ hai sản phẩm này sớm. 

  • Ăn uống hợp lý: Xây dựng thực đơn ăn uống phong phú. Tăng cường các loại thực phẩm tốt cho não bộ như trứng, cá béo, rau lá xanh, ngũ cốc, trái cây giàu vitamin C (cam, kiwi, táo…), quả việt quất, nghệ… Hạn chế thực phẩm có chứa một lượng lớn chất Nitra như thịt hun khói, xúc xích, thịt chế biến…

Tại sao nắng nóng lại đau đầu

Ngủ đúng giờ và đủ giấc góp phần giảm thiểu nguy cơ đau đầu cụm

Tránh các tác nhân thúc đẩy cơn đau đầu cụm 

Một số tác nhân có thể “dẫn dắt” cơn đau đầu cụm tìm đến dễ hơn và nhanh hơn mà bạn cần phải tránh để góp phần giảm số lần tái phát đau đầu theo cụm, cụ thể:

  • Tránh các hóa chất có mùi mạnh, chẳng hạn như nước hoa, sơn hoặc xăng...

  • Tránh để cơ thể trở nên quá nóng khi tập thể dục. Tốt nhất, trong chu kỳ đau đầu cụm, người bệnh không nên tập thể dục hoặc chỉ tập những động tác nhẹ nhàng.

Bổ sung dưỡng chất chăm sóc não bộ từ bên trong

Đối với chứng đau đầu nói chung và đau đầu theo cụm nói riêng, việc bổ sung những dưỡng chất chăm sóc não bộ chuyên biệt, từ bên trong như Blueberry và Ginkgo Biloba là vô cùng cần thiết. Khả năng chống gốc tự do, thúc đẩy lưu thông máu, tăng kết nối thần kinh và bảo vệ mạch máu não của hai dưỡng chất thiên nhiên này sẽ hỗ trợ phòng ngừa và giảm đau đầu cụm tối ưu hơn. 

Bằng công nghệ sinh học phân tử hiện đại, các nhà khoa học đã chiết xuất thành công tinh chất Blueberry và Ginkgo Biloba, sau đó đưa vào trong viên uống OTiV. Với sự tính toán kỹ lưỡng về hàm lượng các dưỡng chất, dù bạn bị đau đầu cụm từng cơn hay đau đầu cụm mãn tính đều có thể sử dụng OTiV lâu dài để giảm nhẹ cơn đau, cũng như kéo dài thời gian thuyên giảm hoặc không đau sau mỗi chu kỳ đau đầu cụm. 

Tại sao nắng nóng lại đau đầu

OTiV chứa hai dưỡng chất chống gốc tự do siêu việt là Blueberry và Ginkgo Biloba sẽ hỗ trợ đẩy lui và phòng ngừa cơn đau đầu cụm hiệu quả hơn

Thuốc kiểm soát đau đầu cụm ngắn hạn

Bác sĩ có thể đưa ra một số loại thuốc đau đầu trong thời gian ngắn cho đến khi một trong những loại thuốc dài hạn bắt đầu có tác dụng, chẳng hạn:

  • Corticosteroid: Thuốc này có tác dụng kiểm soát tình trạng viêm giúp giảm nhanh cơn đau đầu. Corticosteroid thích hợp nhất với những người mới bị đau đầu cụm hoặc những người có chu kỳ đau đầu cụm ngắn và thời gian thuyên giảm (không đau) dài.

  • Ergotamine:Thuốc Ergotamine có tác dụng thu hẹp các mạch máu não bị giãn, giúp  giảm hoặc ngăn chặn cơn đau đầu cụm, đau nửa đầu. Mọi người có thể dùng thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ, nhưng không dùng chung với thuốc Triptans.

  • Thuốc gây tê dây thần kinh chẩm: Tiêm thuốc gây tê lên dây thần kinh chẩm (nằm phía sau đầu) sẽ giúp chặn dẫn truyền đau, tạm thời ngăn cơn đau đầu cụm.

