Tại sao phải cúng 49 ngày cho người mất

Người Việt từ xưa đã có tục lệ thực hiện cúng tế 49 ngày cho người đã khuất, thế nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu ý nghĩa của việc cúng 49 ngày là gì.

Vì sao cúng 49 ngày cho người đã khuất?

Vì sao lại cúng 49 ngày?

Theo thuyết của Phật giáo, người đã chết sau khi trút hơi thở cuối cùng, hồn sẽ lìa khỏi xác. Lúc này, âm hồn của họ phải đi qua một điện lớn ở âm ty, trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần kéo dài 7 ngày thành 49 ngày. Sau 7 tuần tùy theo nghiệp báo lúc còn sống mà tái sinh vào cảnh giới tương ứng.

Theo kinh Địa Tạng nói: Người chết sau 49 ngày, gọi là chung thất, thì vong linh của người mất, tùy nghiệp mà thọ sanh chiêu cảm quả báo. Nếu hiện đời tạo nhiều điều lành, thì sẽ thọ sanh về cảnh giới an lành. Ngược lại, thì thọ sanh vào cảnh khổ. Tùy chỗ tạo nghiệp thiện ác, mà thọ sanh qua các loài và các cảnh giới sai biệt trong vòng lục đạo luân hồi. Cũng chính theo lời dạy nầy, mà Phật tử thường hay cúng Trai Tăng vào ngày chung thất.

Như vậy trong vòng 49 ngày, âm hồn sẽ phải trải qua thời gian “phán xét” để quyết định việc tái sinh vào cảnh giới nào. Lễ cúng 49 ngày “ra đời” như một cột mốc quan trọng của người chết.

Tục lệ cúng 49 ngày còn có tên gọi khác là chung thất, đây là tín ngưỡng để tang của người Việt và là nghi lễ quan trọng không chỉ đối với người còn sống mà còn đối với người đã mất.

Ý nghĩa của việc cúng 49 ngày

Lễ cúng này với những âm hồn đã được phán quyết vãng sanh vào cảnh giới nào sau 49 ngày như một buổi lễ để thể hiện sự tôn trọng, tưởng nhớ của những người còn sống dành cho họ.

Với những âm hồn chưa được quyết định họa sanh vào giới nào thì lễ cúng này có ý nghĩa tạo phước đức, hướng âm hồn người chết đến với những điều tốt, điều thiện. Hơn nữa, gia đình của người mất cũng muốn dựa vào sức chú niệm của chư tăng ni mà giúp âm hồn người chết sớm được vãng sanh vào cảnh lành.

Vì vậy với người Việt, ngày giỗ 49 ngày vô cùng quan trọng, người ta sẽ cúng đúng 49 ngày chứ không cúng trước hay cúng sau.

Thân quyến của người quá vãng phải tổ chức ngày cúng tế nghiêm trang, thành tâm và tránh phạm phải những điều cấm kị.

