Tại sao tháng này không có kinh nguyệt

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng mất kinh nguyệt là do người phụ nữ đang có tín hiệu mang thai. Tuy nhiên một số vấn đề khác về sức khỏe cũng là lý do gây nên hiện tượng mất kinh nguyệt 3 tháng. Những yếu tố mà MEDLATEC điểm danh trong bài viết dưới đây có khả năng là căn nguyên khiến chị em phụ nữ bị vô kinh tạm thời. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Cân nặng thay đổi

Nếu chị em bị tăng hoặc giảm cân một lượng cân nặng lớn sẽ dẫn tới sự mất cân bằng của nội tiết tố, làm rối loạn kinh nguyệt. Do vậy, những người gặp tình trạng thừa cân, béo phì dễ bị rong kinh [mỗi lần hành kinh kéo dài hơn 7 ngày], còn những người sụt cân đột ngột có nguy cơ bị mất kinh nguyệt trong 3 tháng, thậm chí là lâu hơn.

2. Tâm lý căng thẳng

Một người hay rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng quá độ sẽ gây ảnh hưởng tới chức năng điều tiết các hormone sinh sản của vùng dưới đồi thuộc não bộ. Đây là khu vực đóng vai trò quan trọng trong bộ ba hệ nội tiết chính của cơ thể: buồng trứng - tuyến yên - vùng dưới đồi.

Nếu vùng dưới đồi bị rối loạn thì sẽ khiến buồng trứng không thể giải phóng hormone một cách bình thường, dần dần dẫn tới rối loạn quá trình rụng trứng, tạm ngưng chu kỳ kinh nguyệt. Nếu tình trạng căng thẳng tâm lý được giải quyết, chị em phụ nữ duy trì một tinh thần thoải mái, vui vẻ thì kinh nguyệt sẽ được điều hòa trở lại.

3. Ảnh hưởng của thuốc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây mất kinh nguyệt 3 tháng. Trong đó không thể không kể đến thuốc tránh thai. Đây là một biện pháp hạn chế khả năng sinh sản được dùng khá phổ biến nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt

Bên cạnh thuốc, một số biện pháp tránh thai khác như đặt vòng, tiêm hoặc cấy ghép dụng cụ tránh thai cũng có thể gây mất kinh tạm thời. Những loại thuốc khác như thuốc hóa trị ung thư, thuốc chữa trầm cảm,... cũng có thể là “thủ phạm" khiến phụ nữ bị mất kinh.

4. Đồng hồ sinh học thay đổi

Trường hợp giờ giấc sinh hoạt, ngủ nghỉ của bạn bị đảo lộn liên tục do thời gian làm việc phải theo ca kíp, hoặc thói quen thường xuyên thức khuya, ăn uống không đúng bữa,... cũng là yếu tố khiến bạn bị mất kinh nguyệt 3 tháng.

Ngoài ra đối với những người hay phải di chuyển trong những chuyến công tác xa hoặc đi du lịch nhiều nước khác nhau cũng dễ gặp tình trạng vô kinh tạm thời do sự thay đổi của múi giờ địa lý.

5. Cơ thể sản xuất quá mức prolactin

Có thể bạn chưa biết, prolactin cũng là một loại hormone nữ giới, đặc biệt là cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone này ở những mẹ đang cho con bú. Prolactin có khả năng trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt. Đây là nguyên nhân chính giải thích cho hiện tượng các mẹ sau sinh thường bị mất kinh tạm thời.

Prolactin có khả năng trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt

Còn đối với những phụ nữ đang không cho con bú, nếu tuyến yên của họ có bất thường [tuyến yên là bộ phận sản xuất prolactin], ví dụ như suy tuyến yên, tuyến yên xuất hiện khối u,... thì các bệnh lý trên cũng có khả năng gây ra những rối loạn kinh nguyệt, trong đó có mất kinh

Triệu chứng điển hình khi tuyến yên gặp vấn đề đó là núm vú có dịch tiết ra bất thường giống sữa. Cách điều trị bác sĩ có thể chỉ định là biện pháp hormone thay thế [HRT] giúp điều chỉnh nồng độ prolactin trở về mức bình thường.

6. Vấn đề về tuyến giáp

Tuyến giáp giữ nhiệm vụ sản xuất ra hormone triiodothyronin và thyroxin, tham gia vào việc điều tiết quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu một người mắc bệnh cường giáp hoặc suy giáp thì khả năng chu kỳ kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng là rất lớn.

Bệnh cường giáp [xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức] khiến nồng độ các hormone tuyến giáp tăng cao. Những người bị bệnh này thường gặp hiện tượng chậm kinh, thậm chí là mất kinh nguyệt 3 tháng.