Thuốc kiểm soát đau đầu cụm dài hạn

Những loại thuốc dài hạn yêu cầu mọi người cần phải dùng trong suốt chu kỳ diễn ra cơn đau đầu cụm, chẳng hạn:

  • Thuốc chẹn kênh canxi: Dùng thuốc chẹn kênh canxi có thể gây tác dụng phụ như táo bón, mệt mỏi và sưng mắt cá chân. Nếu dùng thuốc này thời gian dài cần theo dõi tình trạng tim mạch thường xuyên.

  • Lithium carbonate: Thuốc này được xem là giải pháp hàng đầu trong điều trị rối loạn lưỡng cực, nhưng cũng khá hiệu quả trong việc ngăn ngừa chứng đau đầu cụm mãn tính. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng Lithium carbonate là tiêu chảy, run, khát nước. Trong quá trình sử dụng thuốc Lithium carbonate để điều trị, ngăn ngừa đau đầu từng cụm, người bệnh nên kiểm tra thận định kỳ để kịp thời phát hiện tổn thương ở thận. 

  • Thuốc chống động kinh: Lựa chọn cuối cùng trong danh sách những loại thuốc kiểm soát đau đầu theo cụm lâu dài là thuốc chống động kinh. Nên bắt đầu dùng thuốc động kinh với liều lượng thấp và tăng từ từ theo từng tuần.  

Cũng như việc điều trị, hiện nay vẫn chưa có cách phòng ngừa hoàn toàn chứng đau đầu cụm. Tuy nhiên, nếu mọi người duy trì lối sống khoa học, bổ sung dưỡng chất chuyên biệt, kết hợp dùng các loại thuốc tác dụng ngắn hạn và dài hạn theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt tái phát đau đầu cụm sẽ giảm đi đáng kể.



Page 4

Đau đầu, chóng mặt có thể là dấu hiệu của chứng đau nửa đầu, nhưng nó cũng có thể do các nguyên nhân khác. Cùng tìm hiểu nguyên nhân hình thành hai triệu chứng này qua bài viết sau đây.

Đau đầu, chóng mặt là gì?

Đau đầu chóng mặt là những triệu chứng mà hầu như ai cũng đã từng trải qua một hoặc nhiều lần trong đời. Cơn đau đầu, chóng mặt xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân, từ căng thẳng thông thường cho đến rối loạn tuần hoàn máu, não mất nước, nhiễm trùng hay thậm chí là đột quỵ. Mỗi nguyên nhân ứng với từng triệu chứng và gây ra cơn đau đầu khác nhau. 

Đau đầu kèm chóng mặt khá phổ biến, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một tình trạng nguy hiểm, nên được cấp cứu y tế để điều trị ngay lập tức.

Các nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt

Đau nửa đầu (Đau đầu Migraine)

Đau nửa đầu xảy ra dữ dội ở một hoặc cả hai bên đầu. Chứng đau nửa đầu có thể đi kèm với chóng mặt, buồn nôn, nhạy cảm với tiếng ồn và ánh sáng. 

“Tuy nhiên, trong số những bệnh nhân bị đau đầu, đau nửa đầu, đa phần đều chịu đựng để cơn đau tự hết hoặc mua thuốc giảm đau “hòa hoãn”. Chính điều này khiến những cơn đau đầu cấp thường xuyên tái diễn và dần trở thành mãn tính, khó cải thiện.” ThS. Lâm Văn Chế, khoa Nội thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết thêm.

Mặc dù hiện nay chứng đau nửa đầu chưa có cách chữa trị dứt điểm nhưng có thể áp dụng một số biện pháp làm giảm và ngăn ngừa triệu chứng mỗi khi tái phát. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp nào để chữa trị còn tùy thuộc vào phác đồ mà bác sĩ sắp xếp cho từng tình trạng bệnh. 

Phình động mạch não

Phình động mạch não là sự phình to bất thường một phần thành mạch máu não tại nơi thành mạch bị yếu, chịu nhiều áp lực mạnh. Chứng phình động mạch này thường không có dấu hiệu báo trước cho đến khi chúng phình to quá thể và bị vỡ ra. Khi mạch máu vỡ ra, dấu hiệu đầu tiên thường là đau đầu, chóng mặt, rối loạn ý thức, hôn mê, thậm chí là tử vong.

Đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi có tác nhân làm gián đoạn dòng máu lên não, khiến não bị cắt đứt nguồn cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động. Nếu không cải thiện tình trạng này kịp thời, các tế bào não sẽ chết trong vài phút sau đó. Bệnh nhân có thể bị liệt, hôn mê thậm chí là tử vong tùy vào mức độ tổn thương của não.

Giống như chứng phình động mạch não, đột quỵ có thể gây đau đầu dữ dội và kèm theo chóng mặt đột ngột. Đột quỵ cần được điều trị nhanh chóng để tránh các biến chứng kéo dài, vì vậy hãy đi cấp cứu ngay khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của đột quỵ. 

Chấn thương đầu

Chấn thương đầu xảy ra do có va chạm/ tác động ở da đầu, hộp sọ, nhu mô não. Chấn thương ở đầu có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, có thể gây chấn động hoặc bất tỉnh, tử vong. Nếu chỉ bị chấn động nhẹ, các triệu chứng thường gặp là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, buồn ngủ.

Chấn thương sọ não (TBIs) thường do một cú va chạm vào đầu hoặc rung lắc dữ dội. Chấn thương có thể xảy ra do tai nạn xe cộ, ngã mạnh hoặc chơi các môn thể thao tiếp xúc. Chấn động não làm não bị dịch chuyển và va chạm vào xương sọ, xương mặt, có thể gây bầm tím và đau đầu, chóng mặt, buồn nôn đều là những biểu hiện phổ biến của chấn thương sọ não ở cả thể nhẹ và nặng.

Nếu bạn nghĩ rằng bản thân hoặc ai đó có thể bị chấn thương sọ não, cần ngay lập tức liên hệ với bác sĩ hoặc cơ sở y tế. Bất kỳ dạng chấn thương sọ não nào cũng có thể tiến triển theo chiều hướng xấu, nhất là với các chấn thương kín và các dấu hiệu lâm sàng thường không đặc hiệu. Do đó, khi có chấn thương ở vùng đầu, tốt nhất nên đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa có khả năng chẩn đoán xác định bằng hình ảnh.

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn là tình trạng xuất hiện sau khi bị chấn động mạnh về thực thể, bị tai nạn, bị cơn đau khủng khiếp, dịch bệnh… Nhiều người có thể bị các triệu chứng liên quan đến tâm thần, trong đó có bị đau đầu, chóng mặt diễn ra trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng sau lần sang chấn. Những cơn đau đầu liên quan đến hội chứng rối loạn sau sang chấn thường có cảm giác tương tự như chứng đau nửa đầu hoặc đau đầu do căng thẳng.

Rối loạn sau sang chấn không phải là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị chấn thương cơ bản nghiêm trọng, nhưng nó có thể cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn. Nếu bạn có các triệu chứng kéo dài sau một cơn chấn động, hãy nói chuyện với bác sĩ. Ngoài việc loại trừ bất kỳ chấn thương nào khác, họ có thể đưa ra kế hoạch điều trị để giúp kiểm soát các triệu chứng của bạn.

Nhiễm trùng do virus và vi khuẩn

Nếu bạn bị đau đầu kèm theo hiện tượng chóng mặt không do tác động ngoại lực, thì có thể bạn đang bị một loại virus hay vi khuẩn nào đó xâm nhập. Đau đầu, chóng mặt là hai triệu chứng phổ biến khi cơ thể bạn kiệt sức do đang cố gắng chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra, tình trạng phù nề ở các mao mạch nhỏ ngày càng nhiều và kết hợp với việc uống thuốc cảm không kê đơn (OTC) cũng có thể gây đau đầu và chóng mặt ở một số người.