  • Lễ cúng 49 ngày [Hán-Việt: Chung thất] là một dạng tín ngưỡng, đồng thời nó cũng là buổi lễ cúng giỗ vô cùng quan trọng của người còn sống đối với người mới qua đời. Đây là một buổi lễ cúng giỗ mở đầu sau ngày người chết qua đời được 49 ngày.
  • Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện: được lưu truyền tương đối sâu rộng trong Phật giáo Trung Quốc, vì kinh này đề xướng tư tưởng hiếu thân, lại đề xướng pháp môn siêu độ vong thân cẩn trọng đối với người chết, cho nên đặc biệt được dân tộc Trung Quốc tôn sùng vì rất gần với văn hóa Nho gia. Trong kinh Địa Tạng có nói:
    • “Chúng sinh tạo ác ở Diêm Phù Đề, người mới chết, sau khi trải qua 49 ngày không người kế tự, vì họ mà làm công đức, cứu bạt khổ nạn, lúc sống lại không làm được nhân lành, căn cứ tội nghiệp xưa mà cảm nơi địa ngục”.
    • “Như sau khi người đã chết, lại có thể trong 49 ngày vì người ấy mà tu tạo nhiều phước lành, thời có thể giúp cho người chết đó khỏi hẳn chốn ác đạo, được sinh lên cõi trời hoặc người hưởng lấy nhiều sự rất vui”. Lại có đoạn nói: “Thần hồn vơ vẩn mịt mờ, chưa rõ là tội hay phước, trong 49 ngày như ngây như điếc… Người mất đó lúc chưa được thụ sinh, trong 49 ngày luôn luôn trông ngóng hàng cốt nhục thân quyến tu tạo phước lành để cứu vớt họ. Qua khỏi 49 ngày thời cứ theo nghiệp mà thọ lấy quả báo”.
  • Những dẫn chứng trên nêu rõ người ta sau khi chết trong vòng 49 ngày mong muốn thân bằng quyến thuộc vì họ mà làm phước để siêu độ, qua khỏi thời gian đó phải chuyển sinh tùy theo nghiệp mà thọ báo. Tuy siêu độ vẫn có một số tác dụng, nhưng không phải hữu dụng liền.
  • Đặc biệt trong thất đầu rất là trọng yếu, kinh Địa Tạng nói: “Giả sử thần thức của người ấy phân tán đến hơi thở đã dứt, thời 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày, 4 ngày cho đến 7 ngày, lớn tiếng tán thán [ca ngợi việc tu phước hành thiện của người chết], lớn tiếng tụng kinh, sau khi người đó chết cho dù tội nặng từ trước như tội ngũ vô gián cũng vĩnh viễn được giải thoát”. Điều này nói rất rõ siêu độ cho người chết trong thời gian bảy ngày đầu rất tốt.
  • Thế nhưng, siêu độ tốt nhất vẫn là lúc còn sống tự mình phải tu hành. Cho nên, kinh Địa Tạng nói: “Sau khi người mạng chung, hàng quyến thuộc lớn nhỏ, vì người chết mà làm các điều phước lợi, tất cả việc về Thánh đạo, thời trong bảy phần công đức, người chết hưởng một phần, còn sáu phần công đức người sống hưởng. Vì cớ ấy nên những thiện nam tín nữ ở hiện tại và vị lai, nghe lời nói này nên cố gắng tu hành sẽ hưởng trọn phần công đức”. Nếu lúc sống chưa biết tin Phật, chưa tu các thiện pháp, sau khi chết còn ở giai đoạn trung ấm thân trong vòng 49 ngày mới phải nhờ thân thuộc vì họ tu phước siêu độ. Như lúc còn sống sớm tin Phật pháp, tinh tấn niệm Phật hồi hướng cầu nguyện vãng sinh Tịnh độ phương Tây, đến lúc lâm chung liền có ba vị Thánh: một vị Phật và hai vị Bồ tát ở phương Tây đến tiếp dẫn, thân nhân thiện hữu vì người đó mà trợ niệm, giúp cho tín tâm người đó được tăng trưởng, vãng sinh Cực lạc quốc. Cho nên, trong các kinh luận đều khuyến tấn người ta lúc sinh tiền nên cố gắng tu hành.
  • Tham khảo
  • Bách khoa toàn thư văn hóa Việt

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lễ_cúng_49_ngày&oldid=64997890”

Chuyên gia ơi, tôi có đôi chút thắc mắc về tang ma hiếu sự muốn được chia sẻ và hỏi nhỏ như sau: Chúng ta đều biết, sinh lão bệnh tử là quy luật khó tránh của con người. Cha mẹ sinh ra ta, lao lực vất vả chăm nuôi ta, đến khi về già thì suy yếu mệt mỏi bệnh tật rồi cũng sẽ ra đi. Nhưng cha mẹ ông bà đã chết thì không phải là hoàn toàn mất hẳn, mà vẫn còn lui tới cõi dương gian để thăm nom, gia hộ cho con cháu được khỏe mạnh, làm ăn tấn phát. Vậy cho tôi hỏi người đã khuất sau nghi thức cúng 100 ngày sẽ ra sao và người chết sau 100 ngày hồn sẽ hóa thành con gì? Tính 100 ngày người mất như thế nào?

