Tại sao nói trẻ dưới 3 tuổi là cơ hội vàng để luyện giác quan

Để bé có thể phát triển toàn diện và vượt trội các kỹ năng, ngoài chế độ dinh dưỡng, bố mẹ cần quan tâm đến việc tương tác và kích thích phát triển các giác quan cho bé ngay từ những năm tháng đầu đời. Mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết đâu là giai đoạn vàng kích thích phát triển các giác quan của bé và cách thức thực hiện phù hợp nhé.

Giai đon vàng [t 0-6 tui] – các m đã sn sàng đ dy bé?

Từ 0-6 tuổi là giai đoạn não bộ bé phát triển mạnh nhất, các tế bào thần kinh đang phát triển rất nhanh về số lượng và chất lượng, trong đó đáng chú ý nhất là giai đoạn từ 0-2 tuổi, lúc này thể tích não bộ của bé đã bằng khoảng 80% so với người trưởng thành.

Theo các chuyên gia, giai đoạn này còn được gọi là “cửa sổ cơ hội”, là lúc các cơ quan trong cơ thể đang phát triển mạnh và dần làm quen với những tác động từ bên ngoài. Cũng trong giai đoạn này, các cơ quan trong cơ thể bé sẽ phát triển với tốc độ cao. Do đó, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ sự phát triển này đồng thời nắm bắt để có thể chăm sóc và dạy bé một cách tốt nhất.

Bố mẹ quan tâm và giáo dục sớm giúp bé phát triển toàn diện

Bên cạnh đó, đây cũng là giai đoạn bé đang dần làm quen với ba mẹ và các thành viên khác trong gia đình. Tình cảm gia đình chính là sợi dây xuyên suốt giúp ba mẹ có thêm động lực trong việc chăm sóc và nuôi dạy bé. Vì lẽ đó đây là giai đoạn ba mẹ cần giao tiếp với bé thường xuyên hơn, cố gắng sắp xếp thời gian để chơi đùa với con nhiều hơn.

Mt s cách kích thích các giác quan phát trin cho t 0-6 tháng tui

  • Bao bọc bé trong môi trường đầy sắc thái phong phú bằng cách bày những đồ chơi có màu sắc tươi sáng, treo quanh giường hay nôi của bé những bức tranh phong cả
  • Dán bảng chữ cái được in màu đỏ, to, rõ ràng gần giường ngủ của bé để giúp bé làm quen với bảng chữ cái ngay khi mới lọt lòng, làm bé nhìn thấy chữ sẽ rất thích thú.
  • Cho bé nghe những bản nhạc có chọn lọc hằng ngày mẹ nhé. Mỗi lần chỉ nghe khoảng 15 phút và nghe 2 lần mỗi ngày là đủ. Mẹ nên chọn những bản nhạc nhẹ nhàng với âm lượng không quá lớ
  • Trò chuyện thật nhiều với bé mẹ nhé. Khi tắm, khi cho bé bú hay đẩy bé ra ngoài đi dạo, mẹ có thể tường thuật lại những gì mẹ thấy hoặc những chuyện vui trong ngày của mẹ. Điều này sẽ giúp bé quen giọng mẹ và còn phát triển khả năng ngôn ngữ trong tương lai.
  • Mẹ có thể kích hoạt vị giác của bé bằng cách dùng khăn xô thấm nước nguội, nước lạnh, nước vị ngọt, nước vị chua từng vị cho bé nế
  • Cho bé cầm nắm ngón tay mẹ. Sau đó tập cho bé cầm nắm đồ vậ Khi đó, mẹ nhớ phải thật chú ý đến bé, cẩn thận để tránh cho bé va quẹt đồ vật vào mặt và người nhé. Các vật cầm trên tay phải to hơn miệng của bé để cho an toàn, tránh bé nuốt vào miệng.