Nếu bạn không bắt đầu cảm thấy tốt hơn sau một vài ngày, hãy hẹn gặp bác sĩ. Bạn có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như viêm họng liên cầu khuẩn, cần dùng kháng sinh.

Mất nước

Tình trạng mất nước xảy ra khi cơ thể bị mất nhiều chất lỏng hơn lượng nước nạp vào. Nguyên nhân gây ra hiện tượng mất nước được biết là do thời tiết nóng nực làm đổ mồ hôi, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, uống ít nước và dùng một số loại thuốc đều có thể gây ra tình trạng mất nước. Một cơn đau đầu, đặc biệt là đau đầu kèm theo chóng mặt là một trong những dấu hiệu nhận biết cơ thể bị mất nước.

Hầu hết các trường hợp mất nước nhẹ đều có thể điều trị được bằng cách bổ sung nhiều nước hơn. Tuy nhiên, những trường hợp nghiêm trọng hơn, bao gồm cả những trường hợp bạn không thể giữ được chất lỏng, có thể cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch.

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết xảy ra khi mức đường huyết trong cơ thể bạn giảm xuống dưới mức bình thường. Nếu không có đủ glucose, cơ thể bạn sẽ không thể hoạt động bình thường trở lại. Hạ đường huyết thường khiến người bệnh đau đầu, chóng mặt cùng với một số triệu chứng khác như mệt mỏi, da dẻ nhợt nhạt, đổ mồ hôi, ngứa xung quanh miệng… 

Nếu bạn bị tiểu đường, lượng đường trong máu thấp có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn cần điều chỉnh mức insulin hoặc các thuốc trị tiểu đường đang dùng. Nếu bạn không bị tiểu đường, hãy thử uống thứ gì đó có một chút đường, chẳng hạn như nước hoa quả hoặc ăn một miếng bánh mì để cải thiện triệu chứng khi bị hạ đường huyết.

Rối loạn lo âu

Những người bị rối loạn lo âu thường trải qua nỗi sợ hãi hoặc lo lắng quá sức chịu đựng. Các triệu chứng của rối loạn lo âu thường khác nhau ở mỗi người nhưng triệu chứng này có thể ảnh hưởng cả tâm lý và thể chất. Đau đầu, chóng mặt là hai trong số các triệu chứng xuất hiện phổ biến khi bạn bị rối loạn lo âu, tiếp sau đó là cáu gắt, khó tập trung, căng cơ, buồn nôn… 

Có một số cách để kiểm soát sự lo lắng, bao gồm liệu pháp hành vi nhận thức, sử dụng thuốc, tập thể dục và ngồi thiền. Bạn nên thảo luận với bác sĩ để đưa ra sự kết hợp  giữa các phương pháp điều trị phù hợp với bạn. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần để giúp quá trình chữa trị hiệu quả hơn. 

Viêm mê đạo tai 

Labyrinthitis (hay còn được gọi là viêm mê đạo tai) là một bệnh nhiễm trùng tai trong gây ra triệu chứng chóng mặt. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm mê đạo tai là do nhiễm vi-rút. Mê đạo là bộ phận giúp giữ thăng bằng, vì vậy khi bị viêm, ngoài việc bị nhức, còn khiến người bệnh gặp triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

Thiếu máu là do cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, đặc biệt là não bộ một cách hiệu quả. Khi không có đủ oxy, cơ thể bạn sẽ nhanh chóng trở nên yếu ớt và mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt. Điều trị thiếu máu phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh, nhưng hầu hết các trường hợp đều cho đáp ứng tốt khi bổ sung lượng sắt, vitamin B12 và folate.

Mắt kém

Đôi khi, đau đầu và chóng mặt có thể chỉ là dấu hiệu cho biết mắt bạn cần sự hỗ trợ của kính đeo hoặc dùng thuốc để cải thiện tình trạng của mờ mắt, mắt kém. Nhức đầu là một dấu hiệu phổ biến cảnh báo mắt của bạn đang “quá tải”. Ngoài ra, đau đầu cùng với chóng mặt cũng là dấu hiệu nhận biết đôi mắt của bạn đang suy yếu, điều này khiến mắt gặp khó khăn trong việc điều chỉnh khoảng cách từ nhìn đồ vật ở xa sang vị trí gần hơn.