Ngược lại, bệnh suy giáp [là khi tuyến giáp hoạt động kém] không sản sinh đủ hormone phục vụ cho nhu cầu của cơ thể. Phụ nữ khi bị suy giáp hay có dấu hiệu rong kinh, cơ thể mệt mỏi do mất máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt.

7. Mắc hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang xuất hiện ở 10% chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Nếu quan sát trên hình ảnh siêu âm có thể nhận thấy nhiều khối u nang nhỏ lành tính hiện diện tại buồng trứng.

Bệnh gây nên sự mất cân bằng nội tiết tố khiến vẻ bề ngoài và sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cần phải lưu ý là hội chứng buồng trứng đa nang còn khiến nữ giới bị mất kinh nguyệt 3 tháng, có khi là 5 - 6 tháng mới có kinh và lượng huyết mỗi lần ra rất ít.

8. Phụ nữ tiền mãn kinh

Thời kỳ tiền mãn kinh báo hiệu sự kết thúc hoàn toàn chức năng sinh sản ở phụ nữ, thường xuất hiện khi phụ nữ bước vào độ tuổi 45 - 55. Trong giai đoạn này, theo quy luật tự nhiên thì buồng trứng cũng lão hóa đi, hoạt động kém hiệu quả, kéo theo sự sụt giảm mạnh mẽ của hormone estrogen.

Khi estrogen trong cơ thể thiếu hụt nhiều so với trước đây sẽ gây nên những biến đổi đáng kể về sức khỏe, sắc đẹp và chức năng sinh lý ở phái nữ.

Tiền mãn kinh có thể ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ trong vài tháng, thậm chí là vài năm tùy vào cơ địa của mỗi người. Đây là hiện tượng hết sức bình thường và phần lớn là không cần nhờ tới biện pháp điều trị nào. Nhưng có những trường hợp rối loạn kinh nguyệt do tiền mãn kinh gây ra ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, thì họ có thể cải thiện bằng liệu pháp hormone thay thế theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tiền mãn kinh có thể khiến phụ nữ bị mất kinh trong vài tháng, thậm chí là vài năm

Như vậy việc mất kinh nguyệt 3 tháng có khả năng là xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Phần lớn là do những lý do tự phát [lối sống, chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt, tâm lý,...] và do mất cân bằng nội tiết tố.

Để biết rõ hơn về tình trạng này và có phương án điều trị phù hợp, tốt hơn hết bạn hãy tìm đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân khiến bản thân bị mất kinh nguyệt 3 tháng là gì. Tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn là liên hệ đáng tin cậy để bạn đặt lịch tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa!

Trễ kinh có thể là dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp trễ kinh không do có thai mà có thể là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác. Cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra trễ kinh để khắc phục có kinh nguyệt trở lại bình thường.

1. Những nguyên nhân gây trễ kinh mà không có thai

Trễ kinh mà không có thai có thể do những nguyên nhân sau:

1.1. Cân nặng thay đổi đột ngột

Sự tăng hoặc giảm cân nhanh chóng khiến cơ thể không kịp thích ứng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là do sự thay đổi đột ngột của tỷ lệ chất béo khiến nội tiết tố mất cân bằng, tùy vào mức độ rối loạn này mà kỳ kinh của bạn đến muộn hay ngưng hoàn toàn.

Trễ kinh mà không có thai khiến nhiều chị em lo lắng

Cân nặng luôn là vấn đề nhạy cảm của nhiều người phụ nữ, không ít người tìm đến chế độ ăn kiêng hạn chế calo để giảm cân. Việc thiếu hụt calo này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của não bộ - nơi kết nối với hệ thống nội tiết để sản xuất hormone sinh sản. Nếu không khắc phục, tình trạng này lâu dài sẽ làm giảm khả năng sinh sản của nữ giới.

1.2. Tinh thần căng thẳng

Não bộ con người được chia thành nhiều khu vực nhỏ có nhiệm vụ khác nhau, trong đó vùng dưới đồi là nơi tiếp nhận và thực hiện các phản ứng căng thẳng. Nghĩa là khi tinh thần căng thẳng, não sẽ gửi tín hiệu tới hệ thống nội tiết để tăng giải phóng hormone cùng phản ứng “chống trả” hoặc “bỏ chạy”.

Tinh thần lo lắng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Những hormone này sẽ ngăn chức năng cơ thể không cần thiết, tập trung năng lượng và tinh thần cho chức năng sinh tồn để thoát khỏi mối đe dọa sắp xảy ra. Vì thế mà chức năng sinh sản cũng bị ảnh hưởng, điều này lý giải tại sao trạng thái tinh thần căng thẳng thường gây chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.