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp mẹ phát triển các giác quan cho bé ngay từ khi mới chào đời, tạo tiền đề tốt cho sự phát triển của bé trong tương lai. Nhưng đừng quá nghiêm khắc mẹ nhe, trong giai đoạn này, nếu mẹ và bé đang có tâm trạng không tốt thì hãy dừng ngay để tránh mắc phải những sai lầm không mong muốn nhé. 

PGS. Nguyễn Anh Tuấn

Bộ môn Nhi – Bệnh viện Nhi đồng 1

Giác quan của trẻ sơ sinh bao gồm thị giác, xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác. Để hiểu rõ hơn về sự phát triển của các giác quan, mẹ cần tìm hiểu về từng giác quan một cách chi tiết.

Thị giác là gì? Một trong các giác quan của bé

Thị giác là khả năng nhận và diễn giải thông tin từ ánh sáng đi vào mắt. Việc bé có khả năng thị giác như thế nào được gọi là thị lực, tầm nhìn. Hệ thị giác cho phép bé thu nhận và xử lý thông tin từ môi trường bên ngoài.

Xúc giác là gì?

Xúc giác là một trong các giác quan của bé có được khi đụng chạm, tiếp xúc bằng da bằng thịt [thông qua tay, chân…]. Chẳng hạn như khi bé đói, bé sẽ dùng miệng sờ soạng để tìm ti mẹ hay khi bé ăn no, bé sẽ dùng tay chạm vào cằm mẹ.

Ngoài ra, các nhà khoa học nhận thấy khi ngậm một vật gì đó trong miệng, trẻ không đơn thuần nếm thử mùi vị của nó, mà còn đang dùng lưỡi và môi – những vùng xúc giác nhạy cảm nhất – để xác định các đặc tính khác.

Một trong số các giác quan của bé – Thính giác là gì?

Đây là khả năng tiếp thu âm thanh bằng cách phát hiện các dao động qua tai. Trẻ sơ sinh sử dụng đôi tai để tiếp nhận một lượng lớn thông tin về âm thanh từ thế giới xung quanh.

Thính giác của trẻ cũng giúp chúng học ngôn ngữ và kích thích sự phát triển của não bộ.

Thính giác của bé phát triển từ khi còn trong bụng mẹ.

Vị giác là gì?

Vị giác cũng là một trong số năm các giác quan của bé. Khái niệm vị giác đề cập đến khả năng phát hiện mùi vị của các chất như thực phẩm, một số khoáng chất

Vị giác của trẻ sơ sinh bắt đầu phát triển từ khi ở trong bụng mẹ. Khi mang thai được 9 tuần, miệng và lưỡi của bé đã hình thành cùng với các nụ vị giác đầu tiên.

Khứu giác là gì trong các giác quan của bé?

Các giác quan của bé thường có mối liên kết chặt chẽ với nhau theo từng giai đoạn phát triển. Trong đó phải kể đến là khứu giác và vị giác. Vị giác giúp trẻ nhận thức về mùi. Tương tự như vậy, các thụ quan trong mũi sẽ thu nhận các chất tạo mùi thông qua hít thở thông thường.

Khứu giác của trẻ sơ sinh bắt đầu phát triển khi còn trong bụng mẹ, đặc biệt là thông qua mùi nước ối. Mùi hương này tương tự với mùi sữa mà trẻ có thể cảm nhận sau khi sinh.

II. Sự phát triển các giác quan của bé theo từng cột mốc

1. Sự phát triển các giác quan của bé: Thị giác

Khi mới sinh ra:

  • Khả năng xử lý màu sắc của bé vẫn còn hạn chế. Bé chỉ phản ứng khi vật mà bé nhìn thấy lớn và có nhiều màu sắc tương phản [màu sáng hay tối]
  • Bé chỉ nhìn thấy được những sự vật cách xa mắt mình 20-30cm. Nhưng cũng chỉ thấy một cách mờ ảo, không rõ từng nét.

