Tại sao nhà nước ở Ai Cập và Lưỡng Hà được ra đời từ rất sớm

Khác với sự hình thành vương quốc thống nhất ở Ai Cập, Lưỡng Hà phát triển với sự ra đời của nhiều vương quốc do các tộc người khác nhau cai trị nên lịch sử Lưỡng Hà triền miên những cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, hơn tất cả, cư dân Lưỡng Hà cổ đại đã tạo nên một nền văn hóa độc đáo và có những đóng góp đáng kể cho văn minh nhân loại.

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

- Điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa Ai Cập cổ đại và Lưỡng Hà cổ đại:

+ Lưỡng Hà là vùng đất nằm trên lưu vực hai con sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ, người Hi Lạp cổ đại gọi là Mê-dô-pô-ta-mi, có nghĩa là “vùng đất giữa hai con sông” [Lưỡng Hà]. Đó là một vùng bình nguyên rộng lớn, bằng phẳng, nhận phù sa hằng năm khi nước lũ dâng lên từ sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ. Ở đây, người ta biết làm nông nghiệp từ rất sớm. Họ trồng chà là, ngũ cốc, rau củ và thuần dưỡng động vật.

+ Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc châu Phi, là vùng đất dài nằm dọc hai bên bờ sông Nin. Phía bắc là vùng Hạ Ai Cập, nơi sông Nin đổ ra Địa Trung Hải. Phía nam là vùng Thượng Ai Cập với nhiều núi và đồi cát, Phía đông và phía tây giáp sa mạc.

- Tại sao nhiều người Lưỡng Hà lại trở thành thương nhân?

Không có biên giới thiên nhiên hiểm trở, đi lại dễ dàng nên hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa Lưỡng Hà với những vùng xung quanh rất phát triển. Nhiều người Lưỡng Hà trở thành thương nhân. Họ rong ruổi khắp Tây Á thời bấy giờ với những đàn lạc đà chất đầy hàng hóa trên lưng.

II. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

- Người Xu-me là nhóm người đến cư trú sớm nhất ở Lưỡng Hà. Khoảng 3500 năm TCN, họ xây dựng những quốc gia thành thị. Đó là những nhà nước đầu tiên của người Lưỡng Hà. Mội quốc gia thành thị bao gồm một thành phố và vùng đất xung quanh lệ thuộc vào nó. Vùng hạ lưu sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ là nơi tập trung những quốc gia thành thị của người Xu-me với những thành phố nổi tiếng như Ua, U-rúc, Um-ma.

- Sau người Xu-me, nhiều tộc người khác thay nhau làm chủ vùng đất này và lập nên những vương quốc, những đế chế hùng mạnh. Nhiều thành thị mới tiếp tục được xây dựng, trong đó nổi tiếng nhất là thành Ba-bi-lon. Năm 539 TCN, người Ba Tư xâm lược Lưỡng Hà. Lịch sử các vương quốc cổ đại Lưỡng Hà kết thúc.

III. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU

Chữ viết và văn học

- Từ thiên niên kỉ IV TCN, Lưỡng Hà đã có chữ viết mà hình dạng giống những chiếc đinh hay góc nhọn nên được gọi là chữ hình Nêm hay hình góc.

- Thành tựu văn học nổi bật của người Lưỡng Hà là bộ sử thi Gin-ga-mét nói về người anh hùng huyền thoại của Lưỡng Hà, được xây dựng dựa trên hình tượng một vị vua có thật của người Xu-me.

Luật pháp

Năm 1750 TCN, bộ luật hành văn Ha-mu-ra-bi ra đời, quy định những nguyên tắc trong đời sống như quan hệ cộng đồng, gia đình, buôn bán, xây dựng…

Toán học

Người Lưỡng Hà cổ đại rất giỏi về số học nên có nhiều phương pháp đếm khác nhau, trong đó nổi bật là hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở. Ngày nay, chúng ta vẫn sử dụng hệ đếm này để chia một giờ thành 60 phút, một phút thành 60 giây và chia một vòng tròn thành 360 độ.

Kiến trúc và điêu khắc

- Không có sẵn đá như ở Ai Cập, người Lưỡng Hà sử dụng gạch làm vật liệu xây dựng. Thời gian, chiến tranh đã phá hủy phần lớn các công trình kiến trúc và nghệ thuật của Lưỡng Hà nhưng từ những di tích còn lại đến ngày nay, chúng ta có thể biết được phần nào tài năng và khiếu thẩm mĩ độc đáo của người Lưỡng Hà trong lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc.

- Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lưỡng Hà cổ đại là vườn treo Ba-bi-lon, xây dựng vào thế kỉ VI TCN. Nhà sử học Hy Lạp cổ đại hê-rô-đốt đã mô tả vườn treo nhìn từ xa trông giống như một quả đồi xanh tươi đầy hoa, hương thơm ngào ngạt tỏa khắp thành Ba-bi-lon.

LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

Luyện tập

1. Các thành thị của Lưỡng Hà cổ đại phân bố chủ yếu ở khu vực nào?

Các thành thị của Lưỡng Hà cổ đại phân bố chủ yếu ở khu vực ven hai con sông Ơ-phơ-rat và sông Ti-go-ro.

Vận dụng

2. Thành tựu nào của người Lưỡng Hà cổ đại còn có ảnh hưởng đến ngày nay?

Thành tựu của người Lưỡng Hà cổ đại có ảnh hưởng đến ngày nay như: hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở để chia một giờ thành 60 phút, một phút bằng 60 giây và chia một vòng tròn thành 360 độ. Những di tích kiến trúc điêu khắc vẫn còn đến ngày nay như vườn treo Ba-bi-lon.