1.3. Chế độ ăn uống, luyện tập thiếu lành mạnh

Những thói quen thiếu lành mạnh sau ảnh hưởng trực tiếp đến nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ:

  • Tiêu thụ quá nhiều thức uống chứa cồn hoặc caffeine.

  • Tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu chất.

  • Chế độ tập luyện khắt khe, làm việc quá sức.

1.4. Cho con bú

Sau khi sinh con một thời gian, người phụ nữ sẽ có kinh nguyệt trở lại bình thường. Tuy nhiên việc cho con bú hàng ngày có thể ảnh hưởng nhất định đến điều hòa nội tiết tố và duy trì kinh nguyệt ổn định. Đặc biệt là trong những tháng đầu, em bé cần bú đêm nhiều khiến mẹ thường xuyên thức giấc, ngủ không đều có thể là nguyên nhân cản trở chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện.

Thời gian cho con bú có thể chu kỳ kinh nguyệt ở mẹ không xuất hiện đều đặn

1.5. Tác dụng phụ của các biện pháp tránh thai và thuốc

Các phương pháp tránh thai hiện nay thường sử dụng ở người phụ nữ như: đặt vòng, uống thuốc tránh thai,… cũng gây ảnh hưởng nhất định đến nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, các loại thuốc điều trị khác cũng có thể dẫn đến trễ kinh như: thuốc chống dị ứng, thuốc điều trị huyết áp,…

1.7. Do bệnh lý

Hội chứng buồng trứng đa nang là bệnh rất thường gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh sản khi hormone sinh dục nữ thiếu hụt trong khi hormone sinh dục nam tăng cao. Ngoài ra, các vấn đề sức khỏe về tuyến giáp cũng thường ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, một số có ít kinh, một số nhiều, không theo chu kỳ hoặc có thể tắt kinh hoàn toàn.

Thông thường, độ tuổi mãn kinh ở người phụ nữ vào khoảng 50 tuổi, song một số người bắt đầu sớm từ 40 tuổi. Trong giai đoạn bước sang tuổi mãn kinh này, chu kỳ kinh nguyệt thường không đều, có thể ngắn, dài khác nhau.

Độ tuổi mãn kinh của phụ nữ thường là 50 tuổi

2. Cần làm gì khi trễ kinh mà không có thai?

Nếu bạn đã dùng que thử thai trước đó nhưng kết quả âm tính, hãy chờ một vài ngày và kiểm tra lại lần nữa. Khi tình trạng trễ kinh hoàn toàn không do mang thai, hãy đi khám sản phụ khoa sớm để được tư vấn, xét nghiệm chẩn đoán tìm nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.

Tùy từng nguyên nhân mà có thể bệnh nhân phải điều trị tại bệnh viện, uống thuốc hoặc đơn giản là thực hiện một lối sống lành mạnh hơn. Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn rất quan trọng với sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng của người phụ nữ. Vì thế hãy lưu ý những điều sau:

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng với lượng vừa đủ, sao cho lượng calo tiêu thụ hàng ngày phù hợp với lượng calo mất đi.

  • Hạn chế thực phẩm có hại như: thức uống có cồn, thức uống chứa caffeine, thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo hay thực phẩm ngọt chứa nhiều đường.

  • Nên tập thể dục thường xuyên, điều độ, không nên tăng giảm tần suất một cách đột ngột.

  • Giữ cân nặng ổn định là chìa khóa giúp phụ nữ duy trì vẻ đẹp hình thể cũng như sức khỏe từ bên trong.

  • Ngủ đủ giấc từ 7 - 8 tiếng, tạo thói quen ngủ trước 11 giờ đêm, không thay đổi lịch sinh hoạt đột ngột khiến hoạt động sinh lý của cơ thể không ổn định.

  • Thư giãn tinh thần, hạn chế lo âu, căng thẳng quá mức.

Nên sớm thăm khám để tìm nguyên nhân, khắc phục tình trạng trễ kinh

Hiện tượng trễ kinh mà không có thai thường không quá nguy hiểm, nếu khám và điều trị khắc phục được nguyên nhân, kinh nguyệt sẽ sớm trở lại. Để chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, chị em phụ nữ cần lưu ý chăm sóc bản thân với những lưu ý trên. Nếu thấy trễ kinh từ 4 - 6 tuần, nên chủ động thăm khám điều trị sớm, tránh để kéo dài dẫn đến vô kinh.

Biết được những nguyên nhân dẫn đến trễ kinh mà không có thai giúp chị em phụ nữ hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe bản thân cũng như để xử lý đúng cách. Duy trì kinh nguyệt đều đặn là điều cần thiết để cơ thể khỏe mạnh và sẵn sàng mang thai bất cứ lúc nào bạn muốn.

Video liên quan

Chủ Đề