Nếu cơn đau đầu, chóng mặt của bạn có vẻ tồi tệ hơn sau khi bạn đọc hoặc sử dụng máy tính, hãy hẹn gặp bác sĩ nhãn khoa.

Bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn là kết quả của phản ứng miễn dịch của cơ thể phản ứng lại các yếu tố tấn công cơ thể, khi phản ứng quá mức các kháng thể tự tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh. Có hơn 80 tình trạng tự miễn dịch có thể xảy ra ở cơ thể, mỗi bệnh có những triệu chứng đặc trưng riêng. Một số người thường chấp nhận “sống chung” với một vài triệu chứng, bao gồm đau đầu, chóng mặt thường xuyên.

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh tự miễn dịch, nhưng điều quan trọng là cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra. Các bệnh tự miễn có thể được xét nghiệm máu cùng với các xét nghiệm khác, đặc biệt là xét nghiệm kháng thể.

Đau đầu chóng mặt có thể là các tác dụng phụ của một số loại thuốc bạn đang dùng, thậm chí là do chính thuốc giảm đau đầu gây ra. Nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục xuất hiện, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc sử dụng một loại thuốc mới. Không nên tự ý ngừng dùng thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

Các phương pháp điều trị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn có thể dùng:

  • Thuốc điều trị cắt cơn hoặc thuốc điều trị dự phòng.

  • Kỹ thuật thư giãn

  • Phản hồi sinh học

  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và thực hiện thường xuyên

Cơn đau đầu, chóng mặt thường xuất hiện đột ngột và ít có dấu hiệu báo trước, vì vậy chúng “cắt ngang” cuộc sống vốn đang diễn ra bình thường của bạn. Không chỉ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, cơn đau đầu, chóng mặt còn cản trở sinh hoạt bình thường, thậm chí là sinh ra bất thường cho các giác quan.

Nếu chóng mặt hoặc hoa mắt của bạn có liên quan đến tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như huyết áp thấp, bạn cần áp dụng các phương pháp điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Nếu đau đầu, chóng mặt do vận động có thể được giải quyết tốt nhất thông qua liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình, dựa trên các bài tập thể dục được thiết kế để giảm chóng mặt và mất thăng bằng. 

Tuy nhiên, các nhà khoa học trên Thế giới còn phát hiện, nguồn gốc của những cơn đau đầu, chóng mặt là do gốc tự do tấn công tế bào. Giải thích thêm về mối tương quan giữa gốc tự do và hiện tượng đau đầu, chóng mặt, ThS. Lâm Văn Chế, khoa Nội thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chia sẻ: “Sự tấn công của gốc tự do được xem là nguồn gốc bệnh sinh của chứng đau đầu, đau nửa đầu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, gốc tự do làm gia tăng hoạt động bạch cầu, khởi phát quá trình viêm và sản sinh chất gây giãn mạch. Tình trạng này xảy ra quá mức làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu dẫn đến những rối loạn vận mạch, khiến mạch máu não giãn nở, biến đổi bất thường và gây nên cơn đau ở đầu.” Do đó, để ngăn ngừa cơn đau đầu, chóng mặt cần tác động “trúng đích” đến nguồn gốc hình thành gốc tự do.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học phát hiện tinh chất thiên nhiên từ Blueberry và Ginkgo Biloba (có trong OTiV) với kích thước phân tử nhỏ, dễ dàng vượt qua hàng rào máu não để trung hòa gốc tự do. Từ đó, ngăn ngừa sự tấn công và tổn thương cấu trúc thành mạch, giúp chống viêm và đồng thời giúp tăng cường nuôi dưỡng mạch máu não, giúp phòng ngừa và cải thiện hiệu quả bệnh đau đầu, chóng mặt và các bệnh lý liên quan mạch máu não khác. 