3. Đồ vật có liên quan đến thành tựu toán học của người Lưỡng Hà cổ đại như đồng hồ, dụng cụ đo độ.

Page 2

SureLRN

1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế.

- Sự xuất hiện của công cụ kim loại là khởi đầu của con người bước vào thời đại văn minh.

- Những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn vì có đất đai màu mỡ, mưa đều đặn, dễ trồng trọt, thuận lợi cho nghề nông như: Ai Cập [sông Nin], Lưỡng Hà [sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát], Ấn Độ [sông Ấn và sông Hằng], Trung Quốc [sông Hoàng Hà].

- Khoảng 3500 - 2000 năm TCN, cư dân cổ Tây Á, Ai Cập đã biết sử dụng đồng thau, công cụ bằng đá, tre và gỗ.

- Cư dân châu Á và châu Phi sống bằng nghề nông, mỗi năm hai vụ. Họ xây dựng hệ thống thủy lợi, công việc trị thủy khiến mọi người gắn bó với nhau trong tổ chức công xã, ngoài ra còn chăn nuôi, làm đồ gốm, dệt vải.

2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại.

- Sản xuất phát triển dẫn đến sự phân hóa xã hội, xuất hiện kẻ giàu, người nghèo, quý tộc và bình dân; trên cơ sở đó ra đời giai cấp và nhà nước.

- Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành rất sớm, trên lưu vực sông Nin, khoảng giữa thiên niên kỷ IV TCN, cư dân Ai Cập cổ đại đã đông đúc, sống tập trung theo từng công xã.

Các công xã kết hợp thành liên minh công xã, gọi là các “Nôm”, khoảng 3200 TCN, một quý tộc có thế lực đã chinh phục được tất cả các “Nôm” thành lập nhà nước Ai Cập thống nhất.

- Ở lưu vực Lưỡng Hà [thiên niên Kỷ IV TCN], hàng chục nước nhỏ người Su-me đã hình thành. Ở lưu vực sông Ấn, các quốc gia cổ đại ra đời giữa thiên niên kỷ III TCN.

- Chế độ công xã nguyên thủy Trung Quốc tan rã vào khoảng cuối thiên niên kỉ II TCN, vương triều nhà Hạ hình thành vào thế kỷ XXI TCN mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước Trung Quốc.

3. Xã hội cổ đại phương Đông.

- Do nhu cầu thủy lợi, nông dân gắn bó và ràng buộc với nhau trong công xã nông thôn, thành viên trong công xã gọi là nông dân công xã.

- Nông dân công xã đông đảo nhất, là lao động chính trong sản xuất.

- Đứng đầu giai cấp thống trị là vua chuyên chế, quý tộc, quan lại, chủ ruộng, tăng lữ có nhiều quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo, quản lý bộ máy và địa phương, các tầng lớp này sống giàu sang bằng sự bóc lột.

- Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, làm việc nặng nhọc, hầu hạ quý tộc.

4. Chế độ chuyên chế cổ đại.

- Từ thiên niên kỷ IV đến thiên niên kỷ III TCN, xã hội có giai cấp và nhà nước đã được hình thành ở lưu vực sông Nin, Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát, sông Ấn, Hằng, Hoàng Hà.

- Xã hội có giai cấp hình thành từ liên minh bộ lạc, do nhu cầu thủy lợi.

- Nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua.

+ Vua dựa vào quý tộc và tôn giáo, bắt mọi người phải phục tùng.

+ Vua chuyên chế – người Ai Cập gọi là Pharaôn [cái nhà lớn], người Lưỡng Hà gọi là Enxi [người đứng đầu], Trung Quốc gọi là Thiên Tử [con trời].

- Giúp việc cho vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm quý tộc, đứng đầu là Vidia [Ai cập], Thừa tướng [Trung Quốc], họ thu thuế, xây dựng các công trình như đền tháp, cung điện, đường sá, chỉ huy quân đội.

5. Văn hóa cổ đại phương Đông.

a]. Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học

- Lịch pháp và Thiên văn học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

- Họ biết sự chuyển động của của Mặt trời, Mặt trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn, từ đó người phương Đông sáng tạo ra nông lịch. Một năm có 365 ngày, chia thành tháng, tuần, ngày, mỗi ngày có 24 giờ.

b]. Chữ viết.

- Do nhu cầu cần ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời, đây là phát minh lớn của loài người.

- Ban đầu là chữ tượng hình, sau được cách điệu hóa thành nét để diễn tả ý nghĩa của con người gọi là chữ tượng ý.

- Người Ai Cập viết trên giấy Papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng cây sậy vót nhọn làm bút viết trên những tấm đất sét còn ướt, rồi đem phơi nắng hay nung khô.

- Người Trung Quốc khắc chữ trên xương thú, mai rùa, thẻ tre, dải lụa….

c. Toán học.

- Ra đời sớm do nhu cầu cuộc sống:

+ Ban đầu, chữ số là những vạch đơn giản, người Ai Cập cổ đại giỏi về hình học, biết tính số Pi= 3,16, tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu.

+ Người Lưỡng Hà giỏi về số học; chữ số ngày nay ta dùng kể cả số 0 là công của người Ấn Độ.

- Những hiểu biết về toán học đã để lại nhiều kinh nghiệm cho đời sau.

d]. Kiến trúc.

- Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, kiến trúc phát triển phong phú như kim tự tháp Ai Cập, đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà …

- Những công trình cổ xưa là những kỳ tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.

Page 2

SureLRN

Video liên quan

Chủ Đề