Trong quan niệm tâm linh từ thời xa xưa thì cách tính 100 ngày người mất như thế nào và nghi thức làm lễ 100 ngày người mất cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa sâu xa. Tùy theo vị trí địa lý, phong tục từng vùng miền thì nghi thức này đều có sự khác nhau. Tuy nhiên dù khác nhau về cách thức nhưng đều có chung mục đích đó là thể hiện lòng kính trọng và tưởng nhớ người đã nằm xuống, giúp linh hồn người đó sớm siêu thoát và được đầu thai chuyển kiếp. Tính 100 ngày người mất như thế nào thì thưa rằng phép tính được bắt buộc kể từ ngày người đó trút hơi thở cuối cùng.

Trước ngày giỗ đầu, người theo Phật giáo ở Việt Nam thông thường sẽ cúng cho người vừa mất vào ngày 49 và 100. Phần lớn mọi người đều đã biết tục cúng 49 ngày có ý nghĩa như thế nào và làm khá trọng thể, mời họ hàng làng xóm đến dùng cỗ to, thịnh soạn.

Nhưng đến khi cúng 100 ngày, thường ít người để tâm tìm hiểu và đều chỉ mời người đã mất về quây quần tụ họp, hưởng bữa cơm gia đình với người trong nhà mà thôi.

Có người nói rằng con người bất phân nam nữ đều có 7 vía, cúng 49 ngày là bởi 7×7, mỗi 7 ngày trôi qua linh hồn người đã mất sẽ vượt qua một cửa ngục. Khi vừa qua cửa thứ 7, trọn 49 ngày thì người nhà cần sửa soạn đồ lễ để vừa là cầu siêu cho người ấy, vừa giúp linh hồn sớm được đầu thai, siêu thoát hoặc sẽ hóa thành con vật.

Khi đến trọn 100 ngày sau khi giã từ cõi đời, con cháu thân nhân chỉ cần làm lễ cúng, sắp sửa đồ trên ban thờ để tỏ lòng thương nhớ, tưởng niệm cốt ở lòng thành chứ không cần thương khóc, đốt vàng mã nhiều như lễ 49 ngày.

Nhờ những lần cúng lễ này, người đã mất sẽ rất cảm kích tấm lòng mà con cháu hay người thân dành cho mình. Đồng thời họ nương nhờ Phật lực, nhờ quý Tăng ni có đức độ và đạo lực mà hương linh được hưởng sự no vui thù thắng vi diệu.

Vậy xin hỏi, tại sao lại phải làm lễ cúng cơm cho người mất sau 100 ngày? Khi làm lễ cúng nên tính theo lịch âm hay lịch dương, cần chuẩn bị lễ cúng như thế nào mới phải đạo?

Tôi tìm hiểu thì được biết, nhiều nơi dân ta chỉ quan niệm có lễ 49 chứ không có lễ 100 ngày. Nhiều nơi gọi lễ cúng 100 ngày là tốt khốc và chọn đó làm ngày nhập chung bàn thờ người đã mất vào bàn thờ tổ tiên ông bà, liệu cách làm này có đúng chăng?

Chẳng phải nhà Phật nói: “Lễ Phật một lễ, tội diệt hà sa”. Thực hiện những nghi lễ tức là học Phật trực tiếp, không ngang qua phương tiện sách sở kinh điển; thực hiện các nghi lễ cũng là tu Phật trực tiếp. Như vậy, lễ 100 ngày là lợi nhiều hơn hại phải không?

Và cũng xin được hỏi thêm chuyên gia rằng, sau lễ cúng lễ 100 ngày, linh hồn người đã mất sẽ đi đâu? Bởi có người nói, linh hồn phải trải qua 10 cửa địa ngục mới thực sự đầu thai, nên há chăng tròn 100 ngày chưa được siêu thoát, người thân của chúng ta sẽ lưu lạc chốn nào?