Trẻ 4-5 tháng tuổi:

  • Các tế bào hình nón và que trong võng mạc gần như phát triển toàn diện. Thời điểm này, con yêu có thể nhìn thấy mọi vật với từng màu sắc sinh động khác nhau.

Trẻ 6-8 tháng tuổi:

  • Ở giai đoạn này, sự phối hợp giữa tay và mắt cải thiện đáng kể. Bé thường vẫy tay hoặc với theo đồ vật mẹ đưa.
  • Nhận thức về độ sâu của con cũng sẽ được cải thiện dần dần và con có thể nhìn thấy những vật ở cách xa 10m.

Trẻ 9-12 tháng tuổi:

  • Đây là lúc bé đã có khả năng thị giác giống như người lớn. Bé có thể nhận thức về chiều sâu và ước lượng khoảng cách xa gần của vật.
  • Ngoài ra, bé có thể quan sát và với đồ vật trong phạm vi của chính mình.

Nếu cha mẹ nắm bắt được đúng thời điểm thì trí thông minh của trẻ sẽ được cải thiện rất nhiều.

Các nhà khoa học tại Đại học Harvard từng kết luận, trí thông minh không chỉ quyết định bởi di truyền. “Một cặp cha mẹ không thông minh, nhưng nếu họ cung cấp một môi trường tốt cho con cái, rất có thể phát triển một đứa trẻ có IQ cao”, Richard Weissbourd, giáo sư tâm lý học hành vi trẻ em tại Đại học Harvard nói.

Vị giáo sư này đã thực hiện một cuộc khảo sát và nghiên cứu về sự phát triển thể chất, tinh thần và não bộ của trẻ nhỏ. Kết quả là hầu hết những đứa trẻ tham gia nghiên cứu đều có 3 thời kỳ phát triển trí não cao nhất trong đời, gọi là “thời kỳ phát triển đỉnh cao”.

Nếu cha mẹ nắm bắt được những thời điểm này thì trí thông minh của trẻ có thể được cải thiện rất nhiều.

Nếu được giáo dục từ sớm một cách đúng phương pháp, trẻ sẽ thông minh và nhanh nhẹn hơn. Ảnh minh họa: qq.

Giai đoạn 1: Trước 3 tuổi

Trọng lượng não của trẻ sơ sinh chỉ bằng 25% người lớn. Tuy nhiên trước ba tuổi, trọng lượng não sẽ tăng lên, bằng 85% so với người lớn. Lúc này các tế bào thần kinh trong não kết nối với tốc độ 700-1000 lần mỗi giây, có thể gọi là “tốc độ bay”. Các tế bào thần kinh kết nối càng nhanh, não bộ của trẻ càng thông minh.

Đặc biệt khi trẻ được hai tuổi, các chức năng khác nhau của não đã đạt giá trị cao nhất trong giai đoạn này. Thời điểm này, tốc độ kết nối của nơ ron phụ thuộc vào việc não bộ của trẻ nhận được bao kích thích từ bên ngoài. Theo giáo sư Richard Weissbourd, đây là cơ hội đầu tiên để một đứa trẻ trở nên thông minh. Việc rèn luyện trí não ở thời điểm này sẽ giúp ích nhiều cho sự phát triển của trẻ.

Lời khuyên cho cha mẹ giai đoạn này là tích cực khuyến khích, động viên để con tự tin, có động lực khám phá thế giới muôn màu. Càng hiểu biết về thế giới xung quanh, con sẽ càng thông minh.

Giai đoạn 2: 5-7 tuổi

Ở thời kỳ này, não bộ của trẻ ở vào thời kỳ đệm, sẽ không còn phát triển nhanh như trước 3 tuổi. Tuy vậy, tốc độ phát triển não phải của trẻ giai đoạn này rất mạnh.