Tại sao nắng nóng lại đau đầu

OTiV chứa công thức vượt trội từ các tinh chất thiên nhiên giúp chống gốc tự do, cải thiện đau đầu, chóng mặt từ gốc

Đau đầu chóng mặt là một tình trạng sức khỏe thường gặp, khiến đời sống tinh thần giảm sút. Nguy hiểm hơn, nếu kéo dài tình trạng này mà không có cách chữa trị hoặc can thiệp kịp thời, não bộ có thể gặp những tổn thương nghiêm trọng hơn như trầm cảm, suy giảm trí nhớ, thậm chí là đột quỵ. Do đó, ngay khi phát hiện cơ thể có bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị đúng cách. Đồng thời, chủ động bổ sung mỗi ngày 1 viên OTiV để chống lại sự tác động của gốc tự do, bảo vệ và tăng cường hoạt động của não bộ.



Page 5

Với các biến thể Alpha, Delta và Omicron, đau đầu là triệu chứng phổ biến mà các F0 gặp phải khi mắc Covid-19. Tuy nhiên, cơn đau đầu không biến mất sau khi hết F0 có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị đau đầu hậu Covid-19.

Đau đầu hậu Covid-19 là gì?

Đau đầu hậu Covid-19 là một di chứng phổ biến của những người sau khi vượt qua sự tấn công của SARS-CoV-2. Theo thống kê mới nhất, đau đầu nằm trong TOP 2 di chứng hậu Covid-19 hàng đầu (chỉ đứng sau triệu chứng mệt mỏi). Thông tin được đăng trên PubMed chỉ ra, có gần 44% người trải qua cơn đau đầu dai dẳng và kéo dài tận 3-6 tháng sau khi khỏi bệnh(1).

Lý giải cho tình trạng đau đầu ở F0 khỏi bệnh, các chuyên gia cho biết, virus SARS-CoV-2 có thể xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương thông qua thụ thể ACE-2. Các thay đổi ở lớp tế bào nội mạc mạch máu không những ảnh hưởng huyết áp, mà còn gây suy giảm tuần hoàn của lưu lượng máu lên não gây ra đau đầu. 

Tại sao nắng nóng lại đau đầu

Cơn đau đầu hậu Covid-19 có thể “ập đến” mà không có dấu hiệu báo trước

Triệu chứng đau đầu hậu Covid-19 được xem như hậu quả của quá trình viêm thần kinh (do tế bào miễn dịch, cytokines, kháng thể vào não, kích hoạt microglia - một loại đại thực bào trong mô não). Các tổn thương của tế bào thần kinh có thể tạo ra nhiều gốc tự do gây hại não bộ. Theo thời gian, không chỉ gây ra đau đầu, các F0 khỏi bệnh còn có nguy cơ thoái hóa thần kinh nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. 

Triệu chứng đau đầu hậu covid

Những người bị đau đầu hậu Covid-19 thường miêu tả cơn đau của họ gần giống như đau nửa đầu, tức là đau nhói ở một bên đầu. Một số trường hợp có di chứng nhẹ, cơn đau đầu thoáng qua hoặc âm ỉ nhẹ rồi biến mất. Những bệnh nhân khác trải qua cơn đau đầu nghiêm trọng, cường độ đau ngày một tăng… dai dẳng và tái phát hàng ngày kéo dài trong thời gian dài.

Ngoài ra, những người vốn bị đau nửa đầu trước đó có nguy cơ bị đau đầu sau Covid-19 cao hơn so với những người không có tiền sử đau nửa đầu. Cùng với cơn đau này, một số người còn nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn và rối loạn chức năng nhận thức (kém tập trung, suy nghĩ chậm chạp, trí nhớ kém…). 

Đau đầu hậu Covid-19 kéo dài bao lâu?

Tỷ lệ bị đau đầu sau Covid-19 dao động từ 8% đến 15% trong 6 tháng đầu sau khi nhiễm SARS-CoV-2. Sau 6 tháng, triệu chứng nhức đầu vẫn còn với tần suất khá cao. Do đó, người bệnh cần theo dõi sức khỏe để phòng ngừa các biến chứng muộn hoặc lâu dài có thể xuất hiện.