Đàm Đức Bình [Tây Hồ, Hà Nội]

Vì sao phải thắp nhang 100 ngày sau khi đặt ban thờ Thần Tài – Ông Địa?

Bạn thân mến

Ta thường thấy có những người khi sống bị coi như bát nước bỏ đi, nhưng khi chết lại được tang lo cũng lễ linh đình. Ngược lại có nhiều người khi chết được lo lắng nhớ thương, lo cho người chết không biết được lên thiên đường hay xuống địa ngục, có nhiều gia đình có tổ chức cúng 100 ngày với mong muốn hành động đó trợ giúp cho người mới khuất. Còn trợ giúp được gì thì đúng là không mấy ai biết.

Chuyên gia cũng đã chứng kiến có trường hợp không cúng cơm 100 ngày hay 49 ngày. Tất cả chỉ gói gọn trong 3 ngày là xong. Theo thầy thì việc cúng lễ mà thầy hay làm chỉ đóng vai trò chia sẻ, hỗ trợ, nâng đỡ. Còn thức tỉnh, giải thoát được hay không phụ thuộc vào nội lực của chính người đã khuất.

Và tất cả đều phải tôn trọng luật tự nhiên, tôn trọng nhân quả người đã khuất, trường hợp cúng 3 ngày xong này, theo thầy đó là do người ấy đã đi nhẹ, cũng chẳng biết về những chuyện người sống đang làm. Nếu có cúng thêm cho đúng bài thì cũng chỉ là thỏa mãn ý muốn người nhà thôi.

Xem thêm:   Collagen Youtheory 390 của Mỹ có tốt không

Quay trở lại với những câu hỏi của bạn, chuyên gia cẩn thận tham vấn một bậc thiện tu, người cho biết là các hiện thực sau khi chết là quá kỳ vĩ và rộng lớn nên mô tả bằng lời để hiểu là không thể, vậy chỉ gợi ý nôm để qua đó chúng ta  tham khảo, từ đó ngộ sâu hơn:

Theo bậc thiện tu thì đây là làm theo phong tục. Mà phong tục là do con người đặt ra căn cứ vào bối cảnh xã hội, tâm lý cụ thể, đúng ở thời điểm này nhưng sai ở thời điểm khác. Ý nghĩa cúng 100 ngày còn được biết với cái tên khác là lễ tốt khóc hay thôi khóc. Trong quan niệm xưa thì linh hồn của người đã khuất vẫn còn vương vấn và luẩn quẩn trong nhà. Vì thế để linh hồn được an nghỉ và siêu thoát thì lễ 100 ngày được ra đời với mục đó cao thượng đó.

Lễ 100 ngày giúp linh hồn người đó thoải mái, không còn ý niệm vương vấn cõi trần gian. Đặc biệt trong nghi thức cổ xưa này thì con cháu không được khóc thương cho người đó nữa. Nên mới được gọi với cái tên lễ thôi khóc.

Cũng theo người, tác động của việc làm lễ cúng cơm cho người mất 100 ngày [kể cả 49 ngày] là làm cho người sống an tâm, chứ khó làm thay đổi vấn đề của người mất . Các cụ chọn ngày này cũng rất khoa học, giúp con cháu, người thân thôi khóc, dứt ra để về với thế giới lao động, sinh hoạt bình thường. Chứ ngày xưa có những nhà cúng đến 3 năm, nhiều đêm ra đồng ấp mộ [ngủ ôm mộ], khóc ròng mãi thì cũng hại sức khỏe.

Thật lòng chính là phải đạo, chính là tu Phật. Còn người ở thế giới vô hình thì vẫn đi theo nhân quả đã làm khi còn sống, theo đúng luật trời định. Nếu khi sống mà thiện, làm nhiều việc tốt thì họ vẫn về nơi nước chúa, đất Phật, hoặc đầu thai làm người có cuộc sống tốt và ngược lại.