Não được chia thành hai nửa: Não trái và não phải. Não trái thiên về khả năng nói, phân tích và thứ tự, não phải thiên về việc đọc, viết và tính toán. Nếu cha mẹ có thể rèn luyện cho con phát triển song song cả hai phần não, trẻ có thể thông minh hơn.

Để làm được việc này, cha mẹ nên khuyến khích trẻ sử dụng cả hai tay để kích thích hai bán cầu não. Ngoài ra khuyến khích trẻ hoạt động thể chất như mỹ thuật, âm nhạc... giúp chúng khám phá thế giới quan. Thời điểm này cũng nên khích lệ trẻ đặt câu hỏi, rèn luyện tư duy phản biện nhằm tăng trí tưởng tượng.

Giai đoạn 3: 8 - 10 tuổi

Ở lứa tuổi này, trẻ đều đến trường để học tập một cách hệ thống. Từ đó kiến thức, nhận thức và thế giới quan của trẻ cũng thay đổi rất nhiều. Điều này đồng nghĩa não bộ sẽ được cải tiến và tổ chức lại.

Theo lý thuyết mà nhà tâm lý học Richard Weissbourd đưa ra, giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn hoạt động cụ thể, tức là trẻ có thể suy nghĩ và tính toán một cách logic từ những việc cụ thể.

Giai đoạn này bố mẹ cần phải sát sao hơn trong việc nuôi dạy con cái bởi nó có tác động lớn trong việc hình thành tính cách hoàn chỉnh của trẻ ở tương lai. Trước 11 tuổi, cha mẹ rất dễ giúp trẻ từ bỏ thói quen xấu, nhưng sau độ tuổi này mọi thay đổi nếu muốn, cũng sẽ rất khó khăn.

Cha mẹ nên làm gì để định hướng cho sự phát triển trí tuệ của con trong những giai đoạn này?

1. Trau dồi thói quen thích đọc sách

Sách vốn là kho tàng tri thức quý giá của nhân loại, vì vậy, việc tạo cho bản thân một thói quen đọc sách thường xuyên sẽ giúp trẻ có được nhiều lợi ích thiết thực.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ thích đọc sách hoặc được cha mẹ đọc sách cho nghe sẽ nâng cao vốn từ vựng và trí tưởng tượng phong phú hơn những bé ít tiếp xúc với sách. Không những vậy, các cuốn sách sẽ mang đến cơ hội cho trẻ mở rộng vốn từ, học thêm những cấu trúc câu... phát triển kỹ năng ngôn ngữ.

2. Rèn luyện thể chất

Rèn luyện thể chất giúp trẻ phát triển chiều cao và hệ cơ xương chắc khỏe. Không những vậy, những trẻ tích cực hoạt động thường phát triển chiều cao tối ưu bởi não bộ sản xuất và giải phóng hormone tăng trưởng nhiều hơn so với trẻ lười hoạt động thể chất.

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia nhiều loại hình thể thao khác nhau. Tìm hiểu xem con thích môn nào và hướng dẫn trẻ hoạt động với cường độ vừa phải, tùy thuộc vào sức khỏe.

3. Bố mẹ chơi cùng trẻ

Việc cha mẹ tham gia các trò chơi dành cho trẻ con sẽ để lại cho bé những kỷ niệm khó quên và mang lại nhiều tiếng cười cho cả nhà. Việc làm này cũng sẽ gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái.

Trước ba tuổi, cha mẹ nên cùng con chơi những trò chơi trí tuệ như suy luận, tính toán nhằm nâng cao khả năng tư duy và logic của trẻ. Việc chơi cùng trẻ không chỉ tạo không khí tốt trong gia đình, mà thông qua trò chơi, bố mẹ cần hướng dẫn con tuân thủ quy tắc và học cách hợp tác với người khác. Điều này không chỉ cải thiện chỉ số thông minh mà còn cải thiện trí tuệ cảm xúc của trẻ.

Theo Vy Trang/VNE

Theo Vy Trang/VNE

Video liên quan

Chủ Đề