Giải pháp khắc phục đau đầu hậu covid như thế nào?

Tại thời điểm này, nhiều chuyên gia cho biết còn quá sớm để dự đoán thời gian, mức độ nghiêm trọng cũng như đề xuất các phương pháp điều trị đau đầu hậu Covid-19 thích hợp. Tình trạng đau đầu sau khi khỏi bệnh Covid-19 diễn ra trong thời gian dài hay ngắn không phụ thuộc vào thời điểm mắc bệnh, tình trạng nặng hay nhẹ và thường phục hồi theo thời gian.

Nhiều bệnh nhân có tiền sử đau nửa đầu cho biết tình trạng đau đầu của họ gần giống như đau nửa đầu, nhưng vấn đề nghiêm trọng là cơ thể không đáp ứng với các loại thuốc thông thường. Còn những trường hợp còn lại sẽ tìm đến thuốc không kê đơn với mong muốn cắt  nhanh triệu chứng đau đầu. Dù vậy, cơn đau đầu như búa bổ và dai dẳng hàng ngày có thể kéo dài hàng tháng, ngay cả với những người chỉ mắc bệnh nhẹ.

Tại sao nắng nóng lại đau đầu

Tự ý dùng thuốc chữa đau đầu có thể mang đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe

Tuy nhiên, việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc này có thể dẫn đến lờn thuốc, lệ thuộc thuốc và cản trở quá trình phục hồi tự nhiên. Tốt nhất bạn nên nói chuyện với bác sĩ về tất cả các triệu chứng của mình để tìm ra giải pháp lâu dài, vì các phương pháp điều trị đau đầu sau Covid-19 tùy thuộc vào tình trạng riêng của mỗi người.

Ngoài ra, F0 khỏi bệnh nên xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh hơn để rút ngắn thời gian cải thiện phục hồi đau đầu hậu covid:

  • Có đời sống tích cực: là cách bạn kiểm soát được cảm xúc của mình trước những yếu tố tiêu cực, đặc biệt là luôn suy nghĩ tích cực. Người có tinh thần lạc quan, chủ động tìm kiếm niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân sẽ giúp tinh thần phấn chấn và lạc quan hơn trước đại dịch. Xây dựng lối sống tích cực từ những việc làm nhỏ bé như: viết nhật ký, cười nhiều hơn, không để bản thân nhàn rỗi… 

  • Giải tỏa căng thẳng: Có vẻ như cuộc sống của các F0 khỏi bệnh trở nên “bận rộn” hơn sau khi trở lại công việc, nhiều người còn bị “ngợp” với sức ép của công việc lẫn áp lực từ cuộc sống. Điều này vô tình khiến cho căng thẳng, stress có cơ hội gây hại cơ thể. Để ngăn chặn cơn đau đầu hậu Covid-19 khởi phát bởi stress, bạn nên giải tỏa các năng lượng xấu bằng cách nghe nhạc, tự massage cho bản thân, trồng cây, tránh các nguồn tin tiêu cực, tập hít thở sâu, đi dạo… Những cách này góp phần giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại, nhờ đó giảm stress hiệu quả.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đủ vừa tốt cho sức khỏe thể chất vừa có thể loại bỏ mệt mỏi và các dấu hiệu của đau đầu. Vì vậy, hãy ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi ngày, để tăng năng suất làm việc.

  • Tập thể dục: Tập thể dục thể thao đều đặn có thể làm giảm triệu chứng của đau đầu và đau nửa đầu. Khi cơ thể vận động sẽ tự giải phóng hormon endorphins - loại hormone có thể giúp bạn vượt qua cơn đau mà không cần đến thuốc giảm đau. Căng thẳng và giấc ngủ của bạn cũng được cải thiện khi duy trì thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Như vậy sẽ loại bỏ hai tác nhân kích hoạt đau nửa đầu thường gặp nhất. Một vài động tác hỗ trợ giảm đau đầu hậu Covid-19 bạn có thể thử qua như: ngồi mở rộng ngực, ngồi giãn cổ, chân tựa tường… 

  • Dinh dưỡng cân đối: Nên chia bữa ăn thành 3-5 bữa mỗi ngày tùy theo sức ăn của người của mỗi người. Nên ăn theo nguyên tắc 5Đ: ăn Đủ 4 nhóm chất, 30Kcal/kg/ngày, 40ml/kg/ngày; kết hợp Đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn, cân Đối các thành phần (đạm 13-20%, béo 20-15%, carb 55-60%); cần duy trì chế độ ăn uống một cách Đều đặn và cần hạn chế các Độc chất từ những thực phẩm không tốt cho sức khỏe.

  • Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử: Thời gian sử dụng các thiết bị điện tử quá lâu có thể gây đau đầu và đau nửa đầu. Một vài nghiên cứu cho thấy, những người tiếp xúc với màn hình điện tử hơn 2 giờ mỗi ngày có nguy cơ xuất hiện cơn đau nửa đầu cao hơn. Ngoài ra, nhìn lâu vào máy tính cũng gây ra hội chứng thị giác màn hình, có thể gây nhức đầu sau mắt và nhiều vấn đề về mắt (mỏi mắt, khô mắt, đau cổ và mờ mắt). 

Tại sao nắng nóng lại đau đầu

Xem thêm: 17 cách giảm đau đầu hiệu quả tại nhà

Bổ sung tinh chất từ thiên nhiên giúp cải thiện di chứng nhức đầu sau khi mắc Covid-19

Đau đầu sau khi “thoát kiếp” F0 là tình trạng tổn thương dai dẳng, vì vậy quá trình điều trị cần nhiều thời gian. Đồng thời, nên điều trị đau đầu hậu Covid-19 bằng nhiều biện pháp khác nhau bao gồm châm cứu, thiền, yoga, hoạt động thể chất, vệ sinh giấc ngủ và điều chỉnh chế độ ăn uống… đặc biệt là cần có giải pháp giúp phục hồi và ngăn chặn các tổn thương của tế bào thần kinh. 

Song song với thay đổi lối sống, các F0 khỏi bệnh nên chủ động tăng cường thêm nguồn dưỡng chất cho não bộ, nhất là các tinh chất có khả năng chống tác hại của gốc tự do. Dựa trên các thành tựu nghiên cứu của ngành sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện bộ đôi tinh chất Anthocyanin và Pterostilbene (có trong quả Blueberry) có tác dụng đặc hiệu trong việc chống gốc tự do tăng sinh quá mức, đồng thời trung hòa tác động của chúng lên tế bào thần kinh.

Bộ đôi tinh chất Anthocyanin và Pterostilbene khi được tinh chiết theo công nghệ hiện đại từ Mỹ, có trọng lượng phân tử nhỏ nên sẽ dễ dàng vượt qua các hàng rào máu não, sửa chữa các tổn thương của mạch máu, tuần hoàn máu đến não và giúp kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên của cơ thể. Đặc biệt khi kết hợp Blueberry với Ginkgo Biloba (như sản phẩm OTiV) sẽ nhân đôi hiệu quả cho não, nuôi dưỡng mạch máu, bảo vệ và chống lão hóa tế bào thần kinh, nhờ đó cải thiện triệu chứng đau đầu hậu Covid-19, cho đầu óc minh mẫn, tăng khả năng ghi nhớ.

Tại sao nắng nóng lại đau đầu

OTiV - “người bạn” đồng hành giúp vượt qua di chứng đau đầu hậu Covid-19

Tại sao nắng nóng lại đau đầu

Đau đầu hậu covid là tình trạng rất phổ biến ở các bệnh nhân sau khi khỏi bệnh, tuy nhiên khi thấy có những triệu chứng đau đầu nghiêm trọng và ồ ạt hơn, bạn nên tìm đến các trung tâm y tế ngay lập tức. Các bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị, chăm sóc sức khỏe cần thiết.