Bạn hỏi, khi làm lễ có phải chọn ngày đẹp không? Chọn ngày âm hay ngày dương? Theo vị thiện tu thì không cần thiết, nhưng đã là người đời thì còn “cái tôi”, còn lo lắng, vậy hãy cứ chọn ngày âm và ngày đẹp theo phong tục, khi chọn rồi, chịu khó quan sát hiện thực sẽ thấy có đúng, có sai và từ đó mà hiểu hơn, ngộ ra.

Ngộ ra rồi, cái Ngã tan đi thì Tâm trong sẽ mở, sẽ thấy ngày ngày âm hay ngày dương đều được, không có ngày đẹp ngày xấu. Về lễ cũng cũng vậy, làm đơn sơ hay mâm cao cỗ đầy đều được miễn là thật lòng. 

Cúng 100 ngày mà diễn, giả khóc giả cười, hối lộ thần linh thì còn có hại. Ta có khi chỉ cần quả chuối củ khoai được rửa sạch sẽ, dâng cúng trân trọng cũng xong. Đừng đi tìm đạo ở những lý thuyết xa xôi, thật tâm chính là phải Đạo, thật lòng chính là tu Phật.

Trong thư bạn có hỏi rằng, lễ 100 ngày chính là sự học Phật trực tiếp, không đi ngang qua kinh điển vậy lợi nhiều hơn hại? Theo bậc hiền tu thì cái gì cũng có 2 mặt, tốt nhất là khi làm lễ hãy bình tâm, yêu thương, không luyến ái đau khổ. Không giả tạo hình thức, không mê tín dị đoan, không báng bổ bậy bạ thì người lễ cũng thêm phước phần, người chết cũng cảm thấy được quan tâm chăm sóc, vậy thôi.

Bạn đừng quá lo lắng về việc người chết sau 100 ngày đi về đâu. Bậc hiền tu đã cười và nói rằng đừng quá lo lắng, lá đều rơi về cội, sau khi mất hoặc sau 100 ngày thì hồn sẽ về gặp tổ tiên. Những hồn còn mê lầm thì sẽ tha phương cầu thực không nơi nương tựa.

Thật ra, cúng lễ, quan sát sự chết để nhận ra sự sống. Bạn thân mến, vị tăng sư nổi tiếng của Mật tông người Ấn Độ, ngài Liên Hoa Sinh đã truyền dậy các phương pháp hướng dẫn tâm linh liên quan đến các bước chuyển hóa sau cái chết vật lý. Người truyền kiến thức qua cuốn Tử thư tây tạng, [là một trong những chuẩn mực tham khảo] , xem kỹ cũng không thấy có thông tin liên quan đến lễ cúng 100 ngày.

Đại sư chia sẻ thông điệp về linh hồn là bất tử, không có cái chết và không phải lo lắng về cái chết. Chúng ta cần  mạnh dạn đối diện, quan sát và tìm hiểu “cái chết” để nhận ra “cái sống”, nhận ra sự sống. Từ đó liên hệ  được với tổ tiên, cội nguồn trong sâu tận lòng mình, trở thành người có Tâm, có tổ tiên trong lòng.

Mình sống đấy nếu không có Tâm [hoặc tâm bị khóa] , hồn mình không có Linh, thì các thế lực bóng tối dễ điều khiển, dễ làm điều dại dột, không hạnh phúc. Sống đấy mà hồn vía, tâm trí phiêu bạt lang thang, chạy theo những mục tiêu ảo vọng

Theo bậc hiền tu, ai cũng có vấn đề của riêng mình. Nếu mình có tục lệ cúng người chết sau 100 ngày, thì nên vận dụng lễ cúng ấy để hoàn thiện bản thân. Cách làm như đã nói đó là hãy cúng lễ bình tâm, giản dị, chân thành, người khuất cảm nhận được sự ấm áp, người sống cúng có hạnh phúc tại tâm.

Phần này chúng ta sẽ tiếp tục ở phần tin tức sau nhé

Vậy chúng ta cùng nhận thức và ngộ nhé, cảm ơn bạn! 

Theo Hoàng Dương Bình
[Tuổi Trẻ Thủ Đô